Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo– Các thành bang ở Hy Lạp ra đời từ thế kỉ VIII đến hết thế kỉ VI TCN, trong đó lớn nhất là bang Xpác-ta và A-ten.
– Các bang có đường biên giới lãnh thổ, có chính quyền, quân đội, luật pháp, hệ thống kinh tế, tiền tệ và thần bảo hộ riêng.
– Thiết chế chính trị, tổ chức nhà nước mỗi bang không giống nhau.
Điều kiện tự nhiên tác động đến sự hình thành và phát triển của văn minh Hy Lạp, La Mã:
Đặc điểm chung:
- Là các quốc gia thuộc khu vực Địa Trung Hải, đường biên giới có 3 mặt tiếp giáp biển. Chính vì thế, địa hình ở đây gọi là địa hình mở (khác với Phương Đông là địa hình khép kín), có điều kiện giao lưu mạnh mẽ với các nề văn minh Phương Đông, đặc biệt là với Ai Cập và Lưỡng Hà. Do đó, người ta còn gọi đây là văn minh mở hay văn minh biển (phân biệt với văn minh khép kín, văn minh sông nước ở Phương Đông cổ đại).
- Điều kiện đất đai không thuận lợi cho việ trồng các loại cây lương thực. Phần lớn là loại đất cứng, khô, do vậy chỉ đến khi đồ sắt xuất hiện thì khối cư dân ở đây mới có điều kiện phát triển, nhà nước mới xuất hiện.
- Nằm trong khu vực khí hậu ôn đới Địa Trung Hải - loại hình khí hậu được xem là lý tưởng đối với cuộc sống của con người, hoạt động sản xuất và sinh hoạt văn hóa ngoài trời. Với loại hình khí hậu này, cảnh vật trở nên thơ mộng, sáng sủa và màu sắc được định hình rõ nét hơn.
- Có đường biên giới biển dài, khúc khuỷu, hình răng cưa, biển Địa Trung Hải thì hiền hòa, thuận lợi cho việc đi lại, trú ngụ của tàu thuyền và hình thành các hải cảng tự nhiên, đặc biệt là các hoạt động đánh bắt hải sản và mậu dịch hàng hải.
- Có một diện tích đảo khá lớn nằm rải rác trên Địa Trung Hải, đặc biệt là Hy Lạp, nơi ra đời và tồn tại nhiều thành thị và trung tâm thuơng mại từ rất sớm.
- Nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú: tài nguyên rừng đa dạng cùng nhiều khoáng sản quý như đồng, chì, sắt, vàng, đá quý, đất sét (Hy Lạp)…
- Những nét chính về tổ chức nhà nước thành bang Hi Lạp:
+ Mỗi thành bang lấy một thành thị làm trung tâm, xung quanh là vùng đất trồng trọt. Thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát, bến cảng.
+ Mỗi thành bang là một nhà nước hoàn chỉnh: có đường biên giới lãnh thổ; có chính quyền; quân đội, luật pháp; hệ thống kinh tế, đo lường, tiền tệ và những vị thần bảo hộ riêng.
+ Mô hình thể chế chính trị, tổ chức nhà nước ở mỗi thành bang không giống nhau. Ví dụ: thành bang Xpac-ta theo thể chế Cộng hòa quý tộc; thành bang A-ten theo thể chế dân chủ chủ nô.
- Ưu điểm của tổ chức nhà nước thành bang:
+ Có thể đưa ra những chính sách phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực (vì mỗi thành bang là 1 nhà nước).
+ Dù cho mô hình thể chế chính trị của các thành bang có sự khác biết, song về cơ bản, các thành bang đều theo chế độ dân chủ, trong đó: các công dân có quyền thảo luận và biểu quyết tất cả những vấn đề hệ trọng của đất nước.
Vì ở Hy Lạp đã hình thành hàng trăm nhà nc nhỏ đc gọi là nhà nc thành bang ( hay thị quốc )
Ăng ghen nói: “Không có cơ sở của văn minh Hy Lạp thì không có châu Âu hiện đại.” Câu nói này đánh giá cao nền văn minh cổ đại Hy Lạp và La Mã là do:
- Trong dòng chảy của lịch sử văn minh phương Tây cổ đại, hai nền văn minh Hy Lạp và La Mã giữ vai trò nền tảng cho sự hình thành và phát triển của những cư dân gốc du mục, cùng với đó là sự trỗi dậy mạnh mẽ từ các thành bang nhỏ bé. Do có cùng một phong cách nên hai nền văn minh này được gọi chung là nền văn minh Hy-La.
- Khác với các quốc gia cổ địa ở phương Đông, chủ yếu được hình thành ở những khu vực gần các con sông, thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp; còn văn minh phương Tây cổ đại được hình thành và phát triển trên những khu vực có điều kiện tự nhiên tương đối khắc nghiệt, phức tạp – không thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp nhưng bù lại có sự trợ giúp tuyệt vời của biển đảo. Từ đó hình thành những con đường giao thương trên biển, hải cảng, tàu bè,… thúc đẩy giao lưu buôn bán giữa các nước; đồng thời mang những thành tựu văn hóa, văn minh truyền bá khắp thế giới.
- Sự phát triển của kinh tế thương nghiệp hàng hải đã tạo ra một nền kinh tế giàu mạnh cho các quốc gia phương Tây cổ đại. Đặc biệt là sự phát triển cực thịnh của chế độ chiếm nô và phương thức sản xuất mới đạt đến đỉnh cao của chế độ nó trong xã hội phương Tây cổ đại.
- Sự giàu mạnh về kinh tế chính là một trong những nguyên nhân thúc đẩy khát vọng mở rông lãnh thổ và ảnh hưởng đến các quốc gia khác.Văn minh Hy –La không chỉ đặt nền tảng vững chắc cho văn minh cổ đại mà còn là nền tảng xuyên suốt chiều dài lịch sử cho sự phát triển của các nước châu Âu đến nay.
a.Tại sao cuộc sống của người Hy Lạp cổ đại phụ thuộc vào biển?
⇒ Địa hình Hy Lạp chủ yếu là đồi núi, đất đai khô cằn ⇔ không thuận lợi nông nghiệp.
b.Ngày nay,những thành tựu văn hóc nào của Hy Lạp cổ đại vẫn được ứng dụng trong cuộc sống?
⇒ lịch, các định luật, định lí,… những tác phẩm điêu khắc và những công trình vĩ đại như đấu trường Cô-li-dê vẫn còn tồn tại đến nay.
Nhà nước thành bang
theo kiểu nhà nước thành bang