K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 4 2018

Yếu tố biểu cảm thể hiện trong thái độ mỉa mai, châm biếm, đả kích, kẻ thù:

   + "chiến tranh tươi vui"

   + " Chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi"

   + "Những miền hoang vu mộng mơ"

   + "quan phụ mẫu nhân hậu"

  - Biểu cảm khi thể hiện trong giọng điệu căm phẫn trước tội ác của kẻ thù, và cảm thông, đau xót trước nỗi đau của người dân thuộc địa.

   → Yếu tố biểu cảm làm cho bài văn tăng sức tố cáo mạnh mẽ, thuyết phục hơn.

16 tháng 10 2017

Nếu bỏ hết các yếu tố tự sự, trong đoạn văn chỉ để lại yếu tố miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ lộn xộn. Phải có yếu tố là cốt, những yếu tố miêu tả, biểu cảm thêm vào tạo cảm xúc và lớp lang.

14 tháng 9 2018

Nếu không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm, đoạn văn toàn yếu tố kể chuyện thì sẽ rất khô khan, chỉ toàn chuỗi sự việc.

+ Người đọc không cảm nhận được tình cảm, không thấy được biểu hiện cảm xúc của nhân vật.

Đọc các đoạn văn trích trong Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc (trang 113 – 114 SGK Ngữ văn 8 tập 2) và trả lời các câu hỏi sau.- Vì sao trong đoạn trích thứ nhất có yếu tố tự sự nhưng không phải là văn bản tự sự, còn ở đoạn trích thứ hai tuy có nhiều yếu tố miêu tả mà lại không phải là văn miêu tả?- Giả sử đoạn trích (a) không có những chi tiết cụ thể kể lại một kiểu bắt lính...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn trích trong Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc (trang 113 – 114 SGK Ngữ văn 8 tập 2) và trả lời các câu hỏi sau.

- Vì sao trong đoạn trích thứ nhất có yếu tố tự sự nhưng không phải là văn bản tự sự, còn ở đoạn trích thứ hai tuy có nhiều yếu tố miêu tả mà lại không phải là văn miêu tả?

- Giả sử đoạn trích (a) không có những chi tiết cụ thể kể lại một kiểu bắt lính kì quặc và tan ác, liệu ta có thể lường hết được việc mộ lính “tình nguyện” đã gây ra sự nhũng lạm trắng trợn đến mức nào không? Còn ở đoạn trích (b) nếu thiếu những dòng miêu tả sinh động về những ngtoười lính Việt Nam bị xích tay, hay bị nhốt trong trường học, “có lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn” thì ta có hình dung rõ sự giả dối, lừa gạt trong lời rêu rao về “lòng sốt sắng đầu quân tấp nập và không ngần ngại” được không?

- Từ việc tìm hiểu trên, em có nhận xét gì về vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận?

1
19 tháng 2 2019

Đoạn trích ( a) và (b ) có sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự nhưng đều là văn bản nghị luận. Nhờ các yếu tố này mà luận cứ của văn bản nghị luận chân thực, rõ ràng, sinh động và có sức thuyết phục mạnh mẽ.

    + Các yếu tố tự sự ở đoạn (a ) để kể về kiểu bắt lính kỳ quặc, tàn ác và nhẫn tâm của bọn thực dân

    + Các yếu tố miêu tả ở đoạn ( b) để trình bày sự lừa gạt trắng trợn, những lời lẽ rêu rao về "lòng sốt sắng đầu quân tấp nập và không ngần ngại" của phủ toàn quyền.

  - Nhận xét:

    + Nhờ có các yếu tố miêu tả mà biểu cảm giúp cho việc trình bày luận cứ được cụ thể, sinh động, do đó có tính thuyết phục mạnh mẽ hơn.

Ngữ văn 8 bài miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự trang 72,73 1 . Tìm và chỉ ra các yếu tố miêu tả và các yếu tố biểu cảm trong đoạn văn trên ( Chú ý chỉ ra các từ ngữ , câu văn , hình ảnh , chi tiết thể hiện các yếu tố miêu tả và biểu cảm ) . Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen với yếu tố tự sự ? 2. Bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên , sai...
Đọc tiếp

Ngữ văn 8 bài miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự trang 72,73

1 . Tìm và chỉ ra các yếu tố miêu tả và các yếu tố biểu cảm trong đoạn văn trên ( Chú ý chỉ ra các từ ngữ , câu văn , hình ảnh , chi tiết thể hiện các yếu tố miêu tả và biểu cảm ) . Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen với yếu tố tự sự ?

2. Bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên , sai đó chép lại các câu văn người kể và việc thành 1 đoạn . Đối chiếu đoạn văn đó với đoạn văn trên để rút ra nhận xét : Nếu ko có các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì việc kể chuyện trong đoạn văn trên sẽ bị ảnh hưởng ntn ? Từ đó rút ra kết luận về vai trò , tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong kể chuyện .

3. Bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên , chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ra sao ? ( Nó có thành '' chuyện '' ko ? Vì sao ? ) Tự rút ra nhận xét về vai trò của yếu tố kể người và việc trong văn bản tự sự .

3
2 tháng 10 2017

Câu 1: Phần chữ in nghiêng là phần miêu tả và biểu cảm. Như vậy, câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa con - "tôi" và người mẹ đã được kết hợp, đan xen với rất nhiều yếu tố miêu tả và biểu cảm.

Các yếu tố miêu tả có trong những câu:

- Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại.

- Mẹ tôi không còm cõi.

- Gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước dan mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.

Các yếu tố biểu cảm có trong đoạn trích là :

- Diễn tả sự suy nghĩ : Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và được ôm ấp cái hình hàu máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc.

- Bộc lộ sự cảm nhận : Những cảm giác ấp áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

- Phát biểu cảm tượng : Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ… để bàn tay mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

Các yếu tố trên không tách riêng mà đan xen vào nhau, vừa kể, vừa tả và biểu cảm.

Có thể thấy trong đoạn văn sự đan xen đó:

- Về sự việc : tôi ngồi trên đệm xe.

- Tả : đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi.

- Biểu cảm: Những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.

Câu 2: Nếu lược đi các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì đoạn trích chỉ còn lại những sự việc rất giản đơn: Xe chạy chầm chậm… Mẹ tôi vẫy tôi, tôi đuổi kịp mẹ tôi. Cả hai mẹ con đều khóc. Mẹ lau nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe, ôm tôi vào lòng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì. Như thế, sẽ không gây được trong lòng người đọc ấn tượng đậm nét về hình ảnh "trong lòng mẹ", tình cảm mẹ con sâu sắc, khao khát tột bậc của người con.

Câu 3:

Người đọc sẽ không tưởng tượng ra một cách cụ thể cảnh hai mẹ con gặp nhau (bắt đầu thế nào, diễn biến rồi kết thúc ra sao) và làm mờ nhạt đi diễn biến của mạch cảm xúc.

3 tháng 10 2017

Câu 1:

- Yếu tố miêu tả:

+ Xe chạy chầm chậm…Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại.

+ Mẹ tôi không còm cõi xơ xác.

+ Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.

- Yếu tố biểu cảm:

+ Diễn tả sự suy nghĩ : Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và được ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc.

+ Bộc lộ sự cảm nhận : Những cảm giác ấp áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

+ Phát biểu cảm tượng : Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ… để bàn tay mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

→ Các yếu tố miêu tả và biểu cảm không đứng riêng mà đan xen vào yếu tố tự sự.

Câu 2

Nếu bỏ đi các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì sự liên kết các yếu tố tự sự trở nên khô khan, thiếu hình ảnh, thiếu cảm xúc.

Câu 3

Nếu bỏ hết các yếu tố kể, chỉ còn lại các câu văn miểu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ không có các sự việc, khi ấy đó không còn là “chuyện” nữa.

27 tháng 10 2017

Năm nay tôi đã lên lớp Tám, đã quá thân thuộc với không khí học đường, nhưng cứ mỗi đợt thu về, nhìn thấy những cô cậu học sinh với chiếc cặp trên vai đang chập chững bước vào lớp Một, lòng tôi lại bồi hồi nhớ về những kỉ niệm ngày đầu tiên tôi đi học.

Tôi còn nhớ đó là một buổi sáng mùa thu trời trong xanh và hơi se lạnh. Mặc bộ đồng phục của trường, đeo chiếc cặp mà mẹ tôi đã chuẩn bị đầy đủ lên vai, tôi theo mẹ đến trường. Con đường đến trường hôm nay thật náo nhiệt và đông đúc: toàn những cô cậu học trò áo trắng. Chiếc xe của mẹ tôi từ từ dừng lại. Trước mắt tôi là ngôi trường cao to, sừng sững đang mở rộng cánh cổng đón học trò chúng tôi. Phía trên cổng trường là một dòng chữ lớn màu trắng mà tôi nhanh chóng đánh vần được: “Trường Tiểu học Thủ Khoa Huân”. Mẹ bảo rằng ngôi trường này là nơi tôi sẽ gắn bó suốt những năm tháng tiều học.

Tôi bước vào trường, mẹ dẫn tôi đến trước cửa lớp Một 12, cô giáo vui vẻ ra đón tôi vào lớp. Tôi cảm thấy hồi hộp vô cùng, không muốn xa bàn tay của mẹ, nhưng nhìn thấy lớp học đầy điều mới lạ, tôi lấy hết dũng khí chào tạm biệt mẹ. Tôi ngoảnh đầu nhìn lại, mẹ tôi vẫn còn đứng vẫy tay chào, một số bạn trạc tuổi tôi đang khóc mếu máo không chịu rời mẹ, còn mấy anh chị lớp lớn không có vẻ gì lo sợ, đang vui vẻ trò chuyện với nhau sau ba tháng hè xa cách. Bỗng tiếng trống “tùng…tùng…tùng…” vang lên làm tôi giật bắn mình, cô giáo bảo đó là tiếng trống khai trường mở đầu cho một năm học mới. Tôi nhìn quanh, mẹ đã ra khỏi trường, mấy anh chị lúc nãy cũng nhanh chóng xếp hàng rồi vào lớp, chỉ có học trò lớp Một bọn tôi là bối rối, không biết phải làm gì. Rồi cô giáo hướng dẫn chúng tôi xếp hàng và bắt đầu điểm danh. Ngay lúc ấy, trán tôi đẫm mồ hôi, tim tôi đập thình thịch theo từng tiếng nói của cô, cuối cùng cũng đến tên tôi, tôi cố gắng “dạ” thật to rồi bước vào lớp. Lúc này đây, tôi như bước vào một thế giới hoàn toàn mới, cái thế giới mà ba tôi bảo là của nguổn tri thức vô tận. Cảm giác sợ sệt và lo lắng trong tôi biến mất.

“Tùng…tùng…tùng…”, tiếng trống ấy lại vang lên, nhưng lần này là báo hiệu đã đến giờ ra về. Học sinh chúng tôi ùa ra như ong vỡ tổ, ai cũng muốn được về nhà sau một ngày đầy thú vị. Trước cổng trường, ba mẹ tôi đã chờ sẵn, nhưng phải mất một lúc lâu tôi mới chen được ra khỏi dòng người ấy. Thật lạ, không đợi mẹ tôi phải hỏi, tôi huyên thuyên kể về những điều tôi đã nhìn thấy hôm nay: nào là ngôi trường to cao, sừng sững với cái tượng ông Thủ Khoa Huân đặt ngay giữa sân, rồi bồn hoa, cột cờ, ngay cả nhà ăn, nhà xe tôi đều mang ra kể hết. Tôi còn kể cả tiết học đầu tiên mà cô giáo dạy chúng tôi; chuyện cô trò chúng tôi làm quen nhau; chuyện cô kiểm tra tập sách, bút viết; rồi cả chuyện tôi quen được nhiều bạn bè nữa,… Đường về nhà hôm ấy thật náo nhiệt. Tối ấy, trong tâm trí tôi không ngừng hiện lên hình ảnh về ngôi trường, lòng tôi nôn nao mong cho trời mau sang để lại được đi học.

Ôi cái cảm giác về ngày đầu tiên tôi đi học thật thú vị và tuyệt vời làm sao. Cho đến tận bây giờ, khi đã là một học sinh lớp Tám, trải qua tám lần tựu trường, nhưng cái cảm giác ấy vẫn bồi hồi xao xuyến trong lòng tôi như mới xảy ra hôm qua. Người ta nói thời gian có thể làm phai nhòa tất cả, nhưng không, nó không thể xóa nhòa những kỉ niệm thời tôi chập chững đến lớp – ngày đầu tiên đi học – tôi sẽ mãi khắc ghi trong tâm trí

27 tháng 10 2017

Em còn nhớ đó là một buổi sang mùa thu thật đẹp. Hôm đó mẹ đưa em đến trường. Bầu trời trong xanh, nắng vàng như mật ong trải khắp sân trường. Ngôi trường thật lớn và rất đông người. Em rụt rè nép bên mẹ, không dám rời tay. Nhưng cô giáo đã đến bên em dịu dàng vỗ về. Cô đón em vào lớp và giới thiệu với các bạn để làm quen. Cái lo sợ và hồi hộp trong em tự nhiên biến mất.
Lúc đó, em đã bắt đầu thấy yêu lớp học của mình.

 

2 tháng 10 2018

1, Nếu bỏ đi các yêu tố miêu tả, biểu cảm thì sẽ không gây được ấn tượng trong lòng người đọc về hình ảnh "trong lòng mẹ", tình cảm mẹ con sâu sắc, sự khao khát tình mẫu tử tột cùng của người con.

2, Người đọc sẽ không thể tưởng tượng lại cảnh hai mẹ con gặp nhau => làm mờ nhạt đi diễn biến của mạch cảm xúc.

2 câu a, b đó nếu mình nhớ không lầm thì có ở trong sách thì phải? Nếu không thì bạn lên mạng cũng có đấy :D

Học tốt nhé :D

2 tháng 10 2018

@Louise Francoise@Phạm Hoàng Giang,.....