K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 3 2021

1 chỉ ra phép tu từ so sánh kiểu so sánh và tác dụng của phép so sánh trong những câu dưới đay A

  Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

    Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

các phép tu từ so sánh ở hai câu:

  Công cha như núi Thái Sơn 

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 

-> tác dụng: nêu lên công lao năng nhọc của cha mẹ

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
19 tháng 7 2019

a. Câu ca dao sử dụng phép so sánh ngang bằng qua hình ảnh "Công cha", "Nghĩa mẹ". Tác giả so sánh những sự vật vốn vô hình, trừu tượng với những sự vật cụ thể hữu hình để làm nổi bật công lao trời biển của cha mẹ.

b. Câu thơ sử dụng phép so sánh ngang bằng thông qua từ "là". Tác giả như đưa ra một định nghĩa về cha, mẹ, và con. Qua phép so sánh này đã góp phần làm nên định nghĩa về gia đình. Mỗi sự vật so sánh đều có mối liên hệ gần gũi, gắn bó với sự vật.

14 tháng 8 2018

Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.

Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ

14 tháng 8 2018

Biện pháp so sánh:

Công cha như núi Thái Sơn. Tác dụng: nhằm nêu cao vai trò của người cha đối với con cái. Ví công của cha nuôi con lớn như núi Thái Sơn.

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Tác dụng: nhằm nêu cao vai trò của người mẹ đối với con cái.Ví công mẹ nuôi con là vô tận vì sông ko bao giờ cạn kiệt.

18 tháng 10 2016

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với  nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao.Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

18 tháng 10 2016

So sánh  và ẩn dụ.

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với  nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

Chúc bạn học tốt!

 

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:LÒNG MẸCó miếng ngọt miếng ngonMẹ dành cho con hếtĐắng cay chỉ mẹ biếtNgọt lành chỉ mẹ hayMẹ bếp lửa mỗi ngàySưởi ấm con đông tốiMẹ là quạt mát rượiĐuổi cái nóng mùa hèMẹ lo đứng lo ngồiKhi con đau, con ốmMẹ như mặt trời sớmHôn giấc ngủ của con.(Theo Hoàng Thị Minh Khanh)Câu 1: Bài thơ trên thuộc thể thơ gì?Câu 2: Em hãy cho biết thế nào...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
LÒNG MẸ

Có miếng ngọt miếng ngon
Mẹ dành cho con hết
Đắng cay chỉ mẹ biết
Ngọt lành chỉ mẹ hay
Mẹ bếp lửa mỗi ngày
Sưởi ấm con đông tối
Mẹ là quạt mát rượi
Đuổi cái nóng mùa hè
Mẹ lo đứng lo ngồi
Khi con đau, con ốm
Mẹ như mặt trời sớm
Hôn giấc ngủ của con.

(Theo Hoàng Thị Minh Khanh)
Câu 1: Bài thơ trên thuộc thể thơ gì?
Câu 2: Em hãy cho biết thế nào là so sánh? Tìm các phép so sánh có trong bài
thơ trên?
Câu 3: Trong bài thơ người mẹ đã làm những việc gì cho con? Qua đó thấy
được tình cảm mà người mẹ dành cho đứa con là tình cảm gì?
Câu 4: Công lao của cha mẹ rất là to lớn, riêng em sẽ làm gì để đền đáp công
ơn đó?

Mọi người giúp mình nha <3 <3 Cảm ơn <3 <3

1
6 tháng 4 2020
 

1.Thể thơ ngũ ngôn

2.Biện pháp tu từ so sánh  : mẹ- mặt trời 

Tác dụng : cho thấy tấm lòng bao la, vĩ đại và tình yêu thương con sâu sắc của người mẹ.

3. Trong bài thơ, người mẹ đã dành miếng ngon, miếng ngọt cho con, sưởi ấm con, quạt mát cho con ngủ, lo lắng khi con bị ốm.

Cho thấy tình yêu thương, sự quan tâm và sự hi sinh thầm lặng của mẹ dành cho con.

4. Em sẽ nghe lời bố mẹ, cố gặng học thật tốt trở thành 1 người có ích cho xã hội để không phụ lòng mẹ .

1.Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển (từ Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu đến Một con hải âu bang ngang là là nhịp cánh)Trích cô tô Là một bức tranh rất đẹp Em hãy tìm những từ ngữ chỉ màu sắc,những hình ảnh mà tác giả đã dùng để vẽ nên cảnh đẹp rực rỡ đấy .Nhận xét về những hình ảnh so sánh mà tác giả đã sử dụng ở đâyKhung cảnh mặt trời...
Đọc tiếp

1.Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển (từ Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu đến Một con hải âu bang ngang là là nhịp cánh)Trích cô tô Là một bức tranh rất đẹp Em hãy tìm những từ ngữ chỉ màu sắc,những hình ảnh mà tác giả đã dùng để vẽ nên cảnh đẹp rực rỡ đấy .Nhận xét về những hình ảnh so sánh mà tác giả đã sử dụng ở đây

Khung cảnh mặt trời mọc:...................................................

Mặt trời được so sánh:.............................................................

Nhận xét về cách so sánh của tác giả

2.Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo đã đc miêu tả qua chi tiết,hình ảnh nào trong đoạn cuối bài văn?Em có cảm nghĩ gì về cảnh ấy

3.Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc trên biển sông,núi hay ở dồng bằng mà em đã quan sát đc

Ai lm nhanh nhất mk tik cho vs cả Câu 1 và 2 đều ở bài cô Tô

4
11 tháng 3 2018

Tự làm đi.

Sống trên đời là phải động não.

...

11 tháng 3 2018
bọn này ko rảnh tự mà làm lấy
Công cha như núi ngất trờiNghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đôngNúi cao biển rộng mênh môngCù lao chín chữ ghi lòng con ơi!   Hai câu đầu có hai hình ảnh so sánh. Công cha với núi ngất trời, "núi cao ngất trời" không đo được, chiều cao vô tận. Người cha là trụ cột của gia đình, là chỗ dựa vững chắc cho con bước vào tương lai. Nghĩa mẹ với nước ở ngoài biển đông, "nước ngoài biển...
Đọc tiếp

Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

   Hai câu đầu có hai hình ảnh so sánh. Công cha với núi ngất trời, "núi cao ngất trời" không đo được, chiều cao vô tận. Người cha là trụ cột của gia đình, là chỗ dựa vững chắc cho con bước vào tương lai. Nghĩa mẹ với nước ở ngoài biển đông, "nước ngoài biển đông" rộng lớn mênh mông ko đong đến được. Tình mẹ ấm áp, dịu dàng, bao la. Ẩn dụ câu sau "núi cao", "biển rộng" lại một lần nữa khẳng định công lao to lớn của cha mẹ. Và câu cuối cùng nhắc nhở chúng ta về công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, cha mẹ không quản bao vất vả nuôi chúng ta nên người. Hãy sống có hiếu với cha mẹ.

Trên đoạn văn trên, hãy tìm từ láy và từ mượn 

mink đang cần gấp, please!!

 

2
6 tháng 12 2021

từ láy:mênh mông,so sánh,ấm áp,dịu dàng

6 tháng 12 2021

   Hai câu đầu có hai hình ảnh so sánh. Công cha với núi ngất trời, "núi cao ngất trời" không đo được, chiều cao vô tận. Người cha là trụ cột của gia đình, là chỗ dựa vững chắc cho con bước vào tương lai. Nghĩa mẹ với nước ở ngoài biển đông, "nước ngoài biển đông" rộng lớn mênh mông ko đong đến được. Tình mẹ ấm áp, dịu dàng, bao la. Ẩn dụ câu sau "núi cao", "biển rộng" lại một lần nữa khẳng định công lao to lớn của cha mẹ. Và câu cuối cùng nhắc nhở chúng ta về công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, cha mẹ không quản bao vất vả nuôi chúng ta nên người. Hãy sống có hiếu với cha mẹ.

Từ láy: In đậm nghiêng

Từ mượn: In đậm