Đề 6: Bài văn : Miêu tả phiên chợ quê. <...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề 6: Bài văn : Miêu tả phiên chợ quê.

 Em hãy đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới

 a- Điền dấu chấm, dấu phẩy vào vị trí thích hợp.

b- Gạch chân dưới các trạng ngữ trong bài.

c- Gạch chân dưới các cụm từ miêu tả trong bài văn.

           Có lẽ ai cũng mang trong tim mình hình bóng của quê hương  nơi chôn rau cắt rốn của mình Nói về quê hương tôi  tôi vô cùng tự hào bởi quê tôi là vùng quê thật yên bình  êm đềm với dòng sông quê hiền hoà thơ mộng  với cánh đồng lúa bát ngát mênh mông với gốc đa cổ thụ tỏa bóng mát mỗi chiều về Và thích hơn cả là những phiên chợ quê rất đông vui và nhộn nhịp Cuối tuần vừa rồi tôi được theo mẹ đi chợ phiên quê tôi

           Chợ quê tôi chỉ họp vào các ngày mồng 2, mồng 5, mồng 8, ngày 15 và 18 trong tháng tính theo Âm lịch Nhà tôi cách chợ gần hai cây số nên hai mẹ con phải đi khá sớm Tôi háo hức từ tối hôm trước, sáng hôm sau dậy thật sớm, chuẩn bị quần áo và vui sướng khi được mẹ cho ngồi sau xe  để tới chợ Mới sáng tinh mơ khi những giọt sương còn đọng trên cành lá  trời còn mờ mờ nhưng các cô các bác đã gọi nhau í ới để đi chợ  Càng gần đến chợ, xe cộ mỗi lúc thêm đông đúc, nhộn nhịp Tiếng chuông xe đạp leng keng của mấy ông  mấy bà đi xe đạp tập thể dục buổi sáng tiện rẽ vào chợ mua đồ; tiếng còi xe máy xin đường réo vang, tiếng ồn ào của người mua kẻ bán càng lúc càng rõ hơn khi tôi với mẹ gần tới chợ.  Chẳng mấy chốc  mà quang cảnh chợ đã hiện ra trước mắt tôi dưới ánh nắng ban mai vàng ngọt của buổi sáng.Chợ  nằm ngay cạnh dòng sông hiền hòa, nhìn xa xa  có những vườn cây trái trĩu quả đang hứa hẹn mùa bội thu của các bác nông dân.

         Tôi và mẹ đi tới chợ thì trời cũng vừa hửng sáng Phía đông, mặt trời còn ngái ngủ sau lớp mây hồng phơn phớt  Vậy mà  chợ đã khá đông rồi Có lẽ ai cũng muốn nhanh chân lựa những món hàng còn mới Từng tốp từng tốp người xe kéo quang gánh kĩu kịt, tíu tít đổ về chợ Tiếng trò chuyện râm ran khiến cả khu chợ ồn ào, náo nhiệt khác với ngày thường  Biển tên chợ với dòng chữ "Chợ Chanh" được ghi rõ và sơn màu đỏ theo đường viền của chữ nổi bật Tên gọi của chợ là gọi theo tên làng nơi chợ đóng  Chợ có từ rất lâu đời, từ thời ông bà tôi đã tấp nập người họp. Hai bên cổng là gian nhà nhỏ giữ xe của khách hàng đến họp chợ Tiếp đến bước vào trong chợ là vô vàn những hàng hóa được bày bán Thu hút ánh nhìn của tôi đầu tiên là gian hàng hoa với muôn vàn các loài hoa đang đua nhau khoe sắc nào  hoa ly, hoa huệ, hoa cúc, hoa hồng,... với hương thơm ngào ngạt  đủ các sắc rực rỡ cả một góc chợ Cạnh mấy cô bán hoa là mấy hàng bán hoa quả  Hoa quả được bày biện đẹp mắt trong các khay nhựa hoặc thùng xốp, nào táo, lê, nhãn, thanh long, xoài,…Hàng nào cũng tươi ngon, đẹp mắt gọi mời người mua hàng.

(À DẠ GIÚP TỚ BÀI NÀY VỚI Ạ, T CẦN GẤP CƠN C)

0
BT1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này: - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn...
Đọc tiếp

BT1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

  “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:

 - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.

  Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”.

                                                    (Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 2. Trước khi tắt thở, Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn điều gì? Qua đó, em nhận thấy Dế Choắt có phẩm chất đáng quý nào?

Câu 3. Bài học đầu tiên mà Dế Mèn rút ra cho bản thân mình là bài học nào?

Câu 4. Từ trải nghiệm và bài học của Dế Mèn, nếu em cũng mắc phải lỗi lầm, bản thân em cần có thái độ ra sao trước lỗi lầm mình?

Câu 5. Viết một đoạn văn 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.

0
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:Quê hương là một tiếng veLời ru của mẹ trưa hè à ơiDòng sông con nước đầy vơiQuê hương là một góc trời tuổi thơQuê hương ngày ấy như mơTôi là cậu bé dại khờ đáng yêuQuê hương là tiếng sáo diềuLà cánh cò trắng chiều chiều chân đêQuê hương là phiên chợ quêChợ trưa mong mẹ mang về bánh đaQuê hương là một tiếng gàBình minh gáy sáng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Quê hương là một tiếng ve

Lời ru của mẹ trưa hè à ơi

Dòng sông con nước đầy vơi

Quê hương là một góc trời tuổi thơ

Quê hương ngày ấy như mơ

Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu

Quê hương là tiếng sáo diều

Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê

Quê hương là phiên chợ quê

Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa

Quê hương là một tiếng gà

Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng

Quê hương là cánh đồng vàng

Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều.

                                                                (Trích Quê Hương, Nguyễn Đình Huân)

  1. Viết một đoạn văn 150 câu 

*Mở đoạn: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và nội dung chính của đoạn thơ.

*Thân đoạn: - Cảm xúc ban đầu khi đọc đoạn thơ: Là đoạn thơ hay với nhiều hình ảnh gần gũi, để lại tình cảm yêu mến trong lòng bạn đọc bởi sự mộc mạc, trong sáng…

- Trình bày cảm xúc về nội dung đoạn thơ:

+ Những hình ảnh thân thuộc, bình dị dòng sông, cánh diều, cánh cò trắng, chân đê, phiên chợ quê, cánh đồng vàng… gợi lên bức tranh làng quê thanh bình, êm đềm với ăm ắp những kỷ niệm thời thơ ấu...

+ Quê hương còn có những âm thanh quen thuộc vang vọng mãi trong ký ức tuổi thơ tiếng ve gọi hè, tiếng ru của mẹ, tiếng sáo diều, tiếng gà gáy sáng…Nổi bật và thân thương nhất là lời mẹ ru con mỗi buổi trưa hè chứa chan tình mẫu tử.

- Trình bày cảm xúc về nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ: thể thơ lục bát, nhịp chẵn tạo sự cân đối, vần điệu nhịp nhàng,  sử dụng nhiều từ láy; biện pháp tu từ: điệp ngữ, so sánh…

0

C1:văn bản bài học đường đời đầu tiên.Của Tô Hoài

C2:Tả dế mèn

9 tháng 12 2021

Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống. Một trong những truyền thống quý giá đó là lòng yêu nước. Tình yêu dành cho quê hương, đất nước - thứ tình cảm mà bất cứ con người nào cũng cần phải có. Nhờ có tình yêu đó, dân tộc ta đã vượt qua những khó khăn. Trong quá khứ là các cuộc kháng chiến để bảo vệ lãnh thổ của đất nước. Nhiều người con đã ngã xuống vì tinh thần: “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Đến với thời điểm hiện tại, tình yêu quê hương, đất nước lại được thể hiện ở phương diện khác. Mỗi người khi tiếp thu văn minh hiện đại của nước ngoài dựa trên nguyên tắc “hòa nhập chứ không hòa tan”. Nhiều thanh niên tài năng với những phát minh khoa học được thế giới công nhận lại nguyện trở về Việt Nam xây dựng sự nghiệp. Nhiều sinh viên vừa mới tốt nghiệp, tình nguyện trở về quê hương để xây dựng cho quê hương mình. Bên cạnh đó, không ít người sẵn sàng chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức… Đó là những hành động đáng phê phán và tránh xa. Chúng ta - những con người Việt Nam hãy luôn dặn lòng phải giữ cho mình một tình yêu dành cho quê hương, đất nước.

“Dẻo thơm hạt gạo quê hươngCó cả “năm nắng mười sương” người trồngTừng bông rồi lại từng bôngTrĩu cong như dáng lưng còng mẹ taCho con ngày tháng nở hoaTừng trong gian khổ bước ra với đờiDù đi cuối đất cùng trờiVẫn mang hương lúa, tình người quê ta.”                                                                          (Hương lúa...
Đọc tiếp

“Dẻo thơm hạt gạo quê hương
Có cả “năm nắng mười sương” người trồng
Từng bông rồi lại từng bông
Trĩu cong như dáng lưng còng mẹ ta
Cho con ngày tháng nở hoa
Từng trong gian khổ bước ra với đời
Dù đi cuối đất cùng trời
Vẫn mang hương lúa, tình người quê ta.”

                                                                          (Hương lúa quê ta – Trần Đức Đủ)

 

Câu 1

a.  Đoạn thơ trên được sáng tác theo thể thơ nào?

b.  Em hãy chỉ ra cách gieo vần của bốn dòng thơ đầu?

Câu 2

a. Tìm và chỉ ra biện pháp nghệ thuật trong câu thơ in đậm.

b. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đặc sắc mà tác giả sử dụng trong câu thơ in đậm

Câu 3 . Qua đoạn thơ trên, em có nhận xét gì về công việc, phẩm chất những người nông dân Việt Nam?

Câu 4. Cho 3 từ “cảm thông, thấu hiểu, suy nghĩ ”. Hãy lựa chọn một từ có nghĩa phù hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu văn sau:

“Bài thơ này nhắc nhở chúng ta phải biết sống có tình người, luôn sống cho trọn ân nghĩa, biết ..., trân trọng, yêu quý người lao động vất vả làm ra những thứ ý nghĩa cho xã hội. Được thành quả phải luôn biết nhớ ơn người làm ra nó. Đừng sống như những kẻ vô ơn, không biết nhớ biết quý trọng họ.”

Câu 5 (3 điểm). Em hãy viết lại một đoạn văn ngắn (từ 150 đến 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về một đoạn thơ lục bát mà em yêu thích. (Bài ca dao không nằm trong chương trình sách giáo khoa)

0
IV. VÍ DỤ MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢOBT1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  “Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng,...
Đọc tiếp

IV. VÍ DỤ MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO

BT1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

  “Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:

- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?

     Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.

    Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. […]

   Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp:

- Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?”

                                                    (SGK Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 1- trang 52)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là gì?

Câu 3. Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người như thế nào?

Câu 4. Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử với nhau như thế nào?

Câu 5. Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần những gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 câu).

0
I. Đọc – hiểu văn bảnĐọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Chim họa mi hót   Chiều nào cũng vậy, con chim họa ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.   Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều...
Đọc tiếp

I. Đọc – hiểu văn bản

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Chim họa mi hót

   Chiều nào cũng vậy, con chim họa ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.

   Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.

   Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.

   Rồi hôm sau khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.

                                                                                                                   Theo Ngọc Giao

Câu 1: Đoạn trích trên kể về nhân vật nào?

Câu 2: Tìm những từ ngữ được sử dụng để thay thế khi gọi “chim hoạ mi” trong đoạn trích trên?

Câu 3: Em hãy tìm hai từ đồng nghĩa với từ “êm đềm”?

Câu 4: Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu văn sau: “Rồi hôm sau khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm.”

Câu 5: Dấu phẩy trong câu: “Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.” có tác dụng gì?

Câu 6: Em hãy tìm một câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 7: Đặt một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Tuy...nhưng…”.

II. Tập làm văn

Hãy kể về một kỉ niệm của em đối với người bạn em yêu quý nhất. (Em có thể vẽ bức tranh về người bạn thân của em hoặc một bức tranh về kỉ niệm giữa hai người).

0
7 tháng 8 2021

Gạch chân dưới chỉ từ xuất hiện trong câu ca dao sau:

Đấy vàng, đây cũng đồng đen 

Đấy hoa thiên lí, đây sen Tây Hồ.

* Lm bừa ạ :) * 

7 tháng 8 2021

Chỉ từ trong câu là: đấy vàng, đây cũng, đấy hoa, đây sen