1. Lâm Đồng
  2. ...">
    K
    Khách

    Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

    19 tháng 6 2017

    Ở Tây Nguyên có một địa điểm được coi là nơi" Một con gà gáy ba nước đều nghe" là đâu?

    1. Lâm Đồng
    2. Đăk Nông
    3. Đăk Lăk
    4. Kon Tum -> đúng (Cụ thể: Ngọc Hồi- Kon Tum là ngã ba đông dương tiếp giáp của Lào, Campuchia và Việt Nam)
    19 tháng 6 2017

    D

    23 tháng 6 2017

    D

    24 tháng 6 2017

    D

    Câu 2 :

    Mặt Trăng ở rất xa Trái Đất với khoảng cách trung bình 384.400 km. Quãng đường bạn di chuyển trên Trái Đất quá nhỏ so với con số này, nên góc nhìn đối với Mặt Trăng không thay đổi. Do đó, Mặt Trăng không bị mất đi trong tầm nhìn của mắt. Nó dường như giữ nguyên vị trí trên bầu trời.

    Ngoài ra, bộ não tự động so sánh vị trí của Mặt Trăng với cảnh vật trên mặt đất đang lướt qua khi bạn di chuyển.

    => Vì vậy, bạn có cảm giác Mặt Trăng luôn di chuyển tiến lên phía trước cùng với bạn.

    Câu 6 :

    Một ngày trên Mặt Trăng bằng 29,5 ngày trên Trái Đất.

    Câu 4 :

    Mây mù trên sao Kim chứa nhiều bụi đất nhìn xa như một đám mây mờ mịt.

    11 tháng 9 2019

    Câu 6 :

    Nguyên là vì Mặt Trăng vừa tự quay, vừa phải quay quanh Trái Đất, trong lúc đó Trái Đất lại quay quanh Mặt Trời. Khi Mặt Trăng quay được một vòng thì Trái Đất cũng chuyển động được một cự ly trên quỹ đạo quay quanh Mặt Trời, do đó sau 27,3 ngày, điểm của Mặt Trăng ban đầu đối diện với Mặt Trời nay không còn đối diện với Mặt Trời nữa mà phải quay đi một góc mới có thể đối diện với Mặt Trời. Khoảng thời gian đó cần 2,25 ngày. Cho nên cộng 27,3 ngày với 2,25 ngày là 29,5 ngày.

    19 tháng 6 2017

    Loại đất chiếm tỉ trọng diện tích lớn nhất ở Tây Nguyên thuộc nhóm đất nào:

    1. Nhóm đất badan.
    2. Nhóm đất phù sa.
    3. Nhóm đất feralit.
    4. Nhóm đất phù sa cổ.
    19 tháng 6 2017

    mình chũng chọn thế nhưng phần đáp án trắc nghiệm của hoc24 là C

    19 tháng 6 2017

    Tiềm năng về tự nhiên của Tây Nguyên không thuận lợi đối với việc phát triển ngành công nghiệp

    1. Thuỷ điện
    2. Chế biến lâm sản
    3. Luyện kim màu
    4. Luyện kim đen
    19 tháng 6 2017

    C

    12 tháng 9 2017

    HƯỚNG DẪN

    a) Biểu hiện: Trung tâm lớn nhất là Hà Nội; từ đó, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hoá khác nhau lan toả đi nhiều hướng dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch: Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả (cơ khí - khai thác than), Đáp Cầu - Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hoá học), Đông Anh - Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim), Việt Trì - Lâm Thao - Phú Thọ (hoá chất - giấy), Hà Đông - Hoà Bình (thuỷ điện), Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hoá (dệt, điện, xi măng).

    b) Giải thích

    - Vị trí địa lí thuận lợi.

    - Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

    - Nguồn lao động có tay nghề đông.

    - Thị trường rộng, kết cấu hạ tầng phát triển...

    21 tháng 10 2019

    HƯỚNG DẪN

    a) Chứng minh: Sử dụng thang màu ở trang 6 – 7 (Hình thể) để làm rõ phần diện tích của địa hình đồi núi và đồi núi thấp trên bản đồ.

    b) Giải thích

    - Trong giai đoạn Cổ kiến tạo, lãnh thổ nước ta được nâng lên trong các pha uốn nếp của các kì vận động tạo núi Calêđôni và Hecxini (thuộc đại Cổ sinh), các kì vận động tạo núi Inđôxini và Kimêri (thuộc đại Trung sinh).

    - Sau khi kết thúc giai đoạn Cổ kiến tạo, lãnh thổ nước ta trải qua một thời kì tương đối ổn định và tiếp tục được hoàn thiện dưới chế độ lục địa, chủ yếu chịu sự tác động bào mòn, phá hủy của các quá trình ngoại lực, tạo nên những bề mặt san bằng cổ, thấp và thoải. Về cơ bản, địa hình của nước ta có thể hình dung như một bán bình nguyên.

    - Trong giai đoạn Tân kiến tạo, vận động tạo núi Anpơ - Himalaya đã nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp các bồn trũng lục địa kèm theo các đứt gãy và phun trào mắcma. Tuy nhiên, vận động nâng lên yếu nên đại bộ phận nước ta chủ yếu là đồi núi thấp.

    13 tháng 6 2019

    Nguyên nhân chủ yếu làm cho kim ngạch xuất khẩu nước ta liên tục tăng lên là: Mở rộng và đa dạng hóa thị trường

    13 tháng 6 2019

    Nguyên nhân chủ yếu làm cho kim ngạch xuất khẩu nước ta liên tục tăng lên là Mở rộng và đa dạng hóa thị trường

    6 tháng 11 2019

    * Giao thông vận tải:

    - Là ngành sản xuất đặc biệt, vừa mang tính chất sản xuất vừa mang tính chất dịch vụ và có nhiều tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
    - Tham gia vào hầu hết các khâu trong quá trình sản xuất, nối liền sản xuất – sản xuất, sản xuất – tiêu dùng, phục vụ đắc lực cho nhu cầu đi lại của người dân.
    - Tao mối liên hệ kinh tế - xã hội giữa các vùng, các địa phương trong nước và quốc tế.
    - Thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở những vùng khó khăn miền núi xa xôi.
    - Những tiến bộ của giao thông vận tải có tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư trên thế giới.
    - Đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ tổ quốc.

    * Thông tin liên lạc:

    - Đảm nhận việc vận chuyển tin tức một cách nhanh chóng và hợp lí, góp phần thực hiện các mối giao lưu xã hội giữa các địa phương trong nước và quốc tế.
    - Góp phần phục vụ nhân dân, làm thay đổi cuộc sống của từng cá nhân, xã hội.
    - Đảm bảo an ninh quốc phòng.
    - Trong xu thế hội nhập hiện nay, thông tin liên lạc có vai trò quan trọng, có thể quyết định đến sự thành đạt trong sản xuất kinh doanh cũng như phát triển kinh tế.
    - Thúc đẩy quá tình toàn cầu hóa, làm thay đổi mạnh mẽ đời sống của con người.

    Tham khảo :

    Giao thông vận tải và thông tin liên lạc là hai lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta, nhất là trong bối cảnh hiện nay.

    Vai trò của giao thông vận tải

    • Có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mọi ngành kinh tế (vận chuyển nguyên, nhiên liệu, vật tư kĩ thuật, sản phẩm,...).
    • Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.
    • Có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của nền kinh tế thị trường.
    • Thực hiện các mối liên hệ kinh tế trong và ngoài nước.
    • Nhờ vào việc phát triển giao thông vận tải mà nhiều vùng khó khăn đã có cơ hội phát triển,
    • Giúp tăng cường sức mạnh an ninh, quốc phòng đất nước.

    Vai trò của thông tin liên lạc

    • Giúp cho việc giao lưu kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế được thực hiện nhanh chóng.
    • Trong nền kinh tế thị trường, việc thiếu thông tin cập nhật sẽ gây nhiều khó khăn, thậm chí thất bại trong quản lí, kinh doanh. Nhờ nắm được thông tin, người quản lí Nhà nước, quản lí kinh doanh sẽ đưa ra những quyết định nhanh, chính xác, hiệu quả.
    • Với xã hội, thông tin liên lạc phát triển sẽ khắc phục những hạn chế về thời gian và khoảng cách, làm cho con người gần nhau hơn, đồng thời cũng giúp con người nâng cao nhận thức về nhiều mặt.