K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3 2019

a. Ẩn dụ:

- những con đê vỡ, những nạn đói - biểu tượng cho những khó khăn, thiếu thốn trong quá khứ, khi thiên tai, nạn đói hoành hành.

- mùa vàng năm tấn, bảy tấn - biểu tượng cho thành quả, đủ đầy.

b. Hoán dụ: bóng hồng chỉ người con gái đẹp, trong trường hợp này chỉ chị em Thúy Kiều

22 tháng 3 2021
Eđyggđfrfhuuhodufhkxyixiyxyid
27 tháng 7 2018

a tay sào tay chèo

b tiếng sáo

c con đê vỡ nạn đói mùa vàng

d xuân lan thu cúc

chúc bn học giỏi nhất là môn ngữ văn

27 tháng 7 2018

a) - Hoán dụ: hàng chuc tay sào, tay chèo=> Lấy bộ phận để chỉ cái toàn thể

=> Làm nổi bật sự chăm chỉ, cần cù, biết làm tất cả mọi thứ của nông dân

b)- Hoán dụ: theo chân hai người => Lấy bộ phận để chỉ cái toàn thể

=> Miêu tả tiếng sáo véo von, vi vu trong suột chặng đường Xa Phủ đi đều nghe thấy tiếng sáo

c) Ẩn dụ: Mùa vàng => Ẩn dụ hình thức

=> Miêu tả từ những khó khăn, gian nan, thử thách trước mắt, người được xưng là 'ta" đã không vì thế mà lùi bước, đã cố gắng đến cùng và làm nên 1 mùa màng bội thu

d) - Hoán dụ: Bóng hồng => Lấy cái cụ thể, cụ thể => Bóng hồng chỉ người thiếu nữ có nhan sắc tuyệt đẹp

1. Xác định các kiểu ẩn dụ trong các câu sau đây :–Người Cha mái tóc bạcĐốt lửa chó anh nằm.(Minh Huệ)–Bây giờ mận mới hỏi đàoVườn hồng đã cố ai vào hay chưa ?(Ca dao)–Đèn khoe đèn tỏ hơn trăngĐèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn ?(Ca dao)–Chỉ có thuyền mới hiểuBiển mênh mông nhường nào.(Xuân Quỳnh)–Này lắng nghe em khúc nhạc thơm.(Xuân Diệu)–Em thấy cơn mưa ràoNgập tiếng...
Đọc tiếp

1. Xác định các kiểu ẩn dụ trong các câu sau đây :

Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa chó anh nằm.

(Minh Huệ)

Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã cố ai vào hay chưa ?

(Ca dao)

Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn ?

(Ca dao)


Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào.

(Xuân Quỳnh)

Này lắng nghe em khúc nhạc thơm.

(Xuân Diệu)


Em thấy cơn mưa rào
Ngập tiếng cười của bố.

(Phan Thế Khải)

2.
Ẩn dụ sau đây thuộc kiểu ẩn dụ nào ? Sử dụng ẩn dụ như vậy có tác dụng gì ?
“Mà bên nước tôi thì đang hửng lên cái nắng bốn giờ chiều, cái nắng đậm đà của
mùa thu biên giới.”

(Nguyễn Tuân)
3. Những câu sau đây có câu nào sử dụng ẩn dụ không ? Nếu có, em hãy chỉ ra
những ẩn dụ cụ thể.

– Chúng ta không nên nướng tiền bạc của cha mẹ.
– Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

(Hổ Chí Minh)
4. Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta thường hay sử dụng ẩn dụ để trao đổi thông
tin và bộc lộ tình cảm. Em hãy kể một số ẩn dụ trong sinh hoạt hằng ngày.
5. Em hãy tìm những ẩn dụ trong ba bài thơ và các bài đọc thêm trong sách giáo
khoa Ngữ văn 6, tập hai.
6. Em hãy làm bài thơ theo thể thơ năm chữ có sử dụng ít nhất một phép ẩn dụ.
7. Trong đoạn thơ sau đây :
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương vù rộn tiếng chim.

(Tố Hữu)

a) Tìm các phép so sánh và ẩn dụ trong đoạn thơ.
b) Hãy viết thành văn xuôi đoạn thơ trên.
8.
Có người nói : “Sức mạnh của so sánh là nhận thức, sức mạnh của ẩn dụ là biểu
cảm”. Em hãy tìm vài ví dụ tiêu biểu để chứng minh.
Hướng dẫn giải bài tập phần ẩn dụ

1. Bài này là để củng cố kiến thức về các kiểu ẩn dụ. Học sinh đọc kĩ phần kiến
thức cơ bản và giải bài tập.
2.
a) Đây là kiểu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
b) Cách sử dụng ẩn dụ như vậy có tác dụng làm cho sự vật, sự việc mình nói tới
thêm rõ, vì được tiếp nhận bằng cả hai giác quan.
3.
Bài này có hai ẩn dụ là “tắm” và “nướng”.
4.
Trong sinh hoạt hằng ngày chúng ta thường sử dụng các ẩn dụ sau đây :
thấy lạnh, nghe mệt, giọng nói khê nồng,… Dựa vào đó học sinh có thể kể rất
nhiều những ẩn dụ tương tự.
5.

Học sinh đọc kĩ ba bài thơ trong sách giáo khoa và các bài đọc thêm để tìm các ẩn
dụ. Tìm được, hãy gạch chân và điền vào bài tập, sau đó nhờ thầy, cô hoặc các bạn
cùng kiểm tra lại.
6. Học sinh nhớ là tìm ra ẩn dụ cũng khó, làm thơ có ẩn dụ lại càng khó, vì phải
chọn ẩn dụ hay và bất ngờ nhưng lại quen thuộc. Trước hết hãy chọn cách nói ẩn
dụ của bố mẹ thường nựng con hằng ngày, sau đó đưa những ẩn dụ ấy vào thơ.
Muốn làm được thơ học sinh phải học eách làm thơ.
7.
a) Đoạn thơ có hai phép ẩn dụ và một phép so sánh, người ta thường gọi là liên dụ.
Học sinh hãy chỉ ra cụ thể các phép ẩn dụ và phép so sánh theo gợi ý trên.
b)
Muốn làm được câu này học sinh cần nhớ ẩn dụ là so sánh ngầm, thiếu cả vế A, cả
phương diện so sánh và từ so sánh. Học sinh cố gắng phục hồi lại tất cả những yếu
tố còn thiếu trong đoạn thơ, chắc chắn đoạn thơ sẽ biến thành đoạn văn.
8. Học sinh cần nhớ trong ẩn dụ, sự vật, hiện tượng A và sự vật, hiện tượng B phải
có nét tương đồng và quen thuộc, chỉ gọi A là người ta hiểu B. Cho nên ẩn dụ
không đem đến cho ta hiểu biết gì thêm về B mà chỉ là cách gọi B một cách gợi
cảm. Trong so sánh chỉ cần A và B có một nét giộng nhau là đủ. Người ta công
khai đối chiếu hai sự vật, hiện tượng để giúp ta hiểu biết sự vật, hiện tượng nói đến
một cách có hình ảnh. Qua so sánh, người ta có cảm giác cụ thể hơn về sự vật, hiện
tượng muốn nói. Từ những gợi ý trên học sinh tự rút ra kết luận và làm bài.

4
12 tháng 4 2020

rảnh dữ

13 tháng 4 2020

có r đâu, bận muốn chết

26 tháng 7 2016

Quê hương là một trong những bài thơ hay nhất mà Tế Hanh sáng tác về đề tài quê hương. Trong bài thơ, ông đã viết hai câu thơ miêu tả hình ảnh con thuyền một cách rất sinh động:

                                                           "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

                                                            Nghe chất muối thấm dần trên thớ vỏ"

                                                                                                               (Quê hương - Tế Hanh)

Hai câu thơ trên là một sự sáng tạo nghệ thuật rất độc đáo.Tế Hanh không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó, trái ngược hoàn toàn với hình ảnh hăng hái, mạnh mẽ khi ra khơi lúc đầu. Con thuyền có vị mặn của nước biển, nó như đang lắng nghe chất muối của đại dương thấm dần trong từng thớ vỏ của nó. Lúc đó, con thuyền trở đã nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân.  Con thuyền cũng đã được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa qua các từ “im”, “trở về”, “nằm”, “nghe” khiến cho nó cũng như có tâm trạng, tâm hồn của một con người vậy. Nó tự nghe, tự cảm nhận, nó bồi hồi nhận ra “chất muối” – hương vị biển cả đang ngấm dần trong thớ vỏ nó. Ở đó là âm thanh của gió lên trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, hay đơn giản chỉ là tiếng ồn ào trong những ngày mà “dân làng tấp nập đón ghe về”. Sau những giờ phút tự lắng lòng cảm nhận một cách tinh tế như vậy, phải chăng con thuyền đã trở nên từng trải, dầy dặn hơn? Qua hai câu thơ trên, ta cảm thấy tác giả tả con thuyền như một người dân chài lưới ở quê của mình. Hai câu thơ cho ta thấy được một đặc điểm của Tế Hanh là được hóa thân vào sự vật để tự nghe tiếng lòng "đang thổn thức, đang thì thầm". Chỉ hai câu thơ trên thôi, ta đã phần nào hiểu tình yêu quê hương của Tế Hanh – một tình yêu quê hương bình dị nhưng sâu sắc, nồng nàn mà tha thiết.

26 tháng 7 2016

 

Bài làm :
Trong hai câu thơ trên , tác giả Tế Hanh đã miêu tả con thuyền bằng nghệ thuật nhân hóa ( im , trở về , nằm , nghe ).Tâm hồn nhà thơ thật tinh tế , nhạt cảm khi lắng " nghe" được sự gian lao , mệt mỏi của con thuyền sau chuyến ra khơi . Chiếc thuyền được nhân hóa trở nên thân thương , gần gũi biết bao nhiêu . Nhưng tài tình nhất là Tế Hanh " nghe " thấy cả chất muối thấm dần qua thớ vỏ của những con thuyền khi đang nghỉ ngơi trên bãi . Một sự chuyển đổi cảm giác thầy thi vị ! Chắc chỉ Tế Hanh mới có cảm giác này.Đâu có phải Tế Hanh chỉ nhân hóa mỗi con thuyền . Tế Hanh còn nhân hóa cả bến đỗ khi mong "mỏi" và lo lắng cho con thuyền sao mãi chưa về . Bởi bến quê , cuộc sống lao động , vật lộn với sóng cả để mưu sinh  của con người nơi đây đã trở thành một mảnh tâm hồn của người con li hương. Vần thơ giản dị mà giàu cảm xúc , mang tính triết lí về lao động trong thanh bình. Các câu thơ trên cho thấy tác giả thường hóa thân vào các sự vật để tự nghe tiếng lòng "đang thổn thức đang thì thầm" . Chỉ bằng một vài chi tiết chọn lọc , qua kí ức của nhà thơ , hình ảnh về làng chài với chiếc thuyền , cánh buồn , người dân khỏe khoắn đã được tái hiện một cách sinh động và nồng ấm bởi cái vị mặn mòi của biển ,cái nồng nàn trong trái tim và giúp ta hiểu được tình yêu quê hương sâu sắc của Tế Hanh.
 
 
 
 
24 tháng 3 2016

a) còi may, bến tàu hầm nhỏ, hòn gai, đất đỏ, ao nâu, áo xanh,nông thôn, thành thị

b)còi máy gọi những người lao động dưới hầm mở

đất đỏ là chỉ người chiến sĩ nhân dân

áo nâu chỉ người nông dân

áo xanh chỉ người thành thị

nông thôn chỉ những người lao động

thành thị chỉ những người công nhân

c)Tác dụng làm hình ảnh con người trong đoạn thơ giàu hình ảnh cảm xúc cao quý cao cả của con người lao động cực nhọc trong kháng chiến chống pháp, mỹ 

24 tháng 3 2016

bài nào vậy bạn

1.a) Em hãy tìm năm câu ca dao trong đó mỗi câu có một phép nhân hoá.b) Nêu rõ tác dụng cụ thể của mỗi phép nhân hoá trong các câu Ca dao vừa tìm.2.Trong câu ca dao sau đây :Trâu ơi ta bảo trâu nàyTrâu ăn no cỏ trâu cày với ta.Cách trò chuyện của người với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì ?3.Em hãy chỉ ra các phép nhân hoá mà tác giả đã sử dụng trong bài Cây tre Việt Nam(Ngữ văn 6, tập...
Đọc tiếp

1.
a) Em hãy tìm năm câu ca dao trong đó mỗi câu có một phép nhân hoá.
b) Nêu rõ tác dụng cụ thể của mỗi phép nhân hoá trong các câu Ca dao vừa tìm.
2.
Trong câu ca dao sau đây :

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.

Cách trò chuyện của người với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì ?
3.
Em hãy chỉ ra các phép nhân hoá mà tác giả đã sử dụng trong bài Cây tre Việt Nam
(Ngữ văn 6, tập hai).
4.
Bài thơ Cây dừa sau đây của Trần Đăng Khoa đã sử dụng những từ ngữ nào có tác

dụng nhân hoá?
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh
Ai mang nước ngọt nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

5. Em hãy kể những phép nhân hoá trong bài thơ Mưa của Trần Đăng
Nêu tác dụng của những phép nhân hoá ấy (Ngữ văn 6, tập hai).
6.
Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh hay làm một bài thơ năm chữ có sử dụng phép
nhân hoá.
7.
Trong bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du, nhà thợ Tố Hữu viết:
Song còn bao nỗi chua cay
Gớm quân Ưng Khuyển, ghê bầy Sở Khanh
Cũng loài hổ báo, ruồi xanh
Cũng phường gian ác hôi tanh hại người.

Đây có phải là phép nhân hoá không ? Vì sao ?

1
2 tháng 4 2020

1.  

a,+ núi cao bởi có đất bồi 

núi chê dất thấp núi ngồi ở đâu

   + trâu ơi ta bảo trâu này

trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

   + muôn dòng sông đổ biển sâu

biển chê sông nhỏ biển đâu hỡi còn

   + núi cao chi lắm núi ơi 

núi che mặt trời chẳng thấy người thương

   + sáng đi bóng hãy còn dài

trưa về bóng đã nghe ai bóng tròn

1.a) Em hãy tìm năm câu ca dao trong đó mỗi câu có một phép nhân hoá.b) Nêu rõ tác dụng cụ thể của mỗi phép nhân hoá trong các câu Ca dao vừa tìm.2.Trong câu ca dao sau đây :Trâu ơi ta bảo trâu nàyTrâu ăn no cỏ trâu cày với ta.Cách trò chuyện của người với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì ?3.Em hãy chỉ ra các phép nhân hoá mà tác giả đã sử dụng trong bài Cây tre Việt Nam(Ngữ văn 6, tập...
Đọc tiếp

1.
a) Em hãy tìm năm câu ca dao trong đó mỗi câu có một phép nhân hoá.
b) Nêu rõ tác dụng cụ thể của mỗi phép nhân hoá trong các câu Ca dao vừa tìm.
2.
Trong câu ca dao sau đây :

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.

Cách trò chuyện của người với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì ?
3.
Em hãy chỉ ra các phép nhân hoá mà tác giả đã sử dụng trong bài Cây tre Việt Nam
(Ngữ văn 6, tập hai).
4.
Bài thơ Cây dừa sau đây của Trần Đăng Khoa đã sử dụng những từ ngữ nào có tác

dụng nhân hoá?
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh
Ai mang nước ngọt nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

5. Em hãy kể những phép nhân hoá trong bài thơ Mưa của Trần Đăng
Nêu tác dụng của những phép nhân hoá ấy (Ngữ văn 6, tập hai).
6.
Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh hay làm một bài thơ năm chữ có sử dụng phép
nhân hoá.
7.
Trong bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du, nhà thợ Tố Hữu viết:
Song còn bao nỗi chua cay
Gớm quân Ưng Khuyển, ghê bầy Sở Khanh
Cũng loài hổ báo, ruồi xanh
Cũng phường gian ác hôi tanh hại người.

Đây có phải là phép nhân hoá không ? Vì sao ?

1

1. Trâu ơi ta bảo trâu này,

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

2. Núi cao chi lắm núi ơi,

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.

3. Núi cao bởi có đất bồi, 

Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu ?

4. Muôn dòng sông đổ biển sâu

Biển chê sông nhỏ biển đâu nước còn.

5.

Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

Khăn thương nhớ ai

Khăn chùi nước mắt...