Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tư tưởng:
+ Phê phán các phe cánh trong triều đình phong kiến vì lối sống xa hoa hay tham vọng quyền lực gây nên cảnh loạn lạc, lôi kéo dân chúng vào vòng bạo lực can qua.
+ Phê phán những người nghệ sĩ chỉ vì muốn thi thố tài năng nghệ thuật, thực hiện mộng lớn của bản thân mà đối lập với nhân dân, bị nhân dân xem là kẻ thù.
+ Bày tỏ niềm thông cảm, ái ngại với bi kịch của người nghệ sĩ và niềm tiếc nuối mộng lớn không thành của những người nghệ sĩ kì tài như Vũ Như Tô.
- Thông điệp:
+ Niềm băn khoăn về phẩm chất của người nghệ sĩ.
+ Niềm băn khoăn về mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân và nghệ sĩ, giữa cái đẹp xa xỉ, cao sang và cái có ích, thiết thực,…
- Tư tưởng và thông điệp này vẫn còn có ý nghĩa đối với đời sống đương đại.
Suy nghĩ về mối quan hệ giữa phẩm chất cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc:
- Phẩm chất cá nhân và việc nhận thức, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc luôn có mối quan hệ mật thiết, bền chặt, tương hỗ lẫn nhau:
+ Phẩm chất cá nhân thể hiện màu sắc độc lập của mỗi người. Trong xã hội hiện đại, công cuộc hội nhập và giao thoa văn hóa càng được mở rộng, bản sắc văn hóa có nguy cơ bị mai một, quên lãng. Vì vậy, chúng ta rất cần những cá nhân hiểu và trân trọng tinh thần văn hóa dân tộc. Chúng ta cần trân trọng văn hóa truyền thống, yêu thích tinh hoa bản sắc đất nước thì việc nhận thức, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc sẽ được phát huy tốt hơn.
Tham khảo!
Qua truyện Một người Hà Nội, ta có thể thấy phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là khi thế giới bước vào giai đoạn toàn cầu hóa, con người tiếp xúc với nhiều nền văn hóa và văn minh khác nhau, ít nhiều cũng có sự thay đổi về mặt tinh thần văn hóa. Tuy nhiên nếu phẩm chất và tính cách cá nhân của ta trân trọng những nét đẹp truyền thống hơn, yêu thích tinh hoa văn hóa đất nước hơn thì việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc sẽ được phát huy tốt hơn. Là một công dân tốt, ngoài việc học hỏi những cái đẹp, cái tốt của nền văn hóa thế giới để phát triển đất nước thì song song, chúng ta cũng phải giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta để nó không bị mai một theo thời gian.
Tham khảo!
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển bền vững đất nước. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm, khơi dậy niềm tự hào trong giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của các dân tộc là vấn đề luôn được các cấp, các ngành từ Trung ương tới địa phương quan tâm, chú trọng thực hiện.
Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc đều có những nét đặc sắc trong văn hóa, tạo nên sự đang dạng, khác biệt và độc đáo... Nhằm tôn vinh giá trị và nâng cao nhận thức về bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam, năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1668/QĐ-TTg (ngày 17/11/2008), lấy ngày 19/4 hàng năm là Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Đây chính là dịp để các cấp, các ngành cùng dịp nhìn nhận lại vai trò của văn hóa đối với sự phát triển, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc. Đồng thời, tăng cường các hoạt động giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm, niềm tự hào đối với truyền thống văn hoá của mỗi dân tộc. Tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc vì một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đây cũng là cơ hội để cộng đồng các dân tộc giao lưu, trao đổi, hòa hợp cùng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, qua đó, góp phần củng cố, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Bài thơ đã giúp em thấy được sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người. Giữa vũ trụ vô cùng vô tận ta càng thấy được sự nhỏ nhoi của kiếp người với nỗi sầu, nỗi cô đơn vì nhớ quê hương da diết.
- Qua văn bản trên, tác giả muốn thể hiện thông điệp và tư tưởng về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, giữa lí tưởng và thực tế, giữa cá nhân và lịch sử. Tác giả muốn khuyên người đọc cần quan sát thật kỹ để có những sáng tác nghệ thuật phù hợp về mọi mặt. Đừng nên quá u mê, mê muội mà quên mất giá trị thực tế của cuộc sống. Không thể vì theo đuổi những nghệ thuật vĩ đại, cao siêu mà quên đi dẫm đạp lên lợi ích của người khác.