Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Theo tiểu thuyết Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, anh Dậu hai mươi sáu tuổi, là một nông dân hiền lành chất phác, là chồng của chị Dậu. Anh bắt đầu đi làm ruộng từ năm lên tám, và là một tá điền lực lưỡng. Sau khi lo ma cho em trai xong, anh bị mắc bệnh sốt rét, không làm ăn được gì. Tới mùa sưu, anh bị cùm kẹp ra đình làng để vợ ở nhà phải bán con kiếm tiền nộp sưu chuộc anh về. Vì vậy, em không đồng ý với ý kiến đó. Lúc tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào, phần vì anh đã quá ốm yếu, lại mới ngất xỉu từ tối hôm qua, phần vì hoảng quá, không biết phải làm sao, anh chỉ vội đặt bát cháo xuống và lăn đùng ra đó. Một người đàn ông, nhưng vào lúc ốm đau như vậy, cũng cần được chăm sóc đầy đủ, chỉ tội nhà nghèo khó, lại đang mắc tội "thiếu sưu của nhà nước", làm sao anh có tiền chạy chữa thuốc thang? Lúc ấy thì anh có lẽ chẳng còn sức để mà đôi co. Anh muốn chúng nó bắt luôn mình đi, làm cho mình chết đi, để không phiền hà đến vợ con, vậy nên anh mới im lặng. Còn chị Dậu vì quá thương chồng nên một mục van xin bọn tay sai tha cho anh. Anh đã quá mệt mỏi, tuyệt vọng trong cái xã hội thực dân nửa phong kiến đã đày đọa người nông dân như vậy. Nhưng đến cuối, thấy chị Dậu tức quá làm liều, anh vội can ngăn: "U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội." cho thấy anh vẫn biết nghĩ và thương vợ.
Em tham khảo phần này nhé!
Khi đó, tôi chợt thấy hai thằng lính nhà ông trưởng làng nấp dưới khóm lau trước sân, tay chúng còn cầm cả dây thừng và một cái bao. Vì chúng chẳng phải hạng người tốt lành gì nên tôi cũng tránh đi luôn.
Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi thì mới biết rằng, lão bán Cậu Vàng đi thật, não nói:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
Đến bấy giờ tôi mới biết hai thằng lính hôm qua đứng đấy làm gì.
- Cụ bán rồi? - Chồng tôi hỏi lão.
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
Lúc này tôi chỉ tập trung vào lão Hạc, lão còn cố làm ra vẻ vui vẻ nữa chứ. Chắc cũng đoán ra sự tình, chồng tôi mới hỏi thêm:
- Thế nó cho bắt à?
Trong đầu tôi cũng thắc mắc, cậu Vàng là chú chó thông minh mà lại để chúng lôi đi dễ dàng như vậy sao. Lão Hạc co rúm lại chống tay lên trán, dường như không chịu nổi sức nặng của chính mình, lão đổ phịch xuống sân, lão hu hu khóc, vừa khóc lão vừa nói:
- Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng:"A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!
Mọi chuyện thì ra là như vậy, tôi cảm thấy lão thật khổ, khuôn mặt già nua với đầy nếp nhăn như xô ép khiến nước mắt lão chạy ra vậy. Chồng tôi lúc này cũng xúc động ngồi xuống an ủi lão. Thấy vậy tôi cũng ra ngoài làm việc tiếp. Tính ra tôi cũng chẳng thương tiếc gì cho con chó của lão, tôi chỉ tủi cho lão đã già mà khổ, vậy thôi
Có vì cái chết của Lão Hạc đã cho người đọc thấy rõ được tấm lòng cảu lão.Lão tuy là con người nghèo khổ nhưng có phẩm chất vô cùng đáng quý đó là lòng tự trọng, lòng thương con vô bờ bến và lão Hạc đã chọn cái chết để bảo vệ phẩm chất cao đẹp của mình.Đồng thời cái chết của Lão Hạc còn phản ánh xã hội đương thời đã đẩy con người ta vào bước đường cùng đó là: chỉ có cái chết mới giữ được phẩm giá của mình
Nhiều nghĩa ở đây là về mặt gì vậy ạ?? Có thể cho mk 1 đề cuh thể đc ko ạ!!!!
Nhiều nghĩa ở đây có nghĩa là về mặt vẻ đẹp của người nông dân ạ
Đáp án
Vợ tôi /không ác (nhưng) thị /khổ qúa rồi.
C V C V
=> Câu ghép có quan hệ tương phản.
Ý kiến trên không hoàn toàn đúng. Bởi không phải khoa học bó tay với bệnh tình của Giôn-xi mà là Giông-xi không có ý chí muốn sống. Hay nói cách khác là cô đã từ bỏ cuộc sống, bởi vậy cô mới gắn sự sống của mình với những chiếc lá thường xuân trên tường trong mùa đông.
Chỉ có tác phẩm nghệ thuật mới cứu được cô. Không đơn thuần chỉ là tác phẩm nghệ thuật mà ẩn đằng sau đó là tình yêu thương con người. Nếu đó không phải là chiếc lá vẽ bằng tình yêu thương và sự hi sinh của cụ Bơ-men mà chỉ là sản phẩm đặt hàng của một người nào đó thì chiếc lá trên tường vẫn có thể là tác phẩm nghệ thuật nhưng nó không có sức mạnh thức tỉnh và khiến Giôn-xi có nhu cầu muốn sống tiếp.
=> Giôn-xi chỉ bị viêm phổi và nếu được điều trị tốt và tinh thần tốt thì có thể chữa lành. Không đến mức khoa học phải bó tay.