K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 12 2021

Em tham khảo:

* Về kinh tế:

- Thực dân Anh mở rộng công cuộc khai thác Ấn Độ với quy mô rộng lớn.

- Ra sức vơ vét các nguồn nguyên liệu và bóc lột công nhân rẻ mạt để thu lợi nhuận. Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất nền công nghiệp Anh cung cấp ngày càng nhiều lương thực, nguyên liệu cho chính quốc.

* Về chính trị - xã hội:

 

- Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ.

- Thực dân Anh đã thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.

- Anh còn tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị.

 

6 tháng 6 2017

Giữa thế kỉ XIX, nền kinh tế-xã hội Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng: bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương mục ruỗng, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp sa sút, tài chính khô kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt làm cho xã hội thêm rối loạn.

Câu 1. Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?Câu 2: Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX như thế nào?Câu 3: Các đề nghị cải cách của các sĩ phu yêu nước nửa cuối thế kỉ XIX có điểm gì tích cực, điểm nào hạn chế? Ý nghĩa của các đề nghị cải cách này?Câu 4: Vì sao các đề nghị cải cách...
Đọc tiếp

Câu 1. Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

Câu 2: Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX như thế nào?

Câu 3: Các đề nghị cải cách của các sĩ phu yêu nước nửa cuối thế kỉ XIX có điểm gì tích cực, điểm nào hạn chế? Ý nghĩa của các đề nghị cải cách này?

Câu 4: Vì sao các đề nghị cải cách duy tân nửa cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam không thực hiện được?

Câu 5: Nguyên nhân nào dẫn đến việc các sĩ phu yêu nước cuối thế kỉ XIX đề ra các biện pháp cải cách duy tân?

Câu 6. Điểm khác biệt giữa cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời (Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê)?

Câu 7: Dựa vào bản đồ, em hãy trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?undefined

2
24 tháng 3 2022

tk:

1.

Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy

Thời gian tồn tại dài nhất, 10 năm từ năm 1885 đến năm 1896.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.

 

2.

I. Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX Vào những năm 60 của thế kỉ XIX: - Thực dân Pháp ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công đánh chiếm cả nước ta.  

 

4.*

 Các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được vì: – Các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại. – Triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách. 

9 tháng 11 2021

Tham khảo:

Kinh tế Anh:

- Công nghiệp: cuối thế kỉ XIX công nghiệp Anh phát triển châm hơn Mĩ, Đức; xuống hàng thứ ba thế giới.

- Thương nghiệp: dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.

- Tài chính: đầu thế kỉ XX công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước chi phối toàn bộ đời sống kinh tế của đất nước.

Kinh tế Pháp:

- Công nghiệp:

+ Cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Pháp phát triển chậm từ đang từ hàng thế hai thế giới (sau Anh) xuống thứ tư sau Mĩ, Đức, Anh.

+ Đầu thế kỉ XX, một số ngành được phát triển: đường sắt, khai mỏ, luyện kim, thương mại. Một số ngành công nghiệp mới ra đời: điện khí, hóa chất, chế tạo ô tô.

- Nông nghiệp: sản xuất nhỏ, lạc hậu, khó khăn trong việc sử dụng máy móc và kĩ thuật canh tác mới.

- Thương nghiệp: giai cấp tư sản xuất khẩu tư bản ra nước ngoài dưới hình thức cho vay lấy lãi. Lê-nin nhận xét chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

Kinh tế Đức:

- Sau khi thống nhất, kinh tế phát triển nhanh, vươn lên đứng thứ hai thế giới.

- Năm 1913, sản lượng gang, thép của Đức gấp đôi Anh.

- Cuối thế kỉ XIX, hình thành các công ti độc quyền về luyện kim, than đá, hóa chất... chi phối nền kinh tế Đức.

Kinh tế Mỹ:

- Công nghiệp:

+ Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, Mĩ nhảy vọt lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.

+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, xuất hiện các công ti độc quyền khổng lồ, có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, chính trị. Đứng đầu các công ti đó là những ông “vua”.

- Nông nghiệp: đạt được những thành tựu lớn, Mĩ trở thành nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho châu Âu.

9 tháng 11 2021

Tham khảo:

- Giai cấp thống trị Anh đẩy mạnh tốc độ xâm lược để mở rộng thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi.

- Trước năm 1914, thuộc địa Anh trải khắp địa cầu, chiếm tới 1/4 diện tích lục địa và 1/4 dân số thế giới. Người ta ví nước Anh là nước “Mặt trời không bao giờ lặn”.

- Đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn, nằm rải rác khắp các châu lục.

⟹ Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc ở Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

 

16 tháng 1 2024

?

 

25 tháng 4 2022

 THAM KHẢO

*  Về chính trị: 

- Chia Việt Nam thành ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau: Bắc Kì là xứ nửa bảo hộ, Trung Kì theo chế độ bảo hộ, Nam Kì theo chế độ thuộc địa.

- Tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối.

Về kinh tế

- Nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.

- Công nghiệp:

+ Pháp tập trung khai thác than và kim loại.

+ Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ, xay xát gạo, giấy, diêm,...

- Giao thông vận tải: Thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.

- Về thương nghiệp:Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hoá các nước khác.

- Về tài chính: đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện,...

* Về văn hóa và giáo dục 

- Chính sách của Pháp hạn chế phát triển giáo dục ở thuộc địa, duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến, lợi dụng hệ tư tưởng phong kiến và tri thức cựu học để phục vụ chế độ mới.

- Số trường học chỉ được mở một cách dè dặt, số trẻ được đến trường rất ít. Đặc biệt càng ở các lớp cao, số học sinh càng giảm dần.

- Thực hiện chính sách “Ngu dân”: kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ cai trị.

Câu 1. Nhận xét chính sách thống trị của thực dân Anh đối với Ấn Độ.A. Chính sách thống trị tàn bạo, khắc nghiệtB. Chính sách cai trị hà khắc, gây nhiều hậu quả tới nền kinh tế.C. Kinh tế Ấn Độ khởi sắc nhưng gây ra hậu quả nặng nề về xã hội.D. Chính sách cai trị hà khắc, bóc lột nặng nề, gây hậu quả to lớn về xã hộiCâu 6. Vì sao nói cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách...
Đọc tiếp

Câu 1. Nhận xét chính sách thống trị của thực dân Anh đối với Ấn Độ.

A. Chính sách thống trị tàn bạo, khắc nghiệt

B. Chính sách cai trị hà khắc, gây nhiều hậu quả tới nền kinh tế.

C. Kinh tế Ấn Độ khởi sắc nhưng gây ra hậu quả nặng nề về xã hội.

D. Chính sách cai trị hà khắc, bóc lột nặng nề, gây hậu quả to lớn về xã hội

Câu 6. Vì sao nói cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng tư sản?

A. Đã lật đổ được triều đình Mãn Thanh

B. Cách mạng đã thực hiện được mục tiêu dân tộc và giai cấp mà Tôn Trung Sơn đề ra

C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

D. Tạo điều kiện giúp cho nhân dân lao động lên nắm chính quyền

Câu 7. Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây?

A. Nước lớn, đông dân, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến suy yếu

B. Tài nguyên phong phú, vị trí quan trọng, chế độ phong kiến suy yếu.

C. Nước lớn, tình hình chính trị không ổn định, nền văn hóa lâu đời

D. Nguồn lao động dồi dào, tài nguyên đa dạng, chế độ TBCN suy yếu.

Câu 8. Nguyên nhân giúp Thái Lan giữ được nền độc lập tương đối?

A. chính sách “mở cửa”, nhận giúp đỡ từ Pháp – Anh.

B. Anh và Pháp cùng tranh giành ảnh hưởng tại nước này.

C. chính sách mở cửa và ngoại giao “cây tre” của Thái Lan.

D. chính sách cải cách, mở cửa dưới thời vua Rama IV và VI.

Câu 9. Khoảng nửa sau thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, nhân dân Phi – lip – pin lần lượt bị nước nào thôn tính, xâm lược?

A. Tây Ban Nha, Mĩ

B. Anh, Pháp

C. Mĩ, Tây Ban nha

D. Pháp, Anh

Câu 10. Vào nửa sau thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã lần lượt xâm chiếm những nước nào ở khu vực Đông Nam Á?

A. Phi – líp – pin, Việt Nam, Campuchia

B. Việt Nam, Campuchia, Lào

C. Lào, Myanmar, Việt Nam

D. Việt Nam, Phi – lip – pin, Myanma

0