Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Bảng thống kê về những sự kiện chính của lịch sử thế giới cận đại
Thời gian |
Sự kiện |
Kết quả |
Tháng 8-1566 |
Cách mạng Hà Lan |
Lật đổ ách thống trị của vương quốc Tây Ban Nha |
1640 - 1688 |
Cách mạng tư sản Anh |
Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền. Thành lập nền quân chủ lập hiến. |
1775 - 1783 |
Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ |
13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ giành độc lập, thành lập nước Hợp Chúng quốc Hoa Kì. |
1789 - 1794 |
Cách mạng tư sản Pháp |
Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, lập nền Cộng hòa |
1840 - 1842 |
Nhân dân Trung Quốc chống thực dân Anh xâm lược - Chiến tranh thuốc phiện |
Trung Quốc trở thành nước phong kiến nửa thuộc địa. |
1848 - 1849 |
Cách mạng tư sản ở Châu Âu |
Củng cố sự thắng lợi của CNTB, làm rung chuyển chế độ phong kiến Đức, I-ta-li-a, Áo - Hung |
Năm 1868 |
Cuộc Duy Tân Minh Trị |
Kinh tế TBCN ở Nhật phát triển mạnh, Nhật chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, mở rộng xâm lược thuộc địa |
Năm 1911 |
Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc |
Lật đổ chế độ quân chủ, tạo điều kiện thuận lợi khi CNTB phát triển |
1914 - 1918
|
Chiến tranh thế giới thứ nhất |
Các nước thắng trận thu được lợi lớn, bản đồ thế giới được chia lại, phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh mẽ, cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, thức tỉnh nhân dân thuộc địa. |
Quốc hội tiến hành chính biến, đưa Vin-hem Ô-ran-giơ lên ngôi vua. Chế độ quân chủ lập hiến được thành lập.
Tham khảo:
Cuộc Cách mạng Vinh Quang, cũng gọi là Cách mạng năm 1688, là sự kiện vua James II của Anh (VII của Scotland và II của Ireland) bị lật đổ vào năm 1688 bởi liên minh giữa các thành viên Quốc hội và đội quân viễn chinh do quan Tổng đốc Hà Lan là William xứ Orange của Orange-Nassau, với kết quả là William lên ngôi báu nước Anh (tức William III) đồng trị vì với vợ là Nữ hoàng Mary II.
Câu 4:
Ngày 9-5-1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh ”Quốc hữu hóa đường sắt”, thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc. Sự kiện này đã gây nên một làn sóng căm phẫn công khai trong quần chúng nhân dân và trong tầng lớp tư sản, châm ngòi cho một cuộc cách mạng.
- Ngày 10-10-1911, Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi nhanh chóng và lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung Trung Quốc.
- Ngày 29-12-1911, Quốc dân đại hội (gồm đại biểu các tỉnh nổ ra cách mạng) họp ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc, bầu Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống, đứng đầu là Chính phủ lâm thời. Tại đại hội này, Hiến pháp lâm thời được thông qua, công nhận quyền bình đẳng và quyền tự do dân chủ của mọi công dân, nhưng không đề cập đến vấn đề ruộng đất của nông dân như đã ghi trong Cương lĩnh của Đồng minh hội.
- Trước thắng lợi bước đầu của cách mạng, một số người lãnh đạo Đồng minh hội chủ trương thương lượng với Viên Thế Khải - một đại thần của triều đình Mãn Thanh. Theo thỏa thuận, sau khi đã ép buộc vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn phải từ chức (2-2912), ngày 6-3-1912 Viên Thế Khải tuyên bố nhậm chức Đại Tổng thống Trung Hoa Dân quốc. Trên thực tế, cách mạng đến đây chấm dứt. Các thế lực phong kiến quân phiệt lên nắm chính quyền.
Kết quả của Cách mạng Tân Hợi:
- Đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
- Ý nghĩa: Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á. Cách mạng Tân Hợi tuy thành lập “Dân quốc” nhưng đã không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược và không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Câu 3:
* Chủ nghĩa đế quốc Anh:
- Giai cấp thống trị Anh đẩy mạnh tốc độ xâm lược để mở rộng thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi.
- Trước năm 1914, thuộc địa Anh trải khắp địa cầu, chiếm tới 1/4 diện tích lục địa và 1/4 dân số thế giới. Người ta ví nước Anh là nước “Mặt trời không bao giờ lặn”.
- Đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn và giàu có nằm rải rác khắp các châu lục.
⟹ Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc ở Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
* Chủ nghĩa đế quốc Pháp:
- Thời kì này, ở Pháp hình thành nhiều tổ chức độc quyền dần dần chi phối nền kinh tế đất nước. Đặc điểm nổi bật của tổ chức độc quyền ở Pháp là sự tập trung ngân hàng đạt mức cao.
- Pháp là nước đứng thứ hai về xuất khẩu tư bản (sau Anh), nhưng hình thức khác Anh ở chỗ phần lớn số vốn đem cho các nước vay với lãi suất nặng.
⟹ Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là "chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi"
Niên đại |
Sự kiện |
Kết quả |
8-1566 |
Cách mạng Hà Lan |
Lật đổ ách thống trị của vương quốc Tây ban Nha. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển |
1640-1688 |
CMTS ANH |
Lật đổ chế độ phong kiến, đưa GCTS lên cầm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ |
1775-1783 |
CMTS Mĩ |
Thoát khỏi sự thống trị của đế quốc. Thành ập ra quốc qia mới- Hợp chủng quốc Mĩ |
1789-1794 |
CM tư sản Pháp |
Lật đổ chế độ phong kiến,đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, lập nền Cộng Hòa, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản |
1775 |
Nhân dân Trung Quốc chống Anh xâm lược - Chiến tranh thuốc phiện |
TQ trở thành nửa thuộc địa và thuộc địa |
1848-1849 |
CMTS ở Châu Âu |
Củng cố sự thắng lợi của CNTB,làm rung chuyển chế độ phong kiến Đức, Ý,Áo -Hung |
1868 |
Cuộc Duy Tân của Minh Trị Thiên Hoàng |
Kinh tế TBCN Nhật phát triển mạnh và chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, mở rộng xâm lược |
1911 |
Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc |
Lật đổ chế độ quân chủ, tạo điều kiện thuận lợi khi CNTB phát triển |
1914-1918 |
Chiến tranh thế giới thứ nhất |
Các nước thắng trận thu được lợi lớn, bản đồ thế giới được chia lại, phong trào CM thế giới phát triển mạnh mẽ, CM T 10 Nga thắng lợi, làm thức tỉnh nhân dân thuộc địa |
Thời gian |
Sự kiện |
Kết quả |
8-1566 |
Cách mạng Hà Lan |
Lật đổ ách thống trị của vương quốc Tây ban Nha. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển |
1640-1688 |
CMTS ANH |
Lật đổ chế độ phong kiến, đưa GCTS lên cầm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ |
1775-1783 |
CMTS Mĩ |
Thoát khỏi sự thống trị của đế quốc. Thành ập ra quốc qia mới- Hợp chủng quốc Mĩ |
1789-1794 |
CM tư sản Pháp |
Lật đổ chế độ phong kiến,đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, lập nền Cộng Hòa, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản |
1775 |
Nhân dân Trung Quốc chống Anh xâm lược - Chiến tranh thuốc phiện |
TQ trở thành nửa thuộc địa và thuộc địa |
1848-1849 |
CMTS ở Châu Âu |
Củng cố sự thắng lợi của CNTB,làm rung chuyển chế độ phong kiến Đức, Ý,Áo -Hung |
1868 |
Cuộc Duy Tân của Minh Trị Thiên Hoàng |
Kinh tế TBCN Nhật phát triển mạnh và chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, mở rộng xâm lược |
1911 |
Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc |
Lật đổ chế độ quân chủ, tạo điều kiện thuận lợi khi CNTB phát triển |
1914-1918 |
Chiến tranh thế giới thứ nhất |
Các nước thắng trận thu được lợi lớn, bản đồ thế giới được chia lại, phong trào CM thế giới phát triển mạnh mẽ, CM T 10 Nga thắng lợi, làm thức tỉnh nhân dân thuộc địa |
+ 5 sự kiện tiêu biểu là:
1- Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
2- Cao tròa cách mạng ở châu Âu 1918-1923.
3- Phong trào đòi độc lập dân tộc ở châu Á.
4- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.
5- Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Lí do:
1- Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga, lần đầu tiên chủ nghĩa xã hội đã trở thành hiện thực ở một nước, mở ra thời kì mới trong lịch sử của nhân loại: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
2- Cao trào cách mạng 1918-1923 có bước chuyển biến mới: giai cấp công nhân trưởng thành, nhiều Đảng Cọng sản ra đời => Quốc tế Cộng sản thành lập, lãnh đạo phong trào cách mạng đi theo con đường Cách mạng tháng Mười.
3- Phong trào độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc là đòn tấn công và tư bản chủ nghĩa, trong phong trào đó, giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.
4- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đẩy các nước tư bản vào cuộc khủng hoảng chưa từng có, dẫn đến hậu quả là chủ nghĩa phát xít thắng thế và đẩy nhân loại đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh mới.
5- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là cuộc chiến tranh gây ra những tổn thất khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, kết thúc một thời kì phát triển của lịch sử thế giới hiện đại.
Tham Khảo !
5 sự kiện tiêu biểu nhất của Lịch sử thế giới hiện đại (từ năm 1917 đến năm 1945):
* Cách mạng tháng Mười Nga 1917.
- Lí giải: lần đầu tiên chủ nghĩa xã hội đã trở thành hiện thực ở một nước, mở ra thời kì mới trong lịch sử của nhân loại: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
* Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba) thành lập (1919)
- Lí giải: Quốc tế Cộng sản ra đời là kết quả của sự phát triển của phong trào cách mạng Châu Âu nói riêng, cũng như trên thế giới nói chung, các Đảng Cộng sản ra đời ở nhiều nước. Quốc tế Cộng sản thành lập đã lãnh đạo phong trào cách mạng đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa.
* Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á.
- Lí giải: Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á phát triển mạnh mẽ, là đòn tấn công vào chủ nghĩa đế quốc. Trong phong trào đó, giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.
* Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933.
- Lí giải: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đẩy các nước tư bản vào cuộc khủng hoảng chưa từng có, dẫn đến hậu quả là chủ nghĩa phát xít thắng thế ở I-ta-li-a, Đức, Nhật Bản và đẩy nhân loại đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh mới.
* Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
- Lí giải: cuộc chiến tranh đã gây ra những tổn thất khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, kết thúc một thời kì phát triển của lịch sử thế giới hiện đại.
Tham khảo :
5 sự kiện tiêu biểu nhất của Lịch sử thế giới hiện đại (từ năm 1917 đến năm 1945):
* Cách mạng tháng Mười Nga 1917.
- Lí giải: lần đầu tiên chủ nghĩa xã hội đã trở thành hiện thực ở một nước, mở ra thời kì mới trong lịch sử của nhân loại: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
* Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba) thành lập (1919)
- Lí giải: Quốc tế Cộng sản ra đời là kết quả của sự phát triển của phong trào cách mạng Châu Âu nói riêng, cũng như trên thế giới nói chung, các Đảng Cộng sản ra đời ở nhiều nước. Quốc tế Cộng sản thành lập đã lãnh đạo phong trào cách mạng đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa.
* Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á.
- Lí giải: Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á phát triển mạnh mẽ, là đòn tấn công vào chủ nghĩa đế quốc. Trong phong trào đó, giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.
* Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933.
- Lí giải: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đẩy các nước tư bản vào cuộc khủng hoảng chưa từng có, dẫn đến hậu quả là chủ nghĩa phát xít thắng thế ở I-ta-li-a, Đức, Nhật Bản và đẩy nhân loại đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh mới.
* Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
- Lí giải: cuộc chiến tranh đã gây ra những tổn thất khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, kết thúc một thời kì phát triển của lịch sử thế giới hiện đại.