K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Những người gác mộng , chap1

Đôi mắt cậu mở to , tròn xoe như hai viên ngọc bích, Miu khẽ nghiêng chiếc đầu nhỏ xíu, bộ lông xù mềm mại tựa đám bông nhỏ khẽ rung rinh trên gò má ửng hồng. Giọng nói trong trẻo tựa như tiếng chim hót đầu ngày .

“Nếu một ngày có ai hỏi rằng : Giấc mơ mang dáng hình gì trong mắt cậu, cậu sẽ trả lời như thế nào ?

Milo chớp chớp đôi mắt tròn xoe, suy nghĩ một hồi rồi khẽ đáp với giọng điệu thật ngộ nghĩnh:

“Giấc mơ á? Nó chẳng có hình dáng nhất định đâu. Lúc thì mềm mại như đám mây trắng trôi lững lờ trên bầu trời xanh thẳm. Lúc lại tinh nghịch như những chú đom đóm lập lòe trong đêm hè. Có khi nó ấm áp như vòng tay của mẹ ấy, cũng có khi lại là một cuộc phiêu lưu và bất ngờ như một chuyến đi đến tận cùng vũ trụ. Nhưng nếu có ai hỏi mình “giấc mơ mang dáng hình gì trong mắt cậu?” thì mình sẽ chẳng cần suy nghĩ mà đáp lại ngay …Giống như một chú cáo nhỏ có đôi cánh trắng muốt bay lượn trên những tầng mây, một ngôi sao nhỏ síu bị lạc đường , và một chiếc đèn lồng kì diệu tỏa ra ánh sáng ấm áp chẳng bao giờ tắt!”

Miu lại khẽ nghiêng đầu, đôi mắt lấp lánh tỏ vẻ tò mò:

“Nhưng …tại sao khi con người ta lớn rồi , ta sẽ không còn thấy những con rồng, con hạc giấy treo quanh phòng họ nữa ?”

Milo khẽ thở dài, khẽ đáp.

“Đó là …vì họ xếp chúng thành hóa đơn mất rồi ”

“Miu ơi , cậu nghĩ … người lớn có bao giờ mơ không ?

“Ừm …” - một giọng nói thì thầm vang lên giữa căn gác mái phủ đầy bụi –

“Chắc là không đâu .Người lớn , họ bận lắm . Bận làm việc , bận lo toan nhiều thứ trên đời , bận … quên nữa “

Miu chớp mắt ngơ ngác:

“Quên gì thế , Milo ? “

“Quên cách bay trong trí tưởng tượng . “

“ Vậy , Milo nè , cậu có còn tin vào phép màu , vào trí tưởng tượng hay không?“

Milo ngước đôi mắt lấp lánh nhìn Miu, mỉm cười :

“Sao lại không chứ … Có ai bảo là không được đâu “

Từng tiếng nói vang lên , nhẹ hẫng tựa một chiếc lá rơi, rồi nhanh chóng hòa và làn gió vi vu qua những cánh đồng xanh mướt. Và ta bỗng tự hỏi mình rằng: Phải chăng khi ta lớn quá nhanh , ta sẽ bỏ quên rất nhiều điều . Mà điều đầu tiên chúng ta đánh rơi lại là trí tưởng tượng không nhỉ ? Thuở bé , ai mà chẳng ghé thăm vùng đất ấy một lần . Vùng đất mà những đứa trẻ vẫn thường thân mật gọi với danh xưng : sứ sở thần tiên. Ở nơi đó , đã từng có con rồng bằng bút chì bay vòng quanh chiếc đèn ngủ mỗi đêm , và những nàng tiên giấy khiêu vũ theo tiếng tích tắc của đồng hồ quả lắc . Và ở nơi đó…mọi điều ước đều có thể xảy ra…Nhưng sứ sở ấy chỉ là một thê giới kì diệu đối với trẻ em mà thôi.

Thế giới của người lớn đâu có như vậy.Nó lú nào cũng có tiếng gõ bàn phím , lịch họp , và lời nói “ Chúng ta không có thời gian cho việc đó đâu “ . Ba và mẹ lúc nào cũng thật bận rộn. Họ vội vã , luôn tay luôn chân với những con số, những bản kế hoạch, những cuộc gọi dồn dập. Hình như trong thế giới của họ, không có chỗ cho những điều vu vơ, không thực tế. Miu buồn bã cụp đôi tai xuống, giọng nhỏ hẳn đi:

“Vậy… lớn lên thật chán phải không Milo?”

Milo ngước nhìn Miu, đôi mắt long lanh ánh lên một nỗi buồn man mác. Cậu khẽ lắc đầu:

“Không hẳn là chán đâu Miu. Chỉ là… khác thôi. Khi lớn lên, người ta có những giấc mơ khác. Không phải là những chú rồng bay lượn hay những ngôi sao lạc lối nữa. Mà là những giấc mơ về một ngôi nhà ấm áp, một công việc ổn định, hay một người để họ yêu thương.”

“Nhưng… những giấc mơ đó có còn là giấc mơ về chú cáo có đôi cánh trắng không?” - Miu vẫn không nguôi ngoai.

Milo im lặng một lúc, rồi khẽ mỉm cười:

“Mỗi giấc mơ đều có vẻ đẹp riêng của nó, Miu à. Giấc mơ của tuổi thơ thì diệu kỳ và bất ngờ. Giấc mơ của người lớn thì thực tế và mang theo những hy vọng về tương lai.”

“Vậy… người lớn có còn nhớ về xứ sở thần tiên không?” – Miu hỏi, đôi mắt vẫn ánh lên vẻ tò mò.

“Có lẽ là có đấy… ở một nơi nào đó sâu thẳm trong trái tim họ.” – Milo nhẹ nhàng đáp - “Chỉ là họ không còn có nhiều thời gian để ghé thăm nó nữa thôi.”

“Haizz … Ước gì có ai còn tin vào phép màu trong truyện cổ tích nhỉ “

Gió ngoài ô cửa khẽ lùa vào mái tóc rối nhẹ của cô bé. Một chiếc lá khô lướt ngang qua ngưỡng cửa, xoay xoay như đang tìm nơi trú ngụ.

“Tích… tắc… tích… tắc…”
Tiếng đồng hồ quả lắc vang lên đều đều, kéo Myo về lại với căn gác mái cũ kĩ. Thế rồi cô bé gấp cuốn sổ vẽ lại. Trang đầu tiên … có  hai con cáo nhỏ ngồi trên đám mây màu hồng khẽ rơi xuống , đùa nghịch với gió , bay lượn lờ trên không trung . Nó đáp thật nhẹ xuống mặt đất , Myo cúi xuống nhặt .Đó chẳng phải là Milo và Miu sao ? Thế rồi , cô khẽ vuốt nhẹ trên trang giấy, nơi hình ảnh Milo và Miu đang đùa nghịch hiện hữu một cách sống động.  Miu và Milo đẫ từng là hai người bạn tưởng tượng của cô bé lúc nhỏ. Mẹ vẫn thường  bảo:“Ai cũng có một người bạn tưởng tượng. Nhưng không phải ai cũng nhớ giữ họ lại.” Ngón tay Myo khẽ vuốt ve hình ảnh Miu và Milo trên trang giấy, một nỗi nhớ mơ hồ thoáng qua. Đã bao lâu rồi cô không còn nghe thấy tiếng cười khúc khích của Milo hay giọng nói trong trẻo của Miu? Kể từ ngày chiếc giường bên cạnh phòng cô trống trải, tiếng cười trong ngôi nhà dường như cũng lặng đi. Ba thường về muộn hơn, điện thoại reo liên tục, và những tờ giấy chi chít con số, những bản kế hoạch nằm ngổn ngang trên bàn ăn. Không còn những đêm ba đọc truyện cổ tích, giọng trầm ấm vang vọng khắp phòng. Không còn những buổi chiều hai mẹ con cùng nhau vẽ những con vật kỳ lạ, những lâu đài bay trên những đám mây màu hồng.

Ánh mắt Myo khẽ cụp xuống, một nỗi gợn buồn lan tỏa trong lồng ngực. Cô nhìn ra ngoài ô cửa, nơi những cành cây khẳng khiu đang đu đưa trong gió. Liệu có phải, khi bàn tay nhỏ bé dần quen với việc cầm bút chì viết những dòng chữ thẳng hàng, nó cũng dần quên đi cách vẽ những đường cong mềm mại của đôi cánh tiên? Cô khẽ lắc đầu, cố xua đi cảm giác hụt hẫng. Tiếng bước chân vội vã của ba vọng lên từ cầu thang. Thế giới của người lớn... có lẽ thật sự chỉ là những bước chân vội vã không ngừng hay chăng ? Và phải chăng lớn lên là phải học cách quên đi những người bạn vô hình, những chuyến phiêu lưu không có thật? Phải chăng thế giới của người lớn chỉ toàn những lo toan và trách nhiệm, không còn chỗ cho những phút giây thả hồn vào những giấc mơ bay bổng hay chăng? Myo không biết nữa…nhưng …có lẽ là như vậy.

Rồi, giọng nói của ba vang lên từ dưới tầng, mang theo một chút lo lắng.

“Myo con đâu rồi ?”

Myo liền vội vàng nhảy xuống từ chiếc ghế nhỏ xíu trong góc phòng, kéo một cái thang gỗ cũ kỹ xuống, làm nó vang lên một tiếng "kẽo kẹt" đặc trưng. Chẳng mấy chốc, cô bé nhảy xuống đất và chạy vội ra cửa.

"Dạ, con đây,thưa ba!" Myo đáp lớn, đôi mắt vẫn không rời khỏi chiếc cuốn sổ nhỏ nhắn trong tay.

Dưới ánh đèn vàng nhạt hắt ra từ phòng khách, những bức tranh thuở bé của Myo hiện ra trên tường: một con mèo ba chân đang cười toe toét, một ngôi nhà lơ lửng giữa những đám mây xanh, chiếc cầu vồng bảy sắc uốn mình bắc qua một dòng sông tưởng tượng. Myo khẽ dừng lại, ánh mắt lướt qua từng nét vẽ. Ba vẫn thường khen chúng "kỳ diệu thật đấy". Nhưng giờ đây, dường như chẳng ai còn dừng chân ngắm nhìn những "kỳ diệu" ấy nữa. Bụi thời gian mỏng manh phủ lên cả những màu sắc tươi sáng.

"Myo, không phải con lại lên gác mái đó chứ?" Cha cô cất tiếng từ dưới nhà. Có lẽ ông đã đoán trước được sự trả lời.

Myo khựng lại một chút ở bậc thang cuối cùng, chiếc sổ nhỏ vẫn siết chặt trong tay. Cô bé nghe thấy tiếng bước chân của cha đang tiến lại gần.

Tiếng bước chân của ba mỗi lúc một gần, dồn dập như nhịp trống thúc giục. Ông dừng hẳn ở ngưỡng cửa phòng khách, dáng người đổ bóng dài, hằn rõ vẻ mệt mỏi sau ngày dài. Ánh mắt ông dịu lại khi chạm vào Myo.

"Ba gọi con nãy giờ. Con lại lên gác mái làm gì vậy? Ở đó bụi bặm lắm." Giọng ông gấp gáp , vừa trách nhẹ, lại vừa có chút lo lắng.

Myo khẽ mỉm cười, đôi mắt to tròn của cô sáng lên, như những ngôi sao nhỏ trên bầu trời đêm

"Con chỉ muốn vẽ thêm một chút thôi mà, ba đừng lo nha."

Người cha thở dài, xoa nhẹ mái tóc con gái.

"Thôi được rồi. Xuống ăn cơm thôi con."

Cô bé khẽ gật đầu, cố gắng nở một nụ cười nhỏ.

"Vâng ạ."

Người cha quay lưng bước về phía nhà bếp, còn Myo thì vẫn đứng lặng thêm một lúc ở bậc thang cuối cùng. Cô bé cúi xuống nhìn cuốn sổ vẽ một lần nữa, tay khẽ lật qua trang tiếp theo. Trên nền giấy nhòe một chút màu nước, hai chú cáo nhỏ – Miu và Milo – đang ngồi trên một cánh đồng hoa bồ công anh, gió thổi qua làm những cánh hoa li ti bay lên không trung như những chiếc dù nhỏ , chỉ cần nhắm mắt lại là có thể cùng Miu và Milo bay đến bất cứ đâu…

Ánh đèn bếp hắt ra từ bên trong, len qua cánh cửa hé mở như một vệt nắng cuối ngày còn sót lại. Myo cất cuốn sổ vẽ vào trong ngăn bàn nhỏ bên hành lang, cạnh những cây bút màu đã sứt mực, rồi chạy nhanh về phía cha. Mùi cơm nóng và canh rau dền thơm nhẹ lan tỏa trong không khí. Bàn ăn vẫn đơn sơ như mọi ngày: hai bát cơm, một dĩa trứng chiên, và một tô canh đang bốc khói.

“Con đã rửa tay chưa đó?” – Ba nhắc, giọng có chút nghiêm nhưng không giấu được nét dịu dàng trong ánh mắt.

“Dạ rồi ạ!” – Myo lí nhí, rồi khẽ ngồi xuống đối diện với ông. Cô bé nhai thật chậm rãi, thỉnh thoảng lại lén nhìn người cha đang lặng lẽ xới thêm cơm, gương mặt ông trông mệt nhưng vẫn cố gắng giữ vẻ bình thản. Mái tóc điểm vài sợi bạc lấp lánh dưới ánh đèn vàng, và đôi mắt ấy… dù có quầng thâm, vẫn ánh lên một nỗi buồn dịu dàng. Nhưng trong khoảnh khắc ấy, khi nhìn thấy ánh sáng yếu ớt rơi trên tóc cha, Myo lại chợt nghe một âm thanh khe khẽ, như cánh của điều gì đó đang bay. Có lẽ là gió, hoặc là trí tưởng tượng của cô bé đang khẽ thở dài.

“Ba ơi…” – Myo khẽ gọi, tay chống cằm, đôi mắt tròn tròn ngước nhìn cha -“Ba có từng tin vào… phép màu không ba?”

Người cha thoáng khựng lại, chiếc đũa trên tay ông ngừng giữa chừng.

“Phép màu à?” – ông lặp lại, như đang dò tìm ý nghĩa ẩn sâu trong câu hỏi của con.

“Dạ… như những chú rồng biết bay, hay một chiếc đèn lồng phát sáng mãi mãi… như Miu và Milo ấy.” – Myo mỉm cười nhẹ.

Người cha nhìn con gái mình thật lâu. Một sự lặng im dịu dàng lan ra giữa không gian chỉ có tiếng đồng hồ quả lắc vang đều đều ở góc phòng. Một thoáng gì đó lướt qua ánh mắt ông – là sự ngỡ ngàng, hay là ký ức chợt ùa về? Ông chậm rãi đặt đũa xuống, dựa lưng vào ghế, rồi bật cười khe khẽ – một nụ cười hiếm hoi, như làn gió nhẹ lướt qua cánh cửa đóng kín của lòng mình.

“Ba từng tin… rất nhiều là đằng khác.” – ông nói, giọng như khẽ lạc đi trong làn khói ấm của bữa cơm chiều – “Ngày đó… ba cũng có một người bạn tưởng tượng. Một chú mèo biết nói, tên là Tomi. Nó thích trèo lên trần nhà và kể cho ba nghe về những hành tinh xa xôi. Nhưng rồi… ba cũng lớn. Tomi không còn xuất hiện nữa. Hoặc là… ba không còn đủ thờ gian để lắng nghe nó nữa.”

Myo tròn mắt, lặng đi một lúc. Cô chưa bao giờ nghe ba kể về tuổi thơ mình. Trong trí nhớ của cô, ba luôn là người lớn với  những cuộc họp,  điện thoại, và các con số. Giây phút ấy, ông như trở về làm một cậu bé nhỏ, đang ngồi cạnh cô bên bàn ăn.

“Vậy… ba có nhớ Tomi không?” – Myo thì thầm.

Ông khẽ gật đầu.

“Có chứ… Nhưng mà ba nghĩ, Tomi vẫn ở đó. Ở đâu đó trong ba, như Miu và Milo của con vậy. Có điều… ba quên cách gọi tên nó rồi.”

“Vậy… tại sao bây giờ ba không còn kể chuyện cổ tích cho con nữa?”

Người cha khẽ cúi đầu, rồi lại ngẩng lên, giọng ông nhẹ như thể đang thì thầm với chính tuổi thơ mình:
“Vì ba sợ rằng nếu kể nữa, ba sẽ quên mất việc mình đang là người lớn mất thôi. Haha”

Câu trả lời khiến Myo ngơ ngác. Cô bé chống cằm suy nghĩ, đôi mắt ánh lên vẻ trầm mặc không thường thấy ở lứa tuổi của mình.

“Nhưng con nghĩ… ba có thể là người lớn, nhưng vẫn mang theo một chút phép màu mà, đúng không ạ?”

Người cha bật cười nhẹ, nụ cười hiếm hoi sau cả một ngày dài.

“Ừ, có lẽ là vậy. Nếu như có một cô bé nhỏ của ba chịu nhắc ba mỗi ngày…”

Myo cười toe, hạnh phúc đến lạ. Cô bé ngồi thẳng dậy, húp thêm một thìa canh nóng, lòng nhẹ bẫng như gió. Cùng lúc ấy , Miu đặt tay lên vai Myo, ánh mắt lấp lánh như một giọt sao. “Ba vẫn đang cố gắng giữ phép màu cho con đó” cô bé thì thầm lời ba nói. Còn Milo thì chui vào chiếc khăn ăn, lặng lẽ gấp nó lại như đang giấu đi một điều bí mật

Sau bữa ăn, khi ba cô còn đang rửa chén, Myo rón rén quay lại căn gác mái. Cô bé lấy ra cuốn sổ vẽ, lần này là trang cuối cùng. Trên đó, cô vẽ một khung cửa sổ mở ra trời đêm, nơi hai chú cáo nhỏ vẫn đang ngồi đó – Miu nhìn lên bầu trời, còn Milo thì quay lại mỉm cười.

Ngay bên dưới, Myo viết thêm vài dòng, chữ viết hơi nghiêng:

"Nếu một mai cha mệt quá, không còn thấy phép màu bên mình nữa…
Thì con sẽ là người kể chuyện cổ tích cho cha nghe.”

Rồi, cô nhắm mắt lại, thì thầm:

“Chúng ta sẽ cùng nhau tìm lại phép màu, được không Miu, Milo, và cả Tomi nữa?”

Ngày bé, Myo rrất hay vẽ những bức tranh kỳ lạ. Khi thì là ngôi nhà biết đi, đội nón lá và bước tung tăng trên thảm cỏ. Khi thì là một cơn mưa biết hát, mỗi giọt là một nốt nhạc nhảy nhót quanh ô cửa sổ. Lúc lại là chú mèo có cánh, bay lượn qua khung trời lấm tấm mây.

Ba thường xoa đầu Myo và bảo, “Con vẽ những điều kỳ diệu thật đấy.”

Myo hay kể với ba về hai người bạn bí mật – Miu và Milo. Miu là cô bé có mái tóc dài như mây trắng, mắt tròn xoe lấp lánh như sao. Milo là cậu nhóc luôn đội mũ len đỏ, cười khúc khích như tiếng chuông gió trong vườn.

Chỉ có Myo mới nhìn thấy hai người ấy. Họ đến chơi mỗi khi Myo thấy buồn, hay những chiều mưa, khi thế giới ngoài kia xám xịt như một bức tranh bị nhòe mất màu.

Lúc đầu, ba cũng tin phép màu kì lạ ấy. Nhưng… khi chiếc lá rơi xuống đúng lúc có ai đó đang ước. Đã chẳng còn ánh sáng nhảy múa sau cơn mưa và những giấc mơ có thể trở thành sự thật nếu mình tin đủ lâu.

Càng lớn, ba càng bận. Công việc chất cao hệt như núi. Ánh mắt ba khi nhìn vào những bức vẽ của Myo dần trở nên xa xôi. Myo vẫn nhớ một buổi tối, ba đặt bàn tay ấm lên tóc cô và nói, “Con lớn rồi, nhỉ?”

Trong khoảnh khắc hồi tưởng ngắn ngủi ấy, Myo bỗng cảm thấy như thể một cánh cửa nhỏ nào đó vừa mở ra trước mắt mình. Không gian xung quanh dường như tĩnh lặng hơn mọi khi, nhường chỗ cho những thanh âm vọng về từ một nơi rất xa xôi, quen thuộc mà cô không thể gọi tên. Ký ức về những buổi chiều vẽ vời cùng mẹ, về giọng kể chuyện trầm ấm của ba dần hiện lên rõ nét hơn bao giờ hết. Cảm giác như có một sợi dây vô hình đang kéo cô trở lại những ngày tháng hồn nhiên, nơi mọi thứ đều có thể xảy ra. Một niềm mong mỏi kỳ lạ trỗi dậy trong lòng Myo, một khát khao được chạm vào những điều mà cô tưởng chừng đã đánh mất.

Trong khoảnh khắc hồi tưởng ngắn ngủi ấy, Myo bỗng cảm thấy như thể một cánh cửa nhỏ nào đó vừa mở ra trước mắt mình. Không gian xung quanh dường như tĩnh lặng hơn mọi khi, nhường chỗ cho những thanh âm vọng về từ một nơi rất xa xôi, quen thuộc mà cô không thể gọi tên. Ký ức về những buổi chiều vẽ vời cùng mẹ, về giọng kể chuyện trầm ấm của ba dần hiện lên rõ nét hơn bao giờ hết. Cảm giác như có một sợi dây vô hình đang kéo cô trở lại những ngày tháng hồn nhiên, nơi mọi thứ đều có thể xảy ra. Một niềm mong mỏi kỳ lạ trỗi dậy trong lòng Myo, một khát khao được chạm vào những điều mà cô tưởng chừng đã đánh mất.

Bàn tay Myo vô thức siết chặt hơn cuốn sổ vẽ. Cô nhìn vào những hình ảnh quen thuộc trên trang giấy: chú mèo có cánh bay lượn, cơn mưa biết hát, ngôi nhà đội nón lá. Bỗng nhiên, những nét vẽ dường như trở nên sống động hơn, màu sắc rực rỡ hơn bao giờ hết. Cảm giác như có một nguồn năng lượng kỳ lạ đang lan tỏa từ những trang giấy, một thứ sức mạnh tiềm ẩn mà cô chưa từng nhận ra. Trong khoảnh khắc đó, Myo cảm nhận được sự kết nối sâu sắc giữa thế giới bên trong trí tưởng tượng của mình và thế giới thực tại, một ranh giới mong manh bắt đầu tan biến.

Bỗng nhiên, cuốn sổ  của Myo bắt đầu phát sáng. Ánh sáng từ những trang giấy bùng lên, sáng như những ngôi sao, rồi lan ra xung quanh, dường như muốn kéo cô bé vào một thế giới khác. Myo ngẩng đầu lên, đôi mắt ngỡ ngàng nhìn quanh. Một cánh cửa mơ hồ hiện ra ngay trước mặt cô, như thể được sinh ra từ chính những giấc mơ cô đã vẽ lên.

“Myo ơi, đó là gì thế?” Một giọng nói nhẹ nhàng, như một làn gió thoảng, vang lên bên tai cô bé.

Myo quay lại, nhưng chẳng thấy ai cả. Cô ngạc nhiên, nhưng cũng không quá đỗi bất ngờ. Cô bé đã quen với những điều kỳ lạ này từ khi còn rất nhỏ. Đó  có lẽ là Milo, một người bạn tưởng tượng cũ của cô, một chú cáo nhỏ với đôi cánh lấp lánh và ánh mắt tinh nghịch.

Và đúng khoảnh khắc đó, một giọng nói bé xíu, như tiếng chuông gió, vang lên:

“Tớ đã nói là tớ sẽ quay lại khi cậu cần mà…”

"M-Milo…? Milo, là cậu thật sao?" Myo cười khúc khích. "Mình tưởng cậu đã quên mình rồi chứ!"

Milo, với chiếc đuôi xù xì, từ từ hiện ra trong làn sương mù. Cậu ta nhìn cô bé bằng đôi mắt to tròn, vẻ mặt như thể vừa mới thức dậy từ một giấc ngủ dài.

“Chào lại nha, Myo. Cậu lớn nhanh quá, làm tớ nhận không ra!. Cậu không thể quên được chúng tớ  đâu á. Chúng ta vẫn mãi là bạn mà, phải không?"

Milo nói, giọng nói của cậu ấm áp và dễ chịu như một làn sóng vỗ về.

Myo cứng người trong vài giây. Rồi cô bật cười, thứ tiếng cười hiếm hoi mà chính cô cũng không ngờ mình còn giữ được. Tiếng cười của một cô bé từng tin rằng nếu mình vẽ đủ nhiều, thì cả thế giới sẽ trở thành một bức tranh khổng lồ.

“Tớ… tớ không biết cậu còn nhớ tớ…”

“Tớ nói rồi làm sao quên được? Người ta chỉ quên bạn tưởng tượng khi họ lớn lên. Nhưng Myo  à, trái tim cậu vẫn giữ tớ ở lại. Tớ cảm ơn vì điều đó nha.”

“Milo nè , Miu đâu rồi ? Và cánh cửa này… mình phải đi qua sao?" Myo hỏi, đôi mắt cô tràn đầy sự tò mò.

"Chắc chắn rồi. Đây là cánh cửa để chúng ta tìm lại những giấc mơ mà cậu đã quên đi. Chúng ta phải đến đó."

"Chúng ta bắt đầu hành trình thôi, Myo à!" Milo kêu lên, đôi cánh bạc của cậu đập nhẹ nhàng, tạo ra những tia sáng huyền bí.

 

1
18 tháng 4

Cảm ơn mọi người vì đã đọc.

Hai thày trò cứ đi như thế, chốc chốc lại ngó nhìn nhau.Rồi chợt hai thầy trò dừng lại ở một quãng rừng thưa rộng, nơi có haicon đường mòn gặp nhau, một ngã tư tỏa ra bốn phía, Ivan Ivanưtsđứng vào sau một bụi phi tứ, mặt quay về hướng đó, cố hết sức để hiểuxem cần phát hiện ra cái gì ở quãng ấy.Trên cao thì sáng nhưng ở đây, phía dưới này, thì mỗi lúc một tối xẩm.Có ai đó...
Đọc tiếp

Hai thày trò cứ đi như thế, chốc chốc lại ngó nhìn nhau.
Rồi chợt hai thầy trò dừng lại ở một quãng rừng thưa rộng, nơi có hai
con đường mòn gặp nhau, một ngã tư tỏa ra bốn phía, Ivan Ivanưts
đứng vào sau một bụi phi tứ, mặt quay về hướng đó, cố hết sức để hiểu
xem cần phát hiện ra cái gì ở quãng ấy.
Trên cao thì sáng nhưng ở đây, phía dưới này, thì mỗi lúc một tối xẩm.
Có ai đó sột soạt đâu đây, rồiặng. Lại sột soạt rồi lại lặng. Bim đứng sát
vào chân chủ, ý hỏi: "Cái gì thế? Ai đấy nhỉ? Ta đi xem tí chăng?".
- Thỏ, - chủ nói gần như không thành tiếng. - Tốt lắm, Bim ạ. Tốt. Thỏ.
Để cho nó chạy.
Được rồi, ông ấy bảo "tốt", vậy có nghĩa là mọi việc ổn cả. "Thỏ" thì cũng
hiểu thôi: nhiều lần rồi, khi Bim chạm trán với một vết chân thú, nó đã
nghe nhắc đến tiếng ấy. Và một lần nó đã trông thấy chính cái con thỏ
ấy nữa, nó đã cố đuổi bắt, nhưng lại xơi một cú cảnh cáo nghiêm khắc
và bị phạt. Không được mà!
Vậy là ngay gần đây thôi, một chú thỏ đang sột soạt. Rồi sau đó thì thế
nào?
Bỗng trên cao, có ai đó, không trông thấy và chưa từng thấy, cất tiếng
kêu: "Kho-kho!... Kho-kho!... Kho-kho!...". Đây là lần đầu tiên Bim nghe
thấy như vậy, và nó giật thót mình. Chủ nó cũng vậy. Cả hai đưa mắt
nhìn lên cao, chú mục lên cao thôi... Bất thình lình, trên nền trời hoàng
hôn đỏ tím, một bóng chim hiện ra bay dọc theo con đường rừng. Nó
bay thẳng về phía hai thầy trò, thỉnh thoảng lại kêu lên, nghe như
không phải là chim, mà là một con thú rừng, vừa bay vừa kêu. Nhưng
dù sao đó vẫn là một con chim. Nó nom to, cánh vỗ im re (không phải
chim cút, gà gô hay vịt giời). Tóm lại là cái con chưa từng biết kia đang
bay trên cao. Ivan Ivanưts giương súng lên. Bim, như theo lệnh, nằm
bẹp xuống, mắt không rời bóng chim... Trong rừng tiếng nổ nghe to và
vang dội như Bim chưa bao giờ từng thây. Tiếng vang lan đi qua rừng
và lịm dần mãi tít xa xa.
Con chim rơi xuống bụi rậm, nhưng hai thầy trò chả mấy chốc đã tìm ra.
Ivan Ivanưts đặt nó xuống trước mặt Bim, nói:
- Làm quen đi, chú mình: Dẽ giunà nhắc lại lần nữa: Dẽ giun.
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki
Chương 2: Rừng Xuân Trang 21
Bim ngửi ngửi, đưa chân chạm vào cái mỏ dài, mình khẽ rùng rùng và
hai chân trước nghí ngoáy, ra ý ngạc nhiên. Chắc hắn nó đang nghĩ
bụng thế này: "Cái kiểu mũi thế kia, mình chư-ư-ưa từng thấy. Nhưng
đúng là cái mu-u-ũi thật mà!".
Rừng khẽ xào xạc, và lặng dần, lặng dần.
Rồi ắng hẳn, dường như tức thì, tưởng đâu có kẻ vô hình nào đó đã xõa
đôi cánh mênh mông lên cây rừng để kết thúc: thôi, không lào xào nữa.
Cành lá im phăng phắc, cây cối như ngủ thiếp đi, chỉ thỉnh thoảng khẽ
rùng mình trong bóng xâm xẩm.
Ba con dẽ giun nữa bay qua, nhưng Ivan Ivanưts không bắn. Tuy con
cuối cùng thì không trông thấy nữa trong đêm tối mà chỉ nghe thấy
tiếng nó thôi, nhưng Bim vẫn thắc mắc: thế những con còn trông thấy
rõ, sao ông bạn nó lại không bắn? Chuyện ấy làm Bim áy náy không
yên. Còn lvan Ivanưts thì hoặc là chỉ ngước nhìn lên cao, hoặc cúi đầu
lắng nghe cái tịch mịch. Cả hai đều lặng thinh.
Đây chính là lúc không nên hé răng nói một lời, - người đã thế và chó lại
càng phải thế! Chỉ đến phút cuối cùng, trước khi ra về, Ivan Ivanưts mới
cất tiếng:
- Tốt lắm, Bim ơi! Cuộc sống lại bắt đầu. Xuân.
Nghe giọng, Bim hiểu rằng ông bạn nó trong lòng đang khoan khoái. Và
nó rúc mõm vào đầu gối ông, ngoe nguẩy đuôi: "Đúng là tốt rồi, khỏi
nói!".
Lần thứ hai hai thầy trò tới đây vào một buổi sáng muồn muộn, nhưng
lần này không mang súng.
chồi bạch dương tròn mọng thơm phức, hương vị đậm nồng của rễ cây,
những tia ngan ngát toát ra từ những mầm cỏ mới nhú, tất cả những cái
đó đều mới mẻ và xúc động lạ thường.
Ánh dương xuyên suốt rừng trừ đám rừng thông ra, và ngay cả đám
này nữa đây đó cũng bị các tia nắng vàng xuyên cắt và tĩnh mịch. Điều
quan trọng nhất là tĩnh mịch. Cái tĩnh mịch của buổi sớm mùa xuân
trong rừng sao mà dễ chịu!
Lần này Bim đã bạo hơn: mọi vật trông rõ mồn một (chứ không như lần
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki
Chương 2: Rừng Xuân Trang 22
nào lần mò trong bóng tối). Và nó chạy lăng xăng trong rừng thỏa thích,
tuy vẫn không để mất hút chủ. Mọi cái đều tuyệt diệu.
Cuối cùng Bim bắt gặp được một thoáng mùi dẽ giun. Nó kéo căng ra.
Và đứng khựng lại một cách cổ điển. Ivan lvanuts giục nó “Tiến lên!”
nhưng bắn thì trong tay ông có gì để bắn đâu. Ông lại còn lệnh cho nó
nằm xuống nữa, đúng phép như mỗi lần chim bay vù lên. Không còn
hiểu ra thế nào nữa: chủ nó có trông thấy hay không? Bim liếc mắt nhìn
ông cho đến lúc nó khẳng định được: ông ấy có thấy.
Tới con dẽ giun thứ hai mọi sự lại diễn ra y như thế. Lần này Bim không
đừng được biểu lộ một vẻ na ná như bất mãn: một cái nhìn lo ngại, kiểu
chạy lảng sang bên, thậm chí một ý đồ bất tuân thượng lệnh, - tóm lại là
sự bất mãn của nó đã cao độ và tìm một chỗ xì ra. Chính vì thế mà Bim
đã chạy đuổi theo con dẽ giun vừa bay vù đi, đây đã là con thứ ba, hệt
như một chú chó nhà bình thường vậy. Nhưng đuổi theo dẽ giun thì
chẳng được mấy nả: nó thấp thoáng trong cành lá, rồi mất tăm. Bim
quay trở lại trong lòng hậm hực, đã thế lại còn bị phạt nữa. Thế thì thôi,
nó nằm lánh sang bên, và thở dài sườn sượt (giống chó làm cái trò ấy thì
thạo l
Tất cả những cái đó còn có thế chịu đựng được, nếu như không tiếp
thêm một sự xúc phạm khác. Lần này Bim đã phát hiện thấy thêm một
khuyết tật mới nữa của chủ: cái mũi đánh hơi sai, chưa kể cái mũi điếc,
thế cơ chứ... Đầu đuôi là thế này.
Ivan Ivanưts dừng lại và nhìn, nhìn ngang nhìn ngửa, và hít hít đánh
hơi (đánh hơi cái gì). Rồi ông đi tới một gốc cây, ngồi xuống và đưa một
ngón tay khẽ khàng vuốt vuốt một bông hoa nhỏ, nhỏ tí xíu (đối với
Ivan Ivanưts bông hoa ấy hầu như không có mùi gì, nhưng đối vơi Bim
thì nó thối không chịu được). Bông hoa ấy đối với nó nghĩa lý quái gì?
Nhưng chủ nó lại cứ ngồi đó, mỉm cười. Bim tất nhiên làm ra vẻ nó
cũng thấy hay hay, nhưng đó chẳng qua chỉ thuần tuy là vì tôn trọng cá
tính thôi, chứ thực ra thì nó khá ngạc nhiên.
- Nom này, nom đây này, Bim! - Ivan Ivanưts thốt lên và ghé mũi con
chó vào bông hoa nhỏ.
Thế này thì Bim không chịu nổi nữa, - nó ngoảnh đi. Rồi nó lảng luôn,
đi ra nằm ở đống rừng thưa, tất cả bộ dạng nói lên một ý: “Hoa của ông,
ông cứ việc ngửi!”. Sự bất đồng đòi hỏi phải được biện giải với nhau
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki
Chương 2: Rừng Xuân Trang 23
không chậm trễ, nhưng chủ lại cười vào mũi Bim một cái cười sung
sướng. Và cái đó đến là khó chịu. “Cười cả mình nữa!".
Và ông lại quay sang nói với bông hoa:
- Chào bông hoa đầu mùa!
Bim hiểu không sai: "chào" đây không phải là nói với nó.
Lòng ghen tuông đã len lỏi vào trong tâm hồn con chó, nếu như có thể
nói như vậy, kết quả là thế đó. Mặc dù về đến nhà hai bên dường như
đã làm lành với nhau, nhưng cái ngày hôm ấy xảy đến với Bim thật là
đen đủi: có mồi, lại không bắn, nó phải đích thân đuổi theo chim, lại
trừng phạt nó, đã thế lại cái bông hoa ranh kia nữa. Phải, thì ra đã là chó
thì chẳng thoát nổi cái cuộc sống kiểu chó, bởi vì nó phải sống trong sự
trói buộc của ba “điều lệnh”:..Không được", “Lùi lại", "Tốt".
Có điều là cả Bim, cả Ivan Ivanưts, đều không hiểu rằng sẽ có lúc, nếu
như họ nhớ lại, họ sẽ cảm thấy rằng cái ngày hôm nay thật là một ngày
vô cùng hạnh phúc.
Nhật ký của chủ
Trong cánh rừng mệt mỏi sau một mùa đông ác nghiệt, khi các mầm
non bừng dậy còn chưa xòe rộ, khi những cái gốc đau khổ của những
cây bị chặt trong dịp mùa đông còn chưa đâm chồi nhưng đã ứa nhựa,
khi lá rụng nâu nâu đang nằm xếp lên thành tầng thành lớp, khi những
cành trụi còn chưa rì rào mà chỉ khẽ đụng vào nhau thì bỗng thoảng đến
một mùi hương hoa điểm tuyết! Chỉ hơi thoang thoảng thôi, nhưng đó
là mùi của cuộc sống đã hồi tỉnh, và chính vì thế mà nó rạo rực tươi vui,
mặc dầu khó cảm thấy nó. Tôi nhìn quanh, - té ra là nó ngay bên cạnh.
Dưới đất có một bông hoa điểm tuyết, một giọt trời xanh nhỏ xíu, vị sứ
giả vô cùng giản dị và cởi mở của niềm vui và hạnh phúc cho những ai
đứng với nó và với tới nó. Nhưng lúc này đây thì đối với ai cũng vậy, kể
cả người hạnh phúc lẫn kẻ bất hạnh, nó là cái trang điểm cho cuộc sống.
Thì ngay trong chúng ta đây, những con người, cũng là như vậy: có
những người khốn nhũn nhặn có trái tim trong sáng, những con người
“tầm thường" và“nhỏ bé" nhưng lại có tâm hồn cao cả. Chính họ cũng tô
điểm cho cuộc sống, đem nhập vào mình tất cả những cái gì tốt đẹp
nhất có trong nhân loại: lòng tốt, sự giản dị, niềm tin yêu. Chính vì vậy
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki
Chương 2: Rừng Xuân Trang 24
mà bông hoa điểm tuyết nom như một giọt trời xanh trên mặt đất... Và
vài hôm sau (tức là hôm qua) tôi và Bim lại đến đúng cái chỗ ấy. Giờ
đây trời đã rắc xuống khu rừng hàng ngàn giọt xanh biếc. Tôi tìm
quanh: nó đâu rồi nhỉ, cái bông hoa nở sớm nhất, cái bông hoa quả cảm
nhất kia? Hình như nó đây rồi. Có phải không nhỉ? Chẳng rõ. Hoa
nhiều quá nên bây giờ thì chẳng thấy được nó, chẳng tìm ra nó: nó đã
chìm giữa những bông hoa nở sau nó, hòa lẫn với nó. Vậy là nó bé nhỏ
như thế nhưng anh hùng, thầm lặng như thế nhưng thật là kiên gan cho
nên hình như cơn gió cuối cùng chính là đã sợ nó, đầu hàng nó khi vào
một buổi sớm tinh mơ, đem quảng lá cờ trắng trận sương muối cuối
cùng xuống bìa rừng.
Cuộc sống cứ đi lên.
... Nhưng Bim đâu có khả năng hiểu được tí gì về những điều ấy. Thậm
chí lần thứ nhất nó đã tự ái, đã ghen. Vả lại khi hoa đã nhiều rồi, nó
cũng đâu có buồn để ý đến hoa. Tập săn mà như nó thế thì xoàng:
không có súng nó đã bối rối. Tôi và nó ở hai trình độ phát triển khác
nhau nhưng lại rất, rất gần nhau. Tạo hóa tạo ra vạn vật theo một quy
luật vững bền: sự cần thiết của cái này đối với cái kia; bắt đầu ở những
sự vật đơn giản nhất và kết thúc ở sự sống đã phát triển cao, đâu đâu
cũng là quy luật ấy cả...
Liệu tôi có chịu đựng nồi cảnh cô đơn đến là ghê gớm này không nếu
như không có Bim?
Cô ấy cần thiết cho tôi biết đến chừng nào! Cô ấy cũng thích hoa điểm
tuyết. Quá khứ như một giấc mơ...Thế cái hiện tại, nó không phải một
giấc mơ hay sao? Không phải giấc mơ sao, cái khu rừng xuân ngày hôm
qua với chấm xanh lam trên mặt đất? Chứ còn gì nữa: những giấc mơ
xanh là một phương thuốc tiên, dù chỉ có tính chất tạm thời. Tất nhiên là
tạm thời thôi. Bởi vì nếu như cả các nhà văn nữa cũng lại chỉ tuyên
truyền cho những giấc mơ xanh và lánh xa màu xám thì nhân loại sẽ
thôi không lo lắng cho t
ương lai nữa, tưởng rằng hiện tại là vĩnh cửu, là
tương lai. Sự không thoát khỏi thời gian, cái mệnh trời ấy chính là thể
hiện ở chỗ hiện tại phải trở thành quá khứ mà thôi. Con người đâu có
quyền ra lệnh: "Mặt trời kia, đứng lại!". Thời gian không dừng lại,
không cản nổi và không thương xót. Mọi vật tồn tại trong thời gian và
trong sự vận động. Và kẻ nào chỉ đi tìm sự yên tĩnh bất di bất dịch màu
xanh, kẻ đó đã hoàn toàn thuộc về quá khứ, dù cho anh ta trẻ mãi không
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki

 

3
8 tháng 10 2016

ko thick

8 tháng 10 2016

cái này là j z nhỉ ?

hum

Gịot nước mắt đẫm hàng mi ngày bố nó wa đời, rùi hàng mi đầy nước mắt ngày mà mẹ nó theo người.Những lời dèm pha chê trách người hàng xóm nói ai cười, mẹ đi trong tủi nhục mặc cho bao lời nói hai người.Ai sẽ lo cho nó khi ông bà ngọai đã già yếu?Ai chăm sóc cho nó được bằng như mẹ hiền dấu iu?Ai chở nó đi học rùi lại đón nó mỗi chiều?Ai đắp chăn cho nó mỗi khi đêm lạnh gió...
Đọc tiếp

Gịot nước mắt đẫm hàng mi ngày bố nó wa đời, rùi hàng mi đầy nước mắt ngày mà mẹ nó theo người.
Những lời dèm pha chê trách người hàng xóm nói ai cười, mẹ đi trong tủi nhục mặc cho bao lời nói hai người.
Ai sẽ lo cho nó khi ông bà ngọai đã già yếu?
Ai chăm sóc cho nó được bằng như mẹ hiền dấu iu?
Ai chở nó đi học rùi lại đón nó mỗi chiều?
Ai đắp chăn cho nó mỗi khi đêm lạnh gió đìu hiu?
Em đã khóc khó thật nhìu nhưng có ai xót xót cho em?
Nó thèm đồng tiền lẻ của mẹ cho nó để ăn kem,
Nó thèm tiếng à ơ của mẹ rku nó ngủ trong đêm,
Nhưng có lẽ sẽ là kí ức mà nó giấu sâu mãi trong tim.
Vì mẹ đã nhẫn tâm:
Bỏ em đứng khóc góc hiiên nhà, 
Theo người đàn ông lạ mẹ nhìn em không chút xót xa
Tay mẹ rút vài trăm ngàn nhét vội cho ông bà
Bước lên chiếc xe lạ rùi bóng mẹ dần dần xa.
Và ngày tháng trôi wa lời chế giễu, lời dèm pha
Nó vẫn nghe, vẫn pít, nó vẫn mặc kệ người tar
Nhưng đâu đó trong suy nghĩ nó vẫn không thể bỏ ngòai tai
Những lời đó như động lực giúp nó cứ lao vào sa đà
Cứ thế nó bỏ học bắt đầu pít cãi lời ông bà
Ăn cắp hết tiền nhà cùng tụi bạn bỏ đi xa
Bước chân lên Sài thành_nơi lộng lẫy xa hoa
Bắt đầu tập tành chơi từ việc cà phê vs thuốc lá
Tập xiếc nổ bồ đà, rùi dần dần chơi vs ma
Cái túi không còn đạn bắt đầu ăn cắp của người tar
Cướp giật, xin đễu, lập băng đâm chém vs người lạ
Rùi một ngày nó đã bị bắt khi giao hàng cấm trong wán baz
Tòa tuyên nghe mức hình phạt là tám năm ngồi trong nhà đá
Bước chân như ngã quỵ không pít tới bao giờ được ra
Tương lai như khép lại không pít bao giờ mới được thả
Nó được về vs xã hội nó sẽ được sống như người tar
Ngày nó vào trại chỉ có ông bà nó đến thăm
Nó nói vs ông bà là "Kon nhớ mẹ lắm"
Gịot nước mắt nó ngậm ngùi ông bà chỉ pít ngồi lặng thầm
Nó bước quay vào trong vs một nỗi pùn sâu thẳm
Giấc ngủ đêm nay nó mún mơ mình thấy mẹ
Thấy mẹ đến thăm nó và sẽ hát ru cho nó nghe
Nó sẽ nằm trong lòng mẹ và ngủ một giấc thật là dài
Nó sẽ ôm chặt lấy mẹ, giữ mẹ của nó lại mãi mãi
Nếu như ngày đó mẹ nó không bước theo đam mê
Nếu mẹ ở lại thật thì cuộc đời nó đâu như thế 
Nếu như còn có mẹ thì tương lai nó đâu ê chề
Và nếu nó còn có mẹ thỉ cuộc sống đã bình yên nơi vùng wê
Đôi lúc nó rất hận và dường như căm ghét mẹ lắm
Mẹ bỏ rơi cuộc sống nó con tàu bé nhỏ như bị đấm
Giữa cuộc đời này cám dỗ vs những con đường đi sai lầm
Nó vấp ngã thật là đau rùi phải đướng dậy trong âm thầm
Giờ đây sau song sắt, bộ quần áo sọc trắng đen
Giọt nước bùn lăn trên mắt thấm vào môi vị đắng men
Ngồi đếm từng vết cắt làm nước mắt càng đáng thêm 
Và đôi lúc lòng đau thắt khi hình ảnh mẹ bị lấm lem
Nó đã rất rất là bùn khi mà mẹ không đến thăm 
Nó cứ chờ mẹ mãi chờ mẹ hòai theo tháng năm
Cò lẽ mẹ đã quên thằng con hư như nó rùi
Nhưng nó sẽ lun mãi nhớ lun giữ hình ảnh mẹ mãi thui.
Giờ đây sau song sắt..........nhưng nó lun mãi nhớ lun giữ hình ảnh mẹ mãi thui.

cảm nhận đi
13
11 tháng 5 2016

Bài này cũng hay, nhưng bạn dùng từ ngữ còn sai nên nó hơi cu te xíu

11 tháng 5 2016

khocroi

Không thích dài thì viết bài này nhé Vũ Kánh LinhThời thơ ấu khi còn học ở tiểu học, đấy chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con người. Khi nhớ đến những kỉ niệm ấy, trong tôi lại hiện hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà tôi yêu quý và kính trọng nhất, loài cây mà đã gắng bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài...
Đọc tiếp

Không thích dài thì viết bài này nhé Vũ Kánh Linh

Thời thơ ấu khi còn học ở tiểu học, đấy chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con người. Khi nhớ đến những kỉ niệm ấy, trong tôi lại hiện hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà tôi yêu quý và kính trọng nhất, loài cây mà đã gắng bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài cây mà một nhà văn đã gọi nó với một cái tên thân thương cây “ hoa học trò”.
Nhìn từ xa, cây phượng toả ra những tán lá xum xuê xanh ngắt giống như một cái dù to tướng che mưa nắng. Mỗi khi tôi đi học về, tôi đều đứng nép vào chiếc dù ấy chời ba má dẫn về. Cây đứng cao khoảng năm sáu mét, nó xoè ra những vòm lá cao hơn nóc trường làm cho người nhìn vào liên tưởng tới hình ảnh gà mẹ dang rộng đôi cánh ôm ấp đàn gà con. Càng tới gần, tôi lại được thưởng thức cái không khí trong lành, cái màu xanh mươn mướt của cây xanh. Bên dưới, chim muôn tha hồ làm tổ, chúng chuyền từ cành này sang cành khác trông thật ngộ nghĩnh. Dưới bóng mát của cây cũng là điểm hẹn của chúng tôi những ngày trưa hanh nắng.

Vào những giờ ra chơi, tôi đều ngồi dưới góc phượng, ngồi ôn lại bài hoặc kể cho phượng nghe về những chuyện vui hoặc buồn. Tôi cũng không hiểu sao, trong những lúc này tôi cảm nhận như tiếng của phượng thì thầm bên tai để an ủi hoặc vui mừng cùng tôi.
Khi những búp hoa phượng gần nở, cũng là lúc báo hiệu cho chúng tôi mùa thi sắp đến. Cây phượng như vui vẻ khi thấy những đứa học trò của nó chăm chỉ học hành nhưng nó cũng không thể giấu kín về tâm trạng khi sắp phải chia tay chúng tôi. Ba ngày…Hai ngày… Một ngày… Thôi rồi bây giờ là ngày cuối cùng của chúng tôi đến lớp. Hoa cứ nở, cứ rơi, rơi lên tóc, rơi trên vai mỗi người như đang gửi một kỉ niệm đặc biệt cho mỗi cô cậu học trò.
Cánh cổng trường đã đóng lại, chưa bao giờ phượng đẹp như lúc này. Phượng đẹp nhưng chẳng ai ngắm nhìn nó. Chỉ còn một mình nó trong theo hình bóng của mỗi học sinh. Tạm biệt cây phượng, tạm biệt những kỉ niệm buồn vui dưới góc phượng. Dù đi đâu, ở đâu tôi sẽ mãi luôn nhớ về ngôi trường này, nơi có một người bạn vô cùng thân yêu.

2
3 tháng 11 2016

limdim

3 tháng 11 2016

ủa cái gì vậy bạn mink chỉ gửi cho cái bạn cùng lớp và cùng nhóm với mink thôi mà bạn

Nhận xét Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng, đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có...
Đọc tiếp

Nhận xét

Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng, đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ.

Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày 8-3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.

Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ, cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?

Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi NV1 lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công – bị – trì – hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với NV2, NV3. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công.

Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Truyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ – người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ – người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?

Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần 20 năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khoá – học – của – một- người – cha.

Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.

Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công.

Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich – ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế!

Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”. Còn đối với tôi, thành công là khi ai đó đọc được bài viết nhỏ này. Có thể sẽ chẳng được điểm cao, nhưng gửi gắm được những suy nghĩ của mình vào trang viết, với tôi, đó là một thành công.

3

rất có ý nghĩa, nội dung thực tế :)))

Phan Ngọc Cẩm Tú

Nhận xét Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng, đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có...
Đọc tiếp

Nhận xét

Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng, đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ.

Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày 8-3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.

Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ, cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?

Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi NV1 lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công – bị – trì – hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với NV2, NV3. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công.

Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Truyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ – người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ – người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?

Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần 20 năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khoá – học – của – một- người – cha.

Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.

Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công.

Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich – ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế!

Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”. Còn đối với tôi, thành công là khi ai đó đọc được bài viết nhỏ này. Có thể sẽ chẳng được điểm cao, nhưng gửi gắm được những suy nghĩ của mình vào trang viết, với tôi, đó là một thành công.

1
23 tháng 10 2016

Được ok

23 tháng 10 2016

Thạch Bùi Việt Hà

Nhận xét Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng, đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có...
Đọc tiếp

Nhận xét

Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng, đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ.

Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày 8-3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.

Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ, cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?

Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi NV1 lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công – bị – trì – hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với NV2, NV3. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công.

Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Truyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ – người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ – người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?

Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần 20 năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khoá – học – của – một- người – cha.

Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.

Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công.

Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich – ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế!

Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”. Còn đối với tôi, thành công là khi ai đó đọc được bài viết nhỏ này. Có thể sẽ chẳng được điểm cao, nhưng gửi gắm được những suy nghĩ của mình vào trang viết, với tôi, đó là một thành công.

1
23 tháng 10 2016

Hay ok

23 tháng 10 2016

Thạch Bùi Việt Hà

Đề 2:Tả bình minh trên biểnBài làmMỗi người sinh ra đều có một quê hương.Ai cũng dành cho quê mình những tình cảm đặc biệt.Có người yêu tha thiết dòng sông chảy qua làng, có người luôn mang theo hình bóng mái đình làng cổ kính bên những gốc đa già.Với tôi, biển đã gắn bó và là người bạn thân thiết cùng tôi từ hồi còn bé.Trong mắt tôi, biển còn là một thế giới diệu kì, là cái...
Đọc tiếp

Đề 2:Tả bình minh trên biển

Bài làm

Mỗi người sinh ra đều có một quê hương.Ai cũng dành cho quê mình những tình cảm đặc biệt.Có người yêu tha thiết dòng sông chảy qua làng, có người luôn mang theo hình bóng mái đình làng cổ kính bên những gốc đa già.Với tôi, biển đã gắn bó và là người bạn thân thiết cùng tôi từ hồi còn bé.Trong mắt tôi, biển còn là một thế giới diệu kì, là cái hộp đựng chứa biết bao những kỉ niệm vui buồn.Nhưng biển đẹp nhất, huy hoàng nhất vẫn là vào lúc bình minh.

Mờ sáng, biển mang một vẻ đẹp cổ tích mơ màng như nửa thực nửa mơ trong tấm áo khoác dệt từ lớp sương trắng bạc mong manh.Không khí lúc này trong lành, dịu mát.Chị gió mang theo hơi nước có vị mặn mặn của biển hòa quyện vào cùng cái hương thơm thoang thoảng từ những cánh đồng lúa chín.Bầu trời màu trắng sữa trong hơi sương, dàn dần, chân mây ửng lên sắc thắm hoa đào phớt hồng.Thế rồi, từ phương đông, những tia sáng màu vàng nhạt xuất hiện, báo hiệu một ngày mới sắp bắt đầu.Ông mặt trời từ từ nhô lên cao, to như một quả cầu lửa khổng lồ đang lơ lửng trên mặt mặt biển, tỏa ra những tia nắng yếu ớt lấp lánh xuống dòng nước mát.Lúc này, biển mang một cái vẻ xanh dịu hiền.

Ông mặt trời nhấp nhô nhấp nhô.Chị gió đưa mình, phảng phất lướt qua làm những gợn sóng lăn tăn trắng xóa.Hai bên bờ là hai ngọn núi cao sừng sững như đang muốn ôm lại cái bình minh.Những anh dừa, anh phi lao đung đưa, nghiêng mình vang lên những tiếng rì rào trong gió.Những cánh hải âu chao qua chao lại trên mặt biển.Thỉnh thoảng lại có chú cá vừa bắt được mồi liền quẫy mạnh một cái, bay vọt lên không trung như đang muốn đùa giỡn với mọi người.Mặt trời càng lên cao, thủy triều càng rút xuống.Từng đợt sóng vỗ mạnh vào bờ.Trước mắt tôi là một bãi cát trải dài nhìn mãi cũng không thấy cuối bãi.Ánh nắng càng vàng, bãi cát cũng cứ như vàng thêm.Trên cát, những chú còng còng to, nhỏ đủ loại bò đầy, cứ lượn qua rồi lượn lại.Lúc sáng sớm, lũ còng bò ra khỏi tổ(tổ của chúng sâu lắm, nằm mãi dưới một lớp cát dày)làm cho bãi cát có hững lỗ nhỏ li ti.Tổ còng còng trải thành một vòng tròn to, có nhiều lỗ nên nhìn chúng cứ như những tràng pháo hoa vừa được bắn lên.Sóng biển bập bềnh, bập bềnh, đưa những vỏ sò, vỏ ốc trắng tinh do nó đã rửa sạch vào bờ.Xa xa phía chân trời là những con thuền ra khơi.Thuyền ra khơi có đủ loại, thuyền mẹ, thuyền con cứ thế nối đuôi nhau trên mặt nước.Trên bờ kè, những chiếc thuyền thúng của người dân đêm qua đi bắt cá được xếp thành hàng dài, thẳng tắp như các bạn học sinh đang xếp hàng.Tiếng rì rào của biển và những dãy núi đồi không ngớt vọng về trong hơi gió.

Tầm sáu giờ, mọi người đã tập trung tấp nập ở bãi biển.Các cụ già cùng các cô các bác dạo đi quanh bãi, vừa đi vừa hít thở không khí trong lành.Những chiếc thuyền của các bác ngư dân đi đánh cá đêm qua giờ đã trở về.Từng mẻ cá, mẻ tôm được xếp vào thùng.Thùng nào cũng đầy ắp cá tôm.Nhìn những chú cá trông thật đẹp.Có con thì màu vàng đất, có con thì lại màu trắng đen.Chúng cố giãy đành đạch trong thùng như đang muốn bảo con người trả nó về biển khơi .Trong lúc mọi người đang xếp từng con cá đem ra chợ bán thì đây cũng là lúc nhiều người bắt đầu một cuộc hành trình ra khỏi mới.Tiếng vỗ về của biển cả hòa quyện cùng tiếng cười nói của người dân nơi đây tạo nên câu hát khuyến khích những người ra khơi đầy may mắn, sẽ mang về mẻ cá lớn.

Trên những khu khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp, cạnh đó có những người khách du lịch nước ngoài đang ngắm cảnh bình minh.Thỉnh thoảng, họ lại giơ tay chỉ chỉ rồi lại cười vang lên.

Vào những ngày nghỉ, lũ trẻ con trong làng rủ nhau ra biển chơi.Đứa thị vác xô đi bắt còng còng, đứa thì mang bên mình một chiếc giỏ to, xinh xắn đi nhặt những vỏ sò, vỏ ốc về làm kỉ niệm, trang trí.Trong lũ trẻ con ấy cùng có tôi.Để bắt được còng còng, lũ trẻ phải chuân bị cần câu từ hôm trước.Sáng hôm sau, chúng nó chỉ việc vác xô đi bắt thôi.Trông vậy nhưng mà bắt còng còng cũng không khó lắm.Mới sáng không biết chúng đã bắt được nhiều còng chưa mà nhiều đứa còn nhảy xuống tắm biển nữa cơ.Chúng hò hét vang động cả một vùng.

Biển cho ta một cảm giác vui vẻ, thư giãn.Khi bình minh lên, tâm hồn ta như được gột rửa, ta sẽ thấy như quên hết mọi chuyện buồn phiền, lo lắng mà chuẩn bị một ngày làm việc mới đầy thú vị và vui vẻ.

Đã bao lần tôi được ngắm bình minh trên biển.Lần nào tôi đi cũng có cảm giác như lần đầu.Đối với tôi, biển không chỉ là người bạn thân của tôi mà biển còn là người bạn của biết bao người dân quê tôi.Nó đã khắc ghi vào kí ức của mỗi đứa trẻ khi rời xa quê.Tuy giờ đây tôi đã phải xa biển nhưng tôi sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm đẹp đẽ, những ngày được rong chơi trên bãi cát vàng với lũ trẻ làng-nơi tôi đã chôn dấu biết bao kí ức ngọt ngào bên bãi biển năm xưa, nơi tuổi thơ tôi bắt đầu...

NHẬN XÉT GIÙM VỚIhehebanhqualeuleu

4
28 tháng 11 2016

tự viết ak...

28 tháng 11 2016

Tự làm thì đừng đem ra khoe giùm cái !

hiu

Nói chung thì cũng hay

haha

Đợt KT trước, cô cho KT bốc thăm. Thằng lớp phó nó bốc trúng đề Nụ cười của mẹ. Một số đứa như mình đã biểu tình thế là cô cho làm lại đề mà con Lớp trưởng bốc. Mấy bạn chấm giùm coi được chưa nha! Mình muốn gỡ điểm>Dòng sông trong ký ức của nhiều người là nơi gắn liền với những kỷ niệm vui buồn, và đôi khi chỉ cần nhìn dòng sông là bao nhiêu nỗi buồn chợt tan biến...
Đọc tiếp

Đợt KT trước, cô cho KT bốc thăm. Thằng lớp phó nó bốc trúng đề Nụ cười của mẹ. Một số đứa như mình đã biểu tình thế là cô cho làm lại đề mà con Lớp trưởng bốc. Mấy bạn chấm giùm coi được chưa nha! Mình muốn gỡ điểm>

Dòng sông trong ký ức của nhiều người là nơi gắn liền với những kỷ niệm vui buồn, và đôi khi chỉ cần nhìn dòng sông là bao nhiêu nỗi buồn chợt tan biến vì nhờ làn gió mát rượi thổi bay đi...Tôi cũng thế. Khi tôi sinh ra trong ngôi nhà nằm cạnh bờ kè Cổ Chiêng, thì 13 năm nay, kỉ niệm và tình cảm của tôi đã gắn bó với sông như bè như bạn. Kỉ niệm sâu sắc, chân thành, không có vật gì thay thế được.

Tôi nhớ mỗi buổi sáng trên bờ kè, khi cơn gió nhẹ nhàng lướt qua con sông, làm dòng nước chao đảo, bay bỗng mái tóc những cô gái xinh xắn dạo trên bờ kè. Buổi sáng nắng sớm, tôi thích ngắm nhìn những tia nắng sáng đầu tiên chiếu nhẹ lấp lánh qua cửa sổ nhà, trên mái nhà, bên hàng cây xanh xanh và luống rau nhà tôi và cả chiếu lấp lánh trên con sông với những cơn sóng nhè nhẹ sáng sớm.

Tia nắng sáng đã lên. Đúng, đã làm cho mọi thứ quanh con sông bừng tỉnh giấc. Những con thuyền đánh cá hàng loạt bắt đầu ra khơi, những chiếc thuyền chở những con cá trắng tinh, tươi sống, đuôi còn vẩy đành đạch trên những con tàu đang tiến về phía bờ kè nơi tôi đang sống. Họ từ phương xa đến, mang những con cá trông thật là ngon, tấp nập bán hàng “mốt” của họ quanh con sông Cổ chiêng. Mỗi sáng thế này mẹ em đều nhờ em lấy xuồng ra sông rồi mua giùm mẹ vài con cá “phương xa” để mẹ bắt tay đổi hương vị cho bữa trưa trước khi em đến trường.

Hằng ngày, tôi đều xoay quanh một cuộc sống, một cái trọng tâm cứ xoay vòng, xoay vòng mỗi ngày. Mỗi buổi sáng đi học, qua con sông ấy, cơn gió mát thổi vào cơ thể giúp tôi tỉnh táo, khích lệ tôi nhanh nhanh tới trường, bước tới tương lai. Khi về ngày với cơn căng thẳng của bài học trong lớp mệt mỏi, tôi chợt nhận ra hạnh phúc nhất chính là cùng gia đình vui vẻ ăn cơm, ăn những con cá do sông nuôi dưỡng lâu nay và trong đó có cả tình yêu mẹ dành cho gia đình, hương vị mặn mà tình quê, vị hương con sông. Mỗi buổi chiều khi hoàng hôn xuống, tôi hay cùng em gái và bạn bè ngắm sông, ngắm cảnh đẹp đất nước ta trên bờ sông. Cảnh sắc hoàng hôn luôn huyền ảo, in bóng xuống nước, sắc cam cam, đỏ đỏ, khi lại có tia sáng nhỏ của mặt trời sắp lặn còn nhớ trời, chiếu xuống sông như để thể hiện nỗi nhớ nhung, không muốn của xa rời thế giới. Những lúc tôi buồn, tôi khóc, hãy rơi nước mắt xuống dòng sông, sông sẽ an ủi cậu bằng cơn gió mát, khích lệ cậu bằng ánh nắng ấm áp của mặt trời. Mỗi ngày mỗi ngày, cho dù xoay quanh chỉ có thế, tôi cũng cảm thấy đủ rồi.

Vào một ngày mùa đông se lạnh, khi đang đến trường. Đi ngang qua con sông ấy, tôi dừng lại, nhắm mắt và khẽ nói nhỏ bên tai sông:

- nè, cảm ơn cậu nhiều lắm, người bạn thân thương, ôm ấp tôi sự hạnh phúc bao ngày qua. Tôi yêu cậu lắm, dòng sông bé nhỏ ủ ấp kỉ niệm thân thương.

Đọc xong cmt phần nhận xét của bạn về bài văn. Năn nỉ đó. Cmt rõ ràng chút, chỗ này, chỗ nọ. Chỗ nào cần sửa, chỗ nào OK. Chấm bài giùm cx có tick mà. Cả tick mình và của mấy GV nữa (2 đợt hồi lớp 6 có đăng và họ có tick khi nhận xét giùm)

1
24 tháng 10 2016

+ Mỗi buổi sáng đi học qua con sông ấy, những làn gió nhè nhẹ thổi qua khe tóc tôi, như một cánh tay vỗ vào vai tôi động viên khích lệ tôi khi tới trường.

+ tôi chợt nhận ra nơi hạnh phúc nơi mà tôi và gia đình đã có những bữa cơm vui vẻ nhất, ăn những con cá do sông nuôi dưỡng lâu nay và trong đó có cả tình yêu mẹ dành cho gia đình, hương vị ngọt của tình quê, vị hương con sông.

Nếu được chấm bài này tớ chấm cho bạn 8 điểm ( coi như là khích lệ bạn )

 

Đây chỉ là góp ý của mình thôi nha! Chúc bạn sẽ đạt điểm cao trong bài kt này! hihi

24 tháng 10 2016

Để mình sửa, cám ơn nhiều lun

           Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ   Chương 1: Tóm lại là đã hết một ngày Năm đó tôi tám tuổi.Sau này, tôi cũng nhiều lần thấy cuộc sống đáng chán khi thi trượt ở tuổi mười lăm, thất tình ở tuổi hăm bốn, thất nghiệp ở tuổi ba mươi ba và gặt hái mọi thành công ở tuổi bốn mươi.Nhưng tám tuổi có cái buồn chán của tuổi lên tám.Ðó là cái ngày không hiểu sao tôi lại có...
Đọc tiếp

           Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ

   Chương 1: Tóm lại là đã hết một ngày 

Năm đó tôi tám tuổi.

Sau này, tôi cũng nhiều lần thấy cuộc sống đáng chán khi thi trượt ở tuổi mười lăm, thất tình ở tuổi hăm bốn, thất nghiệp ở tuổi ba mươi ba và gặt hái mọi thành công ở tuổi bốn mươi.

Nhưng tám tuổi có cái buồn chán của tuổi lên tám.

Ðó là cái ngày không hiểu sao tôi lại có ý nghĩ rằng cuộc sống không có gì để mà chờ đợi nữa.

Rất nhiều năm về sau, tôi được biết các triết gia và các nhà thần học vẫn đang loay hoay đi tìm ý nghĩa của cuộc sống và tới Tết Ma Rốc họ cũng chưa chắc đã tìm ra.

Nhưng năm tôi tám tuổi, tôi đã thấy cuộc sống chả có gì mới mẻ để khám phá.

Vẫn ánh mặt trời đó chiếu rọi mỗi ngày. Vẫn bức màn đen đó buông xuống mỗi đêm. Trên mái nhà và trên các cành lá sau vườn, gió vẫn than thở giọng của gió. Chim vẫn hót giọng của chim. Dế ri ri giọng dế, gà quang quác giọng gà. Nói tóm lại, cuộc sống thật là cũ kỹ.

Cuộc sống của tôi còn cũ kỹ hơn nữa. Mỗi đêm, trước khi đi ngủ, tôi đã biết tỏng ngày mai những sự kiện gì sẽ diễn ra trong cuộc đời tôi.

Tôi kể ra nhé: Sáng, tôi phải cố hết sức để thức dậy trong khi tôi vẫn còn muốn ngủ tiếp. Tất nhiên là trước đó tôi vẫn giả vờ ngủ mê mặc cho mẹ tôi kêu khản cả giọng rồi lay lay người tôi, nhưng dĩ nhiên tôi vẫn trơ ra như khúc gỗ cho đến khi mẹ tôi cù vào lòng bàn chân tôi.

Khi đặt chân xuống đất rồi, tôi phải đi đánh răng rửa mặt, tóm lại là làm vệ sinh buổi sáng trước khi bị ấn vào bàn ăn để uể oải nhai chóp chép một thứ gì đó thường là không hợp khẩu vị. Mẹ tôi luôn luôn quan tâm đến sức khỏe và cụ thể hóa mối quan tâm của mình bằng cách bắt tôi (và cả nhà) ăn những món ăn có nhiều chất dinh dưỡng trong khi tôi chỉ khoái xực những món mà bà cho rằng chẳng bổ béo gì, như mì gói chẳng hạn.

Quan tâm đến sức khỏe là điều tốt, và càng lớn tuổi mối quan tâm đó càng tỏ ra đúng đắn. Chẳng ai dám nói quan tâm như vậy là điều không tốt. Tôi cũng thế thôi. Khi tôi trưởng thành, có nhà báo phỏng vấn tôi, rằng giữa sức khỏe, tình yêu và tiền bạc, ông quan tâm điều gì nhất? Lúc đầu tôi nói nhiều về tình yêu, về sau tôi nói nhiều hơn về sức khỏe. Tôi phớt lờ tiền bạc, mặc dù tôi nhận thấy đó là một bất công: tiền bạc chưa bao giờ được con người ta thừa nhận là mối quan tâm hàng đầu dù tiền bạc ngày nào cũng chạy đi mua quà tặng cho tình yêu và thuốc men cho sức khỏe.

Nhưng thôi, đó là chuyện của người lớn - chuyện sau này. Còn tôi, lúc tám tuổi, tôi chỉ nhớ là tôi không thích ăn những món bổ dưỡng. Nhưng tất nhiên là tôi vẫn buộc phải ăn, dù là ăn trong miễn cưỡng và lười nhác, và đó là lý do mẹ tôi luôn than thở về tôi.

Ăn xong phần ăn buổi sáng (chả sung sướng gì), tôi vội vàng truy lùng sách vở để nhét vào cặp, nhặt trên đầu tivi một quyển, trên đầu tủ lạnh một quyển khác và moi từ dưới đống chăn gối một quyển khác nữa, dĩ nhiên bao giờ cũng thiếu một món gì đó, rồi ba chân bốn cẳng chạy vù ra khỏi nhà.

Trường gần nhà nên tôi đi bộ, nhưng thực tế thì tôi chưa bao giờ được thưởng thức thú đi bộ tới trường. Tôi toàn phải chạy. Vì tôi luôn luôn dậy trễ, luôn luôn làm vệ sinh trễ, luôn luôn ăn sáng trễ và mất rất nhiều thì giờ để thu gom tập vở cho một buổi học. Về chuyện này, ba tôi bảo: "Con à, hồi bằng tuổi con, bao giờ ba cũng xếp gọn gàng tập vở vào cặp trước khi đi ngủ, như vậy sáng hôm sau chỉ việc ôm cặp ra khỏi nhà!".

Nhưng hồi ba tôi bằng tuổi tôi thì tôi đâu có mặt trên cõi đời để kiểm tra những gì ông nói, bởi khi tôi bằng tuổi ba tôi bây giờ chắc chắn tôi cũng sẽ lặp lại với con tôi những điều ông nói với tôi - chuyện xếp tập vở trước khi đi ngủ và hàng đống những chuyện khác nữa, những chuyện mà tôi không hề làm.

Chà, với những chuyện như thế này, bạn đừng bao giờ đòi hỏi phải chứng minh. Ðôi khi vì một lý do nào đó mà chúng ta buộc phải bịa chuyện.

Chúng ta cứ lặp lại mãi câu chuyện bịa đó cho đến một ngày chúng ta không nhớ có thật là chúng ta đã bịa nó ra hay không, rồi sau đó một thời gian nữa nếu cứ tiếp tục lặp lại câu chuyện đó nhiều lần thì chúng ta sẽ tin là nó có thật. Thậm chí còn hơn cả niềm tin thông thường, đó là niềm tin vô điều kiện, gần như là sự xác tín. Như các nhà toán học tin vào định đề Euclide hay các tín đồ Thiên Chúa tin vào sự sống lại của Jesus.

Ôi, nhưng đó cũng lại là những vấn đề của người lớn.

Tôi kể tiếp câu chuyện của tôi hồi tám tuổi.

Như vậy, ra khỏi nhà một lát thì tôi tới trường.

Trong lớp, tôi luôn luôn ngồi ở bàn chót. Ngồi bàn chót thì tha hồ tán gẫu, cãi cọ, cấu véo hay giở đủ trò nghịch ngợm mà không sợ bị cô giáo phát hiện, nhưng điều hấp dẫn nhất ở vị trí tối tăm đó là ít khi bị kêu lên bảng trả bài.

Ðiều đó có quy luật của nó. Bạn nhớ lại đi, có phải bạn có rất nhiều bạn bè, yêu quí rất nhiều người nhưng không phải lúc nào bạn cũng nhớ tới họ.

Bộ nhớ chúng ta quá nhỏ để chứa cùng lúc nhiều khuôn mặt hay nhiều cái tên, chỉ khi nào nhìn thấy người đó ngoài phố hay bắt gặp cái tên đó trong một mẩu tin trên báo chẳng hạn thì chúng ta mới chợt nhớ ra và cảm động thốt lên "Ôi, đã lâu lắm mình không gặp nó. Năm ngoái mình kẹt tiền, nó có cho mình vay năm trăm ngàn!".

Cô giáo của tôi cũng vậy thôi. Làm sao cô có thể nhớ tới tôi và kêu tôi lên bảng trả bài khi mà cô không thể nào nhìn thấy tôi giữa một đống đầu cổ lúc nhúc che chắn trước mặt.

Ngày nào cũng như ngày nào, tôi ngồi đó, vừa xì xầm trò chuyện vừa cựa quậy lung tung, và mong ngóng tiếng chuông ra chơi đến chết được.

Trong những năm tháng mà người ta gọi một cách văn hoa là mài đũng quần trên ghế nhà trường (tôi thì nói thẳng là bị giam cầm trong lớp học), tôi chẳng thích được giờ nào cả, từ giờ toán, giờ tập viết đến giờ tập đọc, giờ chính tả. Tôi chỉ thích mỗi giờ ra chơi.

Ra chơi có lẽ là điều tuyệt vời nhất mà người lớn có thể nghĩ ra cho trẻ con. Ra chơi có nghĩa là những lời vàng ngọc của thầy cô tuột khỏi trí nhớ nhanh như gió, hết sức trơn tru. Ra chơi có nghĩa là được tháo cũi sổ lồng (tất nhiên sau đó phải bấm bụng chui vào lại), là được tha hồ hít thở không khí tự do.

Suốt những năm đi học, tôi và lũ bạn đã sử dụng những khoảnh khắc tự do hiếm hoi đó vào việc đá bóng, bắn bi, nhưng thường xuyên nhất và hăng hái nhất là những trò rượt đuổi, đánh nhau hay vật nhau xuống đất cho đến khi không đứa nào còn ra hình thù một học sinh ngoan ngoãn nữa mới thôi, tức là lúc khuỷu tay đã trầy xước, mắt đã bầm tím, chân đi cà nhắc và áo quần thì trông còn tệ hơn mớ giẻ lau nhà.

Tại sao tôi không kể giờ ra về vào đây. Vì ra về có nghĩa là rời khỏi một nhà giam này để đến một nhà giam khác, y như người ta chuyển trại cho các tù nhân, có gì hay ho đâu.

Tôi không nói quá lên đâu, vì ngày nào chào đón tôi ở đầu ngõ cũng là khuôn mặt lo lắng của mẹ tôi và khuôn mặt hầm hầm của ba tôi.

- Trời ơi, sao ngày nào cũng ra nông nỗi thế này hả con?

Ðại khái mẹ tôi nói thế, giọng thảng thốt, vừa nói vừa nắn nót cánh tay rướm máu của tôi như để xem nó sắp rụng khỏi người tôi chưa.

Ba tôi thì có cách nói khác, rất gần với cách rồng phun lửa:

- Mày lại đánh nhau rồi phải không?

- Con không đánh nhau. Tụi bạn đánh con và con đánh lại.

Tôi nói dối (mặc dù nói dối như thế còn thật hơn là nói thật) và khi ba tôi tiến về phía tôi với dáng điệu của một cơn bão cấp mười tiến vào đất liền thì mẹ tôi đã kịp kéo tôi ra xa:

- Ông ơi, con nó đã nát nhừ ra rồi!

Mẹ tôi có cách nói cường điệu rất giống tôi, tôi vừa chạy theo bà vừa cười thầm về điều đó.

Sau đó, không nói thì ai cũng biết là tôi bị mẹ tôi tống vào nhà tắm. Khi tôi đã tinh tươm và thơm phức như một ổ bánh mì mới ra lò thì mẹ tôi bắt đầu bôi lên người tôi đủ thứ thuốc xanh xanh đỏ đỏ khiến tôi chẳng mấy chốc đã rất giống một con tắc kè bông.

Dĩ nhiên là từ đó cho tới bữa cơm, tôi không được phép bước ra khỏi nhà để tránh phải sa vào những trò đánh nhau khác hấp dẫn không kém với bọn nhóc trong xóm, những đối thủ thay thế hết sức xứng đáng cho tụi bạn ở trường.

Ăn trưa xong thì tôi làm gì vào thời tôi tám tuổi?

Ði ngủ trưa!

Trên thế giới rộng lớn này, có lẽ có rất nhiều đứa nhóc trạc tuổi tôi đều bị các bậc phụ huynh cột chặt vào giấc ngủ trưa theo cái cách người ta cột bò vào cọc để chúng khỏi chạy lung tung mà hậu quả là thế nào hàng xóm cũng kéo đến nhà chửi bới om sòm.

Chứ thực ra với một đứa bé tám tuổi thì giấc ngủ trưa chẳng có giá trị gì về mặt sức khỏe. Khi tôi lớn lên thì tôi phải công nhận giấc ngủ trưa đối với một người lớn tuổi đúng là quý hơn vàng. Lớn tuổi thì sức khỏe suy giảm. Làm việc nhiều thì đầu nhức, mắt mờ, lưng mỏi, tay run, giấc ngủ ban đêm vẫn chưa đủ liều để sửa chữa thành công những chỗ hỏng hóc của cơ thể. Buổi trưa phải chợp mắt thêm một lát thì buổi chiều mới đủ tỉnh táo mà không nện búa vào tay hay hụt chân khi bước xuống cầu thang.

Nhưng nếu bạn sống trên đời mới có tám năm thì bạn không có lý do chính đáng để coi trọng giấc ngủ trưa. Với những dân tộc không có thói quen ngủ trưa, như dân Mỹ chẳng hạn, trẻ con càng không tìm thấy chút xíu ý nghĩa nào trong việc phải leo lên giường sau giờ cơm trưa.

Hồi tôi tám tuổi dĩ nhiên tôi không có được cái nhìn thông thái như thế. Nhưng tôi cũng lờ mờ nhận ra khi ba tôi đi ngủ thì tôi buộc phải đi ngủ, giống như một con cừu còn thức thì người chăn cừu không yên tâm chợp mắt vậy.

Tôi nằm cựa quậy bên cạnh ông trên chiếc đi-văng, thở dài thườn thượt khi nghĩ đến những quả đấm mà lũ bạn nghịch ngợm đang vung lên ngoài kia.

- Ðừng cựa quậy! Cựa quậy hoài thì sẽ không ngủ được!

Ba tôi nói, và tôi vờ nghe lời ông. Tôi không cựa quậy nhưng mắt vẫn mở thao láo.

- Ðừng mở mắt! Mở mắt hoài thì sẽ không ngủ được!

Ba tôi lại nói, ông vẫn nằm ngay ngắn nên tôi nghĩ là ông không nhìn thấy tôi mở mắt, ông chỉ đoán thế thôi. Chẳng may cho tôi là lần nào ông cũng đoán đúng.

Tôi nhắm mắt lại, lim dim thôi, mi mắt vẫn còn hấp háy, nhưng tôi không thể nào bắt mi mắt tôi đừng hấp háy được.

Một lát, ba tôi hỏi:

- Con ngủ rồi phải không?

- Dạ rồi.

Tôi đáp, ngây ngô và ngoan ngoãn, rơi vào bẫy của ba tôi một cách dễ dàng.

Tôi nằm như vậy, thao thức một lát, tủi thân và sầu muộn, rồi thiếp đi lúc nào không hay.

Khi tôi thức dậy thì đường đời của tôi đã được vạch sẵn rồi. Tôi đi từ giường ngủ đến phòng tắm để rửa mặt rồi từ phòng tắm đi thẳng tới bàn học để làm một công việc chán ngắt là học bài hoặc làm bài tập.

Thỉnh thoảng tôi cũng được phép chạy ra đằng trước nhà chơi với lũ trẻ hàng xóm nhưng trước ánh mắt giám sát của mẹ tôi (từ một vị trí bí hiểm nào đó đằng sau các ô cửa mà mãi mãi tôi không khám phá được), tôi chỉ dám chơi những trò ẻo lả như nhảy lò cò hay bịt mắt bắt dê, đại khái là những trò dành cho bọn con gái hay khóc nhè. (Về sau, tinh khôn hơn, tôi đã biết cách ỉ ôi để mẹ tôi thả tôi qua nhà hàng xóm, nhờ đó một thời gian dài tôi đã có cơ hội làm những gì tôi thích).

Chơi một lát, tôi lại phải vào ngồi ê a tụng bài tiếp, càng tụng càng quên, nhưng vẫn cứ tụng cho mẹ tôi yên lòng đi nấu cơm.

Từ giây phút này trở đi thì đời sống của tôi tẻ nhạt vô bờ bến.

Tôi uể oải học bài trong khi chờ cơm chín. Cơm chín rồi thì tôi uể oải ăn cơm trong khi chờ tiếp tục học bài.

Tivi tiveo hiếm khi tôi mó tay vào được, trông nó cứ như một thứ để trang trí. Bao giờ cũng vậy, tôi chỉ được rời khỏi bàn học khi nào tôi đã thuộc tất cả bài vở của ngày hôm sau.

Ba tôi là người trực tiếp kiểm tra điều đó. Khác với mẹ tôi, ba tôi là người kiên quyết đến mức tôi có cảm tưởng ông sẽ thăng tiến vùn vụt nếu vô ngành cảnh sát, tòa án hay thuế vụ. Ông không bao giờ lùi bước trước những giọt nước mắt của tôi, dù lúc đó trông tôi rất giống một kẻ sầu đời đến mức chỉ cách cái chết có một bước chân.

- Con học bài xong rồi ba. - Thường thì tôi mở miệng trước.

Ba tôi tiến lại và nhìn tôi bằng ánh mắt nghi ngờ:

- Chắc không con?

- Dạ, chắc!

Tôi mau mắn đáp và khi ba tôi bắt đầu dò bài thì tôi lập tức phủ nhận sạch trơn sự quả quyết của mình bằng cách ngắc ngứ ngay ở chỗ mà tôi nghĩ dù có va đầu phải gốc cây tôi cũng không thể nào quên được.

- Học lại lần nữa đi con!

Ba tôi nhún vai nói và quay đi với tờ báo vẫn cầm chặt trên tay, rõ ràng ông muốn gửi đến tôi thông điệp rằng ông sẵn sàng chờ đợi tôi cho dù ông buộc phải đọc tới mẩu rao vặt cuối cùng khi không còn gì để mà đọc nữa.

Qua cái cách ông vung vẩy tờ báo trên tay, tôi e rằng ẩn ý của ông còn đi xa hơn: có vẻ như nếu cần, ông sẽ bắt đầu đọc lại tờ báo đến lần thứ hai và hơn thế nữa. Nghĩ vậy, tôi đành vùi đầu vào những con chữ mà lúc này đối với tôi đã như những kẻ tử thù, tâm trạng đó càng khiến tôi khó mà ghi nhớ chúng vô đầu óc.

Cho nên các bạn cũng có thể đoán ra khi tôi đã thuộc tàm tạm, nghĩa là không trôi chảy lắm thì cơ thể tôi đã bị giấc ngủ đánh gục một cách không thương tiếc và thường thì tôi lết vào giường bằng những bước chân xiêu vẹo, nửa tỉnh nửa mê trước ánh mắt xót xa của mẹ tôi.

Như vậy, tóm lại là đã hết một ngày.

~ to continue ~

 

2
28 tháng 9 2024

/Tác giả : nhà văn Nguyễn Nhật Ánh/

13 tháng 4

dàiiiiiii

           Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ   Chương 1: Tóm lại là đã hết một ngày Năm đó tôi tám tuổi.Sau này, tôi cũng nhiều lần thấy cuộc sống đáng chán khi thi trượt ở tuổi mười lăm, thất tình ở tuổi hăm bốn, thất nghiệp ở tuổi ba mươi ba và gặt hái mọi thành công ở tuổi bốn mươi.Nhưng tám tuổi có cái buồn chán của tuổi lên tám.Ðó là cái ngày không hiểu sao tôi lại có...
Đọc tiếp

           Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ

   Chương 1: Tóm lại là đã hết một ngày 

Năm đó tôi tám tuổi.

Sau này, tôi cũng nhiều lần thấy cuộc sống đáng chán khi thi trượt ở tuổi mười lăm, thất tình ở tuổi hăm bốn, thất nghiệp ở tuổi ba mươi ba và gặt hái mọi thành công ở tuổi bốn mươi.

Nhưng tám tuổi có cái buồn chán của tuổi lên tám.

Ðó là cái ngày không hiểu sao tôi lại có ý nghĩ rằng cuộc sống không có gì để mà chờ đợi nữa.

Rất nhiều năm về sau, tôi được biết các triết gia và các nhà thần học vẫn đang loay hoay đi tìm ý nghĩa của cuộc sống và tới Tết Ma Rốc họ cũng chưa chắc đã tìm ra.

Nhưng năm tôi tám tuổi, tôi đã thấy cuộc sống chả có gì mới mẻ để khám phá.

Vẫn ánh mặt trời đó chiếu rọi mỗi ngày. Vẫn bức màn đen đó buông xuống mỗi đêm. Trên mái nhà và trên các cành lá sau vườn, gió vẫn than thở giọng của gió. Chim vẫn hót giọng của chim. Dế ri ri giọng dế, gà quang quác giọng gà. Nói tóm lại, cuộc sống thật là cũ kỹ.

Cuộc sống của tôi còn cũ kỹ hơn nữa. Mỗi đêm, trước khi đi ngủ, tôi đã biết tỏng ngày mai những sự kiện gì sẽ diễn ra trong cuộc đời tôi.

Tôi kể ra nhé: Sáng, tôi phải cố hết sức để thức dậy trong khi tôi vẫn còn muốn ngủ tiếp. Tất nhiên là trước đó tôi vẫn giả vờ ngủ mê mặc cho mẹ tôi kêu khản cả giọng rồi lay lay người tôi, nhưng dĩ nhiên tôi vẫn trơ ra như khúc gỗ cho đến khi mẹ tôi cù vào lòng bàn chân tôi.

Khi đặt chân xuống đất rồi, tôi phải đi đánh răng rửa mặt, tóm lại là làm vệ sinh buổi sáng trước khi bị ấn vào bàn ăn để uể oải nhai chóp chép một thứ gì đó thường là không hợp khẩu vị. Mẹ tôi luôn luôn quan tâm đến sức khỏe và cụ thể hóa mối quan tâm của mình bằng cách bắt tôi (và cả nhà) ăn những món ăn có nhiều chất dinh dưỡng trong khi tôi chỉ khoái xực những món mà bà cho rằng chẳng bổ béo gì, như mì gói chẳng hạn.

Quan tâm đến sức khỏe là điều tốt, và càng lớn tuổi mối quan tâm đó càng tỏ ra đúng đắn. Chẳng ai dám nói quan tâm như vậy là điều không tốt. Tôi cũng thế thôi. Khi tôi trưởng thành, có nhà báo phỏng vấn tôi, rằng giữa sức khỏe, tình yêu và tiền bạc, ông quan tâm điều gì nhất? Lúc đầu tôi nói nhiều về tình yêu, về sau tôi nói nhiều hơn về sức khỏe. Tôi phớt lờ tiền bạc, mặc dù tôi nhận thấy đó là một bất công: tiền bạc chưa bao giờ được con người ta thừa nhận là mối quan tâm hàng đầu dù tiền bạc ngày nào cũng chạy đi mua quà tặng cho tình yêu và thuốc men cho sức khỏe.

Nhưng thôi, đó là chuyện của người lớn - chuyện sau này. Còn tôi, lúc tám tuổi, tôi chỉ nhớ là tôi không thích ăn những món bổ dưỡng. Nhưng tất nhiên là tôi vẫn buộc phải ăn, dù là ăn trong miễn cưỡng và lười nhác, và đó là lý do mẹ tôi luôn than thở về tôi.

Ăn xong phần ăn buổi sáng (chả sung sướng gì), tôi vội vàng truy lùng sách vở để nhét vào cặp, nhặt trên đầu tivi một quyển, trên đầu tủ lạnh một quyển khác và moi từ dưới đống chăn gối một quyển khác nữa, dĩ nhiên bao giờ cũng thiếu một món gì đó, rồi ba chân bốn cẳng chạy vù ra khỏi nhà.

Trường gần nhà nên tôi đi bộ, nhưng thực tế thì tôi chưa bao giờ được thưởng thức thú đi bộ tới trường. Tôi toàn phải chạy. Vì tôi luôn luôn dậy trễ, luôn luôn làm vệ sinh trễ, luôn luôn ăn sáng trễ và mất rất nhiều thì giờ để thu gom tập vở cho một buổi học. Về chuyện này, ba tôi bảo: "Con à, hồi bằng tuổi con, bao giờ ba cũng xếp gọn gàng tập vở vào cặp trước khi đi ngủ, như vậy sáng hôm sau chỉ việc ôm cặp ra khỏi nhà!".

Nhưng hồi ba tôi bằng tuổi tôi thì tôi đâu có mặt trên cõi đời để kiểm tra những gì ông nói, bởi khi tôi bằng tuổi ba tôi bây giờ chắc chắn tôi cũng sẽ lặp lại với con tôi những điều ông nói với tôi - chuyện xếp tập vở trước khi đi ngủ và hàng đống những chuyện khác nữa, những chuyện mà tôi không hề làm.

Chà, với những chuyện như thế này, bạn đừng bao giờ đòi hỏi phải chứng minh. Ðôi khi vì một lý do nào đó mà chúng ta buộc phải bịa chuyện.

Chúng ta cứ lặp lại mãi câu chuyện bịa đó cho đến một ngày chúng ta không nhớ có thật là chúng ta đã bịa nó ra hay không, rồi sau đó một thời gian nữa nếu cứ tiếp tục lặp lại câu chuyện đó nhiều lần thì chúng ta sẽ tin là nó có thật. Thậm chí còn hơn cả niềm tin thông thường, đó là niềm tin vô điều kiện, gần như là sự xác tín. Như các nhà toán học tin vào định đề Euclide hay các tín đồ Thiên Chúa tin vào sự sống lại của Jesus.

Ôi, nhưng đó cũng lại là những vấn đề của người lớn.

Tôi kể tiếp câu chuyện của tôi hồi tám tuổi.

Như vậy, ra khỏi nhà một lát thì tôi tới trường.

Trong lớp, tôi luôn luôn ngồi ở bàn chót. Ngồi bàn chót thì tha hồ tán gẫu, cãi cọ, cấu véo hay giở đủ trò nghịch ngợm mà không sợ bị cô giáo phát hiện, nhưng điều hấp dẫn nhất ở vị trí tối tăm đó là ít khi bị kêu lên bảng trả bài.

Ðiều đó có quy luật của nó. Bạn nhớ lại đi, có phải bạn có rất nhiều bạn bè, yêu quí rất nhiều người nhưng không phải lúc nào bạn cũng nhớ tới họ.

Bộ nhớ chúng ta quá nhỏ để chứa cùng lúc nhiều khuôn mặt hay nhiều cái tên, chỉ khi nào nhìn thấy người đó ngoài phố hay bắt gặp cái tên đó trong một mẩu tin trên báo chẳng hạn thì chúng ta mới chợt nhớ ra và cảm động thốt lên "Ôi, đã lâu lắm mình không gặp nó. Năm ngoái mình kẹt tiền, nó có cho mình vay năm trăm ngàn!".

Cô giáo của tôi cũng vậy thôi. Làm sao cô có thể nhớ tới tôi và kêu tôi lên bảng trả bài khi mà cô không thể nào nhìn thấy tôi giữa một đống đầu cổ lúc nhúc che chắn trước mặt.

Ngày nào cũng như ngày nào, tôi ngồi đó, vừa xì xầm trò chuyện vừa cựa quậy lung tung, và mong ngóng tiếng chuông ra chơi đến chết được.

Trong những năm tháng mà người ta gọi một cách văn hoa là mài đũng quần trên ghế nhà trường (tôi thì nói thẳng là bị giam cầm trong lớp học), tôi chẳng thích được giờ nào cả, từ giờ toán, giờ tập viết đến giờ tập đọc, giờ chính tả. Tôi chỉ thích mỗi giờ ra chơi.

Ra chơi có lẽ là điều tuyệt vời nhất mà người lớn có thể nghĩ ra cho trẻ con. Ra chơi có nghĩa là những lời vàng ngọc của thầy cô tuột khỏi trí nhớ nhanh như gió, hết sức trơn tru. Ra chơi có nghĩa là được tháo cũi sổ lồng (tất nhiên sau đó phải bấm bụng chui vào lại), là được tha hồ hít thở không khí tự do.

Suốt những năm đi học, tôi và lũ bạn đã sử dụng những khoảnh khắc tự do hiếm hoi đó vào việc đá bóng, bắn bi, nhưng thường xuyên nhất và hăng hái nhất là những trò rượt đuổi, đánh nhau hay vật nhau xuống đất cho đến khi không đứa nào còn ra hình thù một học sinh ngoan ngoãn nữa mới thôi, tức là lúc khuỷu tay đã trầy xước, mắt đã bầm tím, chân đi cà nhắc và áo quần thì trông còn tệ hơn mớ giẻ lau nhà.

Tại sao tôi không kể giờ ra về vào đây. Vì ra về có nghĩa là rời khỏi một nhà giam này để đến một nhà giam khác, y như người ta chuyển trại cho các tù nhân, có gì hay ho đâu.

Tôi không nói quá lên đâu, vì ngày nào chào đón tôi ở đầu ngõ cũng là khuôn mặt lo lắng của mẹ tôi và khuôn mặt hầm hầm của ba tôi.

- Trời ơi, sao ngày nào cũng ra nông nỗi thế này hả con?

Ðại khái mẹ tôi nói thế, giọng thảng thốt, vừa nói vừa nắn nót cánh tay rướm máu của tôi như để xem nó sắp rụng khỏi người tôi chưa.

Ba tôi thì có cách nói khác, rất gần với cách rồng phun lửa:

- Mày lại đánh nhau rồi phải không?

- Con không đánh nhau. Tụi bạn đánh con và con đánh lại.

Tôi nói dối (mặc dù nói dối như thế còn thật hơn là nói thật) và khi ba tôi tiến về phía tôi với dáng điệu của một cơn bão cấp mười tiến vào đất liền thì mẹ tôi đã kịp kéo tôi ra xa:

- Ông ơi, con nó đã nát nhừ ra rồi!

Mẹ tôi có cách nói cường điệu rất giống tôi, tôi vừa chạy theo bà vừa cười thầm về điều đó.

Sau đó, không nói thì ai cũng biết là tôi bị mẹ tôi tống vào nhà tắm. Khi tôi đã tinh tươm và thơm phức như một ổ bánh mì mới ra lò thì mẹ tôi bắt đầu bôi lên người tôi đủ thứ thuốc xanh xanh đỏ đỏ khiến tôi chẳng mấy chốc đã rất giống một con tắc kè bông.

Dĩ nhiên là từ đó cho tới bữa cơm, tôi không được phép bước ra khỏi nhà để tránh phải sa vào những trò đánh nhau khác hấp dẫn không kém với bọn nhóc trong xóm, những đối thủ thay thế hết sức xứng đáng cho tụi bạn ở trường.

Ăn trưa xong thì tôi làm gì vào thời tôi tám tuổi?

Ði ngủ trưa!

Trên thế giới rộng lớn này, có lẽ có rất nhiều đứa nhóc trạc tuổi tôi đều bị các bậc phụ huynh cột chặt vào giấc ngủ trưa theo cái cách người ta cột bò vào cọc để chúng khỏi chạy lung tung mà hậu quả là thế nào hàng xóm cũng kéo đến nhà chửi bới om sòm.

Chứ thực ra với một đứa bé tám tuổi thì giấc ngủ trưa chẳng có giá trị gì về mặt sức khỏe. Khi tôi lớn lên thì tôi phải công nhận giấc ngủ trưa đối với một người lớn tuổi đúng là quý hơn vàng. Lớn tuổi thì sức khỏe suy giảm. Làm việc nhiều thì đầu nhức, mắt mờ, lưng mỏi, tay run, giấc ngủ ban đêm vẫn chưa đủ liều để sửa chữa thành công những chỗ hỏng hóc của cơ thể. Buổi trưa phải chợp mắt thêm một lát thì buổi chiều mới đủ tỉnh táo mà không nện búa vào tay hay hụt chân khi bước xuống cầu thang.

Nhưng nếu bạn sống trên đời mới có tám năm thì bạn không có lý do chính đáng để coi trọng giấc ngủ trưa. Với những dân tộc không có thói quen ngủ trưa, như dân Mỹ chẳng hạn, trẻ con càng không tìm thấy chút xíu ý nghĩa nào trong việc phải leo lên giường sau giờ cơm trưa.

Hồi tôi tám tuổi dĩ nhiên tôi không có được cái nhìn thông thái như thế. Nhưng tôi cũng lờ mờ nhận ra khi ba tôi đi ngủ thì tôi buộc phải đi ngủ, giống như một con cừu còn thức thì người chăn cừu không yên tâm chợp mắt vậy.

Tôi nằm cựa quậy bên cạnh ông trên chiếc đi-văng, thở dài thườn thượt khi nghĩ đến những quả đấm mà lũ bạn nghịch ngợm đang vung lên ngoài kia.

- Ðừng cựa quậy! Cựa quậy hoài thì sẽ không ngủ được!

Ba tôi nói, và tôi vờ nghe lời ông. Tôi không cựa quậy nhưng mắt vẫn mở thao láo.

- Ðừng mở mắt! Mở mắt hoài thì sẽ không ngủ được!

Ba tôi lại nói, ông vẫn nằm ngay ngắn nên tôi nghĩ là ông không nhìn thấy tôi mở mắt, ông chỉ đoán thế thôi. Chẳng may cho tôi là lần nào ông cũng đoán đúng.

Tôi nhắm mắt lại, lim dim thôi, mi mắt vẫn còn hấp háy, nhưng tôi không thể nào bắt mi mắt tôi đừng hấp háy được.

Một lát, ba tôi hỏi:

- Con ngủ rồi phải không?

- Dạ rồi.

Tôi đáp, ngây ngô và ngoan ngoãn, rơi vào bẫy của ba tôi một cách dễ dàng.

Tôi nằm như vậy, thao thức một lát, tủi thân và sầu muộn, rồi thiếp đi lúc nào không hay.

Khi tôi thức dậy thì đường đời của tôi đã được vạch sẵn rồi. Tôi đi từ giường ngủ đến phòng tắm để rửa mặt rồi từ phòng tắm đi thẳng tới bàn học để làm một công việc chán ngắt là học bài hoặc làm bài tập.

Thỉnh thoảng tôi cũng được phép chạy ra đằng trước nhà chơi với lũ trẻ hàng xóm nhưng trước ánh mắt giám sát của mẹ tôi (từ một vị trí bí hiểm nào đó đằng sau các ô cửa mà mãi mãi tôi không khám phá được), tôi chỉ dám chơi những trò ẻo lả như nhảy lò cò hay bịt mắt bắt dê, đại khái là những trò dành cho bọn con gái hay khóc nhè. (Về sau, tinh khôn hơn, tôi đã biết cách ỉ ôi để mẹ tôi thả tôi qua nhà hàng xóm, nhờ đó một thời gian dài tôi đã có cơ hội làm những gì tôi thích).

Chơi một lát, tôi lại phải vào ngồi ê a tụng bài tiếp, càng tụng càng quên, nhưng vẫn cứ tụng cho mẹ tôi yên lòng đi nấu cơm.

Từ giây phút này trở đi thì đời sống của tôi tẻ nhạt vô bờ bến.

Tôi uể oải học bài trong khi chờ cơm chín. Cơm chín rồi thì tôi uể oải ăn cơm trong khi chờ tiếp tục học bài.

Tivi tiveo hiếm khi tôi mó tay vào được, trông nó cứ như một thứ để trang trí. Bao giờ cũng vậy, tôi chỉ được rời khỏi bàn học khi nào tôi đã thuộc tất cả bài vở của ngày hôm sau.

Ba tôi là người trực tiếp kiểm tra điều đó. Khác với mẹ tôi, ba tôi là người kiên quyết đến mức tôi có cảm tưởng ông sẽ thăng tiến vùn vụt nếu vô ngành cảnh sát, tòa án hay thuế vụ. Ông không bao giờ lùi bước trước những giọt nước mắt của tôi, dù lúc đó trông tôi rất giống một kẻ sầu đời đến mức chỉ cách cái chết có một bước chân.

- Con học bài xong rồi ba. - Thường thì tôi mở miệng trước.

Ba tôi tiến lại và nhìn tôi bằng ánh mắt nghi ngờ:

- Chắc không con?

- Dạ, chắc!

Tôi mau mắn đáp và khi ba tôi bắt đầu dò bài thì tôi lập tức phủ nhận sạch trơn sự quả quyết của mình bằng cách ngắc ngứ ngay ở chỗ mà tôi nghĩ dù có va đầu phải gốc cây tôi cũng không thể nào quên được.

- Học lại lần nữa đi con!

Ba tôi nhún vai nói và quay đi với tờ báo vẫn cầm chặt trên tay, rõ ràng ông muốn gửi đến tôi thông điệp rằng ông sẵn sàng chờ đợi tôi cho dù ông buộc phải đọc tới mẩu rao vặt cuối cùng khi không còn gì để mà đọc nữa.

Qua cái cách ông vung vẩy tờ báo trên tay, tôi e rằng ẩn ý của ông còn đi xa hơn: có vẻ như nếu cần, ông sẽ bắt đầu đọc lại tờ báo đến lần thứ hai và hơn thế nữa. Nghĩ vậy, tôi đành vùi đầu vào những con chữ mà lúc này đối với tôi đã như những kẻ tử thù, tâm trạng đó càng khiến tôi khó mà ghi nhớ chúng vô đầu óc.

Cho nên các bạn cũng có thể đoán ra khi tôi đã thuộc tàm tạm, nghĩa là không trôi chảy lắm thì cơ thể tôi đã bị giấc ngủ đánh gục một cách không thương tiếc và thường thì tôi lết vào giường bằng những bước chân xiêu vẹo, nửa tỉnh nửa mê trước ánh mắt xót xa của mẹ tôi.

Như vậy, tóm lại là đã hết một ngày.

~ to continue ~

 

0