
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Câu hỏi của Thu Hiền - Lịch sử lớp 7 | Học trực tuyến
Bạn tham khảo nha

văn học chữ hán và nôm phát triển , nội thi cử là các sách của đạo nho , dựng lại quốc tử giám v...v
bạn có thể tham khảo bên lời giải hay nó sẻ rõ ràn hơn của mình

em tham khảo câu trả lời của các bạn theo link này nhé
/hoi-dap/question/118499.html
Cô sẽ bổ sung thêm ý nhận xét về kinh tế nước ta thời Ngô - Đinh - Tiền Lê
Nhìn chung, Sự phát triển kinh tế, từ nông nghiệp cho đến công thương nghiệp, dưới thời Ngô - Đinh - Tiền Lê khá đều đặn và ngày càng đa dạng. Nó đã tạo điều kiện nâng cao đời sống nhân dân, củng cố nhà nước trung ương tập quyền, vừa nâng cao sức chiến đấu của nhà nước Đinh - Tiền Lê.

* Nông nghiệp
-Ruộng đất thuộc về làng xã theo tục chia ruộng cho nhau để cung cấp
- Khai khuẩn đất hoang , đào vét kênh mương
-> Nông nghiệp ổn định và phát triển
* Thủ công nghiệp
- Lập nhiều xưởng thủ công đúc tiền , rèn vũ khí , xây dựng cung điện chùa chiềng
- Các nghề thủ công cổ truyền : dệt lụa , làm đồ gốm , ... tiếp tục phát triển
* Thương nghiệp
- Nhiều trung tâm buôn bán và chợ hình thành
- Buôn bán với nước ngoài
* Nguyên nhân thành công
- Nhờ cai biện pháp khuyến nông đào kênh lễ cầu tịch điền
- Các nghề thủ công không bị sang Trung Quốc , đất nước độc lập
/hoi-dap/question/118499.html
bạn tham khảo ở link này nhé

câu 2:
-người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo là M.Lu-thơ(1483-1546),một tu sĩ ở Đức.ông kịch liệt lên án những hành vi tham lamvà đồi bại của Giáo hoàng,chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội,đòi bãi bỏ những thủ tục,lễ nghi phiền toái,đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thủy.
-tại thụy sĩ,một giáo phải cải cách khác ra đời,gọi là đạo Tin Lành,do Can-vanh sáng lập,được đông đảo nhân dân tin theo.
câu 4:
- tổ chức xã hội:
- 2 TẦNG LỚP BỊ TRỊ THỐNG TRỊ VUA QUAN MỘT SỐ NHÀ SƯ NÔNG DÂN THỢ THỦ CÔNG THƯƠNG NHÂN MỘT SỐ ĐỊA CHỦ NÔ TÌ -các nhà sư vẫn đc trọng dụng vì các nhà sư là những người có học,giỏi chữ hán,đc nhà nước và nhân dân quý trọng.

Đó là tên gọi đồng tiền đầu tiên của Việt Nam do nhà Đinh là một triều đại người Việt cho đúc bắt đầu từ năm 970. Đây được xác định là đồng tiền xưa nhất do một triều đại của người Việt đúc. Tiền Thái Bình hưng bảo góp phần khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa mà Đinh Tiên Hoàng đã xác lập.

-thời lý:tổ chức bộ máy nhà nước ngày càng chặt chẽ,mọi quyền lực của vua ngày càng lớn mạnh.
-thời đinh-tiền lê:bộ máy nhà nước được tổ chức chặt chẽ hơn nhà ngô
1.Nhận xét: Tổ chức bộ máy nhà nước ngày càng chặt chẽ, mọi quyền lực của Vua càng ngày lớn mạnh.

1.Nhà Đinh xây dựng đất nước : ( 968 - 980 )
- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế -Đinh Tiên Hoàng-, đặt tên hước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư, đặt niên hiệu là Thái Bình,cho đúc tiền riêng, phong tước cho các con, và quan hệ bình thường với nhà Tống.
- Cử các tướng thân cận nắm chức vụ chủ chốt.
- Dựng cung điện, đúc tiền , xử phạt nghiêm với kẻ phạm tội.
(Đinh Bộ Lĩnh là người Việt đầu tiên xưng đế, chứng tỏ độc lập hoàn toàn là 1 nước lớn mạnh, tự hào ngang hàng với Nhà Tống, không là nước phụ thuộc)
* Sự thành lập nhà Lê :
- Đinh Tiên Hoàng bị giết chết (979).
- Vua Đinh Toàn mới 6 tuổi.
- Nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta, nên Thái Hậu Dương Vân Nga đưa Lê Hoàn lên ngôi vua năm 981 để chỉ huy kháng chiến (Thái hậu Dương Vân Nga nhường ngôi cho Lê Hoàn là đúng, biết hy sinh quyền lợi của dòng họ để bảo vệ dân tộc)
- Lê Hoàn lên ngôi vua-Lê Đại Hành, đổi niên hiệu là Thiên Phúc ( gọi là Tiền Lê )
- Vua nắm mọi quyền hành về quân sư và dân sự .
- Giúp vua có quan Thái Sư, Đại sư ; bộ máy quan lại gồm ban văn, võ ,tăng .
- Con vua được phong vương nắm giữ vùng biên giới .(đây là chế độ quân chủ tập trung còn sơ sài)
- Cả nước chia làm 10 lộ, dưới lộ có phủ và châu,
* Quân đội: gồm 10 đạo , 2 bộ phận :
+Quân Điện Tiền(Cấm quân ): bảo vệ nhà Vua và kinh thành.
+Quân địa phương đóng tại các lộ , thay phiên nhau luyện tập và sản xuất.
Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước trung ương thời Tiền Lê
Cho nhận xét về bộ máy nhà nước ? So sánh với nhà Đinh ?( chế độ quân chủ tập trung , còn sơ sài , hòan thiện hơn nhà Đinh : vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có Thái sư, Đại sư , dưới là quan văn , võ, tăng …)

Kinh tế: Nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu trong sinh hoạt kinh tế. Phần lớn ruộng đất công của làng xã. Nông dân được làng xã chia ruộng để cày cấy, nộp thuế và đi lính cho nhà vua. Khi có những công trình xây dựng lớn như xây cung điện, xây thành, làm đường thì họ phải tham gia. Các vua rất chú ý khuyến khích nông nghiệp. Lê Hoàn là vua Việt Nam đầu tiên cử hành lễ cày tịch điền vào mùa xuân hàng năm. Từ đó, các vua thời sau đều giữ lệ ấy.
Song song với nông nghiệp, vấn đề thủy lợi cũng được các vua chú ý kênh ngòi được đào vét nhiều nơi vừa để tưới ruộng vừa để tiện lợi giao thông bằng thuyền bè. Trên những bến đò quan trọng, nhà nước cho thuyền chở người qua lại. Hệ thống giao thông đường bộ được mở mang. Những đường giao thông chính đều có đặt các trạm xá.
Các nghề thủ công như nghề gốm, nghề dệt, khai mỏ, luyện sắt, đúc đồng... đều được phát triển. Nhờ ngành thủ công nghệ phát triển cao nên Lê Đại Hành xây được một cung điện làm nơi coi chầu, cột nhà được thếp vàng, ngói bằng bạc.
Cuộc sống vật chất của dân chúng đã được trở lại thanh nhàn hơn trước. Sách sử ghi lại rằng vào năm 987 cả nước được mùa to. Những sinh hoạt lễ hội, nghệ thuật đã trở về lại với người dân Việt. Ca hát nhảy múa được triều đình khuyến khích. Đinh Tiên Hoàng đặt ra chức Ưu bà để dạy múa hát cho quân đội. Lê Đại Hành kiến tạo lại trò chơi đua thuyền, cứ vào tháng bảy là tháng sinh nhật của vua, vua cho thả thuyền ở giữa sông, lấy tre kết làm núi giả trên thuyền, gọi là Nam sơn rồi cho đua thuyền. Lễ hội này cũng được triều nhà Lý kế tục. Lê Đại Hành còn tổ chức hội hoa đăng, hội đánh cá.
-Quyền sở hữu ruộng đất thuộc về làng xã, theo tộc tục chia nhau cày cáy, nộp thuế và lao dịch cho nhà vua .Công tác thủy lợi và khai hoang =>nông nghiệp ổn định và bước đầu phát triển .Nghề trồng dâu và nuôi tằm khuyến khích.
Nền văn hóa thời Tiền Lê mang đậm bản sắc dân tộc, thể hiện tinh thần độc lập sau thời Bắc thuộc. Phật giáo phát triển mạnh, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống và nghệ thuật, trong khi tín ngưỡng dân gian vẫn được duy trì. Kiến trúc, điêu khắc và bước đầu hình thành văn học chữ Hán đặt nền móng cho văn hóa Đại Việt sau này.
*Trả lời:
- Thời Tiền Lê (980-1009) là một giai đoạn lịch sử quan trọng, đánh dấu sự phục hưng và phát triển văn hóa sau thời kỳ Bắc thuộc. Dưới đây là một số nhận xét về văn hóa nước ta thời kỳ này:
1. Sự phục hồi và phát triển của ý thức dân tộc:
+ Sau nhiều thế kỷ bị đô hộ, nhà Tiền Lê đã khôi phục nền độc lập, tự chủ, củng cố ý thức dân tộc và lòng tự hào về văn hóa truyền thống.
+ Nhà nước chú trọng xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc để khẳng định chủ quyền và bản sắc quốc gia.
2. Phật giáo được đề cao:
+ Phật giáo tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân và được nhà nước bảo trợ.
+ Nhiều chùa chiền được xây dựng, kinh sách được dịch thuật và phổ biến, góp phần lan tỏa tư tưởng Phật giáo trong xã hội.
+ Nhiều nhà sư có uy tín được trọng dụng trong triều đình, tham gia vào các hoạt động chính trị và văn hóa.
3. Nho giáo bắt đầu du nhập:
+ Nho giáo từ Trung Quốc bắt đầu du nhập vào nước ta, tuy nhiên chưa có ảnh hưởng lớn trong giai đoạn này.
+ Nhà nước bắt đầu chú ý đến việc giáo dục, đào tạo quan lại theo tư tưởng Nho giáo, chuẩn bị cho sự phát triển của Nho giáo trong các triều đại sau.
4. Văn hóa dân gian phát triển:
+ Các hoạt động văn hóa dân gian như ca hát, nhảy múa, lễ hội truyền thống được duy trì và phát triển.
+ Nghề thủ công truyền thống như gốm sứ, dệt vải, chạm khắc gỗ tiếp tục được phát huy, tạo ra những sản phẩm độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
5. Kiến trúc và điêu khắc mang dấu ấn riêng:
+ Kiến trúc thời Tiền Lê chịu ảnh hưởng của kiến trúc Phật giáo, với các công trình chùa tháp được xây dựng theo phong cách riêng.
+ Điêu khắc trên các công trình kiến trúc và đồ thờ cúng thể hiện sự sáng tạo và kỹ thuật cao của nghệ nhân Việt.
- Tóm lại: Văn hóa thời Tiền Lê là sự tiếp nối và phát triển của văn hóa truyền thống, đồng thời có sự giao lưu, tiếp thu văn hóa bên ngoài, đặc biệt là Phật giáo. Nhà nước Tiền Lê đã có những chính sách khuyến khích phát triển văn hóa dân tộc, góp phần củng cố nền độc lập, tự chủ và xây dựng bản sắc văn hóa riêng của nước ta. Tuy nhiên, do thời gian tồn tại ngắn ngủi và nhiều biến động lịch sử, văn hóa thời Tiền Lê chưa có điều kiện phát triển rực rỡ như các triều đại sau này.