Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự phân hố lượng mưa ở khu vực Nam Á không đều:
Nơi mưa nhiều nhất: sườn đông nam Hi-ma-lay-a, vùng châu thổ sông Hằng và ven biển phía tây của bán đảo Ấn Độ, đặc biệt ở Se-ra-pun-di – vùng Đông Bắc Ấn Độ có lượng mưa từ 11000 – 12000 mm/năm.Những vùng mưa ít: vùng nội địa thuộc sơn nguyên Đê-can, vùng Tây Bắc bán đảo Ấn Độ, vùng hạ lưu sông Ấn.– Đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Nam Á: là bộ phận nằm giữa ở rìa phía nam của lục địa. Phía tây giáp biển A-rap, phía đông giáp vịnh Ben-gan, phía nam giáp Ấn Độ Dương, phía Bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ.
– Các miền địa hình chính từ bắc xuống nam:
+ Phía Bắc: hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ chạy theo hướng tây bác – đông nam dài gần 2600km, bề rộng trung bình từ 320 – 400 km.
+ Nằm giữa: đồng bằng Ấn – Hằng rộng bằng phẳng, chạy từ bở biển A-rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250km đến 350km.
+ Phía nam: sơn nguyên Đê- can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.
Ngắn là thiếu nhiều lắm!! Ngắn nhất đây!
+ Do ảnh hưởng của dãy Gat Tây là sườn đón gió Tây Nam nên Mum bai có lượng mưa lớn 3000mm
+ Sê ra pun đi năm ở hành lang đón gió Tây Nam từ biển vào, dãy Hy ma lay a chắn gió Tây Nam nên mưa trút hết xuống sườn Nam gây mưa lớn (11000mm)
+ Mun tan nằm ở đới khí hậu nhiệt đới khô, gió mùa Tây Nam từ vịnh Ban gan thổi vào gây mưa ở Se ra pun đi sau đó chuyển hướng về phía Tây vượt qua sơn nguyên I ran thổi tới nên khô và rất ít mưa (183mm)
Trả lời
Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của địa hình.
- Dãy núi Hi-ma-lay-a đồ sộ kéo dài, ngăn cản gió mùa tây nam từ biển thổi vào, mưa trút hết ở sườn nam, lượng mưa trung bình 2000 - 3000mm/năm. Trong khi phía bên kia, trên sơn nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, lượng mưa trung bình dưới lOOmm/năm.
- Miền đồng bằng Ấn - Hằng nằm giữa khu vực núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đê-can, như một hành lang hứng gió tây nam từ biển thổi vào qua đồng bằng châu thổ sông Hằng, gặp núi gió chuyển theo hướng tây bắc, mưa tiếp tục đổ xuống vùng đồng bằng ven chân núi, nhưng lượng mưa ngày càng kém đi. Chính vì vậy, ở Se-ra-pun-di có lượng mưa rất cao (11OOO mm/năm), trong khi đó lượng mưa (ở Mun-tan chỉ có 183mm/năm.
- Dãy núi Gát Tây chắn gió mùa Tây Nam nên vùng ven biển phía tây của bán đảo Ấn Độ có lượng mưa lớn hơn nhiều so với sơn nguyên Đê-can.
Câu 1 :
Địa hình Nam Á :
+ Có 3 miền địa hình
+ Phía Bắc là dãy Himalaya hùng vĩ
+ Phia Nam là sơn nguyên Đê Can
+ Ở giữa là đồng bằng Ấn Hằng rộng lớn
+ Sơn nguyên Đê Can được nâng lên hai rìa phía Tây và phía Đông
Địa hình Tây Nam Á :
+ Phía Đông Bắc là núi và cao nguyên
+ Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà
+ Phía Tây Nam là sơn nguyên Át lát
Chúc bạn thi tốt nhé !
Câu 1: Trả lời:
* Đặc điểm sông ngòi nước ta:
a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước. Do nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, có độ dốc lớn, lại có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều tập trung vào một mùa. Các dòng nước dễ đào lòng đất để tạo nên các dòng chảy: rãnh, khe, suối, sông nhỏ, sông lớn.
- Cả nước có khoảng 2360 dòng sông trên 10 km.
- Có 93 o/o là các sông nhỏ, ngắn, dốc. Do lãnh thổ hẹp bề ngang. Địa hình nhiều đồi núi, lan sát biển.
b) Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung. Do cấu trúc và hướng nghiêng địa hình từ tây bắc xuống đông nam và vòng cung núi ảnh hưởng đến dòng chảy của sông.
c) Sông ngòi nước ta có 2 mùa: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt:
- Mùa lũ lượng nước trên sông chiếm 70 - 80 o/o cả năm.
- Mùa lũ không trùng từ bắc vào nam.
Do sông chịu tác động của lượng mưa của 2 mùa gió: mùa gió tây nam mưa nhiều, mùa gió đông bắc mưa ít.
d) Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn:
- Hàm lượng phù sa TB: 223g/m3
- Tổng lượng phù sa: 200 triệu tấn / năm
Do địa hình nước ta nhiều đồi núi, mưa nhiều và tập trung nên lượng đất bị bào mòn, xâm thực lớn. Các sông lớn chảy qua nhiều vụ khí hậu khác nhau, có lưu vực rộng, chảy về nước ta là phần hạ lưu nên đem là lượng phù sa lớn.
* Giá trị sông ngòi: Sông ngòi nước ta có giá trị to lớn về nhiều mặt: giao thông, thủy lợi, thủy điện, thủy sản...
Câu 2: Trả lời:
- Vị trí địa lí thuận lợi
- Diện tích châu lục rộng lớn
- Có nền văn mình lúa nước phát triển
- Gia đình sinh con nhiều, chính sách kết hoạch hóa gia đình chưa thực sự phát triển.
- Công nghiệp hiện đại cũng tương đối phát triển.
a) Biểu đồ
Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng Mum-bai (Ấn Độ)
b) Nhận xét và giải thích
- Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình năm là 26 , 6 ° C do nằm trong vùng nội chí tuyến, có góc chiếu sáng lớn, trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
+ Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 5 ( 30 ° C ) do có mặt trời lên thiên đỉnh ở khu vực này.
+ Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, 2 ( 23 ° C ) do ảnh hưởng của gió mùa mùa đông với tính chất lạnh và khô.
+ Biên độ nhiệt trung bình năm lớn 7 ° C do Mum-bai nằm gần chí tuyến hơn Xích đạo nên có sự chênh lệch góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng giữa ngày và đêm trong năm lớn. Mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông với tính chất lạnh và khô.
- Chế độ mưa:
+ Tổng lượng mưa trung bình năm lớn 2783 mm do đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu gió mùa.
+ Các tháng mưa nhiều (mùa mưa), từ tháng 6 đến tháng 10, phù hợp với mùa của gió mùa Tây Nam thổi từ Ấn Độ Dương vào mang theo nhiều hơi ẩm gây mưa lớn. Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 7 (617 mm) do sự hoạt động mạnh của frông, dải hội tụ nội chí tuyến, kết hợp với vai trò của gió mùa tây nam, địa hình chắn gió,...
+ Các tháng mưa ít (mùa khô), từ tháng 11 đến tháng 5, đặc biệt là tháng 12 đến tháng 4 do ảnh hưởng của gió mùa mùa đông thổi theo hướng đông bắc với kiểu thời tiết đặc trưng là lạnh và khô. Tháng 4 không có mưa.
Bạn nào trả lời giúp mình câu này :)) tại thứ 2 mình thi rồi!
khu vực có lượng mưa nhiều nhất nam á là:phia nam dãy hi-ma-lay-a