K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 10 2016

2.

+ Người khơ me là cư dân cổ sống ở Đông Nam Á săn bắn, đào ao, hồ và khắc bia bằng chữ Phạm

+ Thế kỉ IX đến TK XV gọi là thời kì Ăng Co

+ 1863 Ăng Co suy yếu --> thực dân pháp xâm lược.

3.

+ Năm 1353 , nước Lạn Xạng thành lập, chia nước thành các mường,

+ Xây dựng quân đội

+ Giữ mối quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng

+ Sang TK XVIII , Lạc Xạng suy yếu.

 

19 tháng 9 2016

1 : Thời kì Ăng-co (từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV) là thời kì phát triển huy hoàng của chế độ phong kiến Cam-pu-chia. Biểu hiện : nông nghiệp phát triển, lãnh thổ mở rộng, văn hoá độc đáo, tiêu biểu nhất là kiến trúc đền tháp (Ăng-co Vát, Ăng-co Thom).
2 :đối nội : Các vua Lan Xang chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy.

đối ngoại : Vương quốc Lan Xang luôn chú ý giữ quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng như Cam-pu-chia và Đại Việt

23 tháng 9 2016

đối ngoại thiếu là chống xâm lươc từ miến điện

5 tháng 10 2016

1)Thời kì Ăng-co (802-1432) là thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia. Ăng-co là tên kinh đô, được xây dựng ở Tây Bắc Biển Hồ (nay thuộc tỉnh Xiêm Riệp). Sau này, người ta lấy Ăng-co đặt tên cho thời kì dài nhất và phát triển nhất của nước Cam-pu-chia phong kiến.

Dưới thời Ăng-co, người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Người ta đào nhiều hồ, kênh, máng để trữ và điều phối nước tưới. Hồ Ba-ray Tây có diện tích rộng 14000 ha, chứa được 47,7 triệu m3 nước. Ngoài nông nghiệp, cư dân còn đánh bắt cá ở Biển Hồ, khai thác lâm sản quý và săn bắt thú trên rừng. Thủ công nghiệp ở Cam-pu-chia đã có nhiều thợ khéo tay, đặc biệt là các nghề làm đố trang sức và chạm khắc trên đá, trên các bức phù điêu của các đền tháp.

Nhờ sự ổn định vững chắc về kinh tế, xã hội, các vua Cam-pu-chia thời Ăng-co đã không ngừng mở rộng quyền lực của mình ra bên ngoài. Trong các thế kỉ X - XII, Cam-pu-chia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á.

Dưới thời Giay-a-vác-man VII (1181 - 1201), quân Cam-pu-chia đã tiến đánh Cham-pa (1190) và biến vương quốc này thành một tỉnh của Ăng-co, sau đó lại tiến hành thu phục vùng trung và hạ lưu Mê Nam, tiến đến tận Say Phong (gần Viêng Chăn). Ở thượng lưu sông Mê Nam, vua Giay-a-vác-man VII đã tiến đánh và thu phục địa bàn của Vương quốc Môn Ha-ri-pun-giay-a, tiến tới sát biên giới Mi-an-ma. Về phía nam, lãnh thổ Cam-pu-chia được mở rộng tới miền Bắc bán đảo Mã Lai.

Nhưng từ cuối thế kỉ XIII, Cam-pu-chia bắt đầu suy yếu. Thêm vào đó, Vương quốc Thái thành lập vào thế kỉ XIV đã nhiều lần gây chiến với Cam-pu-chia, tàn phá kinh thành Ăng-co. Sau 5 lần bị người Thái xâm chiếm, năm 1432 người Khơ-me phải bỏ kinh đô Ăng-co, lui về phía nam Biển Hồ, tức là khu vực Phnôm Pênh ngày nay. Từ đó, chính quyền phong kiến Cam-pu-chia luôn phải đối phó với những cuộc tấn công từ bên ngoài và lao vào những vụ mưu sát, tranh giành địa vị lẫn nhau. Tình hình diễn biến rất phức tạp, khiến đất nước Cam-pu-chia hầu như suy kiệt khi thực dân Pháp đến xâm lược (1863).

Trong hơn một nghìn năm dưới chế độ phong kiến, người Cam-pu-chia đã xây dựng nên một nền văn hoá riêng, hết sức độc đáo.

Từ những thế kỉ đầu Công nguyên, người Khơ-me đã học chữ Phạn của người An. Trên cơ sở đó, từ thế kỉ VII, người Khơ-me đã sáng tạo nên hệ thống chữ viết riêng của mình. Từ đó về sau, các bài văn bia, ngoài phần mở đầu theo thói quen viết bằng chữ Phạn, còn phần lớn đều được viết bằng chữ Khơ-me cổ.

2)

Các vua Lan Xang chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy. Vương quốc Lan Xang luôn chú ý giữ quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng như Cam-pu-chia và Đại Việt, nhưng đồng thời cũng cương quyết chiến đấu chống quân xâm lược Miến Điện vào nửa sau thế kỉ XVI để bảo vệ lãnh thổ
và nền độc lập của mình.

29 tháng 12 2022

- Vương triều Mô-gôn do người Mông Cổ ( theo Hồi Gi áo) sáng lập năm 1526. Về chính trị thực hiện nhiều chính sách hòa hợp dân tộc. Các thành thị, trung tâm tôn giáo, bến cảng bắt đầu xuất hiện. Sông Hằng trở thành đường giao thông thủy quan trọng. Người dân buôn bán trao đổi với thương nhân nước ngoài chủ yếu hàng thủ công, hương liệu, gia vị

- Nhận xét sự phát triển của Phật Gi áo và Hồi Gi áo ở ĐNA:

=> Tôn giáo ngoại lai phát triển mạnh mẽ như Phật Giáo và Hồi Giáo, chi phối đời sống tinh thần và chính trị tại nhiều quốc gia trong khu vực

20 tháng 5 2018

Lời giải:

Vương quốc Lan Xang bước vào giai đoạn thịnh vượng ở các thế kỉ XV – XVII:

- Các vua Lan Xang chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy.

- Nhiều người châu Âu đến buôn bán thời kì này đã miêu tả cuộc sống thanh bình, trù phú của người Lào và cho biết đất nước có nhiều sản vật quý như thổ cẩm, cánh kiến, ngà voi...

- Trong quan hệ đối ngoại, Lan Xang luôn chú ý giữ quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng, đồng thời cũng cương quyết chiến đấu chống quân xâm lược Mi-an-ma vào nửa sau thế kì XVI bảo vệ thành công chủ quyền lãnh thổ và nền độc lập của mình.

- Dưới thời Xu-li-nha Vông-xa, đất nước được chia thành 7 tỉnh. Dưới vua có một phó vương và 7 quan đại thần kiêm tổng đốc 7 tỉnh. Quân đội được chia làm hai loại: quân thường trực của nhà vua và quân địa phương. Nhà vua còn mua thêm một số vũ khí của thương nhân châu Âu để trang bị cho quân đội.

=> Loại trừ đáp án: B

Đáp án cần chọn là: B

23 tháng 10 2016

1.- Từ cuối thế kỉ XIII, nhà Lý suy yếu, chính quyền không chăm lo đời sống nhân dân, quan lại ăn chơi sa doạ. Kinh tế khủng hoảng, mất mùa, nông dân li tán. Một số thế lực phong kiến địa phương nổi dậy, nhà Lý buộc phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn.
- Tháng 12 năm Ất Dậu (đầu năm 1226), Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần được thành lập.

 

23 tháng 10 2016

2.15.c.jpg