Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
cuộc sống của chúng ta đều có thể như cái bình nứt, nhưng khi chúng ta biết vận dụng vào nó thì có thể chiếc bình nứt đó sẽ là động lực hỗ trợ cho chúng ta
Có ai đó từng cho rằng: một trong những nguồn gốc quan trọng cùa thơ ca chính là đời sống lao động của nhân dân. Điều đó hẳn đúng với bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Bài thơ thực sự cẩt lên từ nhịp sông lao động hăng say, khoáng đạt của những người dân vùng chài. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp và mối giao hòa giữa con người và thiên nhiên trên cái nền lộng lẫy, tráng lệ của vũ trụ biển cả. Đoạn thơ sau trong bài thơ tiêu biểu cho điều đó:
"Thuyền ta lái gió với buồm trăng
…
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào."
Bài thơ được sáng tác trong chuyến đi công tác của Huy Cận tại vùng mỏ Hòn Gai, Quảng Ninh năm 1958 và được bắt nguồn từ cảm hứng ngợi ca công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của miền Bắc tự do độc lập. Với ý nghĩa đó, bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" là khúc tráng ca, ca ngợi con người lao động với tinh thần làm chủ và niềm vui, niềm tin trước cuộc sống mới trong những năm đầu xây dựng đất nước.
Ba khổ thơ trên nằm giữa bài thơ. Mở đầu bài thơ là hình ảnh hoàng hôn trên biển và những con thuyền đánh cá ra khơi. Người dân chài đến với biển lớn bằng một tinh thần lao động hăng say và tâm hồn khỏe khoắn “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Và biển cả bao la giàu có phóng khoáng dang tay đón họ:
“Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!
Những khổ thơ trên nối tiếp mạch cảm xúc đó.
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Thuyền có lái, có buồm nhưng lái bằng gió, buồm là buồm trăng. Đoàn thuyền lướt đi trong đêm không phải bằng sức mạnh của con người mà bằng sức mạnh của câu hát hoà cùng sức mạnh của gió, cộng hưởng sức mạnh của trăng. Bởi thế mà thuyền như lướt đi, như bay lên. Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé qua cảm hứng vũ trụ đã trở nên kỳ vĩ, khổng lồ, sánh ngang tầm với vũ trụ. Và trên con thuyền ấy, người như dần hiện lên trong tư thế làm chủ:
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
Đã qua rồi thời con người còn nhỏ bé, đơn độc trước sức mạnh bí ẩn của biển cả. Mang trong mình khí thế của người làm chủ, biển thu hẹp lại để con người "ra đậu dặm xa", "dàn đan thế trận" và "dò bụng biển" để con người tìm tòi, khám phá. Họ đàng hoàng ra những nơi xa để bắt thiên nhiên phục vụ. Họ những dân chài mang theo cả sức trẻ, sức khoẻ, mang theo cả sự tìm tòi, khám phá để tung phá thế giới bí hiểm của thiên nhiên. Việc đánh bắt ấy như một trận chiến mà mỗi người lao động như một chiến sĩ.
Hát khi ra khơi, hát cho cuộc hành trình và những người lao động còn hát để ca ngợi sự giàu đẹp của biển cả:
Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Các loài cá được kể tên: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song đã nói lên sự phong phú, giàu có của biển. Không chi giàu mà biển còn rất đẹp. Cá song lấp lánh đuốc đen hồng. Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé. Dưới ánh trăng, cá song quẫy mặt nước. Thân cá có khoang màu hồng lấp lánh như ánh sáng chuyển động dưới ngọn đuốc. Hình ảnh ấy cũng từng gợi hứng cho nhà thơ Chế Lan Viên viết nên câu thơ kì tài: “Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về”. Có thể nói, với hình ảnh cá song, hai nhà thơ không chỉ gặp nhau ở sức liên tưởng mà còn “cùng chí hướng” ở cảm hứng sáng tác: nghệ thuật bắt nguồn từ hiện thực, từ đời sống lao động của quần chúng nhân dân.
Đoạn thơ mang nhiều sắc ánh sáng: ánh sáng đen hồng, lấp lánh cùa cá song, ánh sáng vàng choé của trăng vỡ trên mặt nước. Những gam sắc ánh sáng hoà cùng bóng tối của màn đêm tạo ra bức tranh sơn mài lóng lánh sắc màu. Trong niềm xúc động, nhà thơ như thấy đâu đây hình ảnh những nàng tiên cá thần kì và do đó, Huy Cận đã viết một câu thơ thật thi vị, hữu tình: “Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”. Hình ảnh ấy càng được tôn lên bội phần bởi một liên tưởng tài tình:
Đêm thở sao lùa nước Hạ Long
Hình ảnh nhân hoá thật độc đáo. Đêm vẫn thư giãn và thủy triều lên xuống tạo ra hơi thở của đêm. Những đốm sao bạt ngàn in trên mặt nước, trôi dạt trên đầu những ngọn sóng triều đập vào bãi cát được ví như: "lùa nước Hạ Long". Sao với nước cũng xuất hiện và tồn tại trong nhịp thỏ của đêm. Nối những miền không gian lại với nhau, thiên nhiên như bức tranh sơn mài tráng lệ và kỳ ảo.
Tiếng hát theo những người dân chài trong suốt cả cuộc hành trình và giờ đây tiếng hát cất lên là để gọi cá vào lưới:
Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Người dân gọi cá bằng tiếng hát và trăng tạo ra nhịp gõ. Động tác lao động bình thường: gõ nhịp vào mạn thuyền để dồn cá, qua lăng kính cảm xức bỗng trở nên đẹp đẽ lạ thường. Trăng lên cao dần từng lúc, trăng tan vào nước biển, vỗ vào mạn thuyền làm nhịp hay con thuyền đang lướt dập dềnh bồng bềnh giữa biển khơi như chạm vỡ ánh trăng tạo thành nhịp. Công việc đánh bắt cá từ nặng nhọc bỗng trở nên thi vị lãng mạn. Từ sự giàu đẹp của biển là những suy ngẫm về lòng biển bao dung:
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào
Nhà thơ Huy Cận đã thật tài tình khi so sánh lòng biển với "lòng mẹ". Biển cả dữ dội và bao la và lòng biển thẳm sâu không còn là điều kì bí, đáng sợ. Với nhà thơ, lòng biển mênh mông, rộng rãi đầy cá như tấm lòng mẹ bao dung, độ lượng. Chính lòng biển là lòng mẹ đã "nuôi lớn đời ta tự buổi nào". Câu thơ là khúc tâm tình thiết tha với biển thân yêu, là lời cảm ơn biển, biển vừa bao la mà lại trĩu nặng yêu thương.
Bài thơ là sự kết hợp của hai nguồn cảm hứng: cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui, sự hào hứng trong thời kỳ miền Bắc bước vào xây dựng cuộc sống mới và cảm hứng vũ trụ là nét nổi bật trong hồn thơ Huy Cận. Sự gặp gỡ, giao hoà của hai nguồn cảm hứng đó đã tạo nên những hình ảnh rộng lớn, tráng lệ, lung linh như những bức tranh sơn mài của đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung.
Ngợi ca vẻ đẹp hùng tráng và thơ mộng của biển khơi, ngợi ca cuộc sống tưng bừng niềm vui xây dựng, bài thơ thực sự là tiếng hát cất lên từ hồn thơ Huy Cận để dâng tặng cuộc đời. Mang trong mình cả phong vị cổ điển nhưng lại rất hiện đại ở những liên tưởng bất ngờ, cảm hứng vũ trụ hoà cùng dòng cảm hứng lãng mạn, bài thơ mở ra một viễn cảnh thật huy hoàng và tràn đầy niềm tin vào một tương lai nhất định nở hoa.
Trích: loigiaihay.coCó ai đó từng cho rằng: một trong những nguồn gốc quan trọng của thơ ca chính là đời sống lao động của nhân dân. Điều đó hẳn đúng với bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Bài thơ thực sự cẩt lên từ nhịp sông lao động hăng say, khoáng đạt của những người dân vùng chài. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp và mối giao hòa giữa con người và thiên nhiên trên cái nền lộng lẫy, tráng lệ của vũ trụ biển cả. Đoạn thơ sau trong bài thơ tiêu biểu cho điều đó:
"Thuyền ta lái gió với buồm trăng
…
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào."
Bài thơ được sáng tác trong chuyến đi công tác của Huy Cận tại vùng mỏ Hòn Gai, Quảng Ninh năm 1958 và được bắt nguồn từ cảm hứng ngợi ca công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của miền Bắc tự do độc lập. Với ý nghĩa đó, bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" là khúc tráng ca, ca ngợi con người lao động với tinh thần làm chủ và niềm vui, niềm tin trước cuộc sống mới trong những năm đầu xây dựng đất nước.
Ba khổ thơ trên nằm giữa bài thơ. Mở đầu bài thơ là hình ảnh hoàng hôn trên biển và những con thuyền đánh cá ra khơi. Người dân chài đến với biển lớn bằng một tinh thần lao động hăng say và tâm hồn khỏe khoắn “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Và biển cả bao la giàu có phóng khoáng dang tay đón họ:
“Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!
Những khổ thơ trên nối tiếp mạch cảm xúc đó.
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Thuyền có lái, có buồm nhưng lái bằng gió, buồm là buồm trăng. Đoàn thuyền lướt đi trong đêm không phải bằng sức mạnh của con người mà bằng sức mạnh của câu hát hoà cùng sức mạnh của gió, cộng hưởng sức mạnh của trăng. Bởi thế mà thuyền như lướt đi, như bay lên. Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé qua cảm hứng vũ trụ đã trở nên kỳ vĩ, khổng lồ, sánh ngang tầm với vũ trụ. Và trên con thuyền ấy, người như dần hiện lên trong tư thế làm chủ:
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
Đã qua rồi thời con người còn nhỏ bé, đơn độc trước sức mạnh bí ẩn của biển cả. Mang trong mình khí thế của người làm chủ, biển thu hẹp lại để con người "ra đậu dặm xa", "dàn đan thế trận" và "dò bụng biển" để con người tìm tòi, khám phá. Họ đàng hoàng ra những nơi xa để bắt thiên nhiên phục vụ. Họ những dân chài mang theo cả sức trẻ, sức khoẻ, mang theo cả sự tìm tòi, khám phá để tung phá thế giới bí hiểm của thiên nhiên. Việc đánh bắt ấy như một trận chiến mà mỗi người lao động như một chiến sĩ.
Hát khi ra khơi, hát cho cuộc hành trình và những người lao động còn hát để ca ngợi sự giàu đẹp của biển cả:
Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Các loài cá được kể tên: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song đã nói lên sự phong phú, giàu có của biển. Không chi giàu mà biển còn rất đẹp. Cá song lấp lánh đuốc đen hồng. Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé Dưới ánh trăng, cá song quẫy mặt nước. Thân cá có khoang màu hồng lấp lánh như ánh sáng chuyển động dưới ngọn đuốc. Hình ảnh ấy cũng từng gợi hứng cho nhà thơ Chế Lan Viên viết nên câu thơ kì tài: “Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về”. Có thể nói, với hình ảnh cá song, hai nhà thơ không chỉ gặp nhau ở sức liên tưởng mà còn “cùng chí hướng” ở cảm hứng sáng tác: nghệ thuật bắt nguồn từ hiện thực, từ đời sống lao động của quần chúng nhân dân.
Đoạn thơ mang nhiều sắc ánh sáng: ánh sáng đen hồng, lấp lánh cùa cá song, ánh sáng vàng choé của trăng vỡ trên mặt nước. Những gam sắc ánh sáng hoà cùng bóng tối của màn đêm tạo ra bức tranh sơn mài lóng lánh sắc màu. Trong niềm xúc động, nhà thơ như thấy đâu đây hình ảnh những nàng tiên cá thần kì và do đó, Huy Cận đã viết một câu thơ thật thi vị, hữu tình: “Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”. Hình ảnh ấy càng được tôn lên bội phần bởi một liên tưởng tài tình:
Đêm thở sao lùa nước Hạ Long
Hình ảnh nhân hoá thật độc đáo. Đêm vẫn thư giãn và thủy triều lên xuống tạo ra hơi thở của đêm. Những đốm sao bạt ngàn in trên mặt nước, trôi dạt trên đầu những ngọn sóng triều đập vào bãi cát được ví như: "lùa nước Hạ Long". Sao với nước cũng xuất hiện và tồn tại trong nhịp thở của đêm. Nối những miền không gian lại với nhau, thiên nhiên như bức tranh sơn mài tráng lệ và kỳ ảo.
Tiếng hát theo những người dân chài trong suốt cả cuộc hành trình và giờ đây tiếng hát cất lên là để gọi cá vào lưới:
Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Người dân gọi cá bằng tiếng hát và trăng tạo ra nhịp gõ. Động tác lao động bình thường: gõ nhịp vào mạn thuyền để dồn cá, qua lăng kính cám xức bỗng trở nên đẹp đẽ lạ thường. Trăng lên cao dần từng lúc, trăng tan vào nước biển, vỗ vào mạn thuyền làm nhịp hay con thuyền đang lướt dập dềnh bồng bềnh giữa biển khơi như chạm vỡ ánh trăng tạo thành nhịp. Công việc đánh bắt cá từ nặng nhọc bỗng trở nên thi vị lãng mạn. Từ sự giàu đẹp của biển là những suy ngẫm về lòng biển bao dung:
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào
Nhà thơ Huy Cận đã thật tài tình khi so sánh lòng biển với "lòng mẹ". Biển cả dữ dội và bao la và lòng biển thẳm sâu không còn là điều kì bí, đáng sợ. Với nhà thơ, lòng biển mênh mông, rộng rãi đầy cá như tấm lòng mẹ bao dung, độ lượng. Chính lòng biển là lòng mẹ đã "nuôi lớn đời ta tự buổi nào". Câu thơ là khúc tâm tình thiết tha với biển thân yêu, là lời cảm ơn biển, biển vừa bao la mà lại trĩu nặng yêu thương.
Bài thơ là sự kết hợp của hai nguồn cảm hứng: cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui, sự hào hứng trong thời kỳ miền Bắc bước vào xây dựng cuộc sống mới và cảm hứng vũ trụ là nét nổi bật trong hồn thơ Huy Cận. Sự gặp gỡ, giao hoà của hai nguồn cảm hứng đó đã tạo nên những hình ảnh rộng lớn, tráng lệ, lung linh như những bức tranh sơn mài của đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung.
Ngợi ca vẻ đẹp hùng tráng và thơ mộng của biển khơi, ngợi ca cuộc sống tưng bừng niềm vui xây dựng, bài thơ thực sự là tiếng hát cất lên từ hồn thơ Huy Cận để dâng tặng cuộc đời. Mang trong mình cả phong vị cổ điển nhưng lại rất hiện đại ở những liên tưởng bất ngờ, cảm hứng vũ trụ hoà cùng dòng cảm hứng lãng mạn, bài thơ mở ra một viễn cảnh thật huy hoàng và tràn đầy niềm tin vào một tương lai nhất định nở hoa
Gợi ý.
I. Mở bài. Giới thiệu tác giả tác phẩm và nhận định.
II. Thân bài.
1. Giải thích
- Thế giới nội tâm nhân vật là việc tác giả dùng điểm nhìn toàn tri, người viết có thể nhìn thấu tâm can và hiểu được tâm trạng của nhân vật. Đây là điểm mới, sáng tạo của Nguyễn Du trong sáng tác văn học bởi đặc trưng trong cách kể của văn học trung đại vẫn là lối kể biên niên - theo trình tự thời gian, điểm nhìn của người ngoài cuộc.
- Tài năng của người nghệ sĩ ngôn từ là am hiểu và miêu tả thành công thế giới nội tâm nhân vật: đây là nhận định hoàn toàn đúng. Bởi thông qua thế giới nội tâm, tính cách và phẩm chất nhân vật được bộc lộ. Mà nhân vật chính là phương diện để nhà văn thể hiện tư tưởng và tài năng của mình.
- Trong tác phẩm Truyện Kiều, tài năng của Nguyễn Du là tả cảnh ngụ tình, nhà thơ có những đoạn viết tuyệt khéo về bức tranh thiên nhiên, bên cạnh đó còn đi sâu vào khám phá và bộc lộ thế giới nội tâm của nhân vật. Đặc biệt, qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích ta phần nào sáng tỏ được điều ấy.
2. Chứng minh
a. Đoạn trích đã thể hiện được tâm trạng của Kiều nhớ Kim Trọng, nhớ cha mẹ.
(Phân tích đoạn: Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân... Có khi gốc tử cũng vừa người ôm".
=> Tác giả đã tỏ ra rất am hiểu tâm trạng của nhân vật khi mà để Kiều nhớ tới người yêu trước rồi mới nhớ tới cha mẹ. Bởi Kiều bán mình, đã hi sinh chữ tình để làm trọn chữ hiếu. Bởi vậy khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều vẫn canh cánh trong lòng vì đã phụ tình chàng Kim, là người bội ước lời thề nguyền trăm năm.
b. Đoạn trích đã thể hiện được nội tâm của Kiều khi nàng lo và buồn đau cho cuộc đời của chính mình
(Phân tích 8 câu cuối)
=> Điệp từ "buồn trông" cùng các hình ảnh ước lệ đã cho thấy thế giới nội tâm đầy ngổn ngang, chồng chất những tâm sự của Kiều. Kiều buồn vì thân phận nhỏ bé, xa quê hương, mẹ cha. Kiều đau vì thân phận nhỏ bé bèo bọt hoa trôi. Kiều tủi vì thân phận nhỏ bé, héo úa. Kiều hãi hùng trước sóng gió cuộc đời đang bủa vây lấy "chiếc ghế" định mệnh, cuộc đời mình.
III. KB. Nhận định trên là hoàn toàn đúng. Chỉ qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, thông qua bút pháp tả cảnh ngụ tình, vận dụng hàng loạt các hình ảnh ước lệ, điển tích điển cố, ta đã thấy được tài năng và tấm lòng của người cầm bút. Thực sự Nguyễn Du là người có con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời khi mà có thể thấu hiểu và bộc lộ được thế giới nội tâm nhân vật đến chân thực và sâu sắc đến như vậy.
T. loại
|
Tên văn bản
|
T/gian
|
T/giả
|
Những nét chính về ND và NT
|
Truyện kí |
1. Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng |
Đầu TK XV |
Hồ Nguyên Trừng |
Ca ngợi phẩm chất cao quý của vị lương y họ Phạm. Tài chữa bệnh và lòng yêu thương con người, không sợ quyền uy. |
2. Chuyện người con gái Nam Xương (Trích"Truyền kì mạn lục") |
TK XVI |
Nguyễn Dữ |
Ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ và cảm thông với số phận oan nghiệt của họ. NT thắt nút, mở nút, kịch tính cao, yếu tố hoang đường kì ảo |
|
Thơ
|
1. Sông núi nước Nam |
1077 |
Lí Thường Kiệt |
Lòng tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù với giọng văn hào hùng. |
2. Phò giá về kinh |
1285 |
Trần Quang Khải |
Ca ngợi chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và bài học về thái bình.
|
|
3. Bánh trôi nước |
TK XVIII |
Hồ Xuân Hương |
Trân trọng vẻ đẹp trong trắng của người phụ nữ và ngậm ngùi cho thân phận mình. Sử dụng có hiệu quả h/ảnh so sánh, NT ẩn dụ. |
|
4. Qua Đèo Ngang |
TK XIX |
Bà Huyện Thanh Quan |
Vẻ đẹp cổ điển của bức tranh về đèo Ngang và tâm sự yêu nước qua lời thơ trang trọng, hoàn chỉnh của thể Đường luật. |
|
8. Bạn đến chơi nhà. |
TK XIX |
Nguyễn Khuyến |
Tình bạn bè chân thật, sâu sắc, hóm hỉnh và một h/ảnh thơ giản dị, linh hoạt. |
|
Truyện thơ
|
1.Truyện Kiều (Trích) - Chị em TK - Kiều ở lầu Ngưng Bích |
Đầu TK XI X |
Nguyễn Du |
- Ca ngợi vẻ đẹp và tài năng của hai chị em Thuý Kiều với NT ước lệ tượng trưng. - Tâm trạng và nỗi nhớ của T.Kiều với NT tả cảnh ngụ tình |
2. Lục Vân Tiên (Trích) -LVT …KNN |
Giữa TK XIX |
Nguyễn Đình Chiểu |
- Vẻ đẹp sức mạnh nhân nghĩa của người anh hùng L.V.T qua ngôn ngữ giản dị, gần lời nói đời thường |
|
Nghị luận
|
1. Chiếu dời đô |
1010 |
Lí Công Uẩn |
Lí do dời đô và nguyện vọng giữ nước muôn đời bền vững và phồn thịnh với cách lập luận chặt chẽ. |
2. Hịch tướng sĩ |
Trước 1258 |
Trần Quốc Tuấn |
Trách nhiệm đối với đất nước và lời kêu gọi thống thiết đối với tướng sĩ. Lập luận chặt chẽ, luận cứ xác đáng, giàu sức thuyết phục. |
|
3. Nước Đại Việt ta |
Năm 1428 |
Nguyễn Trãi |
Tự hào dân tộc, niềm tin chiến thắng, luận cứ rõ ràng, hấp dẫn. |
|
4. Bàn luận về phép học |
Năm 1791 |
Ng. Thiếp |
Học để có tri thức, để phục vụ đất nước chứ không phải cầu danh. Lập luận chặt chẽ, giầu sức thuyết phục. |
T. loại
|
Tên văn bản
|
T/gian
|
T/giả
|
Những nét chính về ND và NT
|
Truyện kí |
1. Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng |
Đầu TK XV |
Hồ Nguyên Trừng |
Ca ngợi phẩm chất cao quý của vị lương y họ Phạm. Tài chữa bệnh và lòng yêu thương con người, không sợ quyền uy. |
2. Chuyện người con gái Nam Xương (Trích"Truyền kì mạn lục") |
TK XVI |
Nguyễn Dữ |
Ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ và cảm thông với số phận oan nghiệt của họ. NT thắt nút, mở nút, kịch tính cao, yếu tố hoang đường kì ảo |
|
Thơ
|
1. Sông núi nước Nam |
1077 |
Lí Thường Kiệt |
Lòng tự hào dân tộc, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù với giọng văn hào hùng. |
2. Phò giá về kinh |
1285 |
Trần Quang Khải |
Ca ngợi chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và bài học về thái bình.
|
|
3. Bánh trôi nước |
TK XVIII |
Hồ Xuân Hương |
Trân trọng vẻ đẹp trong trắng của người phụ nữ và ngậm ngùi cho thân phận mình. Sử dụng có hiệu quả h/ảnh so sánh, NT ẩn dụ. |
|
4. Qua Đèo Ngang |
TK XIX |
Bà Huyện Thanh Quan |
Vẻ đẹp cổ điển của bức tranh về đèo Ngang và tâm sự yêu nước qua lời thơ trang trọng, hoàn chỉnh của thể Đường luật. |
|
8. Bạn đến chơi nhà. |
TK XIX |
Nguyễn Khuyến |
Tình bạn bè chân thật, sâu sắc, hóm hỉnh và một h/ảnh thơ giản dị, linh hoạt. |
|
Truyện thơ
|
1.Truyện Kiều (Trích) - Chị em TK - Kiều ở lầu Ngưng Bích |
Đầu TK XI X |
Nguyễn Du |
- Ca ngợi vẻ đẹp và tài năng của hai chị em Thuý Kiều với NT ước lệ tượng trưng. - Tâm trạng và nỗi nhớ của T.Kiều với NT tả cảnh ngụ tình |
2. Lục Vân Tiên (Trích) -LVT …KNN |
Giữa TK XIX |
Nguyễn Đình Chiểu |
- Vẻ đẹp sức mạnh nhân nghĩa của người anh hùng L.V.T qua ngôn ngữ giản dị, gần lời nói đời thường |
|
Nghị luận
|
1. Chiếu dời đô |
1010 |
Lí Công Uẩn |
Lí do dời đô và nguyện vọng giữ nước muôn đời bền vững và phồn thịnh với cách lập luận chặt chẽ. |
2. Hịch tướng sĩ |
Trước 1258 |
Trần Quốc Tuấn |
Trách nhiệm đối với đất nước và lời kêu gọi thống thiết đối với tướng sĩ. Lập luận chặt chẽ, luận cứ xác đáng, giàu sức thuyết phục. |
|
3. Nước Đại Việt ta |
Năm 1428 |
Nguyễn Trãi |
Tự hào dân tộc, niềm tin chiến thắng, luận cứ rõ ràng, hấp dẫn. |
|
4. Bàn luận về phép học |
Năm 1791 |
Ng. Thiếp |
Học để có tri thức, để phục vụ đất nước chứ không phải cầu danh. Lập luận chặt chẽ, giầu sức thuyết phục. |