K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Một con diệc đôi chân cao ngẳng, Vươn cổ dài lững thững ven sông. Nước trong cá chép vẫy vùng, Cá măng cũng lượn nhiều vòng quẩn quanh. Bắt quá dễ diệc không thèm bắt, Vì bấy giờ chưa đến gìơ ăn. Diệc còn đủng đỉnh dạo quanh, Chờ khi đói bụng sẽ quay lại tìm. Một lát sau thấy thèm thấy đói, Quay lại tìm chỉ thấy rô con. “Ăn rô chẳng bõ bẩn mồm”, Diệc nghĩ bụng vậy, quyết...
Đọc tiếp

Một con diệc đôi chân cao ngẳng,
Vươn cổ dài lững thững ven sông.
Nước trong cá chép vẫy vùng,
Cá măng cũng lượn nhiều vòng quẩn quanh.
Bắt quá dễ diệc không thèm bắt,
Vì bấy giờ chưa đến gìơ ăn.
Diệc còn đủng đỉnh dạo quanh,
Chờ khi đói bụng sẽ quay lại tìm.
Một lát sau thấy thèm thấy đói,
Quay lại tìm chỉ thấy rô con.
“Ăn rô chẳng bõ bẩn mồm”,
Diệc nghĩ bụng vậy, quyết tìm cá ngon.
Lại xuất hiện vài con cân cấn,
Diệc lại rằng : “cá nhép không ăn”.
Lội mò suốt một khúc sông,
Cuối cùng đói quá đành dùng ốc sên.
Đừng chê những cái con con,
Kẻo khi gặp phải cái còn tệ hơn.
Sống ở đời đừng nên kén quá,
Kén quá thường lỡ cả dịp may!

hãy chuyển nội dung bài thơ thành 1 câu chuyện

0
NGHĨA CỦA TỪ  “BỤNG”Thông thường, khi nói đến ăn uống hoặc những cảm giác về việc ăn uống, ta nghĩ đến bụng. Ta vẫn thường nói: đói bụng, no bụng, ăn cho chắc bụng, con mắt to hơn cái bụng,… Bụng được dùng với nghĩa “bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày”.Nhưng các cụm từ nghĩ bụng, trong bụng mừng thầm, bụng bảo dạ, định bụng,… thì...
Đọc tiếp

NGHĨA CỦA TỪ  “BỤNG”

Thông thường, khi nói đến ăn uống hoặc những cảm giác về việc ăn uống, ta nghĩ đến bụng. Ta vẫn thường nói: đói bụngno bụngăn cho chắc bụngcon mắt to hơn cái bụng,… Bụng được dùng với nghĩa “bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày”.

Nhưng các cụm từ nghĩ bụngtrong bụng mừng thầmbụng bảo dạđịnh bụng,… thì sao? Và hàng loạt cụm từ như thế nữa: suy bụng ta ra bụng ngườiđi guốc trong bụngsống để bụng chết mang đi,… Trong những trường hợp này, từ bụng được hiểu theo cách khác: bụng là “biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói chung”.

a) Tác giả đoạn trích trên nêu lên mấy nghĩa của từ bụng? Đó là những nghĩa nào? Em có đồng ý với tác giả không?

b) Trong các trường hợp sau đây, từ bụng có nghĩa gì:

- Ăn cho ấm bụng.

- Anh ấy tốt bụng.

- Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc.

giúp mình vs

8
25 tháng 9 2016

a) Tác giả đoạn trích trên nêu  lên 2 nghĩa của từ bụng .Đó là :

(1) Chỉ bộ phận của người , động vật chứa ruột , dạ dày 

(2) biểu tượng của ý nghĩ sâu kín , ko bộc lộ ra , đôi với người , việc nói chung

b) - Ăn cho ấm bụng : nghĩa ( 1 )

    - Anh ấy tốt bụng : nghĩa ( 2 )

    - Chạy nhiều , bụng chân rất săn chắc : chỉ bộ phận phình to ở giữa của một số sự vật

 

25 tháng 9 2016

a. Bụng: (1) bộ phận cơ thể người hoặc động vật.  (2) lòng dạ. b. - Ấm bụng: nghĩa gốc. 

- Tốt bụng: nghĩa chuyển (lòng dạ)
 - Bụng chân: nghĩa chuyển (phần giữa bàn chân và gối).

 
Câu 1: (1,5 điểm)Tìm những yếu tố nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của chúng:“Ta làm con chim hótTa làm một cành hoaTa nhập vào hòa caMột nốt trầm xao xuyếnMột mùa xuân nho nhỏLặng lẽ dâng cho đờiDù là tuổi hai mươiDù là khi tóc bạc.”(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục – 2011, trang 56).Câu 2: (0,5 điểm)Tìm những từ...
Đọc tiếp

Câu 1: (1,5 điểm)

Tìm những yếu tố nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của chúng:

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”

(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục – 2011, trang 56).

Câu 2: (0,5 điểm)

Tìm những từ ngữ địa phương trong phần trích sau và chuyển những từ ngữ địa phương đó sang từ ngữ toàn dân tương ứng:

Nghe mẹ nó bảo gọi bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:

- Thì má cứ kêu đi.

Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trống:

- Vô ăn cơm!

Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra”

- Cơm chín rồi!

Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo:

- Con kêu rồi mà người ta không nghe.

(Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, ngữ văn 9 tập một, NXB Giáo dục – 2011, trang 196)

HELPkhocroikhocroi

0
22 tháng 8 2016

1

Thành phần gọi đáp: “ơi”, “nghe”. 

2

Việc dùng từ phủ định trong dòng thơ “Không bao giờ nhỏ bé được” nhằm khắc sâu thêm ý khẳng định trong lời nhắn nhủ của cha với con về lòng tự tôn, ý thức về tầm vóc của dân tộc mình. 

3

Cội nguồn là phần nền móng đã bị che khuất nhưng lại là trụ cột, làm nên sức mạnh! Với dân tộc Việt Nam đó là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, lòng yêu nước, tình đoàn kết, nghĩa đồng bào… Những giá trị đó đã được các thế hệ người Việt ra sức vun đắp, giữ gìn từ đời này sang đời khác, xuyên suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước và trở thành truyền thống văn hóa tốt đẹp, làm nên cốt cách, tâm hồn người Việt Nam.  Khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD981 vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, lòng yêu nước của tuổi trẻ Việt Nam càng thể hiện rõ nét. Thanh niên Việt Nam luôn ý thức được rằng biển đảo luôn là một phần máu thịt rất thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc thân yêu và họ đã hành động có trách nhiệm với Tổ quốc! Đó là hình ảnh của tuổi trẻ trong cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài với những bộ áo quần cờ đỏ sao vàng, với những lá quốc kỳ của Tổ quốc trên tay trên các đường phố ở nhiều nước để biểu tình phản đối Trung Quốc. Trên các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Twitter, MySpace… những hình ảnh Việt Nam tràn ngập với những status, những bình luận thể hiện lòng yêu nước, yêu chuộng hòa bình, luôn hướng về đất nước. Đó là hình ảnh của một nữ sinh báo chí xinh đẹp Bảo Linh gây sốt trong giới trẻ với phong trào vì hòa bình với thông điệp “Tôi là người Việt Nam, tôi yêu Hòa bình. Nếu bạn cũng giống như thế, hãy ôm tôi”. Đó là những đợt quyên góp, ủng hộ vật chất cho các chiến sĩ ở Trường Sa và Hoàng Sa, cho cảnh sát biển và lực lượng kiểm ngư Việt Nam…Là một học sinh, tôi luôn mang trong tim tình yêu biển đảo, tình yêu và lòng khâm phục tới những người lính biển, những ngư dân chân chất nơi đảo xa, luôn mong rằng biển đảo sẽ bình yên, rạng rỡ nụ cười! Còn bạn?

10 tháng 3 2017

a,thành phần gọi đáp:ơi,nghe

b,tác giả dùng từ phủ định trong câu thơ trên nhằm khẳng định điều mong ước lớn lao nhất của người cha đối vs con sống có ý chí,có nghị lực vươn lên,sống cao đẹp sao cho xứng đáng với tư cách của con người,ko sống thấp hèn dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.Cha mong con có ý thức và lòng tự tôn dân tộc,thấy rõ được tầm vóc lớn lao của dân tộc mk để vươn lên sống đẹp và có ích

c, Mỗi người sinh ra và lớn lên đều có cội nguồn.Cội nguồn là gia đình,dòng họ,quê hương-đất nước.Nhà thơ Đôc Trung Quân có viết:

"Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con chèo hái mỗi ngày

(trích tiếp)...........mà thôi"

Cội nguồn là ko gian sinh tồn,là cái nôi giúp cho sự hình thành phát triển của mỗi con người.Nó tác động to lớn đến mỗi người và có ý nghĩa đối vs mỗi người do vậy,mỗi người cần sống có ý thức để tạo nên nét đẹp xây dựng quê hương,cội nguồn của mk.Chúng ta phải sống theo đạo lí"uống nước nhớ nguồn",tưởng nhớ tới ông bà,tổ tiên,gia đình,dòng tộc,luôn gắn bó chia sẽ với những gia đình có công vs cách mạng,với quê hương-đất nước lúc khó khăn,gian khổ,biết yêu thương và hi sinh,gia đình,quê hương mk.Hiện nay đất nước ta đang đứng trước những thử thách to lớn giao lưu vs quốc tế hội nhập vào nền kinh tế nên cần những chủ nhân có đủ sức,đủ tài,đủ tri thức để đưa đất nước hội nhập nhanh vào nền công nghiệp hoá,hiện đại hoá.Tuy hội nhập nhưng tuổi trẻ,mỗi cá nhân cần cố gắng để giữ gìn bản sắc dân tộc,luôn tích cực để chiếm lĩnh những tri thức góp phần xây dựng dân giàu nước mạnh.Khi đất nước có chiến tranh sẵn sàng hi sinh xương máu để bảo vệ tổ quốc.là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường am cần cố gắng học tập để trở thành con ngocn,trò giỏi và trở thành chủ nhân tương lại của đất nước

Tham khảo nha bạn

  Tình Mẹ là thiêng liêng và cao cả, dẫu có ca ngợi bằng bao nhiêu ngôn từ đẹp đi nữa thì vẫn chưa xứng đáng với tình cảm mà người Mẹ, đấng sinh thành đã dành cho những người con như chúng ta. Trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta, hình ảnh người mẹ luôn để lại dấu ấn đậm nét hơn cả. Giữa con cái với cha mẹ luôn có một mối quan hệ máu thịt thiêng liêng. Cha thương con...
Đọc tiếp
 
 

Tình Mẹ là thiêng liêng và cao cả, dẫu có ca ngợi bằng bao nhiêu ngôn từ đẹp đi nữa thì vẫn chưa xứng đáng với tình cảm mà người Mẹ, đấng sinh thành đã dành cho những người con như chúng ta.

Trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta, hình ảnh người mẹ luôn để lại dấu ấn đậm nét hơn cả. Giữa con cái với cha mẹ luôn có một mối quan hệ máu thịt thiêng liêng. Cha thương con sâu nặng nhưng mà nghiêm khắc , cọn Mẹ thương con bằng tấm lòng bao dung và hiền hòa. Với những hình ảnh về người Mẹ kèm câu nói hay và xúc động bên dưới đây sẽ giúp các bạn thêm yêu thương những phút giây khi được và ở gần Mẹ mình nhé.

Với những ai còn Mẹ bên cạnh đến giờ phút này coi như là một món qùa, là một thứ gì đó quý giá hơn những thứ giá trị khác trên đời, vì thế hạy trân trọng và hạnh động ngay khi còn có thể nhé. Còn với những ai Mẹ đã về với thiên đàn thì cũng đừng buồn nhé, vì mỗi bước chân của bạn luôn được Mẹ theo dõi từ trên cao.

Hình ảnh về Mẹ kèm câu nói hay xúc động người xem

Mẹ cho con một hình hài
Mẹ cho con một bờ vai vững vàng
Mẹ cho con bước thênh thang
Mẹ cho con những điệu đàng Mẹ ơi!

Mẹ cho sông núi mây ngàn
Mẹ cho con những chứa chan ân tình
Mẹ cho con biết bao nhiêu
Mẹ cho con cả những điều chưa cho…

 
8
4 tháng 12 2016

Nếu trong hành trình tiến lên phía trước, có lúc nào mỏi gối chồn chân, chúng ta hãy quay về miền thơ ấu. Ở đó hình ảnh mẹ kính yêu sẽ tiếp thêm sức mạnh cho ta vững bước trên đường đời!
Mẹ là dòng suối ngọt ngào. Mẹ là nải chuối buồng cau…

Mẹ đã cố dấu nước mắt cho con thơ ngây nụ cười, Mẹ đã có những lúc thức trắng cho con bao đêm ngủ say, rồi con khôn lớn lên dang rộng đôi vai, mẹ cô đơn đứng bên hiên đầy mưa bay. Trong mỗi bước đi, xin mãi khắc ghi tình Mẹ … bao la biển trời

Ta có thể mạnh mẽ thật nhiều trước những vấn đề trong cuộc sống, nhưng luôn luôn mềm yếu trước… đấng sinh thành bạn nhỉ?

4 tháng 9 2016

 Huy Cận là một trong số những gương mặt tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Trước Cách mạng thơ Huy Cận thường giàu chất triết lí và ngập tràn nỗi sầu nhân thế. Nhưng từ khi Cách mạng tháng Tám thành công thì thơ ông là bài ca dào dạt niềm vui về cuộc đời, là bài thơ mến yêu thiên nhiên, con người và cuộc sống. Ra đời năm 1958, trong chuyến đi thực tế của nhà thơ ra vùng mỏ Quảng Ninh, “Đoàn thuyền đánh cá” là một tác phẩm mang cảm xúc như thế. Bài thơ miêu tả một chuyến đi khơi của đoàn thuyền đánh cá; là một khúc ca lao động tập thể, khúc ca về vẻ đẹp của thiên nhiên; là niềm vui, niềm ngưỡng mộ của tác giả trước con người và cuộc sống mới.Để lại nhiều ấn tượng nhất trong lòng người đọc là vẻ đẹp của biển cả, của đoàn thuyền và con người được thể hiện qua đoạn thơ:
“…Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng.
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.”

- Ở vị trí phần giữa của tác phẩm, đoạn thơ nổi bật với vẻ đẹp tráng lệ của biển khơi và vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của đoàn thuyền, của con người trong lao động. Tất cả được viết lên bằng trí tưởng tượng mãnh liệt,bằng niềm hứng khởi bay bổng và bút pháp tạo hình đầy sáng tạo.

- Mở đoạn đoạn thơ là hình ảnh đoàn thuyền lướt nhanh giữa trời cao biển rộng có cái lân lân, sảng khoái lạ thường: 
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng.
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”.
Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển trời bao la, đã trở thành con thuyền kì vĩ, lớn lao mang tầm vóc vũ trụ. Thuyền có gió làm lái, có trăng làm buồm, lướt giữa mây cao và biển bằng, giữa mây trời và sóng nước với tất cả sức mạnh chinh phục biển cả,chinh phục thiên nhiên. Hình ảnh này thể hiện rất rõ sự thay đổi trong cảm hứng nghệ thuật của Huy Cận trước và sau cách mạng ( có thể bàn thêm). Chủ nhân con thuyền – những người lao động cũng trở nên lồng lộng giữa biển trời trong tư thế, tầm vóc làm chủ cuộc đời. Con người đã chủ động, mạnh mẽ hòa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ. Không chỉ vậy, họ còn nổi bật ở vị trí trung tâm : ra tận khơi xa dò bụng biển, tìm luồng cá, dàn đan thế trận, bủa lưới vây giăng. Chất lãng mạn bao trùm cả bức tranh lao động biến công việc nặng nhọc trên biển thành một cuộc chiến đấu đầy hăm hở, với khí thế đua tranh. Nếu như ở đoạn đầu, thiên nhiên đã chìm vào trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn “mặt trời xuống biển”,”sóng đã cài then”,”đêm sập cửa” thì ở đây, con người đã đánh thức thiên nhiên, khiến thiên nhiên dường như bừng tỉnh, như cùng hòa vào niềm vui trong lao động. Có thể nói, lòng tin yêu thiên nhiên, con người và cảm hứng lãng mạn bay bổng đã giúp nhà thơ xây dựng được một hình ảnh thơ tuyệt đẹp, vừa hoành tráng, lại vừa thơ mộng.

- Bức tranh lao động được điểm tô bằng vẻ đẹp của thiên nhiên. Cái nhìn của nhà thơ đối với biển và cá cũng có những sáng tạo bất ngờ, độc đáo: 
Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng.
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Thủ pháp liệt kê kết hợp với sự phối sắc tài tình qua việc sử dụng các tính từ chỉ màu sắc “đen hồng”,”vàng chóe”… đã tạo nên một bức tranh sơn mài nhiều màu sắc, ánh sáng, lung linh huyền ảo như trong câu chuyện cổ tích nói về xứ sở thần tiên. Mỗi loài cá là một kiểu dáng, một màu sắc: “Cá nhụ cá chim cùng cá đé/Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” làm nên sự giàu đẹp của biển cả quê hương. Như có một hội rước đuốc trong lòng biển đêm sâu thẳm. Mỗi khi: “Cái đuôi em quẫy”, trăng như vàng hơn, rực rỡ hơn, biển cả như sống động hẳn lên. Người xưa thường nói: “Thi trung hữu họa” – nghĩa là trong thơ có hình có ảnh. Quả đúng như thế, mỗi loài cá ở đây là bức kí họa thần tình. Chúng đâu chỉ là sản phẩm vô tri được đánh bắt bởi bàn tay con người. Với họ - những người ngư dân này – cá là bạn, là “em”, là niềm cảm hứng cho con người trong lao động, và cũng chính là đối tượng thẩm mĩ cho thi ca.

- Cảnh đẹp không chỉ ở màu sắc, ánh sáng, mà còn ở âm thanh.Nhìn bầy cá bơi lội, nhà thơ lắng nghe tiếng sóng vỗ rì rầm: 
"Đêm thở :sao lùa nước Hạ long" 
Bằng nghệ thuật ẩn dụ kết hợp nhân hóa, biển cả như một sinh thể sống động. Tiếng sóng vỗ dạt dào dâng cao hạ thấp là nhịp thở trong đêm của biển. Thế nhưng nhà thơ lại viết “Đêm thở:sao lùa nước Hạ Long”. Thật ra, là sóng biển đu đưa rì rào va đập vào mạn thuyền. Trăng, sao phản chiếu ánh sáng xuống nước biển, mỗi khi sóng vỗ nhịp tưởng như có bàn tay của sao trời đang“lùa nước Hạ Long”. Đó là sự độc đáo, mới lạ trong sáng tạo nghệ thuật. Có thể nói, bằng tâm hồn hết sức tinh tế, tác giả đã cảm nhận được hơi thở của thiên nhiên, vũ trụ. Chính không khí say sưa xây dựng đất nước của những năm đầu khôi phục và phát triển kinh tế là cơ sở hiện thực của những hình ảnh lãng mạn trên.Bởi thế, bài thơ như một khúc tráng ca mà Huy Cận sáng tác để ca ngợi những con người lao động mới hay chính những con người lao động tự cất lên, tự viết lời cho khúc ca lao động của mình:
“Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Bài hát căng buồm đưa đoàn thuyền ra khơi, bài hát lại vang lên trong công việc, biến lao động cực nhọc thành niềm vui phơi phới, niềm vui lao động, niềm vui được hòa nhập gắn bó thân thiết với thiên nhiên. Lời ca gọi cá vào lưới nâng cao thêm chất thơ mộng của bức tranh. Người dân chài gõ thuyền xua cá vào lưới, nhưng đây không phải là con người mà là ánh trăng: trăng in xuống dòng nước, sóng vỗ như gõ nhịp vào mạn thuyền xua cá. Hiện thực được trí tưởng tượng sáng tạo thành hình ảnh lãng mạn, giàu chất thơ. Cái nhìn của nhà thơ đối với biển cả và con người là cái nhìn tươi tắn, lạc quan, ông như hòa nhập vào công việc, vào con người, vào biển cả.

- Từ đó, cảm xúc dâng trào, không thể không cất lên tiếng hát,bài ca về lòng biết ơn mẹ biển giàu có và nhân hậu:
“Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”
Biển ấm áp như người mẹ hiền chở che, nuôi nấng con người lớn lên, bao bọc con người với một tình cảm trìu mến, thân thương. Biển là nguồn sống , gắn bó thân thiết, cho ta tất cả những gì của cuộc đời như người mẹ “nuôi lớn đời ta tự buổi nào”. Câu thơ như một sự cảm nhận thấm thía của những người dân chài đối với biển khơi. Đến một lúc nào đó, họ chợt nhận ra biển đã gắn bó với mình từ bao đời, bao thế hệ, thật quý giá và thân yêu biết chừng nào!
III. Kết bài:
- Có thể nói, với hình ảnh thơ tráng lệ, âm hưởng hào hùng,bút pháp lãng mạn, bay bổng, nhà thơ đã khắc họa thành công một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, và vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của đoàn thuyền, của con người lao động giữa biển trời bao la.
- Đọc đoạn thơ, bài thơ ta càng yêu hơn, trân trọng hơn vẻ đẹp của cảm hứng say sưa, niềm vui phơi phới trước cuộc đời và tình yêu thiên nhiên, con người thiết tha của nhà thơ Huy Cận.

2 tháng 10 2016
- Nghĩa của từ chân: 1) Bộ phận dưới cùng của thân người hay động vật dùng để đi và đứng. 2) Phần dưới cùng, phần gốc của một vật. 3) Bộ phận của một vật dùng để đỡ vật ấy đứng ngay được trên mặt phẳng. 4) Địa vị, chức vị của một người. (...)
- ngã, vẽ, đứng, quay, võng,...
- Một số từ một nghĩa trong bài thơ: gậy, com-pa, kiềng
Từ chân trong bài thơ Những cái chân được dùng với nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, các ý nghĩa đều có cơ sở từ nghĩa gốc: Chỉ bộ phận dưới cùng của thân người hay động vật dùng để đi, đứng.
Từ chân ở đây đã được dùng với nghĩa chuyển. Nghĩa chuyển với nghĩa gốc được tác giả sử dụng đồng thời đã tạo nên những liên tưởng thú vị, nhất là hình ảnh cái võng Trường Sơn dù không có chân mà cũng "đi khắp nước".
2 tháng 10 2016

các từ "chân " này có cùng âm nhưng lại khác nghĩa với nhau . Các nghĩa trên đây rất dễ 

VD : câu 1 :chân là cái chân 

câu 2 : chân có nghĩa là chân của com -pa ..............

..............

Tương tự như vậy sẽ làm được bài nhé !

21 tháng 12 2016

khocroikhocroi hay quá

21 tháng 12 2016

batngoHỏi đáp Ngữ văn