Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
-Ý nghĩa cấu tạo và vị trí, khả năng cử động, của các loại khớp của cơ thể.
- Sự phát triển của xương khác nhau ở các lứa tuổi
- Vận dụng kiến thức hệ vận động vào thức tế để bảo vệ, vệ sinh hệ vận động đúng cách theo lứa tuổi.
- Ý nghĩa, đặc điểm tiến hóa bộ xương người so với thú
Để bảo vệ hệ vận động, cần:
+ Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý
+ Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên
+ Lao động vừa sức
- Để tránh cong vẹo cột sống, khi học tập và lao động cần:
+ Lao động, mang vác vừa sức, khi mang vác phải đều 2 bên vai
+ Học tập: Ngồi ngăy ngắn, không nghiêng vẹo, gò lưng
- Cột sống có 4 chỗ cong tạo dáng đứng thẳng,lồng ngực phát triển sang hai bên
- Hộp sọ phát triển,tỉ lệ sọ/mặt nhỏ hơn lớp thú,đại não phát triển đồng nghĩa với hộp sọ phát triển,lồi cằm giúp cho vận động ngôn ngữ
- Xương chi dài,bàn tay phân hóa 5 ngón có thể cầm nắm các dụng cụ lao động
- Xơng bàn chân có xương gót nhô nâng đỡ cơ thể và giúp cơ thể đứng thẳng
Giấc ngủ là kết quả của một quá trình ức chế tự nhiên để bảo vệ và phục hồi khả năng hoạt động của hệ thần kinh.
Muốn có giấc ngủ tốt cần phải :
- Tạo một phản xạ (một động hình) chuẩn bị cho giấc ngủ.
- Tránh những yếu tố làm ảnh hưởng tới giấc ngủ (ăn no quá, dùng chất kích thích : cà phê, chè, thuốc lá ...) trước khi ngủ.
- Giữ cho tâm hồn được thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu.
- Có một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí.
*Những đặc điểm cấu tạo trong bộ xương người thể hiện sự tiến hóa hơn so với bộ xương thú:
- Hộp sọ phát triển.
- Cột sống cong ở 4 chỗ, tạo thành hình chữ S giúp con người có thể đứng thẳng và vận động linh hoạt.
- Lồng ngực rộng.
- Xương chậu mở và xương đùi lớn phục vụ việc đứng thẳng, giữ thăng bằng và di chuyển.
- Bàn chân hình vòm giúp con người có thể đứng vững trên 2 chân.
- Gót chân lớn, phát triển về phía sau.
*Trong vệ sinh đối với hệ thần kinh cần chú ý để tránh suy giảm hệ thần kinh như:
- Không làm việc quá sức.
- Đảm bảo giấc ngủ để hồi sức, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi khoa học.
- Tránh các kích thích quá mạnh về âm thanh và ánh sáng.
- Giữ gìn vệ sinh tai, mắt...
- Tránh sử dụng những chất gây hại đối với hệ thần kinh như :
+ Chất kích thích : rượu, chè, cà phê ...
+ Chất gây nghiện : heroin, cây cần sa ...
(Tham khảo)
+ Có một chế độ dinh dưỡng hợp lí
+ Tắm nắng để cơ thể chuyển hoá tiền vitamin D thành vitamin D (vitamin D giúp chuyển hoá được canxi để tạo xương).
+ Chú ý rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên và lao động vừa sức.
Những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ ở người:
- Cơ mông, cơ đùi, cơ bắp chân phát triển: Phù hợp với đặc điểm đứng thằng bằng 2 chân.
- Cơ vận động cánh tay, cẳng tay, bàn tay, đặc biệt cơ vận động ngón cái phát triển: Cơ tay phân hóa thành nhiều nhóm nhỏ giúp cho con người có thể lao động bằng tay một cách linh hoạt.
- Cơ vận động lưỡi phát triển: Giúp cho người có tiếng nói mà không loài động vật nào có được.
- Cơ mặt phân hoá giúp người biểu hiện tình cảm.
Tham khảo
- Cột sống có 4 chỗ cong tạo dáng đứng thẳng,lồng ngực phát triển sang hai bên
- Hộp sọ phát triển, tỉ lệ sọ/ mặt nhỏ hơn lớp thú,đại não phát triển đồng nghĩa với hộp sọ phát triển, lồi cằm giúp cho vận động ngôn ngữ
- Xương chi dài, bàn tay phân hóa 5 ngón có thể cầm nắm các dụng cụ lao động
- Xơng bàn chân có xương gót nhô nâng đỡ cơ thể và giúp cơ thể đứng thẳng
1. bởi vì mỗi lứa tuổi khác nhau, xương lại có cấu tạo về thành phần khác nhau. ở người già, lượng cốt giao trong xương giảm trong khi muối canxi lại nhiều, nên xương giòn, dễ gẫy , khó lành hơn. còn ở lứa tuổi thanh thiếu niên, lượng cốt giao nhiều, nên xương đàn hồi, dẻo dai, chắc khỏe hơn.
1. Cơ thể người được cấu tạo bởi những hệ cơ quan nào? Chức năng của các hệ cơ quan đó?
Hệ cơ quan | Các cơ quan trong từng hệ cơ quan | Chức năng của hệ cơ quan |
Hệ vận động | Cơ và xương | Nâng đỡ, vận động cơ thể |
Hệ tiêu hoá | Miệng, ống tiêu hoá, tuyến tiêu hoá | Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng và hấp thụ, thải phân |
Hệ tuần hoàn | Tim, hệ mạch | Vận chuyển oxi, chất dinh dưỡng và chất thải, cacbonic |
Hệ hô hấp | Đường dẫn khí và hai lá phổi | Trao đổi khí |
Hệ bài tiết | Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái | Lọc máu tạo nước tiểu và thải ra ngoài |
Hệ thần kinh | Não, tuỷ sống, dây thần kinh, hạch thần kinh | Tiếp nhận kích thích, điều khiển và điều hoà hoạt động cơ thể |
2.Thành phần cấu tạo và chức năng của tế bào?
3. Khái niệm về phản xạ, cung phản xạ?
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
- Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da...) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến,...).
4.Khớp xương là gì? Phân loại và nêu ví dụ cho mỗi loại khớp xương?
- Khớp xương là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương.
- Có 3 loại khớp là: khớp bất động, khớp bán đông và khớp động.
- Khớp động: là phần tiếp giáp giữa 2 xương là sụn và bao hoạt dịch (chứa dịch khớp) khớp động có thể cử động dẻ dàng. VD: Các khớp ở tay, chân,...
- Khớp bất động: là phần tiếp giáp giữa 2 xương đã hoá xương. Không cử động được. VD: khớp ở hộp sọ,...
- Khớp bán động: là phần tiếp giáp giữa 2 xương là màng, dây chằng và đĩa dệm. Khớp này có thể cử động ở mức hạn chế. VD: khớp các đốt sống,...
5.Thành phần hóa học của xương, vai trò của mỗi thành phần? - Xương gồm hai thành phần chính là cốt giao và muối khoáng. - Vai trò: + Chất khoáng: Làm cho xương bền chắc. + Cốt giao: Đảm bảo tính mềm dẻo cho xương. 6. Nêu tính chất của cơ, giải thích sự co cơ, ý nghĩa của sự co cơ. - Tính chất:- Tính chất cơ bản của cơ là co và giãn.
- Cơ co khi có sự kích thích từ môi trường ngoài.
7. Các biện pháp vệ sinh hệ vận động.
Các biện pháp vệ sinh hệ vận động:
- Lao động vừa sức và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để bảo vệ và tạo điều kiện cho cơ, xương phát triển.
- Khi mang vác hay học tập cần chú ý chống cong vẹo cột sống.
8.Thành phần cấu tạo và chức năng của máu.
- Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%). Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
- Huyết tương duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch ; vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải.
- Hồng cầu vận chuyển 02 và C02.
9. Miễn dịch là gì? Các hình thức miễn dịch? Vai trò của bạch cầu trong sự miễn dịch của cơ thể.
- Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó.
- Các hình thức miễn dịch: miễn dịch tự nhiên (miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch tập nhiễm) và miễn dịch nhân tạo.
- Vai trò: Chúng giúp cho cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu.