Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Việt Nam ta từ lâu được biết đến là quốc gia có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc mang đậm bản chất văn hóa dân tộc. Một trong số đó chúng ta không thể không nhắc đến chính là trò chơi dân gian kéo co.
Không ai biết chính xác thời gian trò chơi này được hình thành từ bao giờ chỉ biết rằng trò chơi này được tìm thấy từ những vết tích cổ đại chạm trỗ trên các ngôi mộ ở Ai Cập. Điều đó chứng tỏ con người đã nghĩ ra trò chơi này từ rất sớm, khoảng 2500 TCN. Quốc gia phong kiến cổ đại Trung Hoa cũng ưa chuộng trò chơi này đặc biệt ở thời nhà Đường và thời Tống. Quốc gia nổi tiếng thế vận hội - Hi Lạp cũng chọn môn kéo co là môn thi đấu từ 500 TCN. Kéo co bằng da cừu, da dê là hình thức mà các thuyền trưởng người Tây Âu nghỉ đến để rèn luyện sức khỏe và giải trí cho các thủy thủ của mình từ 1000 năm sau Công nguyên. Và chính trò chơi kéo co từ lâu cũng đã phổ biến trong văn hóa của người Việt Nam ta.
Kéo co có hai đội cân xứng. Dụng cụ kéo co thường là dây thừng, sợi dây dài ở giữa buộc một khăn màu, vị trí khăn nằm ngay vạch kẻ. Sau khi nhận được còi báo hiệu từ trọng tài, hai đội ra sức níu dây thừng và kéo, nếu khăn màu lệch về hướng nào thì đội bên đó thắng. Có một số nơi thay thế khăn đỏ bằng một cột tre cắm giữa sân. Nếu không có dây thừng, người chơi có thể kéo trực tiếp bằng tay. Hai người đứng trước nhất chéo tay vào nhau chắc chắn, những người sau ôm bụng người trước cứ thế đến người cuối cùng. Khi vào thế sẵn sàng, đội bên nào bị đứt đoạn là bên đó thua. Để phân thắng bại, trò chơi thường phải đấu 3 vòng, thời gian mỗi vòng tùy thuộc vào sức kéo của hai đội.
Trò chơi dân gian kéo co được ưa chuộng trên cả nước, nó được tổ chức thường xuyên ở mức độ nhỏ như trường, lớp, địa phương đến các cuộc thi kéo co hàng năm. Kéo co từng là một môn thể thao trong thế vận hội thế giới. Hiện nay trò chơi này còn nằm trong hiệp hội kéo co quốc tế ở các nước châu Âu như Hà Lan, Anh, Thụy Điển. Đây là trò chơi và cũng là là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, sức bền và tinh thần đoàn kết của người chơi. Bên cạnh đó, môn thể thao này còn vui nhộn bởi tinh thần cổ vũ cho hai đội và những pha té ngã hài hước.
Sinh hoạt văn hóa đã, đang và sẽ ảnh hưởng rất lớn cũng như mang lại niềm vui, giá trị tinh thần cho con người Việt Nam ta. Chúng ta hãy giữ gìn và phát huy nét đẹp của trò chơi kéo co nói riêng và các trò chơi dân gian khác nói chung để đất nước Việt Nam không chỉ phát triển hội nhập mà vẫn đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Chọn lễ hội đua thuyền nhé.
Gợi ý cách làm.
Mở đoạn:
- Giới thiệu lễ hội đua thuyền.
+ Nêu nguồn gốc trò chơi này ra đời.
+ ..
Thân đoạn:
- Giải thích cách chơi trò chơi này.
- Muốn chơi trò này cần bao nhiêu người, dùng những đồ gì?
- Khung cảnh lúc trò chơi diễn ra như thế nào?. Con người ra sao?
+ Ồn ào, náo nhịp đông đúc người tham dự hoặc xem rất hào hứng, ai ai cũng mặc đẹp đẽ.
+....
- Ý nghĩa của trò chơi đua thuyền là gì?
+ thể hiện sự đồng lòng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa mọi người với nhau.
+ thể hiện ý chí thi đua trong lao động.
+ ........
- Em có thích trò chơi này không? Vì sao?
+ Em rất thích đua thuyền. Vì nó mang lại cho em cảm giác thoải mái, vui vẻ cùng với mọi người.
Kết đoạn:
- Tổng kết lại vấn đề.
(Tham khảo thêm trên mạng để đầy đủ thành bài văn)
Bạn tham khảo theo dàn ý này nhé:
1. Mở bài
Nêu tên quy tắc, luật lệ của hoạt động/trò chơi: trò chơi kéo coNêu lí do của việc thuyết minh về quy tắc, luật lệ: để mọi người hiểu thêm về trò chơi dân gian này đồng thời là cách chơi để đảm bảo công bằng cho mọi người.2. Thân bài
- Giới thiệu vắn tắt mục đích, bối cảnh, không gian, thời gian, diễn ra hoạt động/trò chơi và sự cần thiết thực hiện hoạt động, trò chơi theo quy tắc:
- Trình bày các điều khoản, nội dung của quy tắc, luật lệ:
Trước khi thi đấu, các đội tham gia sẽ được hướng dẫn về cách thức thi đấu. Mỗi đội thường đại diện cho một đơn vị tập thể, thường sẽ có đồng phục riêng. Chơi cân sức là hai đội có người chơi toàn nam hoặc toàn nữ, có khi đan xen cả nam nữ. Trẻ em thi đấu với trẻ em, người lớn thi đấu với người lớn. Chơi không cân sức là hai đội chơi chấp nhau, số lượng không bằng nhau, tương quan lực lượng có sự chênh lệch.
Trước khi chơi, cần chuẩn bị một sợi dây dài, to, dẻo và chắc; giữa hai đội vẽ hai đường mức dài cách nhau 1m rồi đặt sợi dây nằm trên hai mức, cắt hai đường mức theo dạng dấu cộng và cho tâm điểm nằm giữa hai mức.
Khi trọng tài hô “bắt đầu” thì hai đội ra sức kéo để di chuyển tâm điểm về phía đội mình. Khán giả đến xem sẽ hô vang: “Cố lên” để cổ vũ cho đội kéo co của mình.Nếu có hai đội chơi, tâm điểm về phía đội nào, đội đó chiến thắng. Nếu có nhiều đội chơi, các đội còn lại thi đấu tương tự, đội thắng sẽ thi đấu với nhau để tranh giải nhất, nhì và ba.Một vài lưu ý đặc biệt (nếu có)
3. Kết bài
Khẳng định ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc, luật lệ: Trò chơi kéo co giúp rèn luyện sức khỏe, tinh thần đoàn kết cũng như giúp giải trí sau những giờ học tập, làm việc mệt mỏi. Đây quả là một trò chơi hữu ích.Đưa ra khuyến nghị với người đọc (nếu có).Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống văn hóa. Điều đó được thể hiện qua nhiều phương diện khác nhau. Một trong số đó có thể kể đến các trò chơi dân gian.
Bịt mắt bắt dê là một trò chơi đã xuất hiện từ lâu. Trong những bức tranh xưa, chúng ta đã thấy được hình ảnh cô bé, cậu bé đang trò này. Đây là một trò chơi mang tính tập thể cao, với sự tham gia của nhiều người chơi. Cách gọi “bắt dê” cũng có ý nghĩa riêng. Loài dê có bản tính hiền lành, nhút nhát nhưng khá linh hoạt và rất thích vận động. Vì vậy, người bắt được dê cần có sự nhanh nhẹn, tinh ý và chiến thuật. Mở mắt để bắt dê đã khó, bịt mắt để bắt được dê lại càng khó khăn hơn.
Trò chơi này thường được chơi ở những nơi rộng rãi, ví dụ như sân trường, công viên… Những người chơi sẽ nắm tay nhau để tạo ra một vòng tròn. Tất cả những người chơi sẽ oẳn tù xì để quyết định xem ai là người làm. Người thua sẽ phải bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy. Những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt. Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “đứng lại” thì họ phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Nếu người làm bắt được “dê” và đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”.
Bịt mắt bắt dê là trò chơi giúp rèn luyện phản xạ, cũng như sự nhanh nhẹn của người chơi. Không chỉ vậy, trò chơi này còn giúp gắn kết mọi người với nhau.
Khái niệm văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động: là kiểu bài người viết dùng phương tiện giao tiếp ngôn ngữ hoặc kết hợp với phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ, thuyết minh để người đọc hiểu rõ quy tắc hay luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động. Đó chính là quy ước mà người tham gia cần tuân thủ, nhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu quả cho trò chơi hay hoạt động.
Phần chính của văn bản đã tập trung thuyết minh làm rõ các quy tắc hay luật lệ của hoạt động theo yêu cầu của kiểu bài này. Mỗi quy tắc được tác thành từng đoạn riêng, được đánh số thứ tự rõ ràng ở đầu đoạn. Với câu chủ đề nằm ngay đầu đoạn nêu nội dung chính của quy tắc, luật lệ.
ăn quan là một trò chơi dân gian truyền thống của Việt Nam, được nhiều người yêu thích bởi tính đơn giản nhưng không kém phần hấp dẫn. Trò chơi này không chỉ giúp người chơi thư giãn, rèn luyện trí tuệ mà còn mang tính giáo dục cao, rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại và khả năng tính toán. Để hiểu rõ hơn về trò chơi này, chúng ta cần tìm hiểu về luật chơi.
**1. Chuẩn bị:**
* **Ván chơi:** Gồm một bàn cờ hình chữ nhật, được chia thành 12 ô nhỏ, mỗi ô chứa một số hạt (thường là 5 hạt). Hai bên cạnh bàn cờ có hai ô lớn gọi là "quan" để chứa hạt của mỗi người chơi.
* **Hạt:** Thông thường là các loại hạt nhỏ như đậu, ngô, sỏi... nhưng có thể thay thế bằng bất kỳ vật dụng nhỏ nào khác.
* **Người chơi:** Hai người chơi.
**2. Luật chơi:**
* **Mục tiêu:** Người chơi cố gắng thu thập được nhiều hạt nhất có thể vào ô "quan" của mình.
* **Lượt chơi:** Mỗi người chơi lần lượt thực hiện lượt đi của mình. Lượt đi bắt đầu bằng việc người chơi chọn một ô bất kỳ trên bàn cờ có chứa hạt của mình.
* **Cách chơi:** Người chơi lấy hết số hạt trong ô đã chọn và lần lượt bỏ từng hạt vào các ô tiếp theo theo chiều kim đồng hồ. Nếu ô cuối cùng mà hạt rơi vào là ô của mình và ô đó trống, người chơi được phép lấy hết hạt trong ô "quan" của đối phương.
* **Hết lượt:** Lượt chơi kết thúc khi người chơi đã bỏ hết số hạt đã lấy ra. Nếu ô cuối cùng mà hạt rơi vào là ô có chứa hạt, người chơi được phép tiếp tục lượt chơi bằng cách lấy hết số hạt trong ô đó và làm tương tự như trên.
* **Trường hợp đặc biệt:** Nếu ô cuối cùng mà hạt rơi vào là ô trống của đối phương, thì lượt chơi kết thúc.
* **Kết thúc trò chơi:** Trò chơi kết thúc khi tất cả các ô trên bàn cờ đều trống. Người chơi nào có nhiều hạt trong ô "quan" của mình hơn thì thắng cuộc.
**3. Một số quy tắc cần lưu ý:**
* Không được bỏ hạt vào ô quan của mình trong lượt đi.
* Phải tuân thủ đúng chiều kim đồng hồ khi bỏ hạt.
* Người chơi phải thực hiện lượt đi của mình một cách trung thực và không được gian lận.
**Kết luận:**
Ô ăn quan là một trò chơi đơn giản nhưng đòi hỏi người chơi phải có sự tính toán, chiến lược và khả năng phán đoán. Việc nắm vững luật chơi sẽ giúp người chơi có thể tham gia và tận hưởng trọn vẹn niềm vui mà trò chơi mang lại. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về luật lệ của trò chơi ô ăn quan