K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 1 2023

 – Người tối cổ tiến hóa hơn người vượn cổ ở những đặc điểm như sau:

+ Đã thoát li khỏi leo trèo, có khả năng đứng thẳng trên mặt đất.

+ Đi bằng hai chân, thể tích não lớn hơn, biết ghè đẽo đá làm công cụ lao động

- Khoa học, đặc biệt là Khảo cổ học và cổ sinh học, đã tìm được nhiều bằng chứng nói lên sự phát triển lâu dài từ động vật bậc thấp lên động vật bậc cao. Đỉnh cao của quá trình này là sự chuyển biến từ vượn thành người.

- Ở chặng đầu của quá trình tiến hóa, có một loài vượn cổ (vượn người), xuất hiện cách ngày nay khoảng 5-6 triệu năm, đã có thể đứng và đi bằng hai chân, dùng tay để cầm nắm, ăn hoa quả, củ, lá và cả động vật nhỏ. Xương hóa thạch của chúng được tìm thấy ở Đông Phi, Tây Á…

- Trên đà tiến triển, vượn cổ chuyển biến thành Người tối cổ, bắt đầu từ khoảng 4 triệu năm trước đây. Di cốt hóa thạch của Người tối cổ được tìm thấy ở Đông Phi, Đông Nam Á… Người tối cổ hầu như đã hoàn toàn đi, đứng bằng hai chân. Đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, tìm kiếm thức ăn. Cơ thể của họ đã có nhiều biến đổi: tuy trán còn thấp và bợt ra sau, u mày còn nổi cao, nhưng hộp sọ đã lớn hơn so với vượn cổ (thể tích hộp sọ trung bình khoảng 650 cm3 đến 1200 cm3)… Tuy chưa loại bỏ hết dấu tích của vượn trên cơ thể minh nhưng Người tối cổ đã là Người.

- Cách ngày nay khoảng 150.000 năm trước đây, con người hoàn thành quá trình tự cải biến mình, đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên người, trở thành người tinh khôn (người hiện đại). Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như người ngày nay: xương cốt nhỏ hơn người tối cổ; bàn tay nhỏ, khéo léo, các ngón tay linh hoạt; hộp sọ và thể tích não phát triển; cơ thể họn và linh hoạt… di cốt hóa thạch của người tinh khôn được tìm thấy ở khắp các châu lục.

Câu 3. Người tinh khôn còn được gọi làA. vượn người.B. Người tối cổ.C. Người quá khứ.D. Người hiện đại.Câu 4. Tại Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Việt Nam) các nhà khảo cổ đã phát hiện dấu tích nào của Người tối cổ?A. Di cốt hóa thạch.B. Di chỉ đồ đá.C. Di chỉ đồ đồng.D. Di chỉ đồ sắt.Câu 5: Động lực chủ yếu nào dẫn đến quá trình chuyển biến từ vượn thành người?A. Quá...
Đọc tiếp

Câu 3. Người tinh khôn còn được gọi là

A. vượn người.

B. Người tối cổ.

C. Người quá khứ.

D. Người hiện đại.

Câu 4. Tại Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Việt Nam) các nhà khảo cổ đã phát hiện dấu tích nào của Người tối cổ?

A. Di cốt hóa thạch.

B. Di chỉ đồ đá.

C. Di chỉ đồ đồng.

D. Di chỉ đồ sắt.

Câu 5: Động lực chủ yếu nào dẫn đến quá trình chuyển biến từ vượn thành người?

A. Quá trình lao động.

B. Đột biến gen.

C. Xuất hiện ngôn ngữ.

D. Xuất hiện kim loại.

Câu 6. Con người bước vào ngưỡng cửa của thời đại văn minh khi

A. biết chế tạo ra lửa.

B. biết làm nhà để ở, may áo quần để mặc.

C. biết thưởng thức nghệ thuật vào sáng tạo thơ ca.

D. xã hội hình thành giai cấp và nhà nước.

Câu 7. Nhận xét về phạm vi phân bố của các dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam.

A. Nhỏ hẹp.

B. Chủ yếu ở miền Bắc.

C. Hầu hết ở miền Trung.

D. Rộng khắp.

Câu 8. Ngành sản xuất phát triển sớm nhất và có hiệu quả nhất ở các quốc gia Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại là

A. nông nghiệp.

B. công nghiệp.

C. thương nghiệp.

D. thủ công nghiệp

Câu 9. Lịch ra đời sớm ở Ai Cập và Lưỡng Hà vì yêu cầu

A. phục vụ sản xuất nông nghiệp.

B. phục vụ việc chiêm tinh, bói toán.

C. phục vụ yêu cầu học tập.

D. thống nhất các ngày tế lễ trong cả nước.

Câu 10. Tại sao người Ai Cập giỏi về hình học?

A. Phải đo đạc ruộng đất và xây dựng các công trình đền tháp.

B. Phải phân chia ruộng đất cho nông dân.

C. Phải xây dựng nhà ở cho người dân.

D. Phải xây dựng các công trình thủy lợi.

Câu 11. Các công trình kiến trúc ở Ai Cập và Lưỡng Hà thường đồ sộ vì muốn thể hiện

A. sức mạnh của đất nước.

B. sức mạnh của thiên nhiên.

C. sức mạnh và uy quyền của nhà vua.

D. tình đoàn kết dân tộc.

Câu 12. Đẳng cấp đứng đầu trong xã hội Ấn Độ cổ đại là

A. Bra-man.

B. Ksa-tri-a.

C. Vai-si-a.

D. Su-đra.

Câu 13. Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, ai thuộc đẳng cấp Bra-man?

A. Tăng lữ.

B. Quý tộc, chiến binh.

C. Nông dân, thương nhân.

D. Những người thấp kém.

Câu 14. Quốc gia cổ đại nào là nơi khởi phát của Phật giáo?

A. Ấn Độ.

B. Trung Quốc.

C. Ai Cập.

D. Lưỡng Hà.

Câu 15. Thời cổ đại, cư dân Trung Quốc tập trung chủ yếu ở lưu vực hai con sông lớn là

A. Nin.

B. Ti-grơ và Ơ-phrát.

C. Hằng và Ấn.

D. Trường Giang và Hoàng Hà.

Câu 16. Vào năm 221 TCN, ai là người thống nhất Trung Quốc?

A. Tần Thủy Hoàng.

B. Lưu Bang.

C. Tư Mã Viêm.

D. Lý Uyên

Câu 17. Đại diện của phái Nho gia ở Trung Quốc là

A. Khổng Tử.

B. Hàn Phi tử.

C. Mặc Tử.

D. Lão Tử.

Câu 18. Người nông dân trong xã hội phong kiến Trung Quốc nhận ruộng của địa chủ phải có nghĩa vụ

A. nộp tô.

B. nộp sưu.

C. đi lao dịch.

D. phục vụ.

Câu 19. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Trung Quốc là

A. quý tộc, quan lại - nông dân công xã.

B. địa chủ - nông dân lĩnh canh.

C. lãnh chúa - nông nô.

D. tư sản - vô sản.

Câu 20. Kĩ thuật in được phát minh bởi người

A. Trung Quốc.

B. La Mã.

C. Ai Cập.

D. Ấn Độ.

 

3
1 tháng 12 2021

chia ra đi !

1 tháng 12 2021

3/A

4/B

5/A

6/A

7/B

8/A

9/A

10/A

11/C

12/A

13/A

14/A

15/D

16/A

17/A

18/C

19/C

20/A

 

9 tháng 1 2023

 So với đời sống của Người tối cổ, đời sống của Người tinh khôn có sự tiến bộ hơn:

– Không sống theo bầy đàn mà theo từng thị tộc: các nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau. Những người cùng thị tộc đều làm chung, ăn chung và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc.

– Biết trồng rau, trồng lúa, chăn nuôi gia súc, dệt vải, làm đồ gốm và đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ.

– Đời sống được cải thiện hơn, thức ăn kiếm được nhiều hơn và sống tốt hơn, vui hơn.

9 tháng 1 2023

- Điểm khác biệt giữa Vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn:

Vượn người

Người tối cổ

Người tinh khôn

- Có khả năng đi, đứng bằng 2 chi sau.

- Đi, đứng hoàn toàn bằng 2 chân.

- Chưa loại bỏ hết dấu tích của vượn trên cơ thể mình, ví dụ:

+ Trán còn thấp, bợt ra sau.

+ U mày nổi cao.

+ Trên cơ thể vẫn còn lớp lông dày.

- Có cấu tạo cơ thể như người ngày nay:

+ Cương cốt nhỏ.

+ Cơ thể gọn và linh hoạt.

+ Bàn tay nhỏ, khéo léo.

+ Trán cao, mặt phẳng.

1 tháng 10 2024

J

 

 

Đjjdjjjdd

23 tháng 9 2021

1. Vượn cổ→Người tối cổ→Người tinh khôn

2.

- Các nhà khảo cổ đã phát hiện được xương hóa thạch của Người tối cổ trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a) có từ khoảng 2 triệu năm trước

- Ở Việt Nam, các nhà khảo cổ phát hiện ra dấu tích của người tối cổ và công cụ bằng đá ghè đẽo thô sở ở một số nơi

23 tháng 9 2021

Vượn cổ - Người tối cổ - Người tinh khôn 

Ở khu vực Đông Nam Á: Cuối thế kỉ XIX, trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a) các nhà khảo cổ đã phát hiện được một số mẩu xương hóa thạch của Người tối cổ có niên đại khoảng 2 triệu năm trước.

Ở Việt Nam: Những dấu tích của người tối cổ được phát hiện có niên đại sớm nhất từ khoảng 800 000 năm trước (ở An Khê, Gia Lai).

16 tháng 12 2022

– Quá trình tiến hóa từ vượn thành người của người tối cổ trải qua hàng triệu năm,

+ Vượn người: sinh sống khoảng 5-6 triệu năm trước, có thể đi lại bằng hai chi sau, thể tích hộp sọ trung bình là 400cm3.

+ Người tối cổ: sinh sống khoảng 4 triệu năm trước, hoàn toàn đứng bằng hai chân, thể tích hộp sọ trung bình từ 650m3 đến 1200cm3.

+Người tinh khôn: sinh sống khoảng 150 000 năm trước. Hình dáng, cấu tạo cơ thể của cơ bản giống người ngày nay, còn được gọi là Người hiện đại. Thể tích hộp sọ trung bình khoảng 1400 cm3.

10 tháng 11 2021

Cái đề có "sau đây" nên phải có câu cho mình chọn chứ nhỉ

26 tháng 10 2023

Quá trình tiến hóa từ vượn thành người của người tối cổ trải qua hàng triệu năm,

+ Vượn người: sinh sống khoảng 5-6 triệu năm trước, có thể đi lại bằng hai chi sau, thể tích hộp sọ trung bình là 400cm3.

+ Người tối cổ: sinh sống khoảng 4 triệu năm trước, hoàn toàn đứng bằng hai chân, thể tích hộp sọ trung bình từ 650mđến 1200cm3.

+Người tinh khôn: sinh sống khoảng 150 000 năm trước. Hình dáng, cấu tạo cơ thể của cơ bản giống người ngày nay, còn được gọi là Người hiện đại. Thể tích hộp sọ trung bình khoảng 1400 cm3.

- Cuối thế kỉ XIX, trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xia-a), các nhà khảo cổ đã phát hiện một số mẩu xương hóa thạch của Người tối cổ có niên đại khoảng 2 triệu năm trước và đặt tên là “Người Gia va”. Bên cạnh đó ở nhiều nơi khác trong khu vực Đông Nam Á, nhiều di chỉ đồ đá gắn với giai đoạn người tối cổ cũng được tìm thấy ở một số nơi như: Việt Nam, Ma-lai-xi-a, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a.