Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các tác-phẩm chính, về thơ: Cát trắng (1973), Ánh trăng (1984), Mẹ và em (1987),… về các thể loại khác: Em – Sóng (kịch thơ,. 1983), Khoảng cách (tiểu thuyết, 1986), Nhìn ra bể rộng trời cao (bút kí, 1986),… Nhà thơ sáng tác bài Đò Lèn năm 1983, trong một dịp trở về quê hương để sống lại với những kỉ niệm buồn vui thời thơ ấu. Bài thơ là tâm tư, nỗi niềm của tác giả khi nhớ về tuổi thơ hồn nhiên, khờ dại, về nỗi vất vả mưu sinh của bà ngoại để nuôi mình, về sự ân hận muộn màng khi biết thương bà thì bà đã qua đời. Thông qua đó, tác giả muốn nói với mình, với mọi người là hãy sống tử tế đối với những người ruột thịt thân yêu.
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng
Đó cũng chính là cảm nhận sâu sắc về người bà của nhà thơ – đứa cháu nhỏ năm nào – âm thầm mà thấu hiểu, mà thấm thía. Dường như công việc của bà làm cả đời không bao giờ hết. Nỗi cay cực, khốn khó của một đời người cứ,vận vào bà. Mỗi hình ảnh, mỗi chi tiết về bà hiện lên trong tâm tưởng nhà thơ và dồn nén thành nỗi xót xa ân hận khôn nguôi.
giữa bà tôi và tiên, Phật, thánh, thần
cái năm đói, củ dong riềng luộc sượng
cứ nghe thơm mùi huệ trắng, hương trầm
đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ờ ga Lèn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi.
Trên mưa, còn dưới nắng
Trên mưa, còn có nắng
Dưới sóng, biển bình yên
Đá lạnh còn giữ lửa
Tình phai còn căn duyên?
An Sơn huyện
Tà nhật ỷ lâm chuyển,
Du vân cộng điểu hoàn.
Đông phong xuy thái cấp,
Lôi vũ bất ly san.
Ao trưa
Bờ ao cộng cỏ chí
Lả lướt ngọn nồm đưa
Con chuồn chuồn điểm nước
Mong dừng chân nghỉ trưa.
Âm ba
Sương xuống hồi chuông lặng
Dư âm tràn hư không
Lửng lơ vàng gợi sóng
Trăng hồ thu mênh mông.
Ba hữu lệ
Được quyền sống nhung lụa
Nghĩ gì thân gió sương
Riêng ai tình đất nước
Âm thầm dâng máu xương.
Ngũ ngôn bát cú:
Bất giác nữ đầu bạch
Bất giác nữ đầu bạch,
Báo nhĩ tác giả thức.
Nhược vấn Phật cảnh giới,
Long môn tạo điểm ngạch.
Bên ao
Ao phù dung rụng thắm
Nước gợn vòng âm thanh
Nhớ nhau ngoài vạn dặm
Chiều xuống biếc long lanh.
Bên giàn mướp
Lặng xem giàn phí thuỷ
Lần trải nắng huỳnh kim
Lòng không phân chân nguỵ
Ngàn xa đôi tiếng chim
Những ngày tháng này, khi cả thế giới đang vang lên bức thông điệp chung về ước nguyện hòa bình, độc lập, thì những câu thơ trên mang đến cho người đọc nhiều rung cảm, khẳng định hùng hồn về chủ quyền lãnh thổ và lòng yêu nước của nhân dân ta. Đó là khúc tráng ca nói lên tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm giữ vững chủ quyền thềm lục địa và vùng biển của Tổ quốc. Tinh thần đó của dân tộc ta đã có từ ngàn đời, qua nhiều thăng trầm và biến cố lịch sử.
Hòa vào dòng chảy đó, những hoạt động hướng về biển đảo quê hương ngày càng thêm sục sôi, và những trái tim nhiệt huyết của tuổi trẻ cả nước như được chắp thêm cánh và vững tin hơn khi hướng về cuộc thi “Biển đảo quê hương”. Có thể khẳng định rằng, chưa có một cuộc thi hay hoạt động nào mà những người dân Việt lại có cơ hội tìm hiểu một cách sâu sắc và mang nhiều ý nghĩa về biển đảo thân yêu như cuộc thi này.
Trải qua bốn tuần thi với các chủ đề “Thiêng liêng biển đảo quê hương”, “Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam”, “Mạnh về biển, giàu lên từ biển” và “Vì biển đảo thân yêu”, các thí sinh ở khắp mọi vùng miền của Tổ quốc được dịp tìm hiểu, được dịp trải nghiệm kiến thức của mình về biển đảo quê hương. Vượt lên ý nghĩa tri thức đơn thuần, đó chính là tình yêu, niềm tin và sự khẳng định vững chắc về sự trường tồn thiêng liêng của biển đảo Việt Nam thân yêu. Niềm tin ấy và sự khẳng định ấy được xây đắp bằng một bầu nhiệt huyết dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của tuổi trẻ, bằng nền tảng kiến thức vững chắc, chính thống, và cao hơn hết là bằng những căn cứ, giá trị pháp lý và thực tế xác lập chủ quyền “không ai có thể chối cãi được” (Tuyên Ngôn độc lập - Hồ Chí Minh). Đó chính là niềm tin về sự trường tồn của những gia tài quý giá mà cha ông ta từ ngàn năm trước đã xuống biển để khai phá, và đã không tiếc máu xương, công sức để giữ gìn, để truyền đời lại cho cháu con hôm nay. "Việt Nam có đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta làm chủ thực sự, ít nhất từ thế kỷ 17 khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ quốc gia nào. Chúng ta đã làm chủ trên thực tế và liên tục hòa bình" – lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước Quốc hội như một lời tuyên bố hùng hồn về việc xác lập, thực thi chủ quyền đối với các vùng biển, đảo của Việt Nam; đồng thời là sự nhắc nhở về thái độ cương quyết nhưng bình tĩnh của chúng ta. Và cao hơn hết, đó là một “bức tâm thư” gửi tới lòng dân cả nước về ý thức và trách nhiệm đối với chủ quyền biển đảo của quê hương.
Đôi lúc trong cuộc sống, tôi nghĩ rằng có những điều ta đã biết và không cần biết nữa, và có những điều ta muốn biết nhưng không có cơ hội. Nhưng chính cuộc thi này đã mang lại cho tôi những suy nghĩ hoàn toàn khác bởi chính những kiến thức thật bổ ích về biển đảo thân yêu. Với những kiến thức mà cuộc thi mang lại, sự cảm nhận và suy nghĩ trong tôi đã thực tế hơn, chắc chắn hơn, tự tin hơn… Đó chính là lẽ sống, là niềm tin vững chắc giúp tôi có đủ bản lĩnh khi
Gợi ý
-Nhân vật trữ tình đã gửi gắm những suy ngẫm, tự hào về lịch sử dân tộc, nhìn từ góc độ công cuộc giữ gìn biển đảo, trách nhiệm của mỗi con người trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hôm nay.
-Đoạn thơ mang đến cho người đọc nhận thức về Tổ quốc xưa và nay: Một đất nước luôn phải đối đầu với nạn ngoại xâm, nhân dân phải hi sinh máu xương để bảo vệ từng tấc đất, thước biển nhưng vẫn bất khuất, hiên ngang.
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là phép điệp cú pháp (Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả/ Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát). Hiệu quả nhấn mạnh cảm xúc tự hào, suy ngẫm lắng đọng về lịch sử đau thương mà hùng tráng của dân tộc.
Cuộc kháng chiến trong quá khứ qua đi, người lính trong chiến tranh giờ đây đã trở về cuộc sống hằng ngày. Sự bận rộn hôm nay đã khiến người ta quên lãng quá khứ. Nhưng có một lúc nào đó trong đời thường những kỉ niệm trong chiến tranh lại như những thước phim quay chậm hiện về. Nguyễn Duy gửi tới bạn đọc thi phẩm Ánh trăng cũng chính là gửi tới bạn đọc thông điệp: không nên sống vô tình, phải biết thủy chung nghĩa tình cùng quá khứ.
Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ.
Hình ảnh những đồng, sông, bể, rừng nguyên sơ, thuần hậu trong khở thơ đầu này là nơi đã nuôi dưỡng, che chở cho tuổi thơ và năm tháng chiến tranh, cả một quãng đường dài sống trong tình yêu thương, gắn bó với thiên nhiên, với những miền quê ấy, vầng trăng thành tri kỉ. Trăng như mái nhà, như người bạn thân thiết của tâm hồn. Ở đó tâm hồn tình cảm của con người cũng đơn sơ thuần phát như chính thiên nhiên. Trăng và người đã tạo nên mối giao tiếp, giao hòa thủy chung tưởng như không bao giờ có thể quên được.
Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường.
Khi chiến tranh kết thúc, người lính trở về bị hấp dẫn bởi đô thị với ánh điện, cửa gương, những ánh sáng nhân tạo đã làm họ quên đi ánh sáng tự nhiên hiền dịu của ánh trắng. Cuộc sống hiện đại với nhiều tiện nghi đã làm cho con người thờ ơ, vô tình với những ngày gian khổ, cùng đồng đội, đồng chí chung một chiến hào mà trăng là biểu tượng.
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường.
Từ hình ảnh vầng trăng “tri kỉ”, vầng trằng tình nghĩa trở thành “người dưng qua đường”, Nguyễn Duy đã diễn tả được cái thay đổi của lòng người, cái lãng quên, dửng dưng cùng thời gian “xa mặt cách lòng” đến phũ phàng. So sánh thật thấm thía: “như người dưng qua đường”.
Cũng như dòng sông có khúc phẳng lặng,êm đềm, cũng có khúc ghềnh thác dữ dội. Cuộc đời vốn cũng nhiều biến động. Ghi lại một tình huống, cuộc sống nơi thị thành của những con người từ rừng về thành phố, Nguyễn Duy đặt con người vào bối cảnh.
Thình lình đèn điện tắt
Phòng buynh đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn.
Khi ánh trăng nhân tạo vụt tắt, bóng tối bao trùm hết không gian thì vầng trăng xuất hiện khiến con người ngỡ ngàng trước ánh trăng thân thương của tuổi thơ trên những nẻo đường ta sống và trong cuộc chiến gian khổ ác liệt. Cuộc sống hiện đại làm cho lòng người thay đổi... Trước người bạn vô tình ấy, trăng chẳng nói, chẳng trách khiến người lính cảm thấy có cái gì rưng rưng. Ánh trăng soi chiếu khiến người ta nhận ra độ lệch của nhân cách mình.
Trăng cứ tròn vành vạch
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.
Ánh trăng trước sau vẫn vậy mộc mạc, giản dị và thủy chung. Trăng lặng lẽ tròn đầy một cách trong sáng, vô tư, mặc cho thời gian trôi, mặc cho bạn bầu xưa ai đó quay lưng dù trong quá khứ vốn là tri kỉ. Nhưng trăng cũng khơi gợi niềm xúc động, đánh thức lương tâm ở con người. Cái giật mình được diễn tả trong khổ thơ “vô ngôn” thể hiện sự thức tỉnh đáng quý này. Qua bài thơ, Nguyễn Duy đã khám phá ra vẻ đẹp không bao giờ kết thúc của lương tri. Dường như cuộc sống mới đầy đủ hơn khiến cho con người lãng quên ánh trăng. Hành trình đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người không bao giờ ngừng nghỉ và việc hoàn thiện mình của chính mỗi con người cũng không phải một sớm một chiều.
Cuộc đấu tranh hướng thiện âm thầm mà khốc liệt, nó đòi hỏi lòng dũng cảm của con người. Người lính năm xưa ấy đã dành trọn quá khứ soi mình trong hiện tại để đấu tranh loại bỏ sự vô tình vô nghĩa của bản thân, hướng tới sự cao cả tốt đẹp.
Ánh trăng là bài thơ không quên về quá trình hướng thiện, quá trình hoàn thiện mình của mỗi con người trong cuộc sống hôm nay.
Năm 1966: Nguyễn Duy nhập ngũ
Đáp án cần chọn là: C