K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.Trong giai đoạn đầu (1967...
Đọc tiếp

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.

Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Ba-li).

Hiệp ước Ba-li đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.

Từ 5 nước sáng lập ban đầu, đến năm 1999, ASEAN đã phát triển thành mười nước thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

Sự khởi sắc của ASEAN trong quá trình hoạt động được đánh dấu bằng hiệp ước nào? 

A. Tuyên bố ZOPFAN. 

B. Hiệp ước hòa bình, thân thiện. 

C. Hiệp ước thân thiện và hợp tác. 

D. Tuyên bố Bali.

1
18 tháng 6 2018

Đáp án C

Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali).

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội...
Đọc tiếp

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.

Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Ba-li).

Hiệp ước Ba-li đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.

Năm 1984, Brunây gia nhập và trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN.

Từ đầu những năm 90, ASEAN tiếp tục mở rộng thành viên của mình trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều thuận lợi. Năm 1992, Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Bali. Tiếp đó, ngày 28 - 7 - 1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN. Tháng 7 - 1997, Lào và Mianma gia nhập ASEAN. Đến năm 1999, Campuchia được kết nạp vào tổ chức này.

Như vậy, từ 5 nước sáng lập ban đầu, đến năm 1999, ASEAN đã phát triển thành mười nước thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

Trong các nước thành viên sáng lập ASEAN, nước nào thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa:

A. In-đô-nê-xi-a.

B. Ma-lay-xi-a.

C. Xin-ga-po.

D. Thái Lan

1
9 tháng 3 2018

Đáp án D

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin. Trong đó, Thái Lan là nước duy nhất thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: “Sau Hội nghị Ianta không lâu, từ ngày 25 - 4 đến ngày 26 - 6 - 1954, một hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxico (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước, để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24 - 10 - 1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: 

“Sau Hội nghị Ianta không lâu, từ ngày 25 - 4 đến ngày 26 - 6 - 1954, một hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxico (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước, để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24 - 10 - 1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực. 

Là văn kiện quan trọng nhất của Liên hợp quốc, Hiến chương nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các nước dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. 

Để thực hiện các mục đích đó, Liên hợp quốc hoạt động theo những nguyên tắc sau: Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc; Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước; Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào; Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình; Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc). 

Hiến chương quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính là Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng kinh tế và Xã hội, Hội đồng Quản thác, Tòa án Quốc tế và Ban Thư kí. 

Đại hội đồng: gồm đại diện các nước thành viên, có quyền bình đẳng. Mỗi năm, Đại hội đồng họp một kì để thảo luận các vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vi Hiến chương quy định. 

Hội đồng Bảo an: cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Mọi quyết định của Hội đồng Bản an phải được sự nhất trí của năm nước Ủy viên thường trực là Liên Xô (nay là Liên bang Nga), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc mới được thông qua và có giá trị. 

Ban Thư kí: cơ quan hành chính - tổ chức của Liên hợp quốc, đứng đầu là Tổng thư kí với nhiệm kì 5 năm. 

Ngoài ra, Liên hợp quốc còn có nhiều tổ chức chuyên môn khác giúp việc. Trụ sở của Liên hợp quốc đặt tại Niu Oóc (Mĩ). 

Trong hơn nửa thế kỉ qua, Liên hợp quốc đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Liên hợp quốc đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo,…”

Hiến chương của Liên hợp quốc được thông qua hội nghị nào:

A. Hội nghị Ianta.

B. Hội nghị Xan Phranxico.

C. Hội nghị Pốtxđam.

D. Hội nghị Pari.

1
22 tháng 8 2017

Đáp án B

Sau Hội nghị Ianta không lâu, từ ngày 25 - 4 đến ngày 26 - 6 - 1954, một hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxico (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước, để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24 - 10 - 1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: “Tại Hội nghị Ialta (2 - 1945), nguyên thủ của ba cường quốc Liên Xô, Anh và Mỹ đã nhất trí thành lập tổ chức Liên hợp quốc (viết tắt bằng tiếng Anh là UN). Từ ngày 25 - 4 đến 26 - 6 - 1945, hội nghị quốc tế gồm 50 nước được triệu tập tại San Francisco (Mỹ) để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: 

“Tại Hội nghị Ialta (2 - 1945), nguyên thủ của ba cường quốc Liên Xô, Anh và Mỹ đã nhất trí thành lập tổ chức Liên hợp quốc (viết tắt bằng tiếng Anh là UN). 

Từ ngày 25 - 4 đến 26 - 6 - 1945, hội nghị quốc tế gồm 50 nước được triệu tập tại San Francisco (Mỹ) để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hợp quốc (LHQ). 

Ngày 24 - 10 - 1945, với sự phê chuẩn của quốc hội các nước thành viên, Hiến chương chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, mãi đến ngày 10 - 01 - 1946, Đại hội đồng LHQ đầu tiên mới được tổ chức (tại Luân Đôn), với sự tham dự của 51 nước. 

Đến năm 2011, LHQ có 193 quốc gia thành viên, gồm tất cả các quốc gia độc lập được thế giới công nhận. Thành viên mới nhất của LHQ là Nam Sudan, chính thức gia nhập ngày 14 - 7 - 2011. 

LHQ hoạt động với những nguyên tắc cơ bản sau: 

- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. 

- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

 - Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào. 

- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. 

- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc. 

Khi LHQ được thành lập, năm ngôn ngữ chính thức được lựa chọn là: tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Nga. Tiếng Ả Rập được đưa vào thêm từ năm 1973. Ban thư ký sử dụng 2 ngôn ngữ làm việc là tiếng Anh và tiếng Pháp. Trong số các ngôn ngữ chính thức của LHQ, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của 52 quốc gia thành viên, tiếng Pháp của 29 thành viên, tiếng Ả Rập là 24, tiếng Tây Ban Nha là 20, tiếng Nga là 4 và tiếng Hoa là 2. Tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Đức là những ngôn ngữ được sử dụng ở khá nhiều nước thành viên LHQ (8 và 6) nhưng lại không phải là ngôn ngữ chính thức của tổ chức này.”

Đại hội đồng Liên hợp quốc họp phiên đầu tiên tại đâu:

A. Mỹ.

B. Anh.

C. Pháp.

D. Đức.

1
15 tháng 9 2017

Đáp án B

Ngày 24 - 10 - 1945, với sự phê chuẩn của quốc hội các nước thành viên, Hiến chương chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, mãi đến ngày 10 - 01 - 1946, Đại hội đồng LHQ đầu tiên mới được tổ chức (tại Luân Đôn - Anh), với sự tham dự của 51 nước.

14 tháng 9 2017

Đáp án A

 Các đáp án B, C, D: đều là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc

2 tháng 8 2019

Mình ko dán được nên chụp lại , bn nhớ tick mk nhoe >.<Hỏi đáp Lịch sử

3 tháng 8 2019

a. Nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc:

- Tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết.

- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị.

- Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình.

- Đảm bảo nguyên tắc nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, (hiện nay là Nga), Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc.

- Không can thiệp vào nội bộ của các nước.

b. Liên hợp quốc xác định một trong những nguyên tắc hoạt động là giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình với mục đích và tôn chỉ của Liên Hiệp Quốc là duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Đây là vấn đề xuyên suốt của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, cũng như thể hiện rõ ràng trong các hoạt động của Hội đồng Bảo an và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Trong duy trì hòa bình và an ninh, giải quyết các tranh chấp, các quốc gia phải tuyệt đối tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc nhằm gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế; phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng, dân tộc tự quyết; tăng cường hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị - an ninh, văn hóa - xã hội, nhân đạo... Hiến chương Liên Hiệp Quốc quy định: "Tất cả các thành viên từ bỏ việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc bằng cách khác trái với những mục đích của Liên Hiệp Quốc".

Từ nguyên tắc trên, liên hệ với việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam hiện nay :

Việc Trung Quốc sử dụng các phương tiện quân sự như: Tàu chiến, máy bay hộ tống giàn khoan Hải Dương - 981; dùng các tàu hải cảnh, kiểm ngư, tàu cá bọc sắt chủ động đâm va, dùng vòi rồng cản phá các tàu cảnh sát biển, kiểm ngư đang làm nhiệm vụ của Việt Nam, tàu cá của ngư dân đang hoạt động trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam là hành động sử dụng vũ lực. Những hành động này của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc mà Trung Quốc là một thành viên.

Là một thành viên ký Công ước Luật Biển, nên Trung Quốc phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ Công ước, cần có thiện chí, sự sẵn sàng hợp tác và sự nhượng bộ trong giải quyết các tranh chấp, bất đồng. Trong quan hệ với ASEAN, ngoài việc tuân thủ nghiêm Công ước Luật Biển, Trung Quốc cần phải thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), Quy tắc hướng dẫn thực thi DOC mà Trung Quốc là một bên đối tác, tiến tới xây dựng COC giữa ASEAN và Trung Quốc.

Trong giải quyết các tranh chấp, cần kiên trì, kiềm chế, xử lý bình tĩnh, trên tinh thần đoàn kết và hợp tác; tuyệt đối không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Cần phát huy hiệu quả của các cơ chế an ninh khu vực, giải quyết vấn đề bất đồng, tranh chấp từ dễ đến khó, từ ít phức tạp đến phức tạp hơn. Các nước cần chủ động cung cấp thông tin công khai, minh bạch, chính xác để thế giới biết ai đúng ai sai để họ có tiếng nói ủng hộ chính nghĩa, không lôi kéo, tập hợp lực lượng để chống lại hay đối trọng với các nước khác

Câu 43. (VDC): Nhận định nào là không đúng khi nói về chính sách đối ngoại của Nhật  Bản giai đoạn 1952 - 1973?A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.                           B. Kí hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật.C. Phát triển quan hệ với ASEAN.                     D. Ủng hộ Mĩ xâm lược Việt Nam.Câu 44 . (VDC): Nhận định nào đúng khi nói về chính sách đối ngoại của Nhật ...
Đọc tiếp

Câu 43. (VDC): Nhận định nào là không đúng khi nói về chính sách đối ngoại của Nhật  Bản giai đoạn 1952 - 1973?

A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.                           B. Kí hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật.

C. Phát triển quan hệ với ASEAN.                     D. Ủng hộ Mĩ xâm lược Việt Nam.

Câu 44 . (VDC): Nhận định nào đúng khi nói về chính sách đối ngoại của Nhật  Bản giai đoạn 1952 - 1973?

A. Gây nhiều khó khăn cho cách mạng Việt Nam.        B. Giúp nhân dân VN chống pháp thắng lợi.

C. Tăng cường vốn ODA cho Việt Nam.                      D. Ủng hộ Việt Nam về vấn đề Biển Đông.

Câu 45 (VDC): Nhận định nào đúng khi nói về chính sách đối ngoại của Nhật  Bản sau “ chiến tranh lạnh”?

A. Dựa vào Mĩ để nhận sự viện trợ về kinh tế.    B. Ủng hộ Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.

C. Đối đầu với Liên Xô và các nước Đông Âu.  D. Đa phương hóa, đa dạng hóa trong đối ngoại.

1
27 tháng 10 2021

43. C

44. A

45. D

20 tháng 7 2019

Đáp án B