Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ là vẻ đ...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 6 2021

Nhà văn Nga Leonit Leonop từng khẳng định: “Tác phẩm nghệ thuật đích thực bao giờ cũng là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung”. Sự thống nhất hài hòa giữa nội dung và hình thức là yếu tố quyết định nên giá trị bất hủ của tác phẩm, là kết quả chứa đựng tài năng, tâm huyết và sức sáng tạo miệt mài của người nghệ sĩ. Không chỉ đem lại giá trị độc đáo trong văn chương, mối quan hệ giữa nội dung và hình thức cũng góp phần tạo nên vẻ đẹp cho thơ ca. Có ý kiến cho rằng: “Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ là vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật, nhưng hình thức nghệ thuật ấy chỉ đẹp khi được nhà thơ sáng tạo ra để chuyển tải một nội dung tư tưởng sâu sắc”.

“Ngôn ngữ thơ” là những câu từ, con chữ được người nghệ sĩ mã hóa, trau chuốt, chắt lọc từ đời sống, là phương tiện bật lên toàn bộ sức sống cho bài thơ. “Hình thức nghệ thuật” bao gồm các hình ảnh thơ, từ ngữ, cú pháp,…làm vỏ bọc bên ngoài cho tác phẩm thêm phần sinh động, sâu sắc; được biểu hiện qua nội dung tư tưởng. Nội dung và hình thức gắn bó với nhau như máu cùng huyết quản. “Nội dung tư tưởng” chính là những quan điểm, tình cảm, cảm hứng của nhà thơ về con người và về cuộc đời. Nhận định trên khẳng định vai trò của nội dung và hình thức đối với văn chương nói chung và với tác phẩm thơ ca nói riêng. Một tác phẩm thơ l Tác phẩm văn học là một hệ thống chỉnh thể được biểu hiện qua mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Nội dung là những mảnh ghép vụn vỡ lấy chất liệu từ hiện thực đời sống và được khai thác bằng nghệ thuật, bộc lộ tư tưởng, quan điểm mà người viết muốn gửi gắm. Hình thức được xay dựng nên bằng hệ thống phương tiện bên ngoài cũng như nội dung bên trong tác phẩm. Nội dung bao giờ cũng quyết định hình thức còn hình thức là sự thể hiện của nội dung. Sự thống nhất cao độ giữa nội dung và hình thức thể hiện ở mọi phương diện khác nhau: ngữ âm, cú pháp, thể loại, nhạc điệu,.. để tạo nên tác phẩm thơ giá trị, chân chính. Nội dung giá trị khi hướng người đọc đến tinh thần Chân-Thiện-Mĩ, còn hình thức đẹp phải có sự kết hợp giữa kết cấu, cú pháp câu thơ. Nội dung nào-hình thức ấy. Một hình thức đẹp đẽ sẽ phát huy tối đa chức năng bộc lộ sâu sắc nội dung nó biểu hiện, nguọc lại, tác phẩm có nội dung mới mẻ, ý nghĩa mới lôi cuốn được độc giả khám phá hình thức ngôn từ. Nội dung và hình tthức luôn gắn liền, bổ sung cho nhau, không tách rời. Bielinxki có câu: “Nội dung và hình thức gắn bó với nhau như tâm hồn và thể xác”. Để tạo nên sự gắn bó giữa hai yếu tố nội dung-hình thức, yêu cầu người nghệ sĩ phải trải qua quá trình tìm tòi, sáng tạo, có cá tính và phong cách riêng. Có thể nói, quá trình lao động nghệ thuật là quá trình công phu, ghi nhận toàn bộ quá trình đóng góp của người nghệ sĩ trên con đường hoạt động nghệ thuật của mình. Sự sáng tạo trong văn chương không có phép bất cứ người nghệ sĩ nào dẫm lên lối mòn của người khác đặc biệt là con đường mình đã tạo ra. Chỉ có như thế, họ mới sáng tạo ra những vần thơ bất hủ, giá trị, những đứa con tinh thần đặc sắc có sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức, bởi “Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ là vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật” biểu hiện ” một nội dung tư tưởng sâu sắc”.

13 tháng 6 2021

k cho mình nhé

24 tháng 2 2020

1. Giải thích ý kiến

- Bức thông điệp: ý nghĩa gửi gắm.

- Tác phẩm văn học là sản phẩm sáng tạo tinh thần của người nghệ sĩ, cất lên từ tâm hồn, tình cảm của nghệ sĩ, gửi gắm tâm sự của tác giả nên tác phẩm văn học nghệ thuật là một phương tiện để người đọc thấu hiểu những điều tác giả gửi gắm.

- Thế giới tâm hồn tình cảm của con người phong phú, qua tác phẩm văn học, trái tim đến với trái tim, những điệu hồn gặp tâm hồn đồng điệu.

2. Chứng minh qua Nhớ rừng

Tác phẩm mượn lời của con hổ ở vườn bách thú để gửi gắm những ý nghĩa sâu sắc:

- Tâm sự yêu nước thầm kín của một lớp trí thức trẻ ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX.

- Khát vọng vượt ra ngoài sự kìm kẹp tầm thường, giả dối.

18 tháng 5 2021

Bài làm

          Có ý kiến cho rằng “Mỗi tác phẩm văn học là một bức thông điệp của người nghệ sỹ gửi đến cho bạn đọc”. Đúng vậy, ý kiến đó đã được chứng minh rất rõ ràng qua thông điệp của bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ.

Tác phẩm văn học là sự sáng tạo, là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ mang tên nhà văn, nó mang tâm tư, tình cảm  được cất lên từ tâm hồn người nghệ sĩ, là lời tâm sự đc gửi gắm qua lời văn đến với độc giả. Ta cũng có thể lý giải nó như một công trình nghệ thuật ngôn từ hay một phương tiện giúp người đọc hiểu những điều sâu trong suy nghĩ nhà văn. Nó làm phong phú thêm tâm hồn con người, làm trái tim đến đc trái tim, tâm tư đc bộc lộ, làm đa dạng hơn những cảm xúc con người. Nói cách khác nhà văn là người sáng tạo nên tác phẩm văn học.

 Thông điệp của bài thơ “ Nhớ rừng” cũng được thể hiện rất rõ qua từng áng thơ mà Thế Lữ viết: đó là sự phảng kháng trong tiềm thức của người chiến sĩ trong những ngày bị giam cầm trong nhà tù, sự khao khát tự do, khinh thường lối sống tầm thường giả dối của chốn lao tù, đó là hiện thực đời sống lúc bấy giờ.Vì vậy ý kiến mỗi tác phẩm văn học là một bức thông điệp của người nghệ sỹ gửi đến cho bạn đọc là hoàn toàn đúng đắn, thể hiện sự am hiểu sâu sắc về văn học nước nhà.

Trong nền văn học Việt Nam, có thể thấy phong trào Thơ mới là một trong những phong trào tạo ra sức sống mãnh liệt nhất đối với những người làm thơ văn của thời kì đó. Và Thế Lữ chính là một trong những cây bút đi đầu của phong trào Thơ mới (1932-1945). Tác phẩm ghi lại dấu ấn của ông là bài thơ “ nhớ rừng” miêu tả hình ảnh, tình cảm cùng những suy nghĩ của con hổ trong vườn bách thú những qua đó, tác giả như khéo leo nói lên nguyện vọng của chính những con người Việt Nam trong hoàn cảnh  lúc bấy giờ.

“Gậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông tháng ngày dần qua”

Hổ vốn được mệnh danh là loài chúa sơn lâm. Vậy mà giờ đây lại phải chịu cảnh bị vây trong lồng sắt và không thể làm được bất cứ điều gì. Điều đó có lẽ là điều bi ai nhất của chúa tể rừng xanh.

“Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ
 Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm

 Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm

 Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
 Với cặp báo chuồng bên vô tự lự”

Ngày ngày, chú hổ phải chịu cảnh bị người người chỉ trỏ, xem xét. Đó vốn không hề là cuộc sống của chú. Thái đọ của con hổ tuy đã bị bắt nhưng vẫn vô cùng oai nghiêm, nó gọi những con người đi trong sở thú chỉ là những kẻ không biết, những kẻ ngạo mạn, ngẩn ngơ. Nhất là khi Hổ phải sống trong cảnh những con vật gần chỗ của nó không hề có những thái đọ gì, hoàn toàn chúng chỉ có sự cam chịu như “con gấu dở hơi”, “ cặp báo vô tư lự”. bởi thế, không còn cách nào khác, Hổ chỉ còn có thể nghĩ về quá khứ hào hùng, vang dội của mình. Nhớ lại những kỉ niệm khi mà bản than mình vẫn còn là chúa sơn lâm không lo sợ, không suy nghĩ, được tự do trong rừng làm chúa tể của cả một vùng.

“Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa
Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn thét núi”

Lúc nãy đây, Hổ như chìm vào những hồi ức của mình với nỗi nhớ rừng nơi chốn cũ cùng những “bóng cả”, ” cây già”, những tiếng thét vang vọng cả ngọn núi. Tất cả đã tạo nên sự dũng mãnh của Hổ- khiến những con vật khác phải hoảng sợ mà nể phục dưới những bước chân của chúa sơn lâm. Thế nhưng, dù có thế nào thì những hồi ức ấy mãi chỉ có thể ở trong trí nhớ. Giờ đây, Hổ đã không còn cơ hội quay trở lại như trước nữa. Chú chỉ có thể than trách cho cuộc sống của mình bởi Hổ đã không còn tự do nữa:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Để cuối cùng, Hổ đã phải thốt lên rằng
Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?”

Câu thơ như hiện lên sự bất lực của con vật. Những đồ nhân tạo mà con người tạo ra cho nó không bao giờ có thể thay thế được những gì của tự nhiên đã tạo ra. Tất cả chỉ là sự kệch cỡm mà thôi. Sau nỗi nhớ một thuở vàng son, một thời oanh liệt, bỗng chúa sơn lâm chợt tỉnh mộng, trở về thực tại với cái cũi sắt, đau đớn và cay đắng vô cùng. Như một trái núi sụp đổ xuống, mãnh hổ cất lời than. Sự kết hợp giữa cảm thán với câu hỏi tu từ làm dội lên một lời thơ, một tiếng than của "hùm thiêng sa cơ'', của một kẻ phi thường thất thế.Chán ghét cuộc sống thực tại, ôm niềm uất hận không nguôi, hổ khát khao một cuộc sống tự do mãnh liệt. Tất cả tâm tư tình cảm của hổ đều thuộc về nơi rừng thẳm ngàn năm âm u. Cũng qua đó, chúa sơn lâm đã gởi một lời nhắn tha thiết của mình về núi rừng. Dẫu là đang bị sa cơ nhưng hổ đã không giấu được niềm tự hào khi nói đến chốn "nước non hùng vĩ". Giang sơn ấy là nơi hổ đã có những ngày tháng tươi đẹp, thoả chí vùng vẫy trong không gian riêng biệt thênh thang. Cho dù bây giờ sẽ chẳng bao giờ được sống lại ở những nơi xưa ấy nhưng hổ vẫn không bao giờ thôi nghĩ về "giấc mộng ngàn to lớn". Vị chúa mất ngôi đã khẩn cầu để được mãi sống trong những ký ức, những hoài niệm của những vẻ đẹp một đi không trở lại:

“Để hồn ta phảng phất được gần ngươi
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”

Nhớ Rừng không thể thoát ra khỏi nỗi buồn, "tâm bệnh của thời đại" bấy giờ. Nhưng bài thơ đặc sắc chính bởi vì tạo nên điểm gặp gỡ giữa sự u uất của người dân mất nước và tâm trạng bất hoà bất lực trước thực tại của thế hệ thanh niên trí thức tiểu tư sản. Qua đó khơi lên niềm khát khao tự do chính đáng.

          Với nghệ thuật đặc sắc, thông điệp của Thế Lữ thật sự đã làm lay động người dân Việt Nam ta, tâm tư của Thế Lữ cũng là tâm tư của nhân dân ta khi đó – khao khát niềm tự do cháy bỏng. Qua đó ta nhận thấy ý nghĩa của vân học chân chính, văn học nước nhà bởi trong mỗi tác phẩm văn học, ta lại nhìn thấy thông điệp đáng quý như trong tác phẩm ‘Nhớ rừng”

A, MB

- giới thiệu tác giả: Nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong nhà thơ tiêu biểu lớp đầu của phong trào thơ mới. Thơ của ông thường đậm chất thương người và nỗi niềm hoài cổ. Bài thơ "Ông đồ" chính là một trong những bài thơ tiêu biểu và thành công nhất của nhà thơ Vũ Đình Liên trong phong trào thơ mới.

- giới thiệu bài thơ: Bài thơ Ông đồ đã thể hiện được nỗi niềm và sự thương cảm của nhà thơ đối với một thế hệ những người bị lãng quên trong sự chuyển giao của xã hội và thời thế. Ông đồ chính là đại diện của vẻ đẹp của Nho giáo, của thú vui chơi chữ một thời nay bị lãng quên trong thời kỳ chuyển giao sang xã hội nửa phong kiến, nửa thực dân. Tình cảm mà nhà thơ truyền tải đã chứ đựng và truyền tải trong từng dòng thơ.

- Có ý kiến cho rằng"Thơ ca bắt rễ từ lòng người nở hoa nơi từ ngữ". Quan điểm này hoàn toàn đúng với bài thơ Ông đồ. Vì bài thơ xuất phát từ sự thương cảm, tiếc nuối, trân trọng của tác giả đối với nền Nho học truyền thống đã qua, cùng với những lớp người xưa cũ như ông đồ. Từ ngữ tài hoa và hình ảnh nghệ thuật tác giả sử dụng đã làm cho bài thơ trở thành tác phẩm văn thơ giá trị.

B, TB

1, Giải thích:

- "Thơ ca bắt rễ từ lòng người" có nghĩa là những tác phẩm văn học thơ ca đều được lấy cảm hứng từ cảm xúc, tâm trạng và tâm hồn của chính con người.

- "Nở hoa từ từ ngữ" có nghĩa là việc sử dụng từ ngữ tài hoa, độc đáo sẽ làm cho bài thơ trở nên xúc động và gây ấn tượng mãi với bạn đọc.

- Ta tưởng tượng những bài thơ cũng giống như một cái cây. Cái cây đó được nảy nở, ươm mầm từ trong chính tâm hồn, đời sống tình cảm của con người, của nhà thơ, nhà văn. Và những ngôn từ tài hoa đã làm cho bài thơ đó nở hoa, đơm hoa kết trái và để lại ấn tượng mãi trong lòng người đọc.

2, Phân tích bài thơ.

a, Phân tích hai khổ thơ đầu

- Hai khổ thơ đầu của bài thơ Ông đồ đã thể hiện được thời kỳ mà ông đồ hay Nho học vẫn còn được ưa chuộng. Câu thơ "Mỗi năm hoa đào nở/Lại thấy ông đồ già" cho thấy một sự thường niên theo năm cứ vào mùa xuân tết đến xuân về là các ông đồ lại xuất hiện bên đường. Ông xuất hiện với "mực tàu, giấy đỏ" là những biểu tượng không thể thiếu một thời của nền Nho học, của thú vui chơi chữ của người dân lúc bấy giờ.

- Vào thời kỳ đó, thú vui chơi chữ chính là nét đẹp văn hóa dân tộc của nhân dân VN. Họ sùng bài chữ Nho như một môn nghệ thuật và mua những nét chữ Nho đó về để treo trong nhà như một sự tinh hoa. Những dòng thơ tiếp theo đã thể hiện được sự ưa chuộng bậc nhất và sự tài hoa của ông đồ. Hình ảnh "Bao nhiêu người thuê viết....bay" đã thể hiện được sư tài hoa vô cùng của những nét chữ ông đồ. Dường như, người đọc hoàn toàn cảm nhận được sự thịnh hành và ưa chuộng của thú chơi chữ ông đồ lúc bấy giờ. 

b, Phân tích khổ 3 và 4

- Thế nhưng, hai khổ thơ tiếp theo đã thể hiện được sự chuyển biến của thời thế mà những người thuộc thế hệ trước như ông đồ dần bị quên lãng đến xót xa. "Nhưng mỗi năm mỗi vắng/Người thuê viết nay đâu?" chính là câu nghi vấn không có câu trả lời của chính ông đồ và tác giả về sự chuyển biến của xã hội. Những hình ảnh thơ "giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu" đã cho thấy một nỗi buồn thấm đượm cả không gian vì sự thay đổi thời thế của xã hội. Thật vậy, khi xã hội và đất nước chuyển sang giai đoạn du nhập văn hóa phương Tây và Nho học thất thế, ông đồ dường như cũng bị lãng quên và gạt ra khỏi lề của cuộc sống.

- Tác giả Vũ Đình Liên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa qua từ "buồn không thắm, đọng trong nghiên sầu". Sự lãng quên và thất thế của ông đồ xưa, của nền văn hóa Nho học xưa như lan tỏa cả không gian. Kết quả là, giấy đỏ vì nỗi buồn ấy mà dường như chẳng còn sắc thắm, mực thì đọng lại. Phải chăng, hình ảnh giấy đỏ và mực là nỗi buồn thương của chính tác giả. Nỗi sầu và buồn của tác giả lan toả khắp không gian và in hằn lên đồ vật, gợi ra thời kỳ chuyển giao của thời đại. Tóm lại, hình ảnh thơ đã thể hiện nỗi buồn sâu sắc và man mác của tác giả, của thời thế về sự chuyển giao của xã hội, ông đồ và những lớp người xưa cũ bị lãng quên. Hình ảnh thơ tiếp theo cũng khiến cho người đọc cảm thấy vô cùng đau lòng và xót xa.

- "Ông đồ vẫn ngồi đấy/Qua đường không ai hay" cho thấy sự tồn tại của ông đồ hoàn toàn đi vào quên lãng đến xót xa. Ông như bất động và bị gạt ra khỏi lề của dòng chảy thời gian và không gian. Hình ảnh "Lá vàng rơi trên giấy/Ngoài giời mưa bui bay" cho thấy nỗi buồn buốt giá thấu tim can bao trùm cả không gian và lòng người. Lá vàng rụng xuống như sự lụi tàn của chính nền Nho học còn những hạt mưa chỉ làm lòng người trở nên đau xót và buồn thương. 

c, Khổ thơ cuối:

- Khổ thơ cuối đã chính thức thể hiện việc ông đồ hoàn toàn bị quên lãng, một nét đẹp văn hóa dân tộc bị mai một và biến mất. Mùa xuân vẫn đến, người ta vẫn đi chơi hội nhưng lại chẳng thấy ông đồ ngày xưa nữa. Hình ảnh "những người muôn năm cũ" chính là hình ảnh ẩn dụ của những lớp người ngày xưa, lớp người từng một thời giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc.

- Câu hỏi tu từ được đặt ở cuối bài thơ dường như không có câu trả lời của tác giả cho thấy sự đau đớn đến tột cùng của nhà thơ "Hồn ở đâu bây giờ?". Hồn ở đây chính là chỉ hồn cốt của dân tộc, của giá tị tinh hoa một thời đã qua.

--> Kết luận:  Tóm lại, bài thơ đã thể hiện được nỗi lòng của nhà thơ Vũ Đình Liên về sự chuyển mình, về sự thay đổi đến xót xa của thời thế, đã đẩy một nét văn hóa dân tộc rơi vào quên lãng. Những tâm sự ấy của tác giả đã thể hiện bằng những vần thơ chan chứa cảm xúc dành cho những người thuộc thế hệ trước bị lãng quên. Các hình ảnh nghệ thuật và ngôn từ tài hoa được sử dụng đã góp phần truyền tải thông điệp của bài thơ.

3, Liên hệ với bài thơ "Khi con tu hú"

- Bài thơ "Khi con tu hú" đã xuất phát từ tình yêu thiên nhiên, khát vọng tự do và tinh thần tuổi trẻ tham gia cách mạng của nhà thơ Tố Hữu. Trong hoàn cảnh ngục tù tăm tối, nhà thơ khao khát được tự do, được tham gia cống hiến cho cách mạng và tận hưởng không gian mùa hè tươi đẹp bên ngoài. Chỉ bằng tiếng chim tu hú, khao khát ấy đã trào dâng và sục sôi đến mãi mãi trong tâm tưởng của người tù cách mạng, làm cho người tù thực sự khát khao được tự do đến tột cùng

- Ngôn từ của bài thơ vô cùng chọn lọc, không chỉ thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp mà còn thể hiện được khát khao tự do mãnh liệt của người cách mạng trẻ Tố Hữu

C, KB

Tóm lại, hai bài thơ Ông đồ và Khi con tu hú đều là những bài thơ xuất sắc của nền thơ ca Việt Nam. Tuy tư tưởng nội dung khác nhau, hoàn cảnh sáng tác và đối tượng sáng tác khác nhau, điểm chung của hai bài thơ đó là xuất phát từ tình cảm của tác giả và sử dụng từ ngữ một cách chọn lọc, tinh tế và tài hoa.

13 tháng 6 2021

Nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong nhà thơ tiêu biểu lớp đầu của phong trào thơ mới. Thơ của ông thường đậm chất thương người và nỗi niềm hoài cổ. Bài thơ "Ông đồ" chính là một trong những bài thơ tiêu biểu và thành công nhất của nhà thơ Vũ Đình Liên trong phong trào thơ mới. Có ý kiến cho rằng "Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ". Và em thấy ý kiến này thật đúng với bài thơ Ông đồ. Bài thơ Ông đồ đã thể hiện được nỗi niềm và sự thương cảm của nhà thơ đối với một thế hệ những người bị lãng quên trong sự chuyển giao của xã hội và thời thế. Ông đồ chính là đại diện của vẻ đẹp của Nho giáo, của thú vui chơi chữ một thời nay bị lãng quên trong thời kỳ chuyển giao sang xã hội nửa phong kiến, nửa thực dân. Tình cảm mà nhà thơ truyền tải đã chứ đựng và truyền tải trong từng dòng thơ.

Hai khổ thơ đầu của bài thơ Ông đồ đã thể hiện được thời kỳ mà ông đồ hay Nho học vẫn còn được ưa chuộng. Câu thơ "Mỗi năm hoa đào nở/Lại thấy ông đồ già" cho thấy một sự thường niên theo năm cứ vào mùa xuân tết đến xuân về là các ông đồ lại xuất hiện bên đường. Ông xuất hiện với "mực tàu, giấy đỏ" là những biểu tượng không thể thiếu một thời của nền Nho học, của thú vui chơi chữ của người dân lúc bấy giờ. Vào thời kỳ đó, thú vui chơi chữ chính là nét đẹp văn hóa dân tộc của nhân dân VN. Họ sùng bài chữ Nho như một môn nghệ thuật và mua những nét chữ Nho đó về để treo trong nhà như một sự tinh hoa. Những dòng thơ tiếp theo đã thể hiện được sự ưa chuộng bậc nhất và sự tài hoa của ông đồ. Hình ảnh "Bao nhiêu người thuê viết....bay" đã thể hiện được sư tài hoa vô cùng của những nét chữ ông đồ. Dường như, người đọc hoàn toàn cảm nhận được sự thịnh hành và ưa chuộng của thú chơi chữ ông đồ lúc bấy giờ. 

Thế nhưng, hai khổ thơ tiếp theo đã thể hiện được sự chuyển biến của thời thế mà những người thuộc thế hệ trước như ông đồ dần bị quên lãng đến xót xa. "Nhưng mỗi năm mỗi vắng/Người thuê viết nay đâu?" chính là câu nghi vấn không có câu trả lời của chính ông đồ và tác giả về sự chuyển biến của xã hội. Những hình ảnh thơ "giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu" đã cho thấy một nỗi buồn thấm đượm cả không gian vì sự thay đổi thời thế của xã hội. Thật vậy, khi xã hội và đất nước chuyển sang giai đoạn du nhập văn hóa phương Tây và Nho học thất thế, ông đồ dường như cũng bị lãng quên và gạt ra khỏi lề của cuộc sống. Tác giả Vũ Đình Liên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa qua từ "buồn không thắm, đọng trong nghiên sầu". Sự lãng quên và thất thế của ông đồ xưa, của nền văn hóa Nho học xưa như lan tỏa cả không gian. Kết quả là, giấy đỏ vì nỗi buồn ấy mà dường như chẳng còn sắc thắm, mực thì đọng lại. Phải chăng, hình ảnh giấy đỏ và mực là nỗi buồn thương của chính tác giả. Nỗi sầu và buồn của tác giả lan toả khắp không gian và in hằn lên đồ vật, gợi ra thời kỳ chuyển giao của thời đại. Tóm lại, hình ảnh thơ đã thể hiện nỗi buồn sâu sắc và man mác của tác giả, của thời thế về sự chuyển giao của xã hội, ông đồ và những lớp người xưa cũ bị lãng quên. Hình ảnh thơ tiếp theo cũng khiến cho người đọc cảm thấy vô cùng đau lòng và xót xa. "Ông đồ vẫn ngồi đấy/Qua đường không ai hay" cho thấy sự tồn tại của ông đồ hoàn toàn đi vào quên lãng đến xót xa. Ông như bất động và bị gạt ra khỏi lề của dòng chảy thời gian và không gian. Hình ảnh "Lá vàng rơi trên giấy/Ngoài giời mưa bui bay" cho thấy nỗi buồn buốt giá thấu tim can bao trùm cả không gian và lòng người. Lá vàng rụng xuống như sự lụi tàn của chính nền Nho học còn những hạt mưa chỉ làm lòng người trở nên đau xót và buồn thương. 

Khổ thơ cuối đã chính thức thể hiện việc ông đồ hoàn toàn bị quên lãng, một nét đẹp văn hóa dân tộc bị mai một và biến mất. Mùa xuân vẫn đến, người ta vẫn đi chơi hội nhưng lại chẳng thấy ông đồ ngày xưa nữa. Hình ảnh "những người muôn năm cũ" chính là hình ảnh ẩn dụ của những lớp người ngày xưa, lớp người từng một thời giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc. Câu hỏi tu từ được đặt ở cuối bài thơ dường như không có câu trả lời của tác giả cho thấy sự đau đớn đến tột cùng của nhà thơ "Hồn ở đâu bây giờ?". Hồn ở đây chính là chỉ hồn cốt của dân tộc, của giá tị tinh hoa một thời đã qua.

Tóm lại, bài thơ đã thể hiện được nỗi lòng của nhà thơ Vũ Đình Liên về sự chuyển mình, về sự thay đổi đến xót xa của thời thế, đã đẩy một nét văn hóa  dân tộc rơi vào quên lãng. Những tâm sự ấy của tác giả đã thể hiện bằng những vần thơ chan chứa cảm xúc dành cho những người thuộc thế hệ trước bị lãng quên.

25 tháng 6 2021

Bạn có thể tham khảo nhé !

GỢI Ý THÂN BÀI

I. GIẢI THÍCH -

Thơ: Thể loại văn học thuộc phương thức trữ tình, bắt nguồn cảm xúc của con người, đặc điểm ngôn từ hàm súc, cô đọng, giàu nhạc tính. - Nhà thơ gói tâm tình của mình trong thơ: Khi sáng tác thơ, nhà thơ gửi gắm tâm tư, tình cảm vào tác phẩm. - Người đọc mở ra bỗng thấy tâm tình của chính mình: Khi tiếp nhận tác phẩm thơ, người đọc thấy được chính mình, nhận ra những cảm xúc của bản thân, cảm thấy được chia sẻ, cảm thông. ==> Chốt: Câu nói của Lưu Quý Kỳ đề cập đến đặc trưng cảm xúc của thơ. Đối với thơ, tình cảm là cội nguồn cảm hứng của người nghệ sĩ và đồng thời cũng là cầu nối để khơi gợi sự đồng cảm ở người đọc.

II. BÀN LUẬN Câu nói của Lưu Quý Kỳ là đúng đắn.

👉1. Vì sao “Nhà thơ gói tâm tình của mình trong thơ”? - Thơ là tiếng nói của cảm xúc, tác phẩm thơ chỉ thành hình khi nhà thơ có được những cảm xúc mãnh liệt. “Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy” (Tố Hữu), “Thơ ca có một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại, nó ra đời từ những buồn vui của loài người và sẽ làm bạn với con người cho đến ngày tận thế” (Hoài Thanh) ==>Bản chất của thơ ca chính là người thư kí trung thành của trái tim, chuyên chở, kết nối, sẻ chia sẻ tâm tư, tình cảm của con người. Nhờ thơ, tình cảm của nghệ sĩ mới được nói ra trọn vẹn. - Đối với mỗi nhà thơ, động lực của quá trình sáng tạo là nhu cầu được bày tỏ, được thấu hiểu, được sẻ chia. Để thể hiện được những cung bậc cảm xúc mãnh liệt nhưng đồng thời sâu sắc, đa dạng, khó nắm bắt thì cần đến thơ ca. Thơ ca với những khoảng lặng của mình có thể biểu đạt được cảm xúc, bày tỏ được những tâm tình khó nói và những chiều sâu trong tâm hồn.

👉2. Vì sao Người đọc mở ra bỗng thấy tâm tình của chính mình? - Thơ ca có tính cá thể hóa và tính khái quát hóa. Cảm xúc làm nên thơ ban đầu là rung cảm của một cá nhân, nhưng sự rung cảm ấy có sức khái quát lớn lao, có tính nhân loại và vì thế có thể chạm được vào trái tim người đọc, để họ như thấy mình trong bài thơ ấy. - Về phương diện tiếp nhận, trong quá trình đọc tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm thơ nói riêng, người đọc sẽ sống trong thế giới nghệ thuật được gợi ra từ tác phẩm, sẽ soi chiếu bản thân vào những điều tác giả gửi gắm, nhập thân vào các hình tượng thơ ca để trải nghiệm, để sống, để thấu hiểu ==>Qua quá trình đọc thơ, họ tìm thấy tâm tình của chính mình.

III. CHỨNG MINH

👉Định hướng chứng minh: Chọn được đoạn thơ hay, đặc sắc, ấn tượng, tiêu biểu và phân tích theo 2 câu hỏi: 1. Tâm tình của nhà thơ thể hiện trong đoạn thơ ấy như thế nào? 2. Người đọc tìm thấy tâm tình của mình trong đoạn thơ ấy như thế nào?

👉Dẫn chứng minh họa: “Ánh trăng” (Nguyễn Duy) “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình”. 1. Qua đoạn thơ, nhà thơ đã gửi gắm tâm tình của bản thân qua hình tượng nhân vật trữ tình. Đó là nỗi ăn năn, day dứt, tự vấn lương tâm, là sự thức tỉnh lương tri nơi sâu thẳm tâm hồn. + Cuộc gặp gỡ giữa ánh trăng và con người đã buộc con người phải đối mặt với quá khứ, với lương tâm của chính mình. “Ánh trăng lãng du đã gặp con người lãng quên, và con người không thể chạy trốn chính mình được nữa” (Vũ Dương Quỹ). + Trăng “im phăng phắc”: Cái im lặng nghiêm khắc mà bao dung. + Con người “giật mình”: nhận ra bản thân quá vô tâm, quá thờ ơ, đã phản bội quá khứ nghĩa tình; nhận ra dù cho mình đã vô tình thì vầng trăng vẫn ở đó, vẫn vẹn nguyên, chung thủy và bao dung. ==> Cái giật mình ấy không chỉ là của nhân vật trữ tình mà còn là của người đọc, những người đã quên và sẽ quên, nó truyền đến bài học về sự ăn năn trong cuộc sống. Về bản chất, sự ăn năn là kết quả của quá trình đấu tranh giữa thiện – ác, bóng tối – ánh sáng, cao cả - thấp hèn, vị tha – vị kỉ trong mỗi con người, là khi người ta dám thừa nhận phần tối của tâm hồn, dám thay đổi để hướng tới những điều tốt đẹp ==>Tâm tình của nhà thơ đã chạm vào trái tim người đọc. 2. Để mỗi khi đọc “Ánh trăng”, người đọc cũng giật mình nhận ra chính bản thân. (Học sinh dựa vào trải nghiệm của bản thân để viết phần này).

IV. TỔNG KẾT - Với thơ, tâm tình là yếu tố then chốt, là cầu nối giữa nhà thơ và bạn đọc, quá trình sáng tạo và quá trình tiếp nhận. Nhờ có thơ ca mà nhà thơ và người đọc tìm được sự đồng điệu trong tâm hồn. - Tuy việc tìm được tiếng nói tri âm là hạnh phúc lớn lao của thi sĩ, nhưng không vì thế mà anh được phép quên đi tiếng nói của chính mình, chạy theo thị hiếu mà bán rẻ bản ngã nghệ thuật. - Để nhà thơ có thể gửi gắm tâm tình, và để người đọc có thể nhận ra tâm tình của mình trong thơ, cần hình thức nghệ thuật độc đáo, sáng tạo, phù hợp.

17 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Tế Hanh là người con của xứ sở núi Ấn sông Trà. Đề tài quê hương trở đi trở lại trong thơ ông từ lúc tóc còn xanh cho tới khi đầu bạc! Ông viết về quê hương bằng cảm xúc đậm đà, chân chất và dành cho mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình một tình yêu thiết tha, sâu nặng.

   Bài thơ Quê hương sáng tác năm 1938, khi tác giả mới tròn mười bảy tuổi, đang theo học trung học ở Huế, là nỗi nhớ, là tình yêu nồng nàn đối với quê hương. Mở đầu bài thơ, bằng lời kể mộc mạc, tự nhiên, Tế Hanh giới thiệu: Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vấy, cách biển nửa ngày sông. Quê hương nhà thờ là một cù lao nổi giữa bốn bề sông nước. Dân làng sống bằng nghề chài lưới, cuộc đời gắn chặt với biển cả mênh mông. Làng nghèo giống như bao làng biển khác nhưng khi,đi xa, nhà thơ thương nhớ đến quặn lòng. Nhớ nhất là khung cảnh: Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Đoàn thuyền nối đuôi nhau rời bến lúc bình minh. Cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Bầu trời cao lồng lộng đồng điệu với lòng người phơi phới. Hình ảnh các chàng trai xứ biển vạm vỡ và con thuyền băng băng lướt sóng đã in đậm trong tâm tưởng nhà thơ: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. 

Hình ảnh so sánh đẹp đẽ và một loạt tính từ, động từ chọn lọc: hăng, phăng, mạnh mẽ, vượt… đã diễn tả đầy ấn tượng khí thế của những con thuyền nối nhau ra khơi, toát lên sức sống khỏe khoắn và một vẻ đẹp hào hùng.

  Trong hai câu tiếp theo, tác giả miêu tả cánh buồm bằng sự so sánh độc đáo, bất ngờ và lãng mạn: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió… Hình ảnh cánh buồm giản dị, quen thuộc hằng ngày bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng và thơ mộng. Nhà thơ cảm thấy đó chính là biểu tượng của hồn làng nên dồn hết tình yêu thương vào ngòi bút để vừa vẽ ra cái hình, vừa thể hiện cái hồn của cánh buồm. So sánh không đơn thuần là làm cho sự vật được miêu tả cụ thể hơn mà đem lại cho nó một vẻ đẹp bay bổng chứa đựng ý nghĩa lớn lao. Liệu có hình ảnh nào diễn tả chính xác cái hồn của làng chài bằng hình ảnh cánh buồm trắng căng phồng ngọn gió biển khơi? Đem so sánh cánh buồm là vật hữu hình với hồn làng một khái niệm vô hình thì quả là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà thơ. Con thuyền ra khơi mang theo những nỗi lo toan cùng niềm tin yêu, hi vọng của bao người. Nhiệt tình và sức sống của con người truyền sang cả vật vô tri khiến cho con thuyền dường như cũng có tâm hồn riêng, sức sống riêng. Nhịp thơ khỏe khoắn, tươi vui thể hiện khí thế sôi nổi và niềm khao khát hạnh phúc ấm no của người dân làng biển. Sáu câu thơ miêu tả đoàn thuyền ra khơi đánh cá vừa là bức tranh phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi. Nếu cảnh đoàn thuyền ra khơi được nhà thơ miêu tả bằng bút pháp lãng mạn bay bổng thì cảnh đoàn thuyền đánh cá về bến được tả thực đến từng chi tiết: Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
Nhờ ơn trời! biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng. Dân làng vui mừng đón đoàn thuyền đánh cá trở về trong không khí ồn ào, tấp nập. Những chiếc ghe đầy ắp những con cá tươi ngon thân bạc trắng trông thật thích mắt. Dân làng chân thành tạ ơn trời đất đã sóng yên biển lặng để đoàn ngư phủ được an toàn trở về với làng xóm thân yêu. Khi những người thân ra khơi đánh cá, người ở nhà đợi chờ trong phấp phỏng, lo âu. Nay những con thuyền cập bến bình yên với đầy khoang cá bạc, hỏi còn niềm vui nào lớn lao hơn thế bởi đó chính là cuộc sống ấm no, hạnh phúc của dân làng. Biển cả đẹp đẽ, giàu có và hào phóng nhưng cũng thật khó lường bởi lúc thì trời yên biển lặng, lúc thì bão tố dữ dội. Giữa đại dương mênh mông, làm sao tránh được hiểm nguy, bất trắc? Chỉ có những người một đời gắn bó, sống chết với biển mới thấu hiểu điều này. Cuộc sống của dân chài ngàn đời nay phụ thuộc vào thiên nhiên. Họ vất vả, cực nhọc trăm bề để kiếm miếng cơm manh áo. Vì vậy, giây phút đón người thân sau chuyến đi biển an toàn trở về bao giờ cũng tràn ngập niềm vui. Giữa khung cảnh ấy nổi bật lên hình ảnh rắn rỏi, cường tráng của những chàng ngư phủ quanh năm vật lộn với sóng gió đại dương. Dấu ấn của biển cả đã in đậm trên thân hình vả trong tâm hồn họ: Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm. Những con thuyền về bến sau chuyến ra khơi được nhà thơ ví như con người nghỉ ngơi sau một ngày lao động vất vả: Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm, Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. Bao hiểm nguy giờ đã lùi xa, nhường chỗ cho sự thanh thản, bình yên. Nghệ thuật nhân hóa đã đem đến cho con thuyền vô tri một đời sống và một tâm hồn tinh tế. 

Nhà thơ đã phát hiện ra chất thơ trong đời sống vất vả, cực nhọc của dân quê, đó là điều đáng quý. Cũng vì vậy mà hình ảnh quê hương trong bài thơ tươi sáng, mang hơi thở nồng ấm của cuộc đời cần lao.

Hình ảnh quê hương đẹp đẽ với những con người lao động cần cù đã khắc sâu trong kí ức, hỏi làm sao khi xa cách, nhà thơ không thương nhớ đến quặn lòng? Nếu không có tấm lòng gắn bó chân thành, máu thịt với con người cùng cuộc sống lao động ở làng chài quê hương thì thi sĩ không thể sáng tác ra những câu thơ xuất thần như vậy. Mỗi lần nhớ về quê hương, cảnh đẹp của biển cả như hiển hiện rõ ràng trong tâm trí nhà thơ: Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! Ở bốn câu thơ kết, nhà thơ trực tiếp bộc bạch nỗi nhớ quê    hương khôn nguôi của mình. Nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi; Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi và nhớ cả cái mùi nồng mặn rất đặc trưng của gió biển cùng tất cả những gì thân thuộc của quê hương. Phải chăng nỗi nhớ da diết ấy chính là sợi dây kết chặt nhà thơ với quê hương suốt cả cuộc đời!   Bài thơ Quê hương mộc mạc, tự nhiên nhưng rất sâu sắc và thấm thía bởi nó được viết lên từ cảm xúc chân thành. Sức hấp dẫn của nó trước hết là ở những hình ảnh tiêu biểu, chọn lọc và ngôn ngữ tự nhiên, trong sáng. Những biện pháp nghệ thuật so sánh, ví von, nhân hóa kết hợp hài hòa khiến cho bài thơ giống như một bức tranh phong cảnh tuyệt vời được vẽ nên từ tình yêu tha thiết mà Tế Hanh dành trọn cho quê hương. Có thể coi bài thơ này như một cung đàn dịu ngọt của những tấm lòng gắn bó sâu nặng với quê hương xứ sở bởi đây là mảnh tâm hồn trong trẻo nhất, đằm thắm nhất của Tế Hanh dành cho mảnh đất chôn nhau cắt rốn.

10 tháng 1

kh ai trI Iun

12 tháng 6 2021

I. Mở bài: (0,5 điểm)

Dẫn dắt, đưa nhận định

II. Thân bài:

1. Giải thích: (0,5 điểm)

Đúng như nhà văn A-na tô-li Phơ-răng đã nói: “Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người”. Có nghĩa là đọc một câu thơ, chúng ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ mà còn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ gửi gắm trong đó. Bởi thơ là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm con người. Mỗi câu thơ ra đời là kết quả của những trăn trở, suy tư, nung nấu ở người nghệ sĩ.

2. Chứng minh: (8 điểm)

HS tìm các phương diện vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ của cả hai bài thơ để phân tích. (Hoặc có thể phân tích vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ theo từng bài thơ). Sau đây là gợi ý:

a. LĐ 1: Dù sống trong ngục tù nhưng những người chiến sĩ vẫn dành cho thiên nhiên một tình yêu sâu sắc:

  • Trong bài thơ “Khi con tu hú”, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống khiến người tu tưởng tượng một mùa hè chan hoà ánh sáng, rực rỡ sắc màu rộn ràng âm thanh và ngọt ngào hương vị (dẫn chứng)
  • Bài thơ “Ngắm trăng”:
    • Bác nghĩ đến trăng và việc ngắm trăng ngay cả khi bản thân bị giam cầm, đày đọa. Người thấy thiếu mọi nghi thức thông thường. Cái thiếu “ rượu” và “hoa” là cái thiếu của một thi nhân chứ không phải là cái thiếu của một tù nhân (dẫn chứng)
    • Sự xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ trước cảnh đẹp đêm trăng của Bác (dẫn chứng)
    • Sự giao hoà tự nhiên, tuyệt vời giữa con người và vầng trăng tri kỷ. Qua nghệ thuật đối và nhân hoá làm nổi bật tình cảm song phương, cho thấy mối quan hệ gắn bó tri âm giữa trăng và người (dẫn chứng)

b. LĐ 2: Họ luôn khao khát tự do mãnh liệt:

  • Niềm khao khát mãnh liệt về với tự do còn được bộc lộ trực tiếp trong những câu cuối: d/c. Cách ngắt nhịp độc đáo, kết hợp với những từ ngữ mạnh (đập tan phòng, chết uất) và những từ cảm thán (ôi, làm sao, thôi) làm nổi bật cái cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh ngục tù để trở về với cuộc sống tự do bên ngoài. Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ đã tạo nên một sự hô ứng. Tiếng chim ban đầu là âm thanh đẹp của tự nhiên gợi lên trong tâm hồn người tù cách mạng trẻ tuổi một mùa hè tự do, khoáng đạt đầy sức sống. Còn tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ lại là âm thanh giục giã, như thúc giục những hành động sắp tới.
  • Còn Bác luôn hướng ra ánh sáng. Đó là vầng trăng, là bầu trời, là tự do và đó cũng là hy vọng, là tương lai.

c. LĐ 3: Người chiến sĩ cộng sản ấy cũng mang một phong thái ung dung, lạc quan trong bất kỳ hoàn cảnh nào: Hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù Tưởng Giới Thạch không trói buộc được tinh thần và tâm hồn người tù, không làm mất đi nét thư thái ung dung vốn sẵn có ở Bác. Bác tự do rung động với vầng trăng, với cảnh đẹp bất chấp hoàn cảnh, bất chấp cái song sắt tàn bạo - biểu tượng cụ thể của nhà tù (cuộc vượt ngục tinh thần).

3. Tổng hợp: (0,5 điểm)

  • Như vậy, qua hai bài thơ, người đọc sẽ hiểu hơn về tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản khi ở trong tù. Và vẻ đẹp tâm hồn của họ là cội nguồn tạo nên vẻ đẹp, giá trị tác phẩm.
  • Đọc thơ hay, gặp gỡ tâm hồn người nghệ sĩ, người đọc thơ được thanh lọc, hoàn thiện tâm hồn mình.

III. Kết bài: (0,5 điểm) Khẳng định lại nhận định và cảm nghĩ, liên hệ…

12 tháng 6 2021

I. Mở bài: (0,5 điểm)

Dẫn dắt, đưa nhận định

II. Thân bài:

1. Giải thích: (0,5 điểm)

Đúng như nhà văn A-na tô-li Phơ-răng đã nói: “Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người”. Có nghĩa là đọc một câu thơ, chúng ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ mà còn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ gửi gắm trong đó. Bởi thơ là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm con người. Mỗi câu thơ ra đời là kết quả của những trăn trở, suy tư, nung nấu ở người nghệ sĩ.

2. Chứng minh: (8 điểm)

HS tìm các phương diện vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ của cả hai bài thơ để phân tích. (Hoặc có thể phân tích vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ theo từng bài thơ). Sau đây là gợi ý:

a. LĐ 1: Dù sống trong ngục tù nhưng những người chiến sĩ vẫn dành cho thiên nhiên một tình yêu sâu sắc:

  • Trong bài thơ “Khi con tu hú”, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống khiến người tu tưởng tượng một mùa hè chan hoà ánh sáng, rực rỡ sắc màu rộn ràng âm thanh và ngọt ngào hương vị (dẫn chứng)
  • Bài thơ “Ngắm trăng”:
    • Bác nghĩ đến trăng và việc ngắm trăng ngay cả khi bản thân bị giam cầm, đày đọa. Người thấy thiếu mọi nghi thức thông thường. Cái thiếu “ rượu” và “hoa” là cái thiếu của một thi nhân chứ không phải là cái thiếu của một tù nhân (dẫn chứng)
    • Sự xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ trước cảnh đẹp đêm trăng của Bác (dẫn chứng)
    • Sự giao hoà tự nhiên, tuyệt vời giữa con người và vầng trăng tri kỷ. Qua nghệ thuật đối và nhân hoá làm nổi bật tình cảm song phương, cho thấy mối quan hệ gắn bó tri âm giữa trăng và người (dẫn chứng)

b. LĐ 2: Họ luôn khao khát tự do mãnh liệt:

  • Niềm khao khát mãnh liệt về với tự do còn được bộc lộ trực tiếp trong những câu cuối: d/c. Cách ngắt nhịp độc đáo, kết hợp với những từ ngữ mạnh (đập tan phòng, chết uất) và những từ cảm thán (ôi, làm sao, thôi) làm nổi bật cái cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh ngục tù để trở về với cuộc sống tự do bên ngoài. Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ đã tạo nên một sự hô ứng. Tiếng chim ban đầu là âm thanh đẹp của tự nhiên gợi lên trong tâm hồn người tù cách mạng trẻ tuổi một mùa hè tự do, khoáng đạt đầy sức sống. Còn tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ lại là âm thanh giục giã, như thúc giục những hành động sắp tới.
  • Còn Bác luôn hướng ra ánh sáng. Đó là vầng trăng, là bầu trời, là tự do và đó cũng là hy vọng, là tương lai.

c. LĐ 3: Người chiến sĩ cộng sản ấy cũng mang một phong thái ung dung, lạc quan trong bất kỳ hoàn cảnh nào: Hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù Tưởng Giới Thạch không trói buộc được tinh thần và tâm hồn người tù, không làm mất đi nét thư thái ung dung vốn sẵn có ở Bác. Bác tự do rung động với vầng trăng, với cảnh đẹp bất chấp hoàn cảnh, bất chấp cái song sắt tàn bạo - biểu tượng cụ thể của nhà tù (cuộc vượt ngục tinh thần).

3. Tổng hợp: (0,5 điểm)

  • Như vậy, qua hai bài thơ, người đọc sẽ hiểu hơn về tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản khi ở trong tù. Và vẻ đẹp tâm hồn của họ là cội nguồn tạo nên vẻ đẹp, giá trị tác phẩm.
  • Đọc thơ hay, gặp gỡ tâm hồn người nghệ sĩ, người đọc thơ được thanh lọc, hoàn thiện tâm hồn mình.

III. Kết bài: (0,5 điểm) Khẳng định lại nhận định và cảm nghĩ, liên hệ…