Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. - châu á có mật độ dân số cao nhất
- châu đại dương có mật độ dân số thấp nhất
2.phân bố dân cư là một tượng xã hội có tính quy luật do tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố trong đó nguyên nhân quyết định là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất , tính chất của nền kinh tế , sau đó là các nguyên nhân về điều kiện tư nhiên , lịch sử khai thác lãnh thổ , chuyển cư , ...
Thác 1 từ dưới lên nhỏ dần hoặc từ trên xuống lớn dần. Thác 2 phình to hơn.
Thác dân số 2 là tháp có nhiều ng trên tuổi lao động.
Trong hình 1.1:
- Tháp tuổi thứ nhất có khoảng 5,5 triệu bé trai và 5,5 triệu bé gái.
- Tháp tuổi thứ hai có khoảng 4,5 triệu bé trai và 5,5 triệu bé gái.
- Tháp tuổi thứ nhất có đáy tháp rộng, thân tháp thu hẹp dần.
- Tháp tuổi thứ hai có đáy tháp hẹp, thân tháp mở rộng.
- Tháp tuổi có thân tháp mở rộng thể hiện số người trong độ tuổi lao động cao, nhưng đáy tháp hẹp thể hiện tỉ lệ sinh đã giảm, tương lai nguồn lao động cũng bị giảm.
Châu Á có số dân đông nhất thế giới là 4216 triệu người đồng thời cũng là châu lục có mật độ dân số cao nhất thế giới là 132 người/km2.
- Châu Đại Dương có số dân thấp nhất thế thế giới là 37.1 triệu người và có diện tích thấp nhất là 9.275 triệu km2 đồng thời là châu lục có mật độ dân số thấp nhất là 4 người/km2.
Bức tranh phân bố dân cư không đồng đều trên toàn thế giới là do sự tác động tổng hợp cùa các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội:
- Nhân tố tự nhiên: Nơi nào có các điều kiện tự nhiên phù hợp với sinh lí con người, thuận lợi để phát triển sản xuất nơi đó dân cư tập trung đông. Trong các nhân tố tự nhiên thì khí hậu, nguồn nước, địa hỉnh và đất đai có ảnh hưởng rõ nét nhất.
+ Dân cư tập trung đông ở vùng khí hậu ôn hòa, ấm áp (vùng ôn đới, nhiệt đới); nơi có khí hậu khắc nghiệt (nóng quá ờ hoang mạc, lạnh quá ở vùng gần cực, ẩm quá ờ vùng rừng rậm...) thì dân cư thưa thớt.
+ Vùng đồng bằng, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, đất đai màu mỡ như các châu thổ sông Hồng, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang, sông Nin... thì dân cư đông đúc. Ngược lại, các vùng núi cao điều kiện tự nhiên khẳc nghiệt (thiếu nước, đất xấu, độ dốc lớn...) khó khăn cho đời sống và sản xuất thì dân cư thưa thớt.
- Nhân tố kinh tế - xã hội: (đóng vai trò quan trọng hàng đầu)
+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: làm thay đổi bức tranh phân bố dân cư, nhiều điểm dân cư đã mọc lên ờ vùng núi cao, hoang mạc, vùng băng giá và vươn ra cả biển.
+ Tính chất của nền kinh tế: Những khu vực dân cư tập trung đông đúc thường gắn với hoạt động công nghiệp hơn so với nông nghiệp (Tây Âu, Nam Âu, Đông Bắc Hoa Kì là những khu vực tập trung nhiều trung tâm công nghiệp nên dân cư đông đúc). Trong hoạt động nông nghiệp, khu vực nào có hoạt động canh tác lúa nước thì cần nhiều lao động hơn nên dân cư đông đúc hơn (như khu vực châu Á gió mùa, châu thổ sông Nin, sông Ni-giê...).
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ: châu lục, khu vực có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời (như vùng Đông Nam Á, Đông Á, Tây Âu...) có dân cư đông đúc hơn những châu lục và khu vực mới khai thác (châu Mĩ, Ố-xtrây-li-a...).
+ Các dòng chuyển cư ít nhiều tác động tới bức tranh phân bố dân cư của thế giới. Số dân và mật độ dân số cùa châu Mĩ, Ô-xtrây-Ii-a dang tăng lên nhờ những dòng chuyển cư từ châu Âu, châu Phi và châu Á tới.
- thưa dân : Đông Nam Á, Đông Nam bra-xin, Tây Âu, Trung Đông, Tây Phi.
bạn tham khảo ở đây nha : Bài 13 : Môi trường đới ôn hòa | Học trực tuyến
Đới ôn hoà là nơi gặp nhau của không khí nóng và không khí lạnh.
- Thời tiết ở đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh vì so với đới nóng, nhiệt độ thấp hơn và lượng mưa ít hơn, nhưng so với đới lạnh thì nhiệt độ lại cao hơn và lượng mưa nhiều hơn. Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo vị trí gần cực (gần đới lạnh) hay gần chí tuyến (gần đới nóng).
- Thời tiết ở đới ôn hoà mang tính thất thường thể hiện ở các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường, nhiệt độ có thể tăng hay giảm 10° - 15°C trong vài giờ. Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương vào làm cho thời tiết biến động rất khó dự báo.