![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Thế nào là quần thể sinh vật?
- Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, những cá thể trong loài có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới
Hãy kể tên những đặc trưng cơ bản của quần thể?
- Những đặc trưng cơ bản của quần thể là tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ của quần thể, sự phân bố các thể, kích thước quần thể sinh vật
Vì sao nói mật độ quần thể được coi là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể?
- Mật độ cá thể cá thể được coi là một đặc trưng của quần thể vì mật độ cá thể có ảnh hưởng tới nhiều yếu tố khác như mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, khả năng sinh sản và tử vong của cá thể từ đó ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể (kích thước quần thể). (Nguồn: Hoidap247)
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
1, Quần thể là một cấp tổ chức cao hơn cá thể và có những đặc trưng mà cá thể không có như : tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ... Căn cứ vào những đặc trưng này mà phân biệt các quần thể khác nhau trong cùng một loài.
Đặc trưng |
Nội dung |
Tỉ lệ giới tính |
- Là tỉ lệ giữa cá thể đực và cá thể cái. - Tỉ lệ giới tính thay đổi theo nhóm tuổi quần thể và phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cá thể cáiể - Sự biến đổi của tỉ lệ giới tính ở các loài khác nhau là khác nhau và còn phụ thuộc vào các yếu tố môi trường. |
Đặc trưng |
Nội dung |
Thành phần nhóm tuổi |
- Mỗi quần thể có nhiều nhóm tuổi, mỗi nhóm tuổi có ý nghĩa sinh thái khác nhau. - Có 3 nhóm tuổi: + Nhóm tuổi trước sinh sản có vai trò chủ yếu là làm tăng trưởng khối lượng và kích thước quần thể. + Nhóm tuổi sinh sản có vai trò quyết định mức sinh sản của quần thể. + Nhóm tuổi sau sinh sản không có ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể. |
Mật độ quần thể |
- Là số lượng cá thể hay khối lượng các cá thể sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích. - Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và chu kì sống của sinh vật. - Sự tăng giảm của mật độ quần thể phụ thuộc vào nguồn thức ăn và những biến động của thời tiết. |
2, - Quần thể người có 3 nhóm tuổi:
+ Nhóm tuổi trước sinh sản : từ sơ sinh đến dưới 15 tuổi.
+ Nhóm tuổi sinh sản và lao động : từ 15 tuổi đến 64 tuổi.
+ Nhóm tuổi sau sinh sản : từ 65 tuổi trở lên.
- Có 3 dạng tháp tuổi:
+ Dạng phát triển : Đáy rộng, cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp nhọn biểu thị đặc điểm là trẻ sơ sinh hằng năm cao.
+ Dạng ổn định : Đáy rộng nhưng cạnh tháp ít xiên hơn dạng phát triển biểu thị đặc điem tỉ lẹ sinh vẫn cao, tỉ lệ tử vong đã giảm hơn so với dạng phát triển.
+ Dạng giảm sút: Đáy hẹp, cạnh tháp gần như không xiên mà gần như thẳng đứng biểu thị đặc điểm tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp.
Mỗi quần thể sinh vật có đặc trưng cơ bản riêng, là những dấu hiệu phân biệt giữa quần thể này và quần thể khác. Đó là các đặc trưng về tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, kích thước quần thể ….
I. TỈ LỆ GIỚI TÍNH:
- Tỉ lệ giới tính là tỉ số giữa số lượng cá thể đực / số lượng cá thể cái trong quần thể. Tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ 1/1. Tuy nhiên trong quá trình sống tỉ lệ này có thể thay đổi tuỳ từng loài, từng thời gian, tuỳ điều kiện sống, mùa sinh sản, sinh lí và tập tính của sinh vật.
II. NHÓM TUỔI:
- Người ta chia cấu trúc tuổi thành:
+ Tuổi sinh lí: khoảng thời gian sống có thể đạt đến của cá thể.
+ Tuổi sinh thái: thời gian sống thực tế của cá thể
+ Tuổi quần thể:tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
- Thành phần nhóm tuổi của quần thể thay đổi tuỳ từng loài và điều kiện sống của môi trường. Khi nguồn sống suy giảm, điều kiện khí hậu xấu đi hay xảy ra dịch bệnh … thì các cá thể già và non chết nhiều hơn các cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình.
- Các nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn. Ví dụ: khi đánh cá, nếu các mẻ lưới đều thu được số lượng cá lớn chiếm ưu thế è nghề đánh cá chưa khai thác hết tiềm năng; nếu chỉ thu được cá nhỏ è nghề cá đã khai thác quá mức.
III. SỰ PHÂN BỐ CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
Gồm 3 kiểu phân bố:
1. Phân bố theo nhóm:
- Là kiểu phân bố phổ biến nhất, các quần thể tập trung theo nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất. Kiểu phân bố này có ở những động vật sống bầy đàn, các cá thể này hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường (di cư, trú đông, chống kẻ thù …)
2. Phân bố đồng đều:
- Thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Kiểu phân bố này làm giảm sự cạnh tranh gay gắt.
3. Phân bố ngẫu nhiên:
- Là dạng trung gian của 2 dạng trên. Kiểu phân bố này giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng của môi trường.
IV. MẬT ĐỘ CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ:
- Là số lượng sinh vật sống trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. Mật độ cá thể trong quần thể có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, đến khả năng sinh sản và tử vong của cá thể. Mật độ cá thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hay tuỳ theo điều kiện sống.
Sự khác nhau về tỉ lệ giới tính của các quần thể sinh vật
Tỉ lệ giới tính |
Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính |
Ngỗng và vịt có tỉ lệ giới tính là 40/60 Trước mùa sinh sản, nhiều loài thằn lằn, rắn có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực. Sau mùa đẻ trứng, số lượng cá thể đực và cái gần bằng nhau. |
Do tỉ lệ tử vong khác nhau giữa các cá thể đực và cái, cá thể cái trong mùa sinh sản chết nhiều hơn cá thể đực |
Với loài kiến nâu (Formica rufa), nếu đẻ trứng ở nhiệt độ thấp hơn 20oC thì trứng nở ra toàn cá thể cái, nếu đẻ trứng ở nhiệt độ trên 20oC thì trứng nở ra hầu hết là cá thể đực. |
Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy theo điều kiện môi trường sống (nhiệt độ) |
Gà, hươu, nai có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực gấp 2 hoặc 3 lần, đôi khi tới 10 lần |
Do đặc điểm sinh sản và tập tính đa thê ở động vật |
Muỗi đực tập trung ở một nơi riêng với số lượng nhiều hơn muỗi cái |
Do sự khác nhau về đặc điểm sinh lí và tập tính của con đực và con cái – muỗi đực không hút máu như muỗi cái. Muỗi đực tập trung ở một chỗ còn muỗi cái bay khắp nơi tìm động vật hút máu. |
Ở cây thiên nam tinh (Arisaema japonica) thuộc họ Ráy, củ rễ loại lớn có nhiều chất dinh dưỡng khi nảy chồi sẽ cho ra cây có hoa cái, còn loại rễ nhỏ nảy chồi cho ra cây có hoa đực. |
Tỉ lệ giới tính phụ thuộc vào lượng chất dinh dưỡng tích lũ |
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
- Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
- Những đặc trưng cơ bản của quần thể
+Cấu trúc giới tính, cấu trúc sinh sản.
+Thành phần nhóm tuổi.
+Sự phân bố cá thể
+Kích thước và mật độ
+Sức sinh sản và sự tử vong.
- Quần xã sinh vật là một tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất và do vậy, quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
- Quần xã có các đặc điểm cơ bản về số lượng và thành phần các loài sinh vật. số lượng các loài được đánh giá qua những chỉ số về độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp... của các loài đó trong quần xã. Thành phần các loài sinh vật được thể hiện qua việc xác định loài ưu thế, loài đặc trưng...
-
Giống: là cùng nằm trong một quần xã sinh vật.
Khác :
Loài ưu thế là một loài hoặc các nhóm có ảnh hưởng xác định lên quần xã, quyết định số lượng, kích thước, năng suất và các thông số của chúng.
Loài ưu thế tích cực tham gia vào sự điều chỉnh, vào quá trình trao đổi vật chất và năng lượng giữa quần xã với môi trường xung quanh. Chính vì vậy, nó có ảnh hưởng đến môi trường, từ đó ảnh hưởng đến các loài khác trong quần xã.
Ví dụ: Bò rừng Bison là loài chiếm ưu thế trong quần xã đồng cỏ lớn ở Bắc Mỹ
Loài đặc trưng là Trong số các quần thể ưu thế thường có 1 quần thể tiêu biểu nhất cho quần xã.
vd: quần thể cây dừa trong quần xã sinh vật ở bến tre.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật là tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi và mật độ quần thể (chi tiết bạn có thể tra GG nhen).
Đặc trưng quan trọng nhất là mật độ. Vì nó ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống, tỉ lệ gặp nhau giữa cá thể đực và cái, mức độ lây lan của dịch bệnh, sự cạnh tranh giữa các cá thể...
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Trong sinh học, một quần thể là tập hợp các cá thể sinh vật cùng một loài, cùng sống trong một không gian xác định, vào thời điểm nhất định, có lịch sử phát triển chung và cách ly với quần thể cùng loài khác.
Đặc đm | Quần thể ng | Quần thể sinh vật |
Lứa tuổi | Có | Có |
Mật độ | Có | có |
Sinh đẻ(sản) | Có | Có |
Tử vong | Có | Có |
Hôn nhân | Có | Không |
Giới tính | Có | Có |
Pháp luật | Có | Không |
Kinh tế | Có | Không |
Văn hóa | Có | Không |
Giáo dục | Có | Không |
Quần thế người có những đặc điểm sinh học như những quẩn thể sinh vật khác.
Ngoài ra, quần thể người còn có những đặc trưng kinh tế - xã hội mà quần thế sinh vật khác không có. Sự khác nhau đó là do con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
1. Quá trình phát sinh giao tử ở động vật.
Ở động vật có quá trình phát sinh giao tử ở cả hai giới là đực và cái, quá trình phát sinh giao tử là quá trình giảm phân. Chi tiết bạn có thể tham khảo trong sách giáo khoa sinh học là rõ nhất. Mình có thể mô tả chi tiết nhưng sẽ rất dài.
2. bộ NST đặc trưng được duy trì ổn định.
Ở các loài sinh sản hữu tính, luôn có sự kết hợp giữa các giao tử đực và giao tử cái trong quá trình thụ tinh. Để đảm bảo sự duy trì ổn định này cần thông qua hai quá trình là quá trình giảm phân tạo giao tử và quá trình tái tổ hợp các giao tử đực và cái. Quá trình giảm phân bình thường ở các cá thể đực giúp tạo ra các giao tử đực (tinh trùng) có chứa bộ NST đơn của loài và mỗi NST này đều tồn tại ở dạng NST đơn. Ở các cá thể cái có sự tạo thành giao tử cái (trứng) và các thể tiêu biến đều chứa bộ NST đơn của loài và các NST này cũng là các NST đơn, các thể tiêu biến không có vai trò rõ ràng trong sinh sản hữu tính. Trong quá trình thụ tinh có sự tái tổ hợp giữa các giao tử đực và cái, sự hợp nhất giữa 2 bộ NST đơn của loài sẽ tạo nên một hợp tử có chứa 2n NST. Đó cũng chính là bộ NST lưỡng bội đặc trưng của loài.
3. Biến dị tổ hợp ...........
Trước hết cần hiểu: biến dị tổ hợp là những biến dị di truyền phát sinh trong quá trình sắp xếp lại vật chất di truyền ở cấp độ tế bào thông qua quá trình thụ tinh.
Mỗi loài sinh vật có 2n NST đơn trong tế bào, quá trình phân chia NST về các giao tử trong quá trình giảm phân là hoàn toàn ngẫu nhiên nên số loại giao tử mà mỗi cá thể có thể tạo ra là 2^n (2 mũ n) (n là số NST trong bộ NST đơn bội của loài). Như vậy, sự kết hợp đực cái sẽ có 2^n x 2^n = 2^2n loại hợp tử. Đó chính là cơ sở cho sự phong phú của biến di tổ hợp ở các loài sinh sản hữu tính trong sinh giới.
Ngày nay người ta thường ứng dụng biến dị tổ hợp trong nghiên cứu chọn giống cây trồng vật nuôi có những tính trạng tốt để phục vụ sản xuất.
Câu 1: Quá trình phát sinh giao tử ở động vật là:
- Phát sinh giao tử cái:
+ Noãn bào bậc I qua giảm phân I cho 1 thể cức thứ nhất có kích thược nhỏ và kích thước lớn.
+ Noãn bào bậc II qua giảm phân II cho thể cực thứ 2 kích thước nhỏ và 1 tế bào trứng kích thước lớn.
- Phát sinh giao tử đực:
+ Tinh bào bâc I qua giảm phân I cho 2 tinh bào bậc II.
+ Mỗi tinh bào bậc II qua giảm phân II cho 2 sinh tử, các sinh tử phát sinh thàn tinh trùng.
Câu 2: Bộ nhiễn sắc thể của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể là vì sự phối hợp của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Câu 3:
- Biến dị tổ hợp xuất hiên phing phú ở các loài sinh sản hữu tính và được giải thích dựa trên cơ sở:
+ Nhờ quá trình giao phối, do phân li độc lập của các nhiễm sắc thể và tổ hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và giao tử cái.
+ Do sự hợp lại các gen vốn có của tổ tiên, bố mẹ làm xuất hiện tính trạng đã có hoặc chưa có ở các thế hệ trước.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Quần thể người có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có là do con người có hệ thần kinh phát triển cho phép con người có tư duy, có trí thông minh sáng tạo, luôn làm việc có mục đích nên con người có khả năng tự điều chỉnh các đặc trưng sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
_Tham Khảo:
+ Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thế cùng loài, sinh sống trong một khoáng không gian nhất định, ở một thời điếm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
+ Các ví dụ về quần thể sinh vật và không phải quần thể sinh vật
2.
Những đặc trưng cơ bản của quần thể là:
+ Tỉ lệ giới tính
+ Thành phần nhóm tuổi
+ Mật độ quần thể
Tham khảo:
Quần thể là một cấp tổ chức cao hơn cá thể và có những đặc trưng mà cá thể không có như : tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ... Căn cứ vào những đặc trưng này mà phân biệt các quần thể khác nhau trong cùng một loài.
- Là tỉ lệ giữa cá thể đực và cá thể cái.
- Tỉ lệ giới tính thay đổi theo nhóm tuổi quần thể và phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cá thể cáiể
- Sự biến đổi của tỉ lệ giới tính ở các loài khác nhau là khác nhau và còn phụ thuộc vào các yếu tố môi trường.
- Mỗi quần thể có nhiều nhóm tuổi, mỗi nhóm tuổi có ý nghĩa sinh thái khác nhau.
- Có 3 nhóm tuổi:
+ Nhóm tuổi trước sinh sản có vai trò chủ yếu là làm tăng trưởng khối lượng và kích thước quần thể.
+ Nhóm tuổi sinh sản có vai trò quyết định mức sinh sản của quần thể.
+ Nhóm tuổi sau sinh sản không có ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.
- Là số lượng cá thể hay khối lượng các cá thể sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích.
- Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và chu kì sống của sinh vật.
- Sự tăng giảm của mật độ quần thể phụ thuộc vào nguồn thức ăn và những biến động của thời tiết.
Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái.
Ở đa số động vật, tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn trứng hoặc con non mới nở thường là 50 con đực/50 con cái. Một ít loài động vật có xương sống có số lượng cá thể sơ sinh giống đực thường cao hơn giống cái đôi chút.