Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc chiến tranh giữ chiến trường đầy ác liệt, trước một kẻ thù cụ thể, chúng ta có thể dễ dàng nhận diện kẻ thù và lựa chọn vũ khí, sức lực phù hợp để đánh bại chúng, giành phần thắng về mình. Nhưng cũng có một cuộc chiến dù kẻ thù không hiện hữu ngay trước mắt, nó không giết con người bằng súng đạn nhưng nó có thể dễ dàng đánh bại con người bởi những ma lực không dễ gì ngăn cản được và sức hủy diệt của nó còn gấp hàng trăm, hàng nghìn lần so với những cuộc chiến khác. Chiến trường ấy mới thực sự khốc liệt, kẻ thù ấy mới thực sự hiểm nguy… Đó là đại dịch HIV/ AIDS – căn bệnh của thế kỉ, chướng ngoại vật cản trở sự phát triển của loài người. Hiện nay, số người bị nhiễm HIV/ AIDS ngày càng tăng cao và hơn nữa rằng họ luôn bị cô lập, xa lánh, hắt hủi, những người xung quanh họ luôn đẩy họ ra khỏi cái quỹ đạo của cuộc sống này!
Vậy HIV/ AIDS là gì mà nó gây ra ma lực ghê gớm đến vậy?
HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng anh Human Immuno – Deficiency Virus. Còn AIDS là giai đoạn cuối của HIV được viết tắt từ cụm từ Acquired Immuno Deficiency Syndrone. Hai loại vius này đều phá hủy hồng cầu và giảm sự miễn dịch ở người. Chúng lợi dụng bạch cầu để dần dần phát triển phá hủy hồng cầu. HIV có trong hồng cầu làm giảm sức đề kháng của cơ thể, để rồi những căn bệnh tưởng chừng đơn giản như: Sốt phát ban, tiêu chảy, đường ruột,…phát sinh trong con bệnh không sức đề kháng, không hệ miễn dịch đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến cái chết của những người nhiễm H.
Như thông tin, báo đài hiện nay số người bị nhiễm HIV chủ yếu trong độ tuổi 16-29, nó chiếm 62% trong tổng số 100% những người nhiễm HIV, những thanh niên 16-24 có nguy cơ cao. Vì sao vậy? Bởi lẽ đây là giai đoạn tâm lý có nhiều biến đổi,dễ tiếp thu những ảnh hưởng của xã hội, thích cái mới lạ và muốn khẳng định mình. Thực tế hiện nay có một số bạn bạn trẻ quen lối sống buông thả, hưởng thụ, ham chơi lại ít kinh nghiệm về cuộc sống nên họ dễ bị cuốn vào những tệ nạn xã hội, những văn hóa phẩm đồi trụy. Vì thế HIV càng có cơ hội cao hơn xâm nhập vào giới trẻ. Họ đi đến những hố sâu của bờ vực thẳm rơi vào những sai lầm, những cái bẫy mà không hề hay biết. Biết bao thanh niên đã bỏ người thân, bạn bè mà sa vào con đường nghiện ngập, tù tội không lối thoát và dần dần hủy hoại cuộc sống của mình. Gia đình của họ sẽ ra sao? Cuộc sống đâu còn tiếng cười, đâu còn niềm vui khi đứa con mà họ yêu quý đang sống sau bóng đen tàn bạo, nó đang từng bước hủy hoại sức khỏe, hủy hoại tương lai và rồi con đường phía trước là "mây mù che phủ". Đâu chỉ vậy HIV còn gây hại là mối thù của toàn xã hội bởi lẽ: Số người nhiễm HIV chủ yếu ở lứa tuổi lao động. Khi nhiều người bị nhiễm HIV và bị chết vì AIDS sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của từng gia đình, cộng đồng và của đất nước. Chi phí cho công tác phòng chống AIDS sẽ rất tốn kém.Mọi người sợ hãi dễ dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử. Cuộc sống của gia đình có người bị nhiễm HIV hoặc bệnh AIDS sẽ trở nên căng thẳng, xuất hiện nhiều mâu thuẫn và dần tiến tới sự mất ổn định trong cuộc sống.Phần nhiều hệ thống y tế bị quá tải, phát sinh các nguy cơ lây nhiễm HIV trong môi trường y tế. Thuốc đặc trị không có nhưng vẫn phải tiến hành việc điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS dẫn đến chi phí cho điều trị lớn nhưng không đạt hiệu quả, bệnh nhân vẫn tử vong.
Hãy chia sẻ với những người không may nhiễm HIV bởi rằng: Khi ta chia nụ cười ta sẽ nhận về vô số niềm vui, khi ta chia vòng tay ta sẽ nhận được mênh mông ấm áp và khi ta chia niềm yêu thương ta sẽ nhận được rất nhiều niềm hạnh phúc. Và hơn thế nữa ta cần hiểu rõ về căn bệnh HIV/AIDS để từ đó hiểu được tác hại của nó mang lại, biết cách phòng trừ đẩy xa "con quái vật" ấy ra khỏi thế giới của loài người.
Hãy đừng chia ra hai thế giới "chúng ta và họ". Trong thế giới đó im lặng đồng nghĩa với cái chết. Hãy sát cánh bên nhau với bàn tay ấm nóng tình thương, tay trong tay cùng nhau vượt qua mọi thử thách để loài người không phải sống trong sự đe dọa của căn bệnh HIV/AIDS. Chỉ có tình yêu thương mới đủ sức xoa dịu nỗi đau và thắp lên niềm hy vọng.
#Riin
a, Văn bản trên gọi là văn bản nhật dụng bởi bài viết có nột dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại nay. Cụ thể ở đây là đang nói về vấn đề quyền trẻ em.
b, Phương thức biểu đạt chính : Nghị luận
c, Nội dung: Văn bản trên vừa nêu lên những tính cách, sở thích chung của những đứa trẻ trên toàn thế giới, đồng thời cũng chỉ ra rất nhiều điều bất công, bất hạnh của những đứa trẻ ngây thơ, không hề gây ra tội tình gì. Cho chúng ta thấy một bức tranh đầy u buồn của xã hội ngày nay, nhằm hướng đến những người trong cuộc, ở đây chỉ tất cả người lớn trên thế giới hãy thay đổi cách sống của mình, bớt vô tâm, bớt ích kỉ, hãy quan tâm mọi thứ xung quanh mình, đừng thờ ơ với thiên nhiên, đừng làm gì có lỗi với Đất Mẹ, bởi đó chính là nguyên nhân chính gây ra lũ lụt, dịch bệch, thiếu nước sạch,... Để rồi làm ảnh hưởng đến trẻ em- thế hệ mai sau của thế giới.
d, Thành phần biệt lập: Từ " Vậy mà...... chủ đề ma túy."
Mình cx ko chắc là sẽ làm đúng 100% đâu bn nhé, nếu bn thấy thấy mk viết chỗ nào sai thì bảo mk nhé:)
Mình chỉ trả lời được câu 2 thôi nghen.
Nhân vật chính là người chú. Tượng trưng cho kieu nguoi luoi bieng va ham me ruoi che
Bài làm:
- Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi: Vị trí miêu tả ánh trăng của nhà thơ ở “sàng tiền” (đầu giường), như vậy thể hiện sự thao thức, trằn trọc không ngủ được của nhà thơ có thể vì trăng đẹp quá, Lý Bạch vốn rất yêu trăng và cả vì nỗi nhớ nhà của kẻ xa quê.
- Câu thơ thứ hai, chữ “nghi” (ngỡ) ánh trăng sáng đã rọi tới đầu giường khiến tác giả ngỡ là sương trên mặt đất. Và vẻ đẹp dường như mơ hồ đó đã làm cho tác giả thao thức trong đêm.
- Như vậy, trong bài thơ này, hai câu đầu thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).
Bài 1:
Bài ca dao 3 là cảnh đám ma theo tục lệ cũ, mỗi con vật ứng với một kiểu người:
+ Con cò: tượng trưng người nông dân thường ở làng xã
+ Cà cuống: những kẻ có thể lực, tai to mặt lớn
+ Chim ri, chào mào: cai lệ, lính lệ
+ Chim chích: gợi ra hình ảnh những anh mõ làng
- Thế giới loài vật cũng là thế giới con người:
+ Dùng thế giới loài vật để nói về thế giới con người
+ Từng con vật tiêu biểu cho các loại người, hạng người trong xã hội mà nó ám chỉ
+ Nội dung châm biếm, phê phán trở nên kín đáo, sâu sắc
Cảnh tượng trong bài mang giá trị tố cáo: Cuộc đánh chén, chia chác vui vẻ, vô tâm diễn ra ngay trong những mất mát, tang tóc của gia đình người chết
→ Bài ca phê phán, châm biếm hủ tục ma chay rườm rà làm khổ người nghèo trong xã hội cũ
Câu 2:
Chân dung cậu cai đã vẽ nên bức tranh châm biếm sinh động, chân thực:
+ Cậu là cai lính, bộc lộ quyền lực của cậu cai (nón dấu lông gà)
+ Tính cách phô trương, khoe mẽ của cậu cai (ngón tay đeo nhẫn)
+ Cậu cai có thân phận nhỏ bé, thảm hại khi phải thuê mượn quần áo
→ Tất cả vẻ bề ngoài của cậu cai là khoe mẽ, cố làm “ra dáng” lừa bịp người
- Nghệ thuật châm biếm đặc sắc:
+ Dân gian gọi “cậu cai” mục đích như để châm chọc tên cai lệ không chút quyền hành
+ Dùng kiểu câu nêu “định nghĩa”, cũng như vài nét phác họa mỉa mai cậu cai xuất hiện như kẻ lố lăng, khoe mẽ, thảm hại
+ Nghệ thuật phóng đại ba: năm được một chuyến sai >< sự thuê mượn những thứ xoàng xĩnh như áo ngắn, quần dài
→ Để nhấn mạnh thân phận thảm hại thực chất chỉ là tay sai chứ không có quyền năng gì
D. Cả 3 ý trên
Chúc bạn học tốt
Bệnh "cơ hội" là bệnh gì?