Những yếu tố nào tác động đến sự phát triển mạnh mẽ của văn học trung đại Việt Nam?
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 7 2018

Chọn đáp án: D

18 tháng 6 2018

a, Các nội dung lớn của văn học Việt Nam trong lịch sử: chủ nghĩa yêu nước, cảm hứng thế sự, chủ nghĩa nhân đạo

- Văn học viết Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của văn học và văn hóa dân gian

    + Các tác phẩm như Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Nôm (Hồ Xuân Hương) đều có nhiều yếu tố của tục ngữ, ca dao...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học, văn hóa Trung Hoa. Phần lớn sáng tác thời phong kiến đều được viết bằng chữ Hán, thể loại văn học Hán ( cáo, chiếu, biểu, hịch, phú, ngâm khúc...)

- Các tác phẩm chữ Nôm cũng chịu ảnh hưởng như: Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Truyện Kiều...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, trực tiếp là văn học Pháp thời kì chuyển từ văn học cổ điển sang hiện đại.

    + Phong trào Thơ mới phá bỏ niêm luật, đưa thơ tự do và các thể thơ phương Tây vào văn học.

    + Các tác giả tiên phong, tiêu biểu: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố... đều được viết theo phong cách văn học phương Tây.

Thời kì văn học trung đại (từ TK X- XIX)

    + Ngôn từ: dùng chữ Hán, lối diễn đạt Hán ngữ, sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng, lối văn biền ngẫu, điển tích, điển cố...

    + Thể loại: thơ Đường luật, tiểu thuyết, chương hồi, cáo, hịch...

- Thời kì hiện đại (từ TK XX – nay):

    + Về ngôn ngữ: xóa bỏ lối viết, lối dùng từ câu nệ chữ nghĩa, ít dẫn điển cố, điển tích, không lạm dụn từ Hán- Việt

    + Về thể loại: bỏ dần thơ Đường luật, thay bằng thể thơ tự do, các thể thơ cổ thể được thay thế bằng tiểu thuyết hiện đại, các thể truyện ngắn, kí, phóng sự, tùy bút...

20 tháng 8 2017

+ quan hệ giữa con người và thiên nhiên:Cảnh Khuya

+quan hệ giữa con người vs quốc gia dân tộc:Con Rồng Cháu Tiên

+ con người việt nam trong quan hệ xã hội:Chốn chốn dứt đao binh

+ con người việt nam và ý thức của bản thân:

20 tháng 8 2017

+Quan hệ giữa con người và thiên nhiên:Cảnh khuya,Rằm tháng giêng;Qua Đèo Ngang;Côn Sơn Ca,...

+Quan hệ giữa con người với quốc gia dân tộc: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ;....

+Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội: Sau phút chia li;Bánh trôi nước;...(người phụ nữ trong xã hội xưa)

+Con người Việt Nam và ý thức của bản thân: Lòng yêu nước; Lòng yêu nước của nhân dân ta;...

BÀI 1.Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý...
Đọc tiếp

BÀI 1.Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.

Câu 1. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn văn trên ?
Câu 2. Mệnh đề Hiền tài là nguyên khí của quốc gia được tác giả triển khai như thế nào trong văn bản?.
Câu 3. Nhà nước ta thời phong kiến đã từng trọng đãi hiền tài như thế nào? Theo tác giả, những điều đó đã là đủ chưa?.
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 8-10 câu,nêu suy nghĩ của anh/chị về sứ mệnh của hiền tài đối với đất nước?

BÀI 2.Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

1.Hoàng Đức Lương người làng Cửu Cao, huyện Văn Giang, nay thuộc tỉnh H­ưng Yên, sau chuyển đến ở làng Ngọ Kiều, Gia Lâm, Hà Nội. Ông đỗ tiến sĩ năm năm 1478. Ông để lại: Trích diễm thi tập, đề tựa năm 1479, thơ chữ Hán còn lại 25 bài chép trong Trích diễm thi tập, sau này được Lê Quý Đôn đ­ưa vào Toàn Việt thi lục.

2.Tựa là bài văn đặt ở đầu tác phẩm văn học hoặc sử học, địa lí, hội hoạ, âm nhạc,… nhằm giới thiệu mục đích, nội dung, quá trình hình thành và kết cấu của tác phẩm ấy. Bài tựa có thể do tác giả tự viết hoặc do một ai đó thích thú tác phẩm mà viết. Cuối bài tựa thường có phần lạc khoản: ghi rõ họ tên, chức t­ước của người viết và ngày tháng, địa điểm làm bài tựa. Bài tựa cũng thể hiện những quan điểm mang tính thời đại và của chủ quan người viết. Văn của thể tựa có tính chất thuyết minh, thường được kết hợp với nghị luận và tự sự, có khi mang sắc thái trữ tình.

3.Trong công việc biên soạn cũng như sáng tác, Hoàng Đức Lương bộc lộ một quan niệm thẩm mĩ tiến bộ. Đó là sự chú ý đến tính thẩm mĩ của văn chương và ông đưa ra những lí do mà khiến thơ văn không lưu truyền hết ở đời.Đây là tấm lòng yêu n­ước của ông được thể hiện qua tinh thần trách nhiệm, ý thức trân trọng, giữ gìn di sản văn hoá dân tộc

1/ Nêu nội dung chính của văn bản?

2/ Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?

3/ Xác định phép liên kết chính trong đoạn văn (2) và (3) ?

4/ Câu văn Tấm lòng yêu n­ước của ông được thể hiện qua tinh thần trách nhiệm, ý thức trân trọng, giữ gìn di sản văn hoá dân tộc gợi nhớ đến câu văn nào của Nguyễn Trãi trong Đại cáo bình Ngô khi nói về văn hiến của dân tộc ?

2
24 tháng 4 2020

K liên quan, nhưng cô ơi cho em hỏi ở đoạn này sử dụng biện pháp tu từ chủ yếu là gì và hiệu quả sử dụng ạ. E cảm ơn cô nhiều ạ.

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc.
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những nổi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.

20 tháng 4 2020

Bài 2:

1. Giới thiệu Hoàng Đức Lương và tựa Trích diễm thi tập.

2. Phương thức biểu đạt; thuyết minh

3. Phép lặp, thế.

28 tháng 8 2016

+ “Họ đều là những người nông dân nghèo thương con”. Nhưng tình thương con của mỗi người có biểu hiện và kết cục khác nhau: chị Dậu thương con mà không bảo vệ được con, phải bán con lấy tiền nộp sưu cứu chồng; lão Hạc phải tìm đến cái chết để giữ mảnh vườn cho con; còn ông Hai, khi nghe tin làng theo giặc lại lo cho con vì chúng nó cũng là con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?...Rõ ràng, ông đặt tình cảm riêng trong mối quan hệ với làng, với nước; ông hiểu danh dự của mỗi con người – dù còn ít tuổi – cũng gắn với danh dự của làng, gắn với vận mệnh của đất nước.
+ “Họ đều có sức phản kháng, đấu tranh”. Trong hoàn cảnh xã hội trước Cách mạng tháng Tám, chị Dậu phản kháng một cách tự phát, để bảo vệ chồng trước sự dã man vô nhân đạo của những kẻ đại diện cho cái gọi là “nhà nước” bấy giờ. Còn ông Hai, ông có ý thức trách nhiệm với làng, có tinh thần kháng chiến rất rõ ràng: ông trực tiếp tham gia các hoạt động kháng chiến ở làng, ông muốn trở về làng để được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…khi đi tản cư ông vẫn lo cho các công việc kháng chiến ở làng.
- Đặc biệt, cần phân tích để thấy những chuyển biến “rất mới” trong tình cảm của ông Hai đối với làng. Ở ông Hai, “tình yêu làng mang tính truyền thống đã hòa nhập với tình yêu nước trong tinh thần kháng chiến của toàn dân tộc”.
+ Tình yêu làng thể hiện ở việc hay khoe làng của ông. Phân tích để thấy sự thay đổi ở việc khoe làng ấy: trước Cách mạng, ông khoe sự giàu có, hào nhoáng của làng; sau Cách mạng tháng Tám, ông khoe không khí cách mạng ở làng ông…Ông tin vào ý thức cách mạng của người dân làng ông cũng như thắng lợi tất yếu nếu giặc đến làng nên nghe giặc “rút ở Bắc Ninh, về qua làng chợ Dầu…” thì ông hỏi ngay “ta giết được bao nhiều thằng?”.
+ Tình yêu làng gắn với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin đồn làng theo giặc. Từ khi chợt nghe tin đến lúc về nhà, nhìn lũ con; rồi đến những ngày sau…nỗi tủi hổ ám ảnh ông Hai thật nặng nề, mặc cảm tội lỗi ngày một lớn hơn. Tình yêu làng, yêu nước của ông còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt. Ông thấy tuyệt vọng vì ở nơi tản cư có tin không đâu chứa người làng Chợ Dầu. Lòng trung thành với cách mạng, với đất nước thật mạnh mẽ, hiểu rõ những điều quý giá mà cách mạng đã mang lại cho mình cũng như trách nhiệm với cách mạng nên ông Hai đã quyết định dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
+ Tình cảm với kháng chiến, với cụ Hồ của ông Hai được thể hiện cảm động, chân thành khi ông tâm sự với đứa con út. Và, tinh thần kháng chiến, niềm tự hào về làng Chợ Dầu kháng chiến được thể hiện cụ thể khi ông Hai nghe tin cải chính về làng.
- Phân tích để thấy “nguyên nhân của những đổi thay rất mới đó ở nhân vật ông Hai”. Những đổi thay đó là do tác động của hoàn cảnh lịch sử. Sự mở rộng và thống nhất giữa tình yêu quê hương với tình yêu đất nước là nét rất mới trong nhận thức và tình cảm của người nông dân sau Cách mạng tháng Tám mà nhà văn Kim Lân đã thể hiện qua nhân vật ông Hai. Tình cảm ấy có được bởi cách mạng đã mang lại cho người nông dân cuộc sống mới, họ được giác ngộ và cũng có ý thức tự giác vươn lên cho kịp thời đại. Vậy nên, tầm nhìn, suy nghĩ của ông Hai đã được mở rộng, đúng đắn.

4 tháng 11 2016

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà Triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Còn bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước. Từ những người nông dân chân lấm tay bùn vẫn chất phác như ngày nào làm ra hạt lúa, hạt gạo phục vụ nông nghiệp, đời sống mỗi cá nhân. Hay những người bác sĩ tận tình giúp đỡ bệnh nhân, đó cũng là cử chỉ của tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương đồng loại, nói rộng hơn đó chính là tinh thần yêu nước. Những nhà chính trị học, bác học, thành quả của họ cũng bởi tinh thần yêu nước mà ra. Thậm chí mỗi một hành động nhỏ cũng là một phần đóng góp cho tư tưởng cao đẹp ấy. Ý thức của mỗi con người là điều được bộc lộ rõ nhất. Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, chăm sóc cây cối tốt tươi làm trong lành bầu khí quyển. Đó là cử chỉ cao đẹp cũng bởi mầm mống từ lòng yêu nước. Từ người già đến trẻ nhỏ đều truyền thụ cho nhau hiểu và làm theo đức tính ấy. Lòng nồng nàn yêu nước được thể hiện không phải bằng lời nói mà bằng những hành động đã giúp ích cho đất nước. Những đợt hưởng ứng phong trào như chống nạn ma tuý, tuyên truyền giữ gìn môi trường, tránh xa tệ nạn xã hội, học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đó chẳng phải là tinh thần yêu nước sao! Hay đài báo, ti vi cũng đề cao vấn đề đóng góp, cống hiến sức lực, trí tuệ cho xã hội, ủng hộ người nghèo. Những chương trình tìm hiểu đất nước, lịch sử để hiểu biết, bảo vệ giữ gìn phát huy những di sản văn hóa đa chiều của đất nước. Tất cả, tất cả cũng vì cái lí tưởng cao đẹp ấy cả. Cụ thể nhất là những người lính ngoài biên giới, hải đảo phải hi sinh hạnh phúc, xa người thân để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn vùng trời bình yên. Chính tinh thần yêu nước đã thúc giục họ. Đó là động lực đồng thời cũng là mục tiêu, niềm khởi hứng, sự hạnh phỳc đối với họ khi được bảo vệ non sông thân yêu, giữ gìn tinh thần yêu nước. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh.
Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.

bài này đc kleuleu
3 tháng 11 2016

help me

 

18 tháng 1 2017

Văn học là dòng chảy không ngừng của thời gian, các nhà văn nhà thơ là thư kí trung thành của thời đại. Ta bắt gặp được những bản tuyên ngôn độc lập với giọng đọc hào sảng của Nước Việt Nam qua “Nam quốc sơn hà”hay một bài hịch vang núi sông ngỡ còn đâu đây trong “Hịch tướng sĩ” của Trần quốc Tuấn…và đó chính là những biểu hiện đẹp về trào lưu chủ nghĩa yêu nước tô đậm trong nền văn học trung đại.

chu-nghia-yeu-nuoc-trong-van-hoc-trung-dai

Dân tộc Việt Nam trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, những chiến tích oanh liệt của các vua hùng, tướng sĩ được tạc trên sổ vàng của lịch sử. Văn học phản ánh chân thực và rõ nét qua các tác phẩm văn chương.

Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, nước ta tồn tại dưới các triều đại phong kiến từ hưng thịnh đến suy vong. Văn học trung đại với nhiều nguồn cảm hứng khác nhau, trong đó yêu nước và nhân đạo là hai trong bốn nguồn cảm hứng chi phố ngòi bút của nhà thơ, nhà văn. Nhưng chủ nghĩa yêu nước tồn tại với những biểu hiện rõ nét, dưới nhiều cung bậc, màu vẻ khác nhau.

Yêu nước là niềm tự hào, tự tôn dân tộc, là lòng căm thù giặc sâu sắc với ý chí quyết tâm dẹp loạn, giành độc lập tự do; là lòng trung quân ái quốc; tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước sâu sắc; tố cáo tội ác của giặc; khát vọng hòa bình . Ngoài ra còn thể hiện ở nhiều cung bậc tâm trạng: buồn vui, sung sướng, hả hê, hay tủi nhục, hân hoan…

Có thể nói, trong những thế kỉ đầu, văn học viết về những chiến công anh dũng, lấp lánh ánh hào quang của tinh thần yêu nước.

Mở đầu với “Bản tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của nước Đại việt với lòng tự hào, tự tôn dân tộc của Lý Thường Kiệt:

“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc giữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ”

Với giọng đọc hùng hồn, vang dội, bài thơ là lời khẳng định chủ quyền dân tộc, không tên giặc ngoại xâm nào có thể “xâm phạm” đến đây và lời tuyên ngôn rõ ràng, nhất quyết về tội ác của giặc sẽ phải chịu:

“Giặc giữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ”

Yêu nước còn là tấm lòng trung quân ái quốc, luôn xưng đế:

“Như nước Đại việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”

(Bình ngô đại cáo – Nguyễn trãi)

Nước đại việt với những phong tục, tập quán riêng, trải qua bao đời nay nó đã trở thành “nền văn hiến” không thể nào xóa bỏ.

Nhưng trong các triều đại phong kiens, nước ta luôn phải chống giặc ngoại xâm thì không thể nào không có một trái tim hừng hực cháy bỏng về lòng căm thù giặc và một ý chí quyết tâm sắt đá đánh đuổi giặc như trong “ Hịch tướng sĩ” vang núi sông của Trần quốc Tuấn.

“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức một nỗi chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng thấy cam lòng…”.

Đó là tâm trạng căm phẫn tột cùng và một hào khí “sát thát” Đông A của thời Trần. Ông căm ghét lũ giặc đi nghênh ngang ngoài đường trên đất Nam, và coi đó như lũ cú, lũ hổ đói… và có lẽ bởi thế, bằng các động từ mạnh: xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu… đã lột tả hết được tâm trạng lên đến đỉnh cao của Trần quốc Tuấn. Lời thủ thỉ của tướng sĩ khiến bao an hem trong đội phải dấy lên những cảm xúc để họ một ngày nào đó sẽ “ nhà nhà giỏi như Nguyễn Huệ, …bêu đầu Hốt Tất Liệt ở cửu sông…”tất cả đều xuất phát từ lòng yêu nước sâu sắc.

Đến với “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, một áng “ thiên cổ hùng văn” như một bản ngôn dân quyền của nước đại Việt ta. Một lời tố cáo tội ác của giặc như khiến lòng độc giả cũng phải hòa mình vào thời ấy.

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”

Lũ giặc gây bao tội ác như thế, làm sao ta không căm tức, không muốn diết giặc:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Tất cả vì dân, “ vì nước quên thân, vì dân diệt bạo”.

Ta còn bắt gặp một ông vua chúa Trịnh ăn chơi xa đọa, không chăm lo cho cuộc sống của người dân, bỏ bê việc triều chính. Không chỉ có vậy, mà đến các tầng lớp quan lại cũng là lũ “đầu trâu mặt ngựa” nửa đêm đi lùng tìm những cây quí của nhà dân rồi đổ tội oan cho dân, đẩy họ vào bước đường cùng không lối thoát.

Bên cạnh đó, tình yêu đất nước còn thể hiện ở khát vọng hòa bình của mọi người dân.

“Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu”

(Phò giá về kinh – Trần Quang Khải)

Đó là những chiến công hiển hách oanh liệt để làm nên chiến thắng thanh bình như ngày hôm nay. Khát vọng hòa bình của người dân được đẩy thêm một nấc. Một lời tâm sự của Nguyễn Trãi mang bao khát vọng:

“Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch thù”

Từ đó thúc đẩy ý chí của mọi người để vươn lên tới hòa bình, hạnh phúc, ấm no. Cảm xúc trước cuộc sống thanh bình của người dân:

“Giặc tan muôn thủa thăng bình
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao”

Vì non sông gấm vóc, nước Việt Nam sẵn sàng hi sinh tất cả giành lại đất nước. Ngoài ra, chủ nghĩa yêu nước còn là tình yêu thiên nhiên sâu đậm. Đọc thơ Nguyễn Trãi, thiên nhiên như ùa về trong ta với bao cảnh đẹp:

“Một mình nhàn nhã khép phòng văn
Khách tục không ai bén mảng gần
Trong tiếng quốc kêu xuân đã muộn
Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan”

Thì ra Nguyễn Trãi khép phòng văn chứ ông không khép lòng mình, mà ông luôn mở rộng lòng mình đến với thiên nhiên tươi đẹp. Sắc tím của hoa xoan đã trở thành ấn tượng đối với thi nhân. Ông yêu thiên nhiên bởi nó không có cái nham hiểm của lòng người. Màn mưa bụi khép lại khiến lòng ta xao xuyến, nhớ mãi. Hay đến với thứ cỏ xanh non sau cơn mưa còn vương như những làn khói mờ mờ, hư thực:

“Cỏ xanh như khói bến xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỗ trời
Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách
Con đò gối bãi suốt ngày ngơi”

(Bến đò xuân đầu trại – Nguyễn Trãi)

Không gian đưa đến với màu xanh của cỏ, màu trắng của khói sớm, và hơn thế là sự tĩnh lặng của một miền quê xa vắng ngỡ còn đâu đây. Ta bắt gặp tiết trời thu xanh ngắt cugnf ánh trăng mờ ảo huyền diệu trong “Thu vịnh” của Nguyễn Khuyến:

“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
Cần trúc lơ thơ gió hắt hiu”

Thu của làng cảnh Việt Nam thật mộc mạc, bình dị mà thân thuộc, gần gũi. Bởi thế tôi càng yêu sao quê hương, đất nước mình hơn.

Con người Việt Nam đẹp như thế, họ có tình yêu thương sâu sắc khiến ta thêm tự hào và trân trọng biết bao. Bởi vậy, chủ nghĩa yêu nước như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt chặng đường dài rộng của nền văn học nước nhà. Các nghệ sĩ nối tiếp nhau viết về chủ nghĩa đó bằng cả niềm tin và tình yêu vô bờ đối với con người và tình quê chan chứa. Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại mãi mãi tỏa sáng trong tâm hồn mỗi người bởi lẽ “với quá khứ, ta xây dựng được tương lai”. Càng đọc ta càng thấm thía trong từng trang viết về một thời đại vang danh núi sông bởi “ Mỗi con người là một bài thơ đẹp”.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

- Ngoài nghệ thuật cải lương có thể kể đến một số những bộ môn nghệ thuật khác ở Việt Nam có tiếp nhận những yếu tố nước ngoài như: “tân cổ giao duyên”, chèo cách tân, múa rối cách tân.

- Theo em sự tiếp nhận này là rất cần thiết, nó thúc đẩy sự phát triển của các loại hình nghệ thuật đến gần hơn với công chúng.