Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Danh từ | Động từ | Tính từ | Quan hệ từ | |
Ý nghĩa và chức năng | là những từ chỉ người, hiện tượng, sự vật, sự việc, khái niệm,... | là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. | là những từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, của hoạt động, trạng thái, … | là những từ dùng để nối từ với từ, câu với câu, đoạn văn với đoạn văn, nhằm thể hiện các mối quan hệ giữa các từ ngữ, giữa các câu, các đoạn với nhau. |
Ví dụ | VD:vở, mây, cô giáo,... | VD: đi, đứng,... | VD: đẹp, xấu, hay,... | VD: và,với,như,... |
1. Một số đại từ thường sử dụng: tôi, ta, tớ, tao, mày,...
2. Mình hơi yêu phần này, next nha >.<
3. Sâu: DT: Có một con sâu róm trên cành cây.
TT: Cái hố đó rất sâu.
Cuốc: ĐT: Ông tôi đang cuốc đất.
DT: Trong bụi rậm, chú chim cuốc kêu da diết,
Năm : TT: Theo mình thì ko có ^.^
ST: Hôm nay là thứ năm.
Khoan: DT: Đó là cái giếng khoan.
Đt: Bác ấy khoan mấy lỗ trên tường.
4.
- của: quan hệ từ sở hữu
- như: quan hệ từ để ví, so sánh.
- vì...nên: cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân - kết quả
Danh từ được sử dụng với nhiều chức năng khác nhau:
- Làm chủ ngữ cho câu
Ví dụ: Hoa hồng rất đẹp. (Trong câu này "hoa hồng" là danh từ đứng đầu câu làm chủ ngữ)
- Làm tân ngữ cho ngoại động từ.
Ví dụ: Thằng bé ăn kem.dùng nội động từ không trọn nghĩa (tức là nó đứng một mình không được) Ví dụ: Anh ta là bác sĩ. (Trong câu này "bác sĩ" là một danh từ làm bổ chủ nói rõ thân phận của "anh ta") danh từ chỉ sự vật,
CHÚC BẠN HỌC TỐT ^-^
* Ý nghĩa và chức năng của Danh từ :
- Danh từ là những từ chỉ sự vật và những khái niệm được ngôn ngữ phản ánh sự vật .
- Danh từ không trực tiếp làm vị ngữ , khi làm vị ngữ trước danh từ phải có từ '' là ''
+) Khi danh từ tập hợp xung quanh nó một số thành tố phụ tạo thành ngữ danh từ có thể làm vị ngữ .
+) Danh từ đảm nhiệm chức năng chủ ngữ .
* Ví dụ minh họa
- Con người là loài sinh vật duy nhất biết nói
Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ giữa các bộ phận của câu hay giữa câu trong đoạn văn nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Ví dụ: Và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về...
Quan hệ từ bao gồm giới từ (chỉ quan hệ chính phụ), liên từ (chỉ quan hệ đẳng lập).
Cặp quan hệ từ[sửa | sửa mã nguồn]
Cặp quan hệ là những quan hệ từ dùng để nối các vế câu trong một câu với nhau, ví dụ:
Tuy Lan học giỏi nhưng bạn ấy không hề kiêu căng. (cặp quan hệ từ tuy... nhưng)
Nếu trời mưa thì Kiên sẽ nghỉ học (cặp quan hệ từ nếu... thì)
Có bốn loại cặp quan hệ từ thường gặp là:
Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả: Vì... nên, do... nên, nhờ... mà,...
Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả, điều kiện - kết quả: Nếu... thì, hễ... thì,...
Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản là: Tuy... nhưng, mặc dù... nhưng...
Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tăng tiến là: Không những... mà còn, không chỉ... mà còn
Cặp từ hô ứng[sửa | sửa mã nguồn]
Cặp từ hô ứng là những cặp phó từ, chỉ từ, hay đại từ thường đi đôi với nhau, và hay dùng để nối vế trong các câu ghép.
Ví dụ: Vừa...đã...; đâu... đấy...; sao... vậy.
Nối vế trong câu ghép: Trời vừa hửng sáng, Lan đã chuẩn bị đi học.
Quan hệ từ : chức năng : ở giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
Ý nghĩa : dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như so sánh, sở hữu, nhân quả,...
VD: càng ... càng, nhưng, nếu ... thì ,...
hc tốt
TL:
Ví dụ về quan hệ từ
– Chiếc xe đạp đó của chú tôi.
=> Biểu thị quan hệ sở hữu.
– Vì xe hỏng nên tôi không thể đi chơi.
=> mối quan hệ nguyên nhân – kết quả.
– Nếu trời nắng tôi sẽ đi chơi bóng chuyền vào chiều mai.
=> mối quan hệ điều kiện – kết quả.
– Hoa xinh đẹp như tiên giáng trần.
=> Biểu thị quan hệ so sánh giữa người và tiên.
Ví dụ về từ ghép
– Điện thoại Iphone mà anh vừa mới mua.
=> Bỏ quan hệ từ nghĩa vẫn không thay đổi (không bắt buộc dùng quan hệ từ).
– Em gái tôi giỏi về Văn.
=> Bỏ quan hệ từ nghĩa vẫn không thay đổi (không bắt buộc dùng quan hệ từ).
– Chiếc xe đạp đó của chú tôi.
=> Bắt buộc dùng quan hệ từ bởi nghĩa của câu không rõ ràng.
– Hôm nay, tôi làm việc ở nhà
=> Bắt buộc dùng quan hệ từ bởi nếu bỏ quan hệ từ nghĩa của câu sẽ bị thay đổi (“làm việc ở nhà” bị đổi nghĩa sang “làm việc nhà”).
HT
@Kawasumi Rin
Danh từ: chức năng: làm Chủ Ngữ, Vị Ngữ cho câu , làm tân ngữ cho ngoại động từ.
Y nghĩa : dùng để chỉ người, sự vật, hiện tượng, khái niệm, .....
VD: bàn , ghế, bảng, cặp, bài kiểm tra, ...
Động từ : chức năng : thường được làm vị ngữ trong câu.
Y nghĩa: dùng để biểu thị trạng thái, hành động, ...
VD: chạy, nhảy, chơi, xem phim ,...
Tính từ: chức năng : có thể dùng chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu.
Y nghĩa : dùng để chỉ đặc điểm, tính chất.
Vd : đẹp, xấu , giỏi, to, ...
Quan hệ từ : chức năng : ở giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
Y nghĩa : dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như so sánh, sở hữu, nhân quả,...
VD: càng ... càng, nhưng, nếu ... thì ,...
- danh từ : là những từ chỉ sự vật, hiện tương, khái niệm, ...
VD : cây , chó, mèo, thầy giáo, mưa, định luật....
- Động từ : là những từ chỉ trạng thái, hoạt động của con người, sự vật, hiện tượng
VD : chạy, nhảy, bay, hót,...
- Tính từ : là những từ chỉ màu sắc, tính chất, đặc điểm của con người, sự vật, hiện tương :
VD : lớn, đẹp , xanh lè, nhỏ...
-Quan hệ từ là những từ hoặc cặp từ bổ sung sắc thái quan hệ cho câu (định nghỉa này khó diễn tả lắm, xem các ví dụ dưới đây nhé:)
Có nhiều loại quan hệ từ :
+ Quan hệ từ sở hữu : của
+ Quan hệ từ chỉ nguyên nhân - kết quả : vì - nên ; bởi - nên.....
+ Quan hệ từ tăng tiến : càng...càng ( trời mưa càng to, sấm sét càng lớn)
+ Quan hệ từ tương phản : tuy - nhưng, mặc dù - nhưng....(tuy nó ốm nhưng nó vẫn siêng học)
+ Quan hệ từ so sánh : như, là...(nó đẹp như tiên)
+ Quan hệ từ mục đích : để, nhằm...(nhằm cải thiện đời sống, nhân dân đã tăng cường sản xuất)
+ Quan hệ từ giả thiết- kết quả (còn gọi là điều kiện- kết quả) : giá - thì ; nếu- thì...