Qua bài thơ "Sang thu"của Hữu Thỉnh,em...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 5 2019

1. Giải thích ý kiến của Xuân Diệu
- Có nhiều cách định nghĩa về thơ, có thể nói khái quát: t hơ là một hình thức sáng
tác văn học nghiêng về thể hiện cảm xúc thông qua cách tổ chức ngôn từ đặc biệt, giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm…
- Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài. Hồn: Tức là nội dung, ý nghĩa của bài
thơ. Xác: Tức là nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ thể hiệ n ở thể loại, việc tổ chức ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ…
- Như vậy, theo Xuân Diệu thơ hay là có sự sáng tạo độc đáo về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật, khơi gợi tình cảm cao đẹp và tạo đ ược ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Chỉ khi đó thơ mới đạt đến vẻ đẹp hoàn mĩ của một chỉnh thể nghệ thuật.

- Ý kiến của Xuân Diệu hoàn toàn xác đáng bởi nó xuất phát từ đặc thù sáng tạo của văn chương nghệ thuật. Cái hay của một tác phẩm văn học được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức. Một nội dung mới mẻ có ý nghĩa sâu sắc phải được truyền tải bằng một hình thức phù hợ p thì người đọc mới dễ cảm nhận, tác phẩm mới có sức hấp dẫn bền lâu. Sang THu của Hữu Thỉnh là bài thơ hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài.

2) Phân tích , CM:

*Khổ 1:

+ Tính từ "Bỗng" bất ngờ, ngạc nhiên, ngỡ ngàng, thích thú

+ Hình ảnh "hương ổi" được cụ thể hóa qua sự chuyển đổi cảm giác; "hương ổi" không phải chỉ được cảm nhận bằng khứu giác mà còn được cảm nhận bằng các giác quan khác nữa như thị giác, xúc giác qua cách sử dụng từ "nhận ra"

+ Hình ảnh "hương ổi" đặc trưng của mùa thu mộc mạc, dơn sơ, giản dị + hương ổi thơm dịu, nhẹ, thanh

=>Hấp dẫn, thoải mái, nhẹ nhàng

+ Động từ "phả" hương ổi nhiều, đậm đặc

Nhẹ nhành, lan tỏa, bao trùm ko gian + hình ảnh "gió se" gió mang theo hơi lạnh

=>Tâm trạng ngạc nhiên, ngỡ ngàng thích thú của nhà thơ khi phát hiện hương ổi lan tỏa ko gian và lẫn vào trong gió bắt đầu se lạnh

+ Nhân hóa "sương trùng trình qua ngõ" -> khiến cho người đọc có thể hình dung, cụ thể hóa sương như hình khối di chuyển chậm chạp qua từng ngõ nhỏ

+ Từ phỏng đoán “hình như” chưa chắc chắn chưa rõ ràng

Từ “đã” khẳng định chắc chắn

+ Kết hợp “hình như”+”đã”->khẳng định về sự hiện diện của mùa thu qua những tín hiệu “hương ổi” “gió se” “sương chùng chình” (mơ hồ)

=> thơ xưa viết về mùa thu thường sử dụng những tín hiệu như lá vàng, áo mơ phai, lá ngô đồng rụng, hoa cúc nhưng Hữu Thỉnh lại sử dụng những thi liệu khác mộc mạc, đơn sơ, giản dị nhưng cũng là đặc trưng của mùa thu.

* Khổ 2:

+ Nhân hóa

- Sông “dềnh dàng” dòng chảy nhẹ, chậm, thong dong, dịu dàng

- Chim “vội vã” bay đi di trú

-> Hình ảnh của thiên nhiên như “sông” “chim” nắm bắt được tín hiệu giao mùa của mùa thu nên đã chuyển mình phù hợp với không gian

+ Đối lập hoạt động của “sông” hoạt động của “chim”

Dềnh dàng vội vã

-> Nổi bật tín hiệu: Mùa thu đã thực sự hiện diện

+ Nhân hóa “đám mây…sang thu” gianh giới vô hình của mùa hạ và mùa thu bỗng trở nên cụ thể rõ nét qua hình ảnh của đám mây. Đây là 1 hình ảnh rất sáng tạo, độc đáo của Hữu Thỉnh thể hiện cái nhìn tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ.

=> Như 1 sự khẳng định mùa thu đã thực sự hiện hữu đang lan tỏa khắp đất trời qua cái nhìn say sưa, sự liên tưởng thú vị của tác giả.

*Khổ 3:

- Đối lập: “Vẫn còn”-“vơi dần”

Nắng mưa

- Nắng lan tỏa khắp không gian (còn nồng nàn)

- Mưa thưa dần, ít dần, hết dần

-> Bước chân của mùa thu đang lấn át dần ko gian để khẳng định sự làm chủ. Còn mùa hạ thì đang lui dần nhường chỗ cho mùa thu.

- Ẩn dụ + “sấm” biến động, khó khăn, bất ngờ trong cuộc sống

+ Hàng cây đứng tuổi: Những người lớn tuổi, từng trải

=>Những người từng trải không còn quá bất ngờ trước những biến động của cuộc sống.

- Từ sự hiện diện của mùa thu, tác giả suy ngẫm về đời người.

3) Mở rộng , nâng cao

- Sức hấp dẫn từ nội dung và nghệ thuật của bài thơ Sang THu đã tác động sâu sắc đến người đọc bao thế hệ, khơi gợi những suy ngẫm, chiêm nghiệm về đời
-Giúp sống cao đẹp giàu giá trị nhân văn. Vì thế với Sang thu ta không thể chỉ đọc một lần, không chỉ đọc bằng lí trí hay tình cảm mà phải đọc bằng cả tâm hồn.

- Bài học cho người nghệ sĩ: Những bài thơ hay góp phần làm phong phú thêm cho thơ ca nhân loại. Vì vậy, bằng tài năng và tâm huyết của mình, nhà thơ hãy sáng tạo nên những thi phẩm hay và giàu sức hấp dẫn từ nội dung đến hình thức . Điều đó vừa là thiên chức vừa là trách nhiệm của nhà thơ, là yêu cầu thiết yếu, sống còn của sáng tạo nghệ thuật.

- Sự tiếp nhận ở người đọc thơ: Cần thấy thơ hay là hay cả hồn lẫn xác. Từ đó có sự tri âm, sự đồng cảm với tác phẩm, với nhà thơ để có thể sẻ chia những tình cảm đồng điệu. Khi ấy, thơ sẽ có sức sống lâu bền trong lòng người đọc nhiều thế hệ.

9 tháng 10 2024

Xuân Diệu cho rằng thơ hay và hay cả hồn lẫn xác hay cả và em hãy phân tích bài bạn đến chơi nhà để làm rõ ý kiến trên

21 tháng 2 2022

Tham khảo;

 

A. Mở bài:

Giới thiệu đề tài mùa thu trong thi ca

Dẫn vào bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh

Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ: Nhịp nhàng, khoan thai, êm ái, trầm lắng và thoáng chút suy tư… thể hiện một bức tranh thu trong sáng, đáng yêu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

B. Thân bài.

Khổ 1: Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời.

a. Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình:

Hương ổi phả trong gió se (se lạnh và hơi khô). “Hương ổi” là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ.

Từ “phả”: Động từ có nghĩa là toả vào, trộn lẫn → gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió heo may của mùa thu, lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát - hương thơm nồng nàn hấp dẫn của những vườn cây sum suê trái ngọt ở nông thôn Việt Nam.

Sương chùng chình: Những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như một làm sương mỏng nhẹ nhàng trôi, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu. Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn

b. Cảm xúc của nhà thơ:

Kết hợp một loạt các từ: “Bỗng, phả, hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Nhà thơ giật mình, hơi bối rối, hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. Vì đó là những cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua. hay là vì quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra? Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật. Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người: Chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng…

Khổ 2: Hình ảnh thiên nhiên sang thu được nhà thơ phát hiện bằng những hình ảnh quen thuộc làm nên một bức tranh mùa thu đẹp đẽ và trong sáng:

Dòng sông quê hương thướt tha mềm mại, hiền hoà trôi một cách nhàn hạ, thanh thản

→ gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên thiên mùa thu.

Đối lập với hình ảnh trên là những cánh chim chiều bắt đầu vội vã bay về phương nam tránh rét trong buổi hoàng hôn.

Mây được miêu tả qua sự liên tưởng độc đáo bằng tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết:

“Có đám mây mùa hạ. Vắt nửa mình sang thu” → Gợi hình ảnh một làn mây mỏng, nhẹ, kéo dài của mùa hạ còn sót lại như lưu luyến. Không phải vẻ đẹp của mùa hạ cũng chưa hẳn là vẻ đẹp của mùa thu mà đó là vẻ đẹp của thời khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế và nhạy cảm đang say thời khắc giao mùa này. Trong “chiều sông thương”, ông cũng có một câu thơ tương tự về cách viết: Đám mây trên Việt Yên. Rủ bóng về Bố Hạ.”

Khổ 3: Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra qua hình ảnh cụ thể: Nắng – mưa:

 

Nắng – hình ảnh cụ thể của mùa hạ. Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần, yếu dần bởi gió se đã đến chứ không chói chang, dữ dội, gay gắt.

Mưa cũng đã ít đi. Cơn mưa mùa hạ thường bất ngờ chợt đến rồi lại chợt đi. Từ “vơi” có giá trị gợi tả, diễn tả cái thưa dần, ít dần, hết dần những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ.

Hình ảnh ẩn dụ: “Sấm cũng bớt bất ngờ. Trên hàng cây đứng tuổi”

+ Ý nghĩa tả thực: Hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ (sấm cuối mùa, sấm cuối hạ cũng bớt đi, ít đi lúc sang thu).

+ Ý nghĩa ẩn dụ: Sấm: Những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người càng trở nên vững vàng hơn.

→ Gợi cảm xúc tiếc nuối

C. Kết luận: “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã không chỉ mang đến cho người đọc những cảm nhận mới về mùa thu quê hương mà còn làm sâu sắc hơn tình cảm quê hương trong trái tim mọi người.

- Miêu tả mùa thu bằng những bước chuyển mình của vạn vật, Hữu Thỉnh đã góp

28 tháng 2 2021

tk:

I- Mở bài:

– Bài thơ ra đời năm 1948, khi Chính Hữu là chính trị viên đại đội thuộc Trung đoàn Thủ đô, là kết quả của những trải nghiệm thực, những cảm xúc sâu xa của tác giả với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc.

– Nêu nhận xét chung về bài thơ (như đề bài đã nêu)

II- Thân bài:

Giải thích ý nghĩa lời nhận định:

– Lời nhận định trên đã đánh giá chính xác sự thành công của bài thơ “Đồng chí ”.

+ Bởi lẽ, nói tới bức tư­ợng đài tráng lệ là nói tới hình ảnh của một ngư­ời nào đó đ­ược khắc hoạ để bền vững với núi sông, tr­ường tồn với thời gian. Còn nói tới sự tráng lệ là nói tới vẻ đẹp rực rỡ, lộng lẫy.

– Nh­ư vậy, lời nhận định trên đã khẳng định rằng, nhà thơ chính Hữu đã xây dựng đư­ợc hình ảnh ngư­ời chiến sĩ hiện lên trong bài thơ với vẻ đẹp rực rỡ, cao cả, thiêng liêng. Hình tượng nghệ thuật ấy đ­ược xây dựng bằng ngôn từ sống mãi với thời gian, sống mãi trong tâm trí bạn đọc.

Chứng minh:

Trư­ớc hết ngư­ời đọc cảm nhận đ­ược vẻ đẹp rực rỡ, cao cả, thiêng liêng của ng­ười chiến sĩ là tình đồng chí xuất phát từ cơ sở của sự hình thành tình đồng chí.

– Xuất thân nghèo khổ: Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá

– Chung lí tưởng chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bên đầu

– Chia sẻ mọi khó khăn, gian lao cũng như buồn vui của cuộc đời người lính: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”

– Kết thúc đoạn là dòng thơ chỉ có một từ : Đồng chí (một nốt nhấn, một sự kết tinh cảm xúc).

Vẻ đẹp rực rỡ, cao cả, thiêng liêng của ng­ười chiến sĩ còn được thể hiện ở tình đồng chí gắn bó với nhau trong cuộc sống gian lao:

– Họ cảm thông chia sẻ tâm tư, nỗi nhớ quê: nhớ ruộng nương, lo cảnh nhà gieo neo (ruộng nương… gửi bạn, gian nhà không … lung lay), từ “mặc kệ” chỉ là cách nói có vẻ phớt đời, về tình cảm phải hiểu ngược lại), giọng điệu, hình ảnh của ca dao (bến nước, gốc đa) làm cho lời thơ càng thêm thắm thiết.

– Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng nguy hiểm: những chi tiết đời thường trở thành thơ, mà thơ hay (tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh,…) ; từng cặp chi tiết thơ sóng đôi như hai đồng chí bên nhau : áo anh rách vai / quần tôi có vài mảnh vá ; miệng cười buốt giá / chân không giày ; tay nắm / bàn tay.

– Kết đoạn cũng quy tụ cảm xúc vào một câu: Thương nhau tay nắm lấy bàn tay(tình đồng chí truyền hơi ấm cho đồng đội, vượt qua bao gian lao, bệnh tật).

Đặc biệt vẻ đẹp cao cả, thiêng liêng của tình đồng chí còn được thể hiện thật lãng mạn, thơ mộng khi họ sát cánh bên nhau trong chiến hào chờ giặc– Cảnh chờ giặc căng thẳng, rét buốt : đêm, rừng hoang, sương muối.

– Họ càng sát bên nhau vì chung chiến hào, chung nhiệm vụ chiến đấu, chủ động trong tư thế: chờ giặc.

– Cuối đoạn mà cũng là cuối bài cảm xúc lại được kết tinh trong câu thơ rất đẹp:Đầu súng trăng treo (như bức tượng đài người lính, hình ảnh đẹp nhất, cao quý nhất của tình đồng chí, cách biểu hiện thật độc đáo, vừa lãng mạn vừa hiện thực, vừa là tinh thần chiến sĩ vừa là tâm hồn thi sĩ,…)

III- Kết bài :

– Khẳng định ý nghĩa lời nhận định….

– Đề tài dễ khô khan nhưng được Chính Hữu biểu hiện một cách cảm động, sâu lắng nhờ biết khai thác chất thơ từ những cái bình dị của đời thường. Đây là một sự cách tân so với thơ thời kì kháng chiến cống Pháp viết về người lính.

– Viết về bộ đội mà không tiếng súng nhưng tình cảm của người lính, sự hi sinh của người lính vẫn cao cả, hào hùng…

29 tháng 12 2018

1. Giải thích ý kiến của Xuân Diệu
- Có nhiều cách định nghĩa về thơ, có thể nói khái quát: t hơ là một hình thức sáng
tác văn học nghiêng về thể hiện cảm xúc thông qua cách tổ chức ngôn từ đặc biệt, giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm…
- Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài. Hồn: Tức là nội dung, ý nghĩa của bài
thơ. Xác: Tức là nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ thể hiệ n ở thể loại, việc tổ chức ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ…
- Như vậy, theo Xuân Diệu thơ hay là có sự sáng tạo độc đáo về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật, khơi gợi tình cảm cao đẹp và tạo đ ược ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Chỉ khi đó thơ mới đạt đến vẻ đẹp hoàn mĩ của một chỉnh thể nghệ thuật. - Ý kiến của Xuân Diệu hoàn toàn xác đáng bởi nó xuất phát từ đặc thù sáng tạo của văn chương nghệ thuật. Cái hay của một tác phẩm văn học được tạo nên từ sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức. Một nội dung mới mẻ có ý nghĩa sâu sắc phải được truyền tải bằng một hình thức phù hợ p thì người đọc mới dễ cảm nhận, tác phẩm mới có sức hấp dẫn bền lâu. 2. Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là bài thơ hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài.
2. Phân tích, chứng minh
a. Về nội dung
- Bài thơ là cảm xúc mãnh liệt, chân thành của tác giả trước mùa xuân của
thiên nhiên, đất nước.
+ Chỉ bằng vài nét vẽ đơn sơ mà đặc sắc, với những hình ảnh thân quen, bình dị, nhà thơ đã gợi lên một phong cảnh mùa xuân tươi tắn, thơ mộng, đậm phong vị xứ Huế: Dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, chim chiền chiện hót vang trời. Bức tranhxuân có không gian thoáng đãng, có màu sắc tươi tắn hài hòa, có âm thanh rộn rã tươi3vui, cảnh vật tràn đầy sức sống. Nhà thơ có cái nhìn trìu mến với cảnh vật. Đặc biệt, cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân được thể hiện trong một động tác trữ tình đónnhận, vừa trân trọng vừa tha thiết trìu mến: “Từng giọt…tôi hứng”. Hình ảnh thơ trở
nên lung linh đa nghĩa, vừa là thơ vừa là nhạc, vừa là họa, thể hiện được cảm xúc say sưa, ngây ngất của tác giả trước cảnh đất trời xứ Huế vào xuân. Phải có một tình yêu tha thiết, một tâm hồn lạc quan với cuộc sống mới có thể đón nhận mùa xuân và viết về mùa xuân như vậy.
+ Từ mùa xuân của thiên nhiê n, đất trời, tác giả cảm nhận về mùa xuân của đất nước. Hình ảnh lộc xuân theo người ra trận, theo người ra đồng làm đẹp ý thơ với cuộc sống lao động và chiến đấu, xây dựng và bảo vệ - hai nhiệm vụ không thể tách rời. Có thể nói, chính con người đã tạo nên sức sống của mùa xuân thiên nhiên , đất nước. Sức sống của đất nước, của dân tộc cũng được tạo nên từ sự hối hả, náo nứccủa người cầm súng, người ra đồng. Nhà thơ bộc lộ niềm tự hào về một đất nước anhhùng và giàu đẹp. Đất nước mãi trường tồn, vĩnh cửu cùng vũ trụ, sẽ tỏa sáng nhưnhững vì sao trong hành trình đi đến tương lai rự c rỡ, đi đến bến bờ hạnh phúc. Đó là ý chí quyết tâm, niềm tin sắt đá, niềm tự hào lạc quan của cả dân tộc. - Trước mùa xuân lớn của đất nước, nhà thơ tâm niệm về mùa xuân riêng của mỗi cuộc đời và dạt dào khát vọng hiến dâng. + Nhà thơ nguyện ước làm con chim hót dâng cho đời tiếng ca vui, làm bônghoa trong hương sắc của muôn hoa, làm nốt trầm xao xuyến trong bản hòa tấu muônđiệu, muôn lời ca, làm một mùa xuân nho nhỏ để hòa góp chung vào mùa xuân lớnlao của đất nước. Đó là khát vọng sống hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung. Đây là một quan niệm sống đẹp và đầy trách nhiệm. Làm một mùa xuân là sống đẹp, giữ mãi sức xuân để cống hiến, cống hiến khi ở tuổi thanh xuân – khi tóc bạc, bất chấp thời gian, tuổi tác: “Một mùa xuân…tóc bạc”. Đây không chỉ là khát vọng của mỗi con người mà là khát vọng của mọi lớp người, mọi lứa tuổi, tất cả đều phấn đấu không mệt mỏi cho đất nước. + Những câu thơ này không chỉ là lời tự nhắn nhủ bản thân mình mà còn như một sự tổng kết, đánh giá của tác giả về cuộc đời. Vượt lên đớn đau của bệnh tật, Thanh Hải vẫn sáng lên một bản lĩnh, một tình yêu cuộc sống mãnh liệt, một khát vọng mạnh mẽ được cống hiến cả cuộc đời mình, được hóa thân vào mùa xuân đất nước.
b. Về hình thức
- Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo bất ngờ, độc đáo mà rất hợp lí , chứa đựng chiều sâu chủ đề tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm qua thi phẩm. - Mạch cảm xúc, mạch ý tạo thành tứ thơ tự nhiên mà chặ t chẽ, lô gích, dựa trên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân. Từ mùa xuân của đất trời sang mùa xuâncủa đất nước và mùa xuân của mỗi người góp vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.
- Bài thơ được viết bằng thể thơ ngũ ngôn không ngắt nhịp trong từng câu, nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca miền Trung, xứ Huế. Sử dụng cách gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc.
- Hình ảnh thơ: Kết hợp những hình ảnh tự nhiên giản dị với những hình ảnh
giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát. Điều đáng chú ý là những hình ảnh biểu trưng này thường được phát triển từ những hình ảnh thực, tạo nên sự lặp lại mà nâng cao, đổi mới của hệ thống hình ảnh (cành hoa, con chim, mùa xuân).4
- Ngôn ngữ thơ hàm súc, gợi hình, gợi cảm. Có những câu thơ cứ như câu nói
tự nhiên, không trau chuốt từ ngữ nhưng vẫn mang âm hưởng thi ca. Cách sử dụng
nghệ thuật đảo cấu trúc ngữ pháp, câu hỏi tu từ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc ngữ pháp độc đáo, giàu ý nghĩa. Cách sử dụng đại từ nhân
xưng: “tôi – ta”…
- Giọng điệu bài thơ thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Giọng điệu
có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn: Vui tươi, say sưa ở đoạn đầu; trầm
lắng, thiết tha ở đoạn bộc bạch những tâm niệm; sôi nổi và tha thiết ở đoạn kết.
3. Đánh giá, nâng cao
- Sức hấp dẫn từ nội dung và nghệ thuật của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ đã tác động sâu sắc đến người đọc bao thế hệ, khơi gợi từ tình yêu thiên nhiên đến tình yêu quê hương, đất nước, từ khát vọng nhỏ bé, khiêm nhường của một cá nhân nâng lên thành lẽ
sống cao đẹp giàu giá trị nhân văn. Vì thế với Mùa xuân nho nhỏ ta không thể chỉ đọc một lần, không chỉ đọc bằng lí trí hay tình cảm mà phải đọc bằng cả tâm hồn. - Bài học cho người nghệ sĩ: Những bài thơ hay góp phần làm phong phú thêm cho thơ ca nhân loại. Vì vậy, bằng tài năng và tâm huyết của mình, nhà thơ hãy sáng tạo nên những thi phẩm hay và giàu sức hấp dẫn từ nội dung đến hình thức . Điều đó vừa là thiên chức vừa là trách nhiệm của nhà thơ, là yêu cầu thiết yếu, sống còn của sáng tạo nghệ thuật. - Sự tiếp nhận ở người đọc thơ: Cần thấy thơ hay là hay cả hồn lẫn xác. Từ đó có sự tri âm, sự đồng cảm với tác phẩm, với nhà thơ để có thể sẻ chia những tình cảm đồng điệu. Khi ấy, thơ sẽ có sức sống lâu bền trong lòng người đọc nhiều thế hệ.

27 tháng 3 2022

vậy bạn đăng lên trang cần dùng mạng là gì khi bạn kêu là " ko chép mạng"?

:V BÓ TAY 

23 tháng 9 2023

Sos