Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài thơ “Chí khí anh hùng” của Nguyễn Công Trứ đã nói lên một cách hào hùng về chí nam nhi, nợ tàng bồng của kẻ sĩ trong xã hội phong kiến. Là đấng nam nhi thì phải có chí vẫy vùng quyết lập công, lập danh để tiếng thơm lưu danh ngàn đời. Nguyễn Công Trứ đã sống và hành động như một đấng trượng phu. Đặc biệt ông có công rất lớn trong việc di dân, lập ấp, khai khẩn đất hoang. Đó cũng chính là cách mà nhà thơ hiện thực hóa quan niệm của mình.
Văn bản trích trong Hồi I – Cảnh 1 và Hồi II – Cảnh 2, tác phẩm Âm mưu và tình yêu, thể hiện hành động đấu tranh bảo vệ tình yêu của Phéc-đi-năng và Luy-dơ.
Văn bản kể về Cai Tuất cùng một số nhân sĩ yêu nước mở xưởng sản xuất xà bông “Con vịt” để người Việt có thể dùng đồ Việt, nhưng bị thực dân Pháp đàn áp. Văn bản đã thể hiện tấm lòng yêu nước của nhân dân ta thời ấy.
Nguyệt cầm là một bài thơ ra đời trong phong trào Thơ Mới, âm hưởng cổ điển và lãng mạn. Xuân Diệu nghe đàn trên sông Hương, nhớ tới hận tình Trương Chi - Mỵ Nương mà làm nên Nguyệt cầm.
Bài thơ là lời tâm sự, giãi bày về cuộc sống, nghệ thuật và tình yêu nằm trong quỹ đạo thời gian, sau những buồn vui đã qua đi của đời người.
Văn bản kể về câu chuyện của Tuấn khi có dịp đến thăm cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự.
Văn bản thể hiện vẻ đẹp của dòng sông quê hương xanh biếc và sự yêu quý, kính trọng đối với con sông đã gắn bó và chứng kiến bao vất vả, gian lao với người dân nơi mảnh đất Quảng Ngãi.
Văn bản đề cập đến những chi tiết nghệ thuật thú vị và bất ngờ được thể hiện trong bức tranh “tiếng thét”.
Bài thơ ngắn viết về hình ảnh “bông hồng” và “gai”, vẻ đẹp của bông hồng nở ra từ vết gai cào tượng trưng cho sức mạnh tinh thần khi con người vượt qua những chông gai trong cuộc đời.
Văn bản kể về là hành trình đấu tranh môi trường sống giữa một gia đình và loài kiến. Con người sẽ không thể chiến thắng nếu như xâm chiếm môi trường sống của các loài trong tự nhiên.