Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
C1: những câu trần thuật dưới đây không có gì đặc biệt.
a, dùng để chào hỏi
b, dùng để khuyên răn
C2:
câu trần thuật hứa hẹn: tôi xin hứa lần sau sẽ không đến trễ.
câu trần thuật cảm ơn: con cảm ơn bố.
câu trần thuật cam đoan: tôi cam đoan về chất lượng sản phẩm.
câu trần thuật chúc mừng: chúc mừng ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6
a, câu trần thuật được dùng để : nêu ý kiến
b, câu trần thuật dùng để : cầu khiến
c, câu trần thuật dùng để: bộc lộ cảm xúc
d,Câu trần thuật : khốn nạn : dùng để bộc lộ cảm xúc
"nhà cháu đã không có .... thế thôi" : dùng để nêu ý kiến
e,câu trần thuật : "Ha ha" : bộc lộ cảm xúc
"một lưỡi gươm" : kể
mk làm chắc sẽ không đúng mong c thông cảm!! :>
BN Tham khảo nha !!
Trải qua những cuộc phiêu lưu đầy khó khăn và sóng gió của Dế mèn đã giúp Dế mèn rút ra những bài học bổ ích. Nhờ những bài học đó, chàng đã trở thành một chàng dế tốt bụng, hay giúp đỡ mọi người. Bài học lớn của Dế Mèn đã rút ra trong cuộc sống là bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài đã thể hiện ở chương đầu của tác phẩm.
Trong chương đầu của tác phẩm, dế mèn hiện lên thật ngộ nghĩnh và đáng yêu. Chú có một thân hình chắc khỏe và cường tráng của Dế Mèn. Chú ăn uống điều độ và năng luyện tập nên chóng lớn, dáng vẻ oai vệ, kiểu cách con nhà võ. Chú lại càng lí thú hơn bởi cuộc sống tự do, tha hồ thỏa mãn tính hiếu động của mình. Tính cách hiếu động nhưng quá đà ấy đã biến Dế Mèn trở nên hung hăng, hống hách. Nếu chú là người biết mình biết người thì chú đã không gây ảnh hưởng đến người khác và không phải hối hận suốt đời. Nhưng cũng nhờ bài học đắt giá đó, con người chú, suy nghĩ của chú đã thay đổi. Trước đây chú đã cho mình là tài giỏi, đứng đầu thiên hạ, lắm người nể nang nên đã chuốt lấy bài học đầu đời thật cay đắng.
Trong cuộc sống hàn ngày với họ nhà dế, Mèn luôn tự hào về thân hình khỏe, đẹp của mình, luôn ra oai, ra dáng. Tệ hại hơn nữa, chú ta lại gây sự với mấy chị Cào Cào, chọc ghẹo anh Gọng vó rồi trêu chọc chị Cốc để dẫn đến cái chết đáng thương của Dế Choắt. Các tính ngỗ ngược, tinh nghịch của Dế mèn đã làm cho cuộc sống của chú cũng phải buồn tẻ, đơn điệu, chú cũng phải ân hận cho hành động ngông cuồng của mình. Dế Choắt bẩm sinh yếu đuối, bệnh tật nên Dế Mèn đã coi thường. Mèn không giúp đỡ bạn lại có lúc chê bai: – Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế! Mèn biết tổ ở của Dế Choắt nông cạn, không an toàn nhưng không ra tay giúp bạn. Mặc dù Dế Choắt nhờ cậy nhưng Dế Mèn không chút bận tâm. Mèn rủ Choắt trêu chọc chị Cốc, Choắt ngăn cản: Anh đừng trêu vào… Mèn lại quắc mắc: – Sợ gì! Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa! Vì chẳng sợ ai nên Mèn chui vào hang sâu của mình rồi trêu chọc chị Cốc. Dế Choắt ở gần đấy bị hiểu nhầm nên đã bị chị Cốc mổ cho một trận đến chết. Trước khi chết, Dế Choắt đã thức tỉnh Mèn: – Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. Đây là bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn không thể nào quên. Nó ám ảnh Dế Mèn bởi tính kiêu ngạo nghịch ranh, thiếu suy nghĩ của mình
Những giọt nước mắt của Dế Choắt đã làm chú thức tỉnh lương tâm. Dù ân hận đã muộn màng nhưng Dế Mèn cũng sớm thấy được sai trái, không nản chí trước những sai lầm mà mình đã phạm phải. Mèn đã thay đổi tính cách, quyết tâm lên đường phiêu lưu để mở rộng tầm nhìn, tìm ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Hình ảnh Dế Mèn với Bài học đường đời đầu tiên thể hiện bài học triết lí nhân sinh sâu sắc. Đó là bài học về đạo lý làm người. Phải quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, phải có lòng nhân ái trong cuộc đời. Bài học đường đời đã giúp Mèn hoàn thiện nhân cách và có được một cuộc sống giàu ý nghĩa. Đây cũng chính là bài học làm người dành cho thế hệ trẻ hôm nay.
Em tham khảo dàn ý này nhé:
*Nêu vấn đề
*Giải thích vấn đề
- Lời trăn trối của Dế Choắt khiến ta suy nghĩ đến một thói xấu của một bộ phận không nhỏ của người Việt Nam đó là thói kiêu căng, tự mãn.
- Kiêu căng là tự cho mình hơn người và xem thường người khác một cách lộ liễu.
- Tự mãn là tự lấy làm thỏa mãn về những gì mình đạt được mà không cần cố gắng hơn nữa.
ð Kiêu căng, tự mãn là một thói xấu, cần phải sửa đổi.
*Bàn luận vấn đề:
- Tác hại của kiêu căng và tự mãn:
+ Làm cho con người ta tự ảo tưởng về bản thân mình, không biết mình là ai, vị trí của mình ở đâu, không cần cố gắng nữa.
+ Người có tính kiêu căng, tự mãn sẽ làm người khác xa lánh mình, bản thân bị cô lập.
+ Kiêu căng, tự mãn của mỗi người cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội.
- Nguyên nhân của sự kiêu căng, tự mãn:
+ Do quen nghe những lời xu nịnh, tâng bốc.
+ Do không chịu xem xét kĩ bản thân mình và những vấn đề xung quanh mình, luôn cho bản thân là người tài giỏi.
+ Do “ngủ quên trên chiến thắng”,…
- Biện pháp khắc phục:
+ Mỗi người cần phải giảm bớt “cái tôi” của cá nhân mình, cần biết lắng nghe và chia sẻ nhiều hơn để biết cuộc đời này là vô cùng, vô tận.
+ Mỗi người cần đọc sách, tìm hiểu, mở mang kiến thức để thấy rằng những gì mình đã biết chỉ là điều vô cùng nhỏ bé trong cả đại dương bao la.
+ Cần rèn cho mình thói quen luôn suy nghĩ, luôn cân nhắc và xem xét về bản thân cũng như các nhân tố xung quanh mình để biết mình như thế nào.
*Liên hệ bản thân: Em có phải người kiêu căng, tự mãn.
Đáp án
- Các câu nghi vấn:
a. Thế nó cho bắt à?
b. Sao lại không vào?
c. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội hoạ không?
d. Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
- Dấu hiệu hình thức:
+ Cuối câu có dấu chấm hỏi.
+ Trong câu có các từ nghi vấn: à, sao, có...không, gì.
Những câu trần thuật này đều có cảm xúc của người nói trong đó.
Chúng được dùng với mục đích thông báo, để nhận định và bộc lộ cảm xúc.
a. Chào
b. Khuyên răn