K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
8 tháng 2 2019

1. Phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên là liên kết nội dung và liên kết hình thức.

Về nội dung, đoạn văn xoay quanh chủ đề về người bà. => liên kết logic

Về hình thức: đoạn văn có sử dụng phép lặp (lặp từ "bà" giữa các câu), phép thế (bà tôi như thế - "như thế" ở đây ý chỉ việc bà khuyên nhủ, dạy bảo, làm gương cho các cháu bằng nhiều hành động đã được kể ở trên)

2. Tình cảm của tác giả dành cho người bà của mình đó là sự kính yêu, biết ơn và thương nhớ nữa (vì đoạn văn được viết trong dòng hồi tưởng). Bà hiện lên trong ấn tượng của người viết đó là một người lặng lẽ, ít nói nhưng hay thể hiện bằng hành động. Bà hiền và lặng lẽ, quan tâm và dành tình cảm thân ái với tất cả mọi người. Vì thế, cháu - tác giả luôn hướng về bà với niềm ngưỡng mộ và sự biết ơn sâu sắc nhất.

27 tháng 9 2023

- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích: so sánh
"Bà như chiếc bóng giở về", "Dân làng bảo bà hiền như đất", "Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng"
- Tác dụng:
+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm, nâng cao sự sinh động, hấp dẫn.
+ Giúp miêu tả, nói lên tính cách hiền lành của bà. Hiền đến nỗi người ta ví như là "đất", như là "chiếc bóng".
+ Thể hiện được tình cảm sâu sắc của tác giả dành cho bà
+ Thể hiện được tài năng, cách sử dụng từ, tài quan sát của tác giả

27 tháng 9 2023

Mình ko chắc tác giả có phải nhân vật "người cháu" không nên bạn tham khảo thôi nhé

Câu 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:          Cả làng im ắng. Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ai ngoài các cháu ra. Ít khi tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhiều bằng ca dao, tục ngữ. Những chị mồm năm miệng mười, sau khi...
Đọc tiếp

Câu 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

          Cả làng im ắng. Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ai ngoài các cháu ra. Ít khi tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhiều bằng ca dao, tục ngữ. Những chị mồm năm miệng mười, sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một, mồm hai.

Người ta bảo: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được. […]

                                                             (Duy Khán, Tuổi thơ im lặng)

a. Xác định lời dẫn? Cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp?

b. Chuyển lời dẫn theo cách ngược lại với cách dẫn vừa xác định?

c. Xác định một thành ngữ có trong đoan văn trên và cho biết thành ngữ đó liên quan đến phương châm hội thoại nào?

1
18 tháng 10 2021

a, Lời dẫn trực tiếp: Người ta bảo: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. 

b, Chuyển cách dẫn: Người ta hay bảo con hư tại mẹ, cháu hư tại bà

c, Thành ngữ: Mồm năm miêng mười

Liên quan đến PC về lượng

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: "…Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ai ngoài các cháu ra. Ít khi tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhiều bằng ca dao, tục ngữ. Những chị mồm năm miệng mười, sau khi bà khuyên chỉ còn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: "…Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ai ngoài các cháu ra. Ít khi tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhiều bằng ca dao, tục ngữ. Những chị mồm năm miệng mười, sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một, mồm hai. Người ta bảo: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được.” (Trích "Bà nội” - Duy Khán) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính. Câu 2. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu: "Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên” thuộc kiểu câu gì? Phân tích rõ cấu tạo ngữ pháp của câu Câu 3. Xác định lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn? Câu 4. Tại sao người cháu lại nói “Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được?”

1
14 tháng 2 2022

1.PTBĐ:  tự sự , biểu cảm

2. câu ghép

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:“Cả làng đã im ắng. Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ai ngoài các châu ra. Ít khi tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ ri khuyên. Bà nói nhiều bằng ca dao, tục ngữ. Những chị mồm năm miệng mười, sau khi bà khuyên chi...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“Cả làng đã im ắng. Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ai ngoài các châu ra. Ít khi tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ ri khuyên. Bà nói nhiều bằng ca dao, tục ngữ. Những chị mồm năm miệng mười, sau khi bà khuyên chi còn mồm một, mồm hai.

Người ta bảo: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được.”

(Theo Duy Khán, Tuổi thơ im lặng, Sgk Ngữ

văn 9, tập 1, tr. 161)

Câu 1. (1.0 điểm) Chỉ ra một phép so sánh và nêu tác dụng của

biện pháp tu từ đó?

Câu 2. (1.0 điểm) Qua đoạn văn trên, em hiểu được những nét đẹp

nào về phẩm chất của nhân vật trữ tình.

1
31 tháng 12 2021

1. “Bà như chiếc bóng giở về.'' 

Tác dụng: Cho thấy sự lặng lẽ, hiền hậu của bà, bà đi nhẹ và không làm ảnh hưởng đến ai.

2. Cho thấy bà là người hiền lành, trầm tư và nhân hậu

4 tháng 2 2019

Tham khảo: Đề thi kì 2 lớp 9 môn Văn 2017 Sở GD Thái Bình

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích; tôi kể lại những...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích; tôi kể lại những truyện bà tôi đã kể, và nếu quên chỗ nào, tôi bảo chúng đợi, rồi chạy về nhà hỏi lại bà tôi. Thấy thế bà tôi thường rất hài lòng.
Tôi cũng kể cho chúng nghe nhiều về bà tôi; một hôm thằng lớn thở dài nói:
– Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt…
Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời… dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm.

(M. Go-rơ-ki, Thời thơ ấu)

a, Trong số nững từ ngữ hoặc câu được in đậm, đâu là lời dẫn trực tiếp, đâu là lười dẫn gián tiếp, đâu không phải là lời dẫn?

b, Vận dụng những phương châm hội thoại đã học, giải thích vì sao nhân vật "thằng lớn" phải dùng từ có lẽ trong lười nhận xét của mình.

1
28 tháng 7 2019

- Trong đoạn chỉ có một lời dẫn trực tiếp là phần lời thoại (được thể hiện bằng những gạch đầu dòng)

- Lời dẫn gián tiếp đặt sau dấu hai chấm

- Các phần in đậm còn lại là lời kể, không phải lời dẫn

- Nhân vật “thằng lớn” phải dùng từ có lẽ để thông báo cho người đọc biết những ý nghĩ, suy đoán khi không chắc chắn