Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Mở bài:
- Giới thiệu luận đề: Nhân vật trong “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành đều là những con người kiên cường bất khuất của núi rừng Tây Nguyên trong công cuộc chống Mĩ cứu nước, nhưng mỗi người lại mang những nét riêng, những vẻ đẹp riêng khó quên.”
II.Thân bài:
1. Nét chung: Họ đều là những người con kiên cường, bất khuất của Tây Nguyên, thể hiện ở:
- Yêu buôn làng, yêu nước, căm thù giặc sâu sắc.
- Quyết tâm đứng lên đáng giặc để bảo vệ buôn làng, bảo vệ đất nước.
- Kiên cường, bất khuất, dũng cảm tạo nên khí thế đồng khởi chống Mĩ.
2. Nét riêng:
a. Cụ Mết:
- Già làng, người chỉ huy, linh hồn của làng Xô Man trong chống Mĩ
- Một cụ già khỏe mạnh quắc thước “ như cây cổ thụ giữa buôn làng”, “ ngực căng như cây xà nu”. Hai tay rắn chắc như hai gọng kìm, tiếng nói ồ ồ vang vang.
- Cụ chỉ huy dân làng xông vào giết sạch bọn giặc trên sàn nhà rông, đốt lên ngọn lửa đồng khởi cháy sáng khắp rừng Xô Man với chân lí giản dị “ Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo”.
-Cụ là niềm tin, người tổ chức, tập hợp dân làng đoàn kết chống giặc.
b. Tnú:
- Người con ưu tú của buôn làng đã ra đi đánh giặc để trả thù cho quê hương và cho bàn thân.
- Là người quyết liệt, mạnh mẽ - đặc trưng cho sự kiên cường, bất khuất của con người Tây Nguyên sống giữa núi rừng hùng vĩ.
- Căm thù như lửa cháy ngùn ngụt.
+ Trả thù dứt khoát, lạnh lùng, trừng phạt đích đáng kẻ đã tra tấn mình.
- Cuộc đời và vẻ đẹp riêng của Tnú được kết tụ lại trong hai bàn tay: bàn tay hận thù và bàn tay trả thù.
c. Dít:
- Cô gái trẻ giàu nghị lực, có bản lĩnh. Dít trưởng thành mau chóng trong phong trào chống Mĩ để trở thành người lãnh đạo của dân làng Xô man: bí thư chi bộ và chính trị viên xã đội.
-Dít gan dạ, kiên quyết nhưng vẫn là người phụ nữ giàu tình cảm.
* Đánh giá:
- Con người Tây Nguyên yêu nước căm thù giặc, đoàn kết đấu tranh, kiên cường bất khuất, giàu lòng yêu thương.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, đậm chất sử thi.
III. Kết bài:
Ba nhân vật được xây dựng sinh động, hấp dẫn, mang vẻ đẹp riêng của từng người. Ba vẻ đẹp ấy hòa vào nhau để làm nên vẻ đẹp chung của con người Tây Nguyên chống Mĩ.
1.Nhân vật Cụ Mết.
– Là trưởng làng của làng Xô Man là một người có tiếng trong làng, ông là một người hơn 60 tuổi, nhưng vẫn có một thân hình khỏe mạnh và thân hình vững chắc, ông là một mẫu hình lý tưởng của con người làng Xô Man, mọi người trong làng đều yêu quý và kính trọng ông bởi ông là một người có kinh nghiệm và là một người có đức trong làng.
– Là một người có uy tín nên được mọi người rất kính trọng mỗi khi ông nói mọi người đều lắng nghe và tiếp thu bởi những gì ông làm đều xuất phát từ lợi ích của làng Xô Man, ông có rất nhiều những hành động đáng quý:nhường muối cho người đau, coi T Nú là con trong nhà và đãi những món ăn ngon của quê hương. Ông là người luôn tin tưởng vào cách mạng: nuôi ngầm bộ đội trong 5 năm, T Nú là nhân vật đó, ông giáo dục T Nú là một cán bộ yêu nước, và biết giữa truyền thống dân tộc.
– Ngoài ra cụ cũng giáo dục cho cả làng Xô Man: “ Cán bộ là đảng, đảng còn, nước còn”. Những lời căn dặn của cụ Mết nhằm tin tưởng một điều với đảng với dân, cụ là một người có công rất lớn trong làng Xô Man.
2. Nhân Vật T Nú
– Là một thanh niên trẻ, được cụ Mết dậy dỗ và trở thành một người chiến sĩ yêu nước anh là biểu hiện cho lòng dũng cảm, và hiện thân cho thế hệ trẻ dũng cảm ở làng Xô Man.
– Là một kiên cường trung thực cũng rất trung thành với sự nghiệp của Đảng và một lòng trung thành với đất nước.
– T Nú là một người rất kiên trì từ hồi nhỏ đã cùng Mai tiếp tế cho cán bộ và là người đưa thư, mang trí lớn vững bền từ hồi nhỏ, khi học chữ không học được đã dùng đá đập vào đầu, ..sự kiên trì của T Nú thể hiện qua rất nhiều những hành động của anh, khi bị bọn gặc bắt bị tra tấn dã man những vẫn không khai.
– Một người dũng cảm và kiên trì cho dù chết cũng không khai ra những người hoạt động cách mạng, khi thoát được tù ngục anh vẫn tham gia vào hoạt động và trở thành một mẫu người lý tưởn cho mọi người học tập và noi theo. Một người sống có lý tưởng luôn hết mình vì Tổ quốc, anh là một người có chí lớn khi bị những tên giặc xấu xa đốt hết 10 ngón tay anh vẫn chịu đựng, sự chịu đựng của anh thật đáng khen ngợi.
– Tình yêu của Mai và T Nú: hai người là những người đồng đội lớn lên cùng nhau và trải qua nhiều khó khăn, khi T Nú bị bắt vào ngục tù mai đau khổ, và khi thoát được thì Mai lại dung dung những giọt nước mắt thường T Nú, những hy sinh mất mát của T Nú đã để lại những day dứt trong lòng người đọc, T Nú hy sinh đôi bàn tay của mình, bàn tay đó là bàn tay của sự kiên trì một ý chí quyết tâm, lòng dũng cảm.
– Một người chiến sĩ như T Nú đã biểu hiện cho sức mạnh của cả làng Xô Man, những cây xà nu đứng vững chắc cũng giống như T Nú dù có gặp muôn vàn khó khăn mất mát những một lòng vẫn luôn cố gắng vì đất nước.
3. Cụ Dớt và Heng và dân làng Xô Man.
– Là những người làng Xô Man và đều là những người yêu nước, đây là những con người luôn luôn vì đất nước và sự an nguy của làng xô man.
– Dân làng Xô Man cũng là những con người có tấm lòng yêu nước, luôn đoàn kết gắn bó với nhau để bảo vệ sự an nguy của làng Xô Man, được Cụ Mết dạy cho nhiều điều nên trình độ hiểu biết và nhận thức cũng được tăng lên, khi thấy người chiến sĩ T Nú trở về thì họ rất vui mừng. Họ là hiện thân cho những rừng xà nu vững chắc họ kiên cường bất khuất và luôn gắn bó đồng lòng với nhau để đánh thắng được kẻ thù. Khi quân giặc đến thì bất kì ai cũng đều chiến đấu hết mình…
Về hình tượng nhân vật của hai truyện ngắn:
a, Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trước tiên thể hiện ở nhân vật mang phẩm chất anh hùng, bất khuất, đau thương để chiến đấu lại kẻ thù xâm lược
- Đều là những con người sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia đình, của quê hương, dân tộc
+ Tnú là người con của Xô- man, nơi từng người dân đều theo cách mạng, bảo vệ cán bộ, nơi có truyền thống đánh giặc
+ Chiến và Việt sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước, căm thù giặc: cha là cán bộ cách mạng, má là người phụ nữ Nam Bộ kiên cường trong đấu tranh, hai con tiếp nối lí tưởng của cha mẹ
- Họ chịu nhiều đau thương, mất mát do kẻ thù gây ra, tiêu biểu cho đau thương mất mát của cả dân tộc.
+ Tnú chứng kiến vợ con bị kẻ thù tra tấn đến chết, bản thân bị giặc đốt mười đầu ngón tay
+ Chiến và Việt chứng kiến cái chết của ba má: ba bị chặt đầu, ma chết vì đạn giặc
→ Nhưng đau thương đó hun đúc tinh thần chiến đấu, lòng căm thù giặc sâu sắc của con người Việt Nam
- Họ đều phẩm chất anh hùng, bất khuất, là con người Việt Nam kiên trung:
+ Tnú từ nhỏ đã gan dạ, đi liên lạc bị bắt được, tra tấn dã man vẫn công khai. Anh vượt trở về, lại là người lãnh đạo thanh niên làng Xô Man chống giặc, bị đốt mười ngón tay vẫn không kêu rên
+ Việt bị thương trong trận đánh lại lạc mất đơn vị, chắc tay súng quyết tâm tiêu diệt kẻ thù. Đối với chị, Việt ngây thơ, nhỏ bé, trước kẻ thù Việt vụt lớn, chững chạc
- Chủ nghĩa anh hùng: thể hiện qua nhân vật (dân làng Xô- man), gia đình Việt Chiến.
b, Chủ nghĩa anh hùng cách mạng thể hiện qua sức sống bất diệt của người Việt
+ Dân làng Xô Man giống như xà nu kiên cường, bất khuất, tiếp nối nhau chống giặc ngoại xâm
+ Ông nội và cha mẹ đều bị giặc giết hại, chị em Chiến Việt xung phong đi lính chiến đấu thực hiện lí tưởng gia đình
→ Sự tiếp nối, kế thừa làm nên chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con người, giúp họ chiến đấu vượt qua nhiều khó khăn, đau thương, mất mát
c, Chất sử thi trong truyện ngắn: góp phần thể hiện thành công chủ nghĩa anh hùng cách mạng
+ Đề tài: Cuộc chiến đấu của dân tộc chống kẻ thù xâm lược
+ Chủ đề: ngợi ca phẩm chất anh hùng của con người Việt trong kháng chiến chống Mĩ
+ Nhân vật chính: Là những con người tiêu biểu cho cộng đồng về lí tưởng và phẩm chất, nhân danh cộng đồng chiến đấu
+ Giọng văn: ngợi ca, thấm đẫm cảm hứng lãng mạn cách mạng
→ Hai truyện ngắn bản hùng ca thời đại đánh Mĩ
- Người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm dài ấy là Tnú hiện lên với những phẩm chất đáng quý.
- Là một người luôn yêu thương vợ con, tìm cách để bảo vệ hai mẹ con Mai khi bị giặc bắt và đánh đập dã man.
- Anh căm thù bọn giặc đến tàn sát buôn làng, giết hại dân làng Xô Man cũng như đánh đập và giết chết vợ con anh một cách tàn nhẫn.
- Tnú là người có lòng yêu nước sâu sắc, yêu buôn làng và trung thành với cách mạng, tin tưởng vào Đảng, vào cán bộ.
- Cuộc đời Tnú đầy đau khổ do tội ác của giặc gây nên. Vợ con anh bị giặc giết hại, bản thân anh bị giặc đốt mười ngón tay, mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt => Cuộc đời đau thương.
- Từ trong đau thương, mất mát, Tnú đã đứng dậy và trưởng thành trong ngọn lửa yêu nước và cách mạng của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Từ một em bé liên lạc chưa biết chữ thành một du kích gan dạ, dũng cảm của buôn làng. Từ truyền thống kiên cường, bất khuất của núi rừng Tây Nguyên, anh đã ra đi để góp phần bảo vệ buôn làng, và khi về anh lại làm đẹp thêm cho truyền thống đó.
- Tnú may mắn hơn so với thế hệ đàn anh của mình như anh hùng Núp và A Phủ:
- Không phải sống kiếp tội đòi cam phận, cam chịu.
- Được thừa hưởng phong trào cách mạng từ cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.
- Được giác ngộ lí tưởng cách mạng ngay từ tuổi nhỏ.
- Trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết nhắc đi nhắc lại 4 lần rằng Tnú đã không cứu sống được vợ con, để rồi khắc ghi vào tâm trí của người nghe câu nói: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo. Bởi hai bàn tay không thì làm sao mà thắng giặc. ngùn ngụt căm thù như lửa cháy, nhưng “Tnú chỉ có hai bàn tay trắng” thì làm sao cứu được vợ con; không những thế, chính Tnú cũng bị giặc trói lại và tra tấn dã man.
- Cụ Mết nhấn mạnh điều này nhằm nhắc nhở con cháu đến một điều hệ trọng nhất, cốt tử nhất – nó là điều sống còn cho dân làng Xô Man: chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!...”. Vì đây chính là sự lựa chọn con đường đi đúng đắn nhất của buôn làng, của Tây Nguyên, của cả dân tộc lúc này: “để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi trường tồn, không có cách nào khác là phải đứng lên, cầm vũ khí chống lại và tiêu diệt kẻ thù tàn ác”.
- Qua lời nhắc nhở của cụ Mết với dân làng xô man, tác giả đặt ra một điều có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại. Đây cũng là chủ đề tư tưởng sâu sắc của tác phẩm. Câu chuyện của Tnú cũng như của dân làng Xô Man nói lên chân lí lớn của dân tộc ta trong thời đại chống Mĩ cứu nước lúc bấy giờ để chống lại một kẻ thù tàn ác nhất: phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, vũ trang chiến đấu là con đường tất yếu để tự giải phóng của nhân dân.Làng Xô Man ở Tây Nguyên cũng như toàn miền Nam, cả nước ta đã chiến thắng giặc Mĩ bằng con đường ấy để làm sáng ngời lên chân lí của dân tộc và của thời đại. Và cũng chính vì thế mà câu chuyện bi tráng của cuộc đời Tnú mang ý nghĩa điển hình cho số phận và con đường của cộng đồng làng Xô Man. Đó cũng là lí do cụ Mết muốn chân lí ấy phải được nhớ, để ghi truyền cho con cháu.
- Các hình tượng cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng đã góp phần không nhỏ làm nổi bật nhân vật chính và tư tưởng của tác phẩm.
- Cụ Mết là người kể lại chuyejn cuộc đời Tnú cho dân làng nghe, cũng chính là người đã nói lên chân lí lớn lao của dân tộc và thời đại: “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!…”
- Mai, Dít là thế hệ hiện tại. Trong Dít có Mai của thời trước và có Dít của hôm nay. Vẻ đẹp của Dít là vẻ đẹp của sự kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh.
- Bé Heng là thế hệ tiếp theo của Tnú, là những cây xà nu con trong rừng xà nu bạt ngàn, chắc chắn bé Heng cũng sẽ là một Tnú trong tương lai để đi tiếp bước đường của anh, thực hiện ước mơ và lí tưởng của anh.
– Bằng tình yêu thương máu mủ ruột già, bằng tình yêu quê hương đất nước, tình yêu cách mạng và tinh thần đánh giặc đã gắn kết những con người ấy với nhau.
+Ngày trước vì có chung một tấm lòng mà họ thành vợ chồng. Ba, mẹ Việt bị giặc Pháp giết, với kì vọng mai này Việt lớn lên sẽ trả thù thay ba mẹ.
+ Việt và Chiến là hai đứa con của con gia đình đã tự nguyện cầm súng chiến đâu báo thù nhà biểu hiện cho một tấm lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ.
+ Tình yêu gia đình lớn dân lớn dần rồi kết thành một tình yêu nước, tình yêu cách mạng thật lớn mạnh.
- Điểm chung trong tính cách của hai chị em:
+ Sinh ra trong gia đình chịu đau thương của ba, má
+ Tuổi còn nhỏ đã nuôi dưỡng chí báo thù cho cha mẹ, và cùng có nguyện vọng cầm súng đánh giặc
+ Tình yêu thương, sự bao bọc nhau là vẻ đẹp tâm hồn hai chị em, tranh nhau ghi tên tòng quân
+ Hai chị em là những chiến sĩ dũng cảm, gan dạ. Đánh giặc trở thành hạnh phúc của hai chị em
- Nét riêng
*Chiến (hơn Việt 1 tuổi):
+ Tính cách người lớn, bỏ ăn để đánh vần cuốn sổ gia đình, Chiến học cách nói “trọng trọng” của chú Năm…
+ Tính cách “người lớn” thể hiện ở sự nhường nhịn, có lúc tranh giành với em, tranh công đi bắt ếch, nhưng thường nhường em
→ Nhân vật có tính cách phù hợp với lứa tuổi, tâm lí, đây là nhân vật được gợi lên từ hồi tưởng của em Việt
*Em Việt:
+ Mang dáng dấp lộc ngộc, vô tư, hồn nhiên của cậu con trai mới lớn
+ Hay tranh giành với chị
+ Dũng cảm, gan dạ (ngay từ khi còn nhỏ đã xông vào đá thằng giết cha mình, khi chiến đấu dù chỉ có một mình vẫn quyết tâm ăn thua với kẻ thù
→ Nhân vật là thành công trong nghệ thuật xây dựng tính cách của Nguyễn Thi, dù hồn nhiên còn nhỏ nhưng chững chạc, dũng cảm trước kẻ thù
– Việt và Chiến là hai nhân vật đươc Nguyễn Đình Thi khắc họa đậm nét nhất. Chiến có những nét rất giống mẹ. Theo lời kể của chú Năm, cô “không khác mẹ một chút nào” – Giống ở tính gan góc và kiên trì chịu khó. Trước lúc nhập ngũ Chiến đã nói với em mình rằng: “ Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con em gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!” Trong hoàn cảnh vậy Chiến đã sớm trưởng thành và gánh vác công việc nặng nề, lo cho em thay má. Cô rất đảm đang tháo vát cả trong việc gia đình lẫn việc đánh giặc, một người con của đát nước. Chiến thu xếp việc nhà xong xuôi để chuẩn bị lên đường đã chứng tỏ Chiến là người trưởng thành thật sự tuy đôi lúc còn giành với em nhưng không quên mình là một người chị cả, Chiến lo lắng cho em, nhường nhịn em hết mức. Chiến là cô gái mới lớn, nên trong túi luôn mang chiếc gương nhỏ xinh xắn, đó là nét nữ tĩnh dịu dàng của người con gái xưa.
– Việt là một cậu con trai mới lớn, tâm hồn vẫn còn rõ nét trẻ thơ, Việt tranh giành với chị mình công bắt ếch, công bắn tàu giặc và tranh cả phần nhập ngũ. Do “sợ mất chị” nên khi Việt tham gia chiến đấu không bao giờ phô là mình có chị gái, một nét rất đáng yêu, ngây thơ của cậu bé. Trong khi bị thương nằm ở mặt trận, Việt không sợ chết mà chỉ sợ ma và bóng tối. Trong người luôn mang theo chiếc ná thun mà gắn với tuổi ấu thơ của Việt hay đi bắn chim vào những buổi trưa hè. Việt là một cậu bé tuy nhỏ tuổi nhưng rất gan dạ, dũng cảm và không cả sợ chết, khi những hồi đại liên vang lên Việt còn nghĩ “ Chúng đến giết mình đây! Chết là gì nhỉ? Chắc là đau gấp mười lần bị thương” .
– Tình cảm của Việt đối với chị Chiến rất sâu đậm, hai chị em vốn mồ côi chị là người chăm lo cho mình từng li từng tí, Việt yêu thương chị không muốn mất chị.
– Cả hai hình tượng Việt và Chiến là những hình tượng tiêu biểu của những người con miền Nam trong thời đánh Mĩ. Là những người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất anh hùng, họ đứng lên cầm súng để trả nợ nước trả thù nhà, mang trái tim tâm hồn hiến dâng cho nghĩa lơn. Cả hai đều mang trong mình một nét riêng, Việt tuy là em nhưng có một ý thức chiến đấu mạnh mẽ, một tình cảm yêu thương mọi người xung quanh, Việt có nét rất hồn nhiên thơ trẻ. Chiến là người chị đảm đang, là người con nối tiếp tâm hồn cũng như khí phách của ba má để lại. Thật đáng khen ngợi và biểu dương cho những thế hệ trẻ như Việt và Chiến.
- Khung cảnh Tết: khói hương, mâm cỗ thịnh soạn “vào cái buổi đất nước còn nhiều khó khăn sau hơn ba mươi năm chiến tranh…” mọi người trong gia đình tề tựu quây quần… Tất cả chuẩn bị chu đáo cho khoảnh khắc tri ân trước tổ tiên trong chiều ba mươi Tết.
- Ông Bằng “soát lại hàng khuy áo, chỉnh lại cà vạt, ho khan một tiếng, dịch chân lại trước ban thờ”, “Thoáng cái ông Bằng như quên hết xung quanh và bản thể. Dâng lên trong ông cái cảm giác thiêng liêng rất đỗi quen thân và tâm trí ông bỗng mờ nhòa… Thưa thầy mẹ đã cách trở ngàn trùng mà vẫn hằng sống cùng con cháu.Con vẫn nghe đâu đấy lời giáo huấn…”.
- Ý nghĩa: Khung cảnh Tết và dòng tâm tư cùng với lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ gợi cho ta những suy nghĩ, xúc cảm sâu xa, thiêng liêng hướng về cội nguồn, giúp ta ý thức sâu sắc hơn về việc bảo vệ các giá trị truyền thống của dân tộc, nâng cao trách nhiệm giữ gìn những giá trị tốt đẹp trong quá khứ.
Khung cảnh ngày Tết:
+ Khói hương, mâm cỗ thịnh soạn trong thời buổi đất nước còn nhiều khó khăn sau ba mươi năm chiến tranh
+ Mọi người trong gia đình tề tựu, quây quần
+ Tất cả chuẩn bị chu đáo trong khoảnh khắc tri ân trước tổ tiên trong chiều 30 Tết
- Hình ảnh gieo vào lòng người niềm xúc động rưng rưng, để “nhập vào dòng xúc động tri ân tổ tiên”
- Bày tỏ lòng tri ân trước tổ tiên, trong lễ cũng tất niên, trở thành truyền thống trân trọng, tự hào của dân tộc ta
- Dù cuộc sống hiện đại vẫn cần gìn giữ giá trị truyền thống tốt đẹp trong quá khứ.
Tham khảo cần thêm giải thích ý kiến.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ qua đi để lại biết bao đau thương, mất mát, hi sinh, nhưng cũng trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà thơ, nhà văn sáng tạo ra những tác phẩm ca ngợi lòng yêu nước, quả cảm của người dân Việt Nam. Trong vô vàn tác phẩm ấy, nổi bật hơn cả là “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi và “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. Nếu nhiều bạn đọc ấn tượng trước tinh thần yêu nước, dũng cảm của hai chị em Chiến, Việt, hay khâm phục sức mạnh, lòng trung thành của Tnú, thì tôi lại thích nhân vật chú Năm và cụ Mết. Tuy không phải là nhân vật trung tâm nhựng sự xuất hiện của chú Năm và cụ Mết lại quan trọng hơn cả.
Trước tiên là cụ Mết trong “Rừng xà nu”. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Trung Thành, cụ Mết hiện ra như một “cây xà nu lớn”- uy nghi, rắn rỏi, dáng người “quắc thước”, “râu dài tới ngực”, “mắt sáng và xếch ngược”, “vết sẹo ở má phải vẫn láng bóng”. Cụ Mết đã ngoài 60 nhưng ngoại hình của cụ không khắc họa hình ảnh một ông cun già lưng còng râu bạc hiền từ như ta thường biết, cụ Mết lại mang ngoại hình của một vị trưởng làng mạnh mẽ, của một chiến binh già dũng cảm, của một “cây xà nu” lớn hiên ngang, vững chắc che chở cho cả ngôi làng Xô Man. Khi Tnú đi chiến đấu được về làng một đêm, chính vị trưởng làng già đáng kính ấy đã chào đón, chăm sóc Tnú, đã động viên anh lực lượng bằng lời khen khi ông vừa ý nhất: “Được”. Đó là tấm lòng bao la của cụ Mết, ông không chỉ tự hào vì ngôi làng nhỏ bé của mình đã gửi vào quân đội một chiến sĩ quả cảm, trung thành như Tnú mà còn thể hiện lòng tự hào, tình yêu thương của một người ông đối với đứa cháu, đứa con của mình. Cụ Mết chính là người đã chứng kiến cuộc đời của Tnú, đã kể về cuộc đời đầy chiến công nhưng cũng nhiều đau thương ấy cho các thế hệ hiện tại tương lai noi theo, học tập. Cụ Mết nói như ra lệnh: “Người Strá ai cũng có cái tai, ai cũng có cái bụng thương núi, thương nước hãy lắng nghe, nhớ. Sau nay tai chết rồi, chúng mày phải kể lị cho con cháu nghe”. Có thể nói , cụ Mết đóng vai trò vô cùng quan trọng trong “Rừng xà nu”. Cụ chính là điểm nhìn trần thuật của tác giả, giúp tác giả khắc họa lại cuộc đời của người anh hùng Tnú một cách khách quan chính xac và sinh động nhất. Không những vậy, tôi còn vô cùng ấn tượng trước cảnh cụ Mết chỉ huy toàn bộ dân làng đứng lên chống lại bọn phản Cách mạng, cứu sông Tnú khỏi tay giặc với khẩu lệnh rắn rỏi: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Có nhiều ý kiến cho rằng, Nguyễn Trung Thành đã sáng tạo nhân vật cụ Mết chỉ để kể về cuộc đời Tnú. Nhưng tôi không cho là vậy. Cụ Mết không chỉ là nguồn động lực, là quê hương, là điểm tựa vững chắc trong tâm hồn Tnú, mà còn là người gìn giữ câu chuyện cuộc đời Tnú, lưu truyền nó như bài học về lòng trung thành, dũng cảm. Những cây xà nu con như Tnú được cụ Mết chở che, cho khôn lớn, nuôi dạy, cho ý chí sắt thép,trở thành những cây xà nu trưởng thành, rồi cả rừng xà nu như thế sẽ bao phủ dải đất Tây Nguyên, bảo vệ lãnh thổ đất nước Việt Nam dấu yêu. Tóm lại, đọc “Rừng xà nu” mà chỉ nhớ về Tnú, quên đi cụ Mết thì vẫn chưa tính là thấu hiểu tác phẩm này.
Nhân vật cũng gây ấn tượng không kém là chú Năm trong “Những đứa con trong gia đình”. Nguyễn Thi không miêu tả ngoại hình chú Năm, cũng không dành nhiều đất cho nhân vật xuất hiện. Bạn đọc biết về chú Năm chỉ gói gọn trong hai nội dung chính: là người lớn tuổi duy nhất còn lại trong một gia đình truyền thống Cách mạng, chú của hai chị em Chiến, Việt và là một cựu chiến binh. Nhưng từng ấy cũng đủ để tôi hình dung về chú Năm. Từ việc chú Năm sẵn sàng xin cho hai cháu đi tong quân đến việc dn dò hai cháu nếu bỏ về thì sẽ chặt đầu đều cho thấy chú Năm là một cựu chiến binh quả cảm, thẳng thắn và yêu nước, trung thành với Cách mạng. Không còn đủ khả năng tự mình cầm súng diệt giặc, chú Năm trở thành hậu phương, thành chỗ dựa vững chắc cho hai đứa cháu. Chú Năm trở thành hậu phương, thành chỗ dựa vững chắc cho hai đứa cháu. Chú Năm chăm sóc thằng Ú tem, chăm sóc ruộng mía, trông coi bàn thờ má cho chị em Chiến, Việt yên lòng lên đường hành quân diệt giặc. Nếu không có chỗ dựa là chú Năm, liệu chị em Chiến, Việt có đủ yên lòng lên đường hành quân diệt giặc, đủ yên lòng bỏ mặc nhà cửa, bàn thờ má hay đứa em còn nhỏ lị một mình? Chiến thắng vẻ vang mà ta dành được không chỉ dựa vào sức các chiến sĩ mà còn là cả hậu phương phía sau, dựa vào những người như chú Năm. Cứng rắn là vậy nhưng ngày hai cháu chính thức lên đường, chú Năm vẫn khóc, “đưa mấy ngón tay cứng còng chùi nước mắt”. Hơn ai hết, chú Năm hiểu, một khi đã vào chiến trường, trở về được hay không thật khó nói. Nhưng chú không muốn thể hiện sự lo lắng ấy, chú chỉ cười và động viên hai chị em bằng cách giao sổ gia đình cho hai cháu, hứa sẽ ghi chiến công từng ngày của hai chị em vào đó. Như sợ chưa đủ, chú Năm cất lời hò, “câu hò cất nổi lên giữa ban ngày nhắn nhủ, tha thiết, cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội”. Lời hò của quê hương ấy sẽ theo hai chị em Chiến, Việt vào chiến trường, sẽ vực dậy họ lúc gian khổ, tiếp thêm sức mạnh quyết tâm chiến đấu, sẽ nhắc cho hai chị em yên tâm rằng ở nhà, đã có chú Năm lo liệu mọi việc, nhắc rằng hai chị em là niềm tự hào tiếp theo của một gia đình truyền thống Cách mạng. Có thể nói, nhân vật chú Năm không nổi bật nhưng lại là mạch ngầm xuyên suốt tác phẩm, mang nhiều ý nghĩa không thể thiếu.
Chú Năm và cụ Mết có rất nhiều nét tương đồng khi đem so sánh với nhau. Họ đều là những người của thế hệ trước, tuổi đã cao nhưng sức không yếu. Họ đại diện cho cả một lớp người đi trước mang trong mình những bài học kinh nghiệm quí báu và sự từng trải. Cụ Mết và chú Năm xuất hiện trong hai tác phẩm khác nhau nhưng dường như có chung mọi hành động. Nếu cụ Mết là người định hướng lý tưởng sống cho Tnú thì chú Năm ủng hộ hai cháu tòng quân, nếu cụ Mết nhớ như in cuộc đời anh hùng Tnú, kể lại cho thế hệ sau như hình thức lưu giữ truyền thống, thì chú Năm có cuốn sổ gia đình, nơi ông sẽ viết tiếp những chiến công của Chiến và Việt, nối dài những chiến công của thế hệ trước, nếu cụ Mết như quê hương, như người thân chào đón, săn sóc khi Tnú về làng thì chú Năm cũng chính là hậu phương vững chắc nhất, coi sóc toàn bộ việc gia đình cho hai cháu yên tâm đánh giặc. Có lẽ, cụ Mết và chú Năm giống nhau đến vậy vì họ đều đại diện cho một thế hệ cha ông anh hùng, lúc trẻ cầm vũ khí chiến đấu, khi già lại trở thành hậu phương. Tuy nhiên: “Mỗi người đều có một vân tay, mỗi nhà văn cũng có một vân chữ riêng biệt”., cụ Mết và chú Năm vẫn có nhiều khác biệt. Cụ Mết là trưởng làng Xô Man nơi rừng núi Tây Nguyên, không trực tiếp chiến đấu ngoài chiến trường, chỉ có vũ khí thô sơ như giáo, mác nhưng cụ vô cùng uy nghiêm dũng mãnh. Còn chú Năm là một cựu chiến binh từng dũng cảm chiến đấu ngoài mặt trận, trực tiếp đối mặt với quân địch, chú Năm bộc trực, thẳng thắn- nét tính cách quen thuộc của người dân Nam Bộ. Cụ Mết là trưởng một ngôi làng kháng chiến, chú Năm là chủ một gia đình Cách mạng. Hai con người, hai số phận được đặt vào hai tác phẩm nhưng vẫn có điểm tương đồng mà không mất đi nét khác biệt, tạo nhiều liên tưởng so sánh thú vị, từ đó, thấy rõ hơn tài năng viết truyện ngắn của Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi.
“Rừng xà nu” và “Những đứa con trong gia đình” xứng đáng là hai truyện ngắn tiêu biểu cho thời kì kháng chiến chống Mĩ. Đọc truyện, bạn đọc không chỉ biết thêm về những tấm gương anh hùng như Tnú, những thế hệ trẻ sớm có lòng quyết tâm trả thù nhà nợ nước như Chiến, Việt, mà còn thấy rõ hơn hậu phương vững chắc đằng sau mỗi bước hành quân của những con người ấy: cụ Mết và chú Năm. Nguyễn Thi và Nguyễn Trung Thành không hẹn mà gặp cùng xây dựng hình tượng cụ Mết và chú Năm với nhiều nét tương đồng xen giữa sự khác biệt. Chính điều độc đáo ấy đã gợi nhiều liên tưởng, so sánh để qua đó, bạn đọc thêm hiểu hơn về tác phẩm, tác giả, đồng thời biết ơn một thế hệ cha ông đã chiến đấu dũng cảm vì hòa bình hôm nay.