Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Với bút pháp gợi tả, câu thơ cổ Trung Quốc đã vẽ lên được vẻ đẹp riêng của mùa xuân, có hương vị, màu sắc, đường nét. Đó là hương thơm của cỏ non (phương thảo). Đó là màu xanh mướt của cỏ tiếp nối với màu xanh ngọc của trời, cả chân trời, mặt đất đều“một màu xanh xanh” (liên thiên bích). Đó còn là đường nét của cành lê thanh nhẹ điểm vài bông hoa (sổ điểm hoa). Cảnh đẹp mà dường như tĩnh tại.
Hai câu thơ trong “Truyện Kiều”: “Cỏ non xanh tận chân trời – Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” là bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân. Gam màu làm nền cho bức tranh xuân là thảm cỏ non trải rộng tới chân trời. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Câu thơ cổ Trung Quốc chỉ nói cành lê điểm một vài bông hoa mà không nói tới màu sắc của hoa lê. Nguyễn Du chỉ thêm một chữ “trắng” cho cành lê mà bức tranh mùa xuân đã khác. Trong câu thơ của Nguyễn Du, chữ “trắng” trở thành điểm nhấn, làm nổi bật thần sắc của hoa lê. Mùa xuân của cỏ non và sắc trắng của hoa lê làm cho màu sắc có sự hài hòa tới mức tuyệt diệu. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi,giàu sức sống (cỏ non); khoáng đạt,trong trẻo (xanh tận chân trời); nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa)
Trước mắt người đọc là không gian bất tận của màu xanh.Bầu trời mặt đất nối liền thành một dải tươi xanh mơn mởn ,tràn căng sức sống .Trên nền trời màu xanh ấy là sự điểm xuyết,chấm phá của một vài bông hoa lê trắng.Cảnh có rộng có hẹp,mùa xuân có màu sắc,âm thanh ,hình ảnh ,mùa xuân được vẽ bằng nét vẽ hội họa độc đáo ,tạo ra bức tranh mùa xuân căng tràn sức xuân.Nó gắn với niềm vui,niềm hạnh phúc của con người
a. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "cầm mùi"
tác dụng: Hoa dạ lan hương là biểu tượng của tình yêu tuổi trẻ. Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ở đây góp phần khẳng định sức mạnh của tình yêu vượt qua mọi khoảng cách địa lí.
b. Ẩn dụ
Tác dụng: Đường nở ngực, hàng dương liễu, vừa tả con đường thực, những cây dương liễu mới trồng thực, vừa là những hình ảnh ẩn dụ nói đến cách mạng, đến những thành tựu bước đầu của cách mạng.
- Câu thơ “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” sử dụng bút pháp gợi tả và biện pháp nhân hóa.
- Trên nền trời xanh lam trong sáng của chiều xuân được điểm xuyết những đốm trắng của hoa lê.
• Chữ “trắng” được đảo lên trước tạo sự mới mẻ tinh khôi, thanh khiết, kết tinh những tinh hoa của trời đất.
• Chữ “điểm” nhấn mạnh, gợi hình ảnh bàn tay người họa sĩ tạo nên những điểm chấm phá cho bức tranh cảnh mùa xuân.
⇒ Câu thơ đắt giá, diễn tả vẻ đẹp tự nhiên bình dị, trong trẻo và giàu sức sống của mùa xuân.
- Câu thơ “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” sử dụng bút pháp gợi tả và biện pháp nhân hóa.
- Trên nền trời xanh lam trong sáng của chiều xuân được điểm xuyết những đốm trắng của hoa lê.
• Chữ “trắng” được đảo lên trước tạo sự mới mẻ tinh khôi, thanh khiết, kết tinh những tinh hoa của trời đất.
• Chữ “điểm” nhấn mạnh, gợi hình ảnh bàn tay người họa sĩ tạo nên những điểm chấm phá cho bức tranh cảnh mùa xuân.
⇒ Câu thơ đắt giá, diễn tả vẻ đẹp tự nhiên bình dị, trong trẻo và giàu sức sống của mùa xuân.
1.
a. Câu thơ sử dụng phép nói quá để nói về nỗi li biệt, xa cách. Người chỉ mới vừa ở đó thôi mà đã thấy xa cách vạn quan san.
b. Câu thơ sử dụng phép điệp từ "còn" kết hợp với phép liệt kê "trời", "non", "nước", "cụ bán rượu" => khẳng định sự tồn tại của tình cảm, sự "say sưa" của nhân vật trữ tình dành cho cô gái cũng bền vững và trường tồn mãi như trời đất.
2. Câu thơ sử dụng chủ yếu phép so sánh.
- Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã: sử dụng phép so sánh, so sánh chiếc thuyền lao ra biển mà lướt rất nhẹ, rất êm. Chiếc thuyền như con tuấn mã, ý nói chiếc thuyền đánh cá vừa đẹp, vừa khỏe, phi nước đại, tiến ra sông dài biển rộng.
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng: So sánh "cánh buồm" - cụ thể hữu hình với "mảnh hồn làng" - thứ vô hình, trừu tượng. Điều đó cho thấy con thuyền tiến ra biển lớn không chỉ thực hiện nhiệm vụ đánh cá mà còn mang trong nó những ước vọng và tình cảm thân thương của quê hương. Phép so sánh khiến con thuyền như trở thành một sinh thể có hồn, đẹp đẽ, kì vĩ, sống động.
- Phép nhân hóa qua động từ "rướn" trong câu "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" cho thấy tư thế chủ động, mạnh mẽ của con thuyền khi ra khơi. Nhờ sự lạc quan, mạnh mẽ, rắn rỏi vươn tới của con thuyền mà hứa hẹn mang về những mẻ cá bội thu.
3.
a. Câu thơ sử dụng câu hỏi tu từ "có tài mà cậy chi tài" kết hợp với phép chơi chữ "chữ tài liền với chữ tai một vần" nhằm đưa ra một triết lí, một quy luật của cuộc sống: người tài hoa thường bạc mệnh, thuyết tài mệnh tương đố.
b. Câu thơ sử dụng phép so sánh nhằm nhấn mạnh sự non nớt, trong sáng, ngây thơ của trẻ em => cần bảo vệ và trân trọng sự phát triển của trẻ em.
c. Câu thơ sử dụng phép nhân hóa qua từ "ơi" => trò chuyện với trâu như với người. Thể hiện sự gắn bó của người nông dân với đồng ruộng, với con trâu, cái cày. Đồng thời cũng gửi gắm ước vọng của người nông dân về cuộc sống lao động cần cù chăm chỉ, có thể thu về thành quả xứng đáng.
Caau 1 : chịu
Câu 2:
tự tin nghĩa là tự làm tin học , ko quay bài , chép bài
Câu 3:
Tự lập nghĩa là tự lập 1 cái j đấy như game , j cx đ
BPTT: so sánh
Cho thấy nỗi buồn của ông Sáu khi con gái không nhận ra mình và quay lưng bỏ đi, cảm giác lúc đó của ông là buồn và tuyệt vọng
Biện pháp tu từ là ẩn dụ
Nửa chừng xuân ý nói đến cuộc đời của Thúy Kiều hiện tại là đang độ giữa thanh xuân nhưng "thoắt gãy" một cái nhà nàng đã phải rời bỏ cuộc sống êm đềm chướng rủ màn che để bán mình chuộc cha và bị bắt vào lầu xanh. Cành thiên hương chính là bản thân Kiều, xanh tươi trước gió mà "thoắt gãy" quá nhanh chóng, làm hủy hoại cả một cuộc đời người con gái xinh đẹp và tài năng như Kiều.