K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

“Người Nhật có hẳn một nền “văn hoá đọc đứng”, họ thường đọc khi đi tàu, khi chờ xe bus. Mặc nhà chờ đông chật người, mặc nắng chói hoặc tuyết rơi, mặc cho sự rung lắc của con tàu, họ vẫn mải miết đọc. Tớ rất tâm đắc với nhà báo Phạm Công Luận trong một bài viết trên báo Sinh viên khi chú cho rằng: Dân tộc Nhật, văn hoá Nhật và mỗi con người Nhật luôn là một vẻ đẹp bí ẩn. Dáng người Nhật đi qua những con phố luôn toát lên vẻ cô đơn và kín đáo. Người Nhật giữ khoảng cách tuyệt đối với người khác trên tàu điện ngầm chật kín. Cho dù phải đứng chen kín, họ vẫn lặng lẽ đọc sách. Có cuốn sách trên tay với họ là quá đủ. Ở nước Nhật, bất cứ địa điểm công cộng nào cũng có một chiếc tủ nhỏ để đựng sách. Thú thực, tớ thích được đến bệnh viện gần nhà mặc dù mỗi lần đến đó, mẹ méo mặt vì khổ sở và lo lắng. Tớ sẽ được ngồi xuống tấm thảm nhung mịn, sà vào giá sách và chọn bất kì cuốn sách nào mình muốn. Thông thường là sách với những trò chơi mê cung. Nhưng dù có chọn cuốn nào, khi được gọi đến tên vào khám bệnh, dù có đang cuống lên vì sợ hãi, bạn cũng phải đặt cuốn sách mình vừa lấy ra đọc vào đúng vị trí. Chính những điều đó càng khiến tớ hiểu rằng, giữ gìn và trân trọng sách là điều không thể thiếu.”
(Đỗ Nhật Nam, Những con chữ biết hát, NXB Lao Động, 2015, tr.261)
Câu 1. Những thông tin nào chứng tỏ “Người Nhật có hẳn một nền “văn hoá đọc đứng”?
Câu 2. Qua đoạn trích trên, em hiểu thế nào là “văn hoá đọc”?
Câu 3. Bản thân em thích “sà vào giá sách và chọn bất kì cuốn sách nào” hay lên mạng Internet để đọc bất cứ thứ gì mình muốn? Vì sao?
Câu 4. Em có ý tưởng gì để xây dựng “văn hoá đọc” cho bản thân và bạn bè? Trình bày trong 5-7 câu văn.

Giup minh voi minh dang can gap lam :(

2
21 tháng 2 2020

1. Những thông tin chứng tỏ người Nhật có cả một nền văn hóa đứng đọc là:

- đọc khi đi tàu, khi chờ xe bus.

- Mặc nhà chờ đông chật người, mặc nắng chói hoặc tuyết rơi, mặc cho sự rung lắc của con tàu, họ vẫn mải miết đọc.

- Cho dù phải đứng chen kín, họ vẫn lặng lẽ đọc sách. 

2. Văn hóa đọc là coi chuyện đọc sách trở thành một lẽ hiển nhiên, một chuyện thường nhật.

3. Học sinh tự chọn một trong hai phương án "sà vào giá sách và chọn bất kì cuốn sách nào" hay lên Internet đọc. Giải thích phù hợp.

4.Xây dựng văn hóa đọc:

- Tìm sách phù hợp.

- Tạo thời gian cố định đọc trước.

21 tháng 2 2020

Game a^2

Trong đoạn (2), tác giả sử dụng cách xây dựng đoạn văn nào?“…(1)Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sáchcũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thualỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những...
Đọc tiếp

Trong đoạn (2), tác giả sử dụng cách xây dựng đoạn văn nào?

“…(1)Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/
Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách
cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua
lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad,
điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ
sách bằng tủ rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt
động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.
…(2)Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc
sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn
trâu, lúc chờ xe bus… Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách
trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v… càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm
phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại
di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay…”
(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo
Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015)

1
1 tháng 6 2020

tự làm là hạnh phúc của mỗi công dân.

Hay ko cần sửa ko các bạn, góp ý giùm mình hen(2)ĐỀ BÀI : Cảm nghĩ về sách vở mình đọc và học hàng ngàyBÀI LÀM Trong quãng đời của người học sinh, việc học là rất quan trọng. Việc học tập sẽ giúp ta góp phần xây dựng một tương lai sáng lạng phía trước. Và trên quãng đường khó khăn đó sẽ không thể nào thiếu những người bạn sách vở, là người sẽ hỗ trợ ta trong suốt cuộc...
Đọc tiếp

Hay ko cần sửa ko các bạn, góp ý giùm mình hen

(2)
ĐỀ BÀI : Cảm nghĩ về sách vở mình đọc và học hàng ngày
BÀI LÀM
Trong quãng đời của người học sinh, việc học là rất quan trọng. Việc học tập sẽ giúp ta góp phần xây dựng một tương lai sáng lạng phía trước. Và trên quãng đường khó khăn đó sẽ không thể nào thiếu những người bạn sách vở, là người sẽ hỗ trợ ta trong suốt cuộc hành trình này.
Sách vở là những bạn sẽ mang lại cho ta muôn vàn kiến thức và những điều bổ ích của cuộc sống. Trong mỗi cuốn sách sẽ mang đến cho ta những điều bổ ích, những kĩ năng sống quý giá để ta ra đời, những bài học quý để rút kinh nghiệm cho những lần tới. Những quyển sách khoa học tự nhiên, khoa học xã hội sẽ mang đến cho ta những điều mới mẻ, phong phú của các loài vật trong tự nhiên. Biết được những phong tục, cách sống sống của các dân tộc vùng miền đất nước khác nhau. Có ứng ụng những bài học đó vào đời thật. Sách tham khảo là những quyển sách giúp ra nâng cao hiểu biết. Dùng tham khảo để viết nên những bài thơ, bài văn của riêng mình. Sau những ngày học căng thẳng, chúng ta hãy tìm đến những cuốn truyện tranh đầy màu sắc, thích hợp với lứa tuổi của mình. Những cuốn truyện đó còn làm cho tâm hồn ta thêm phong phú, có ý nghĩa giáo dục giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách con người.
Những quyển vở cũng không thể thiếu được trong cuộc hành trình này. Không chỉ sách có ích mà mỗi quyển vở cũng có ích đối với chúng ta. Vở giúp ta ghi chép, lưu lại những kiến thức mà thầy cô đã truyền đạt, làm ngắn gọn các ý trong sách mà ta vẫn dễ hiểu được nội dung và ý chính. Những cuốn vở còn là những phương tiện để ta bộc lộ những suy nghĩ, ý tưởng, cảm xúc khi ta làm bài. Sách vở tuy chỉ là sự vật nhưng nó là nền tảng của một kho tàng kiến thức, là nơi dẫn bước đầu cho các bạn trẻ vươn xa bay cao với những ước mơ của mình.
Em rất thích quyển sách "Bí mật cơ thể người". Đó là một loại sách khoa học rất tốt cho các bạn học sinh như chúng em. Đây là quyển sách mà ba đã tặng cho em nhân ngày sinh nhật năm lớp bốn. Trong đó có nhiều điều mới mẻ, các loại bệnh phòng ngừa, các cách ăn uống đúng liều lượng, đúng chất, nói về các tế bào và cơ quan dễ tổn thương, các Phương pháp trị bệnh dễ dàng, an toàn...rất tốt cho con người chúng ta. Quyển sách này tuy không có hình ảnh cụ thể nhưng từ ngữ, phương pháp dùng từ của tác giả gửi đến người đọc rất dễ hiểu. Tuy đã ba năm rồi em vẫn giữ gìn nó rất cẩn thận vì em cảm nhận được đó là quyển sách quý giá nhất mà em từng nhận được.
Em mong trong tương lai sẽ có nhiều quyển sách có ích được sản xuất để các bạn trẻ có thể đọc được. Hầu có thể giúp chúng được đắm mình trong muôn vàn kiến thức mới mẻ của xã hội và vận dụng để giúp ích cho đời. Xây dựng nên một tương lai rộng lớn, sáng lạng và một đất nước vững mạnh.
Đặt tay trên mỗi trang sách, trang vở ta có thể thấy được một tương lai kì diệu, mới mẻ ở phía trước. Chỉ là một quyển sách vô tâm hồn nhưng vô vàn kiến thức và đã đưa biết bao thiên tài lên đỉnh cao của sự thành công, của trí thức. Đối với em một quyển sách dù ngoại hình không được đẹp, dù loại giấy không được tốt nhưng nó đã viết lên những tương lai đẹp hơn bề ngoài của nó. Chúng ta cần phải nâng niu, nhẹ nhàng với những người bạn đồng hành quý giá này.

4
           Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ   Chương 1: Tóm lại là đã hết một ngày Năm đó tôi tám tuổi.Sau này, tôi cũng nhiều lần thấy cuộc sống đáng chán khi thi trượt ở tuổi mười lăm, thất tình ở tuổi hăm bốn, thất nghiệp ở tuổi ba mươi ba và gặt hái mọi thành công ở tuổi bốn mươi.Nhưng tám tuổi có cái buồn chán của tuổi lên tám.Ðó là cái ngày không hiểu sao tôi lại có...
Đọc tiếp

           Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ

   Chương 1: Tóm lại là đã hết một ngày 

Năm đó tôi tám tuổi.

Sau này, tôi cũng nhiều lần thấy cuộc sống đáng chán khi thi trượt ở tuổi mười lăm, thất tình ở tuổi hăm bốn, thất nghiệp ở tuổi ba mươi ba và gặt hái mọi thành công ở tuổi bốn mươi.

Nhưng tám tuổi có cái buồn chán của tuổi lên tám.

Ðó là cái ngày không hiểu sao tôi lại có ý nghĩ rằng cuộc sống không có gì để mà chờ đợi nữa.

Rất nhiều năm về sau, tôi được biết các triết gia và các nhà thần học vẫn đang loay hoay đi tìm ý nghĩa của cuộc sống và tới Tết Ma Rốc họ cũng chưa chắc đã tìm ra.

Nhưng năm tôi tám tuổi, tôi đã thấy cuộc sống chả có gì mới mẻ để khám phá.

Vẫn ánh mặt trời đó chiếu rọi mỗi ngày. Vẫn bức màn đen đó buông xuống mỗi đêm. Trên mái nhà và trên các cành lá sau vườn, gió vẫn than thở giọng của gió. Chim vẫn hót giọng của chim. Dế ri ri giọng dế, gà quang quác giọng gà. Nói tóm lại, cuộc sống thật là cũ kỹ.

Cuộc sống của tôi còn cũ kỹ hơn nữa. Mỗi đêm, trước khi đi ngủ, tôi đã biết tỏng ngày mai những sự kiện gì sẽ diễn ra trong cuộc đời tôi.

Tôi kể ra nhé: Sáng, tôi phải cố hết sức để thức dậy trong khi tôi vẫn còn muốn ngủ tiếp. Tất nhiên là trước đó tôi vẫn giả vờ ngủ mê mặc cho mẹ tôi kêu khản cả giọng rồi lay lay người tôi, nhưng dĩ nhiên tôi vẫn trơ ra như khúc gỗ cho đến khi mẹ tôi cù vào lòng bàn chân tôi.

Khi đặt chân xuống đất rồi, tôi phải đi đánh răng rửa mặt, tóm lại là làm vệ sinh buổi sáng trước khi bị ấn vào bàn ăn để uể oải nhai chóp chép một thứ gì đó thường là không hợp khẩu vị. Mẹ tôi luôn luôn quan tâm đến sức khỏe và cụ thể hóa mối quan tâm của mình bằng cách bắt tôi (và cả nhà) ăn những món ăn có nhiều chất dinh dưỡng trong khi tôi chỉ khoái xực những món mà bà cho rằng chẳng bổ béo gì, như mì gói chẳng hạn.

Quan tâm đến sức khỏe là điều tốt, và càng lớn tuổi mối quan tâm đó càng tỏ ra đúng đắn. Chẳng ai dám nói quan tâm như vậy là điều không tốt. Tôi cũng thế thôi. Khi tôi trưởng thành, có nhà báo phỏng vấn tôi, rằng giữa sức khỏe, tình yêu và tiền bạc, ông quan tâm điều gì nhất? Lúc đầu tôi nói nhiều về tình yêu, về sau tôi nói nhiều hơn về sức khỏe. Tôi phớt lờ tiền bạc, mặc dù tôi nhận thấy đó là một bất công: tiền bạc chưa bao giờ được con người ta thừa nhận là mối quan tâm hàng đầu dù tiền bạc ngày nào cũng chạy đi mua quà tặng cho tình yêu và thuốc men cho sức khỏe.

Nhưng thôi, đó là chuyện của người lớn - chuyện sau này. Còn tôi, lúc tám tuổi, tôi chỉ nhớ là tôi không thích ăn những món bổ dưỡng. Nhưng tất nhiên là tôi vẫn buộc phải ăn, dù là ăn trong miễn cưỡng và lười nhác, và đó là lý do mẹ tôi luôn than thở về tôi.

Ăn xong phần ăn buổi sáng (chả sung sướng gì), tôi vội vàng truy lùng sách vở để nhét vào cặp, nhặt trên đầu tivi một quyển, trên đầu tủ lạnh một quyển khác và moi từ dưới đống chăn gối một quyển khác nữa, dĩ nhiên bao giờ cũng thiếu một món gì đó, rồi ba chân bốn cẳng chạy vù ra khỏi nhà.

Trường gần nhà nên tôi đi bộ, nhưng thực tế thì tôi chưa bao giờ được thưởng thức thú đi bộ tới trường. Tôi toàn phải chạy. Vì tôi luôn luôn dậy trễ, luôn luôn làm vệ sinh trễ, luôn luôn ăn sáng trễ và mất rất nhiều thì giờ để thu gom tập vở cho một buổi học. Về chuyện này, ba tôi bảo: "Con à, hồi bằng tuổi con, bao giờ ba cũng xếp gọn gàng tập vở vào cặp trước khi đi ngủ, như vậy sáng hôm sau chỉ việc ôm cặp ra khỏi nhà!".

Nhưng hồi ba tôi bằng tuổi tôi thì tôi đâu có mặt trên cõi đời để kiểm tra những gì ông nói, bởi khi tôi bằng tuổi ba tôi bây giờ chắc chắn tôi cũng sẽ lặp lại với con tôi những điều ông nói với tôi - chuyện xếp tập vở trước khi đi ngủ và hàng đống những chuyện khác nữa, những chuyện mà tôi không hề làm.

Chà, với những chuyện như thế này, bạn đừng bao giờ đòi hỏi phải chứng minh. Ðôi khi vì một lý do nào đó mà chúng ta buộc phải bịa chuyện.

Chúng ta cứ lặp lại mãi câu chuyện bịa đó cho đến một ngày chúng ta không nhớ có thật là chúng ta đã bịa nó ra hay không, rồi sau đó một thời gian nữa nếu cứ tiếp tục lặp lại câu chuyện đó nhiều lần thì chúng ta sẽ tin là nó có thật. Thậm chí còn hơn cả niềm tin thông thường, đó là niềm tin vô điều kiện, gần như là sự xác tín. Như các nhà toán học tin vào định đề Euclide hay các tín đồ Thiên Chúa tin vào sự sống lại của Jesus.

Ôi, nhưng đó cũng lại là những vấn đề của người lớn.

Tôi kể tiếp câu chuyện của tôi hồi tám tuổi.

Như vậy, ra khỏi nhà một lát thì tôi tới trường.

Trong lớp, tôi luôn luôn ngồi ở bàn chót. Ngồi bàn chót thì tha hồ tán gẫu, cãi cọ, cấu véo hay giở đủ trò nghịch ngợm mà không sợ bị cô giáo phát hiện, nhưng điều hấp dẫn nhất ở vị trí tối tăm đó là ít khi bị kêu lên bảng trả bài.

Ðiều đó có quy luật của nó. Bạn nhớ lại đi, có phải bạn có rất nhiều bạn bè, yêu quí rất nhiều người nhưng không phải lúc nào bạn cũng nhớ tới họ.

Bộ nhớ chúng ta quá nhỏ để chứa cùng lúc nhiều khuôn mặt hay nhiều cái tên, chỉ khi nào nhìn thấy người đó ngoài phố hay bắt gặp cái tên đó trong một mẩu tin trên báo chẳng hạn thì chúng ta mới chợt nhớ ra và cảm động thốt lên "Ôi, đã lâu lắm mình không gặp nó. Năm ngoái mình kẹt tiền, nó có cho mình vay năm trăm ngàn!".

Cô giáo của tôi cũng vậy thôi. Làm sao cô có thể nhớ tới tôi và kêu tôi lên bảng trả bài khi mà cô không thể nào nhìn thấy tôi giữa một đống đầu cổ lúc nhúc che chắn trước mặt.

Ngày nào cũng như ngày nào, tôi ngồi đó, vừa xì xầm trò chuyện vừa cựa quậy lung tung, và mong ngóng tiếng chuông ra chơi đến chết được.

Trong những năm tháng mà người ta gọi một cách văn hoa là mài đũng quần trên ghế nhà trường (tôi thì nói thẳng là bị giam cầm trong lớp học), tôi chẳng thích được giờ nào cả, từ giờ toán, giờ tập viết đến giờ tập đọc, giờ chính tả. Tôi chỉ thích mỗi giờ ra chơi.

Ra chơi có lẽ là điều tuyệt vời nhất mà người lớn có thể nghĩ ra cho trẻ con. Ra chơi có nghĩa là những lời vàng ngọc của thầy cô tuột khỏi trí nhớ nhanh như gió, hết sức trơn tru. Ra chơi có nghĩa là được tháo cũi sổ lồng (tất nhiên sau đó phải bấm bụng chui vào lại), là được tha hồ hít thở không khí tự do.

Suốt những năm đi học, tôi và lũ bạn đã sử dụng những khoảnh khắc tự do hiếm hoi đó vào việc đá bóng, bắn bi, nhưng thường xuyên nhất và hăng hái nhất là những trò rượt đuổi, đánh nhau hay vật nhau xuống đất cho đến khi không đứa nào còn ra hình thù một học sinh ngoan ngoãn nữa mới thôi, tức là lúc khuỷu tay đã trầy xước, mắt đã bầm tím, chân đi cà nhắc và áo quần thì trông còn tệ hơn mớ giẻ lau nhà.

Tại sao tôi không kể giờ ra về vào đây. Vì ra về có nghĩa là rời khỏi một nhà giam này để đến một nhà giam khác, y như người ta chuyển trại cho các tù nhân, có gì hay ho đâu.

Tôi không nói quá lên đâu, vì ngày nào chào đón tôi ở đầu ngõ cũng là khuôn mặt lo lắng của mẹ tôi và khuôn mặt hầm hầm của ba tôi.

- Trời ơi, sao ngày nào cũng ra nông nỗi thế này hả con?

Ðại khái mẹ tôi nói thế, giọng thảng thốt, vừa nói vừa nắn nót cánh tay rướm máu của tôi như để xem nó sắp rụng khỏi người tôi chưa.

Ba tôi thì có cách nói khác, rất gần với cách rồng phun lửa:

- Mày lại đánh nhau rồi phải không?

- Con không đánh nhau. Tụi bạn đánh con và con đánh lại.

Tôi nói dối (mặc dù nói dối như thế còn thật hơn là nói thật) và khi ba tôi tiến về phía tôi với dáng điệu của một cơn bão cấp mười tiến vào đất liền thì mẹ tôi đã kịp kéo tôi ra xa:

- Ông ơi, con nó đã nát nhừ ra rồi!

Mẹ tôi có cách nói cường điệu rất giống tôi, tôi vừa chạy theo bà vừa cười thầm về điều đó.

Sau đó, không nói thì ai cũng biết là tôi bị mẹ tôi tống vào nhà tắm. Khi tôi đã tinh tươm và thơm phức như một ổ bánh mì mới ra lò thì mẹ tôi bắt đầu bôi lên người tôi đủ thứ thuốc xanh xanh đỏ đỏ khiến tôi chẳng mấy chốc đã rất giống một con tắc kè bông.

Dĩ nhiên là từ đó cho tới bữa cơm, tôi không được phép bước ra khỏi nhà để tránh phải sa vào những trò đánh nhau khác hấp dẫn không kém với bọn nhóc trong xóm, những đối thủ thay thế hết sức xứng đáng cho tụi bạn ở trường.

Ăn trưa xong thì tôi làm gì vào thời tôi tám tuổi?

Ði ngủ trưa!

Trên thế giới rộng lớn này, có lẽ có rất nhiều đứa nhóc trạc tuổi tôi đều bị các bậc phụ huynh cột chặt vào giấc ngủ trưa theo cái cách người ta cột bò vào cọc để chúng khỏi chạy lung tung mà hậu quả là thế nào hàng xóm cũng kéo đến nhà chửi bới om sòm.

Chứ thực ra với một đứa bé tám tuổi thì giấc ngủ trưa chẳng có giá trị gì về mặt sức khỏe. Khi tôi lớn lên thì tôi phải công nhận giấc ngủ trưa đối với một người lớn tuổi đúng là quý hơn vàng. Lớn tuổi thì sức khỏe suy giảm. Làm việc nhiều thì đầu nhức, mắt mờ, lưng mỏi, tay run, giấc ngủ ban đêm vẫn chưa đủ liều để sửa chữa thành công những chỗ hỏng hóc của cơ thể. Buổi trưa phải chợp mắt thêm một lát thì buổi chiều mới đủ tỉnh táo mà không nện búa vào tay hay hụt chân khi bước xuống cầu thang.

Nhưng nếu bạn sống trên đời mới có tám năm thì bạn không có lý do chính đáng để coi trọng giấc ngủ trưa. Với những dân tộc không có thói quen ngủ trưa, như dân Mỹ chẳng hạn, trẻ con càng không tìm thấy chút xíu ý nghĩa nào trong việc phải leo lên giường sau giờ cơm trưa.

Hồi tôi tám tuổi dĩ nhiên tôi không có được cái nhìn thông thái như thế. Nhưng tôi cũng lờ mờ nhận ra khi ba tôi đi ngủ thì tôi buộc phải đi ngủ, giống như một con cừu còn thức thì người chăn cừu không yên tâm chợp mắt vậy.

Tôi nằm cựa quậy bên cạnh ông trên chiếc đi-văng, thở dài thườn thượt khi nghĩ đến những quả đấm mà lũ bạn nghịch ngợm đang vung lên ngoài kia.

- Ðừng cựa quậy! Cựa quậy hoài thì sẽ không ngủ được!

Ba tôi nói, và tôi vờ nghe lời ông. Tôi không cựa quậy nhưng mắt vẫn mở thao láo.

- Ðừng mở mắt! Mở mắt hoài thì sẽ không ngủ được!

Ba tôi lại nói, ông vẫn nằm ngay ngắn nên tôi nghĩ là ông không nhìn thấy tôi mở mắt, ông chỉ đoán thế thôi. Chẳng may cho tôi là lần nào ông cũng đoán đúng.

Tôi nhắm mắt lại, lim dim thôi, mi mắt vẫn còn hấp háy, nhưng tôi không thể nào bắt mi mắt tôi đừng hấp háy được.

Một lát, ba tôi hỏi:

- Con ngủ rồi phải không?

- Dạ rồi.

Tôi đáp, ngây ngô và ngoan ngoãn, rơi vào bẫy của ba tôi một cách dễ dàng.

Tôi nằm như vậy, thao thức một lát, tủi thân và sầu muộn, rồi thiếp đi lúc nào không hay.

Khi tôi thức dậy thì đường đời của tôi đã được vạch sẵn rồi. Tôi đi từ giường ngủ đến phòng tắm để rửa mặt rồi từ phòng tắm đi thẳng tới bàn học để làm một công việc chán ngắt là học bài hoặc làm bài tập.

Thỉnh thoảng tôi cũng được phép chạy ra đằng trước nhà chơi với lũ trẻ hàng xóm nhưng trước ánh mắt giám sát của mẹ tôi (từ một vị trí bí hiểm nào đó đằng sau các ô cửa mà mãi mãi tôi không khám phá được), tôi chỉ dám chơi những trò ẻo lả như nhảy lò cò hay bịt mắt bắt dê, đại khái là những trò dành cho bọn con gái hay khóc nhè. (Về sau, tinh khôn hơn, tôi đã biết cách ỉ ôi để mẹ tôi thả tôi qua nhà hàng xóm, nhờ đó một thời gian dài tôi đã có cơ hội làm những gì tôi thích).

Chơi một lát, tôi lại phải vào ngồi ê a tụng bài tiếp, càng tụng càng quên, nhưng vẫn cứ tụng cho mẹ tôi yên lòng đi nấu cơm.

Từ giây phút này trở đi thì đời sống của tôi tẻ nhạt vô bờ bến.

Tôi uể oải học bài trong khi chờ cơm chín. Cơm chín rồi thì tôi uể oải ăn cơm trong khi chờ tiếp tục học bài.

Tivi tiveo hiếm khi tôi mó tay vào được, trông nó cứ như một thứ để trang trí. Bao giờ cũng vậy, tôi chỉ được rời khỏi bàn học khi nào tôi đã thuộc tất cả bài vở của ngày hôm sau.

Ba tôi là người trực tiếp kiểm tra điều đó. Khác với mẹ tôi, ba tôi là người kiên quyết đến mức tôi có cảm tưởng ông sẽ thăng tiến vùn vụt nếu vô ngành cảnh sát, tòa án hay thuế vụ. Ông không bao giờ lùi bước trước những giọt nước mắt của tôi, dù lúc đó trông tôi rất giống một kẻ sầu đời đến mức chỉ cách cái chết có một bước chân.

- Con học bài xong rồi ba. - Thường thì tôi mở miệng trước.

Ba tôi tiến lại và nhìn tôi bằng ánh mắt nghi ngờ:

- Chắc không con?

- Dạ, chắc!

Tôi mau mắn đáp và khi ba tôi bắt đầu dò bài thì tôi lập tức phủ nhận sạch trơn sự quả quyết của mình bằng cách ngắc ngứ ngay ở chỗ mà tôi nghĩ dù có va đầu phải gốc cây tôi cũng không thể nào quên được.

- Học lại lần nữa đi con!

Ba tôi nhún vai nói và quay đi với tờ báo vẫn cầm chặt trên tay, rõ ràng ông muốn gửi đến tôi thông điệp rằng ông sẵn sàng chờ đợi tôi cho dù ông buộc phải đọc tới mẩu rao vặt cuối cùng khi không còn gì để mà đọc nữa.

Qua cái cách ông vung vẩy tờ báo trên tay, tôi e rằng ẩn ý của ông còn đi xa hơn: có vẻ như nếu cần, ông sẽ bắt đầu đọc lại tờ báo đến lần thứ hai và hơn thế nữa. Nghĩ vậy, tôi đành vùi đầu vào những con chữ mà lúc này đối với tôi đã như những kẻ tử thù, tâm trạng đó càng khiến tôi khó mà ghi nhớ chúng vô đầu óc.

Cho nên các bạn cũng có thể đoán ra khi tôi đã thuộc tàm tạm, nghĩa là không trôi chảy lắm thì cơ thể tôi đã bị giấc ngủ đánh gục một cách không thương tiếc và thường thì tôi lết vào giường bằng những bước chân xiêu vẹo, nửa tỉnh nửa mê trước ánh mắt xót xa của mẹ tôi.

Như vậy, tóm lại là đã hết một ngày.

~ to continue ~

 

1
28 tháng 9 2024

/Tác giả : nhà văn Nguyễn Nhật Ánh/

           Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ   Chương 1: Tóm lại là đã hết một ngày Năm đó tôi tám tuổi.Sau này, tôi cũng nhiều lần thấy cuộc sống đáng chán khi thi trượt ở tuổi mười lăm, thất tình ở tuổi hăm bốn, thất nghiệp ở tuổi ba mươi ba và gặt hái mọi thành công ở tuổi bốn mươi.Nhưng tám tuổi có cái buồn chán của tuổi lên tám.Ðó là cái ngày không hiểu sao tôi lại có...
Đọc tiếp

           Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ

   Chương 1: Tóm lại là đã hết một ngày 

Năm đó tôi tám tuổi.

Sau này, tôi cũng nhiều lần thấy cuộc sống đáng chán khi thi trượt ở tuổi mười lăm, thất tình ở tuổi hăm bốn, thất nghiệp ở tuổi ba mươi ba và gặt hái mọi thành công ở tuổi bốn mươi.

Nhưng tám tuổi có cái buồn chán của tuổi lên tám.

Ðó là cái ngày không hiểu sao tôi lại có ý nghĩ rằng cuộc sống không có gì để mà chờ đợi nữa.

Rất nhiều năm về sau, tôi được biết các triết gia và các nhà thần học vẫn đang loay hoay đi tìm ý nghĩa của cuộc sống và tới Tết Ma Rốc họ cũng chưa chắc đã tìm ra.

Nhưng năm tôi tám tuổi, tôi đã thấy cuộc sống chả có gì mới mẻ để khám phá.

Vẫn ánh mặt trời đó chiếu rọi mỗi ngày. Vẫn bức màn đen đó buông xuống mỗi đêm. Trên mái nhà và trên các cành lá sau vườn, gió vẫn than thở giọng của gió. Chim vẫn hót giọng của chim. Dế ri ri giọng dế, gà quang quác giọng gà. Nói tóm lại, cuộc sống thật là cũ kỹ.

Cuộc sống của tôi còn cũ kỹ hơn nữa. Mỗi đêm, trước khi đi ngủ, tôi đã biết tỏng ngày mai những sự kiện gì sẽ diễn ra trong cuộc đời tôi.

Tôi kể ra nhé: Sáng, tôi phải cố hết sức để thức dậy trong khi tôi vẫn còn muốn ngủ tiếp. Tất nhiên là trước đó tôi vẫn giả vờ ngủ mê mặc cho mẹ tôi kêu khản cả giọng rồi lay lay người tôi, nhưng dĩ nhiên tôi vẫn trơ ra như khúc gỗ cho đến khi mẹ tôi cù vào lòng bàn chân tôi.

Khi đặt chân xuống đất rồi, tôi phải đi đánh răng rửa mặt, tóm lại là làm vệ sinh buổi sáng trước khi bị ấn vào bàn ăn để uể oải nhai chóp chép một thứ gì đó thường là không hợp khẩu vị. Mẹ tôi luôn luôn quan tâm đến sức khỏe và cụ thể hóa mối quan tâm của mình bằng cách bắt tôi (và cả nhà) ăn những món ăn có nhiều chất dinh dưỡng trong khi tôi chỉ khoái xực những món mà bà cho rằng chẳng bổ béo gì, như mì gói chẳng hạn.

Quan tâm đến sức khỏe là điều tốt, và càng lớn tuổi mối quan tâm đó càng tỏ ra đúng đắn. Chẳng ai dám nói quan tâm như vậy là điều không tốt. Tôi cũng thế thôi. Khi tôi trưởng thành, có nhà báo phỏng vấn tôi, rằng giữa sức khỏe, tình yêu và tiền bạc, ông quan tâm điều gì nhất? Lúc đầu tôi nói nhiều về tình yêu, về sau tôi nói nhiều hơn về sức khỏe. Tôi phớt lờ tiền bạc, mặc dù tôi nhận thấy đó là một bất công: tiền bạc chưa bao giờ được con người ta thừa nhận là mối quan tâm hàng đầu dù tiền bạc ngày nào cũng chạy đi mua quà tặng cho tình yêu và thuốc men cho sức khỏe.

Nhưng thôi, đó là chuyện của người lớn - chuyện sau này. Còn tôi, lúc tám tuổi, tôi chỉ nhớ là tôi không thích ăn những món bổ dưỡng. Nhưng tất nhiên là tôi vẫn buộc phải ăn, dù là ăn trong miễn cưỡng và lười nhác, và đó là lý do mẹ tôi luôn than thở về tôi.

Ăn xong phần ăn buổi sáng (chả sung sướng gì), tôi vội vàng truy lùng sách vở để nhét vào cặp, nhặt trên đầu tivi một quyển, trên đầu tủ lạnh một quyển khác và moi từ dưới đống chăn gối một quyển khác nữa, dĩ nhiên bao giờ cũng thiếu một món gì đó, rồi ba chân bốn cẳng chạy vù ra khỏi nhà.

Trường gần nhà nên tôi đi bộ, nhưng thực tế thì tôi chưa bao giờ được thưởng thức thú đi bộ tới trường. Tôi toàn phải chạy. Vì tôi luôn luôn dậy trễ, luôn luôn làm vệ sinh trễ, luôn luôn ăn sáng trễ và mất rất nhiều thì giờ để thu gom tập vở cho một buổi học. Về chuyện này, ba tôi bảo: "Con à, hồi bằng tuổi con, bao giờ ba cũng xếp gọn gàng tập vở vào cặp trước khi đi ngủ, như vậy sáng hôm sau chỉ việc ôm cặp ra khỏi nhà!".

Nhưng hồi ba tôi bằng tuổi tôi thì tôi đâu có mặt trên cõi đời để kiểm tra những gì ông nói, bởi khi tôi bằng tuổi ba tôi bây giờ chắc chắn tôi cũng sẽ lặp lại với con tôi những điều ông nói với tôi - chuyện xếp tập vở trước khi đi ngủ và hàng đống những chuyện khác nữa, những chuyện mà tôi không hề làm.

Chà, với những chuyện như thế này, bạn đừng bao giờ đòi hỏi phải chứng minh. Ðôi khi vì một lý do nào đó mà chúng ta buộc phải bịa chuyện.

Chúng ta cứ lặp lại mãi câu chuyện bịa đó cho đến một ngày chúng ta không nhớ có thật là chúng ta đã bịa nó ra hay không, rồi sau đó một thời gian nữa nếu cứ tiếp tục lặp lại câu chuyện đó nhiều lần thì chúng ta sẽ tin là nó có thật. Thậm chí còn hơn cả niềm tin thông thường, đó là niềm tin vô điều kiện, gần như là sự xác tín. Như các nhà toán học tin vào định đề Euclide hay các tín đồ Thiên Chúa tin vào sự sống lại của Jesus.

Ôi, nhưng đó cũng lại là những vấn đề của người lớn.

Tôi kể tiếp câu chuyện của tôi hồi tám tuổi.

Như vậy, ra khỏi nhà một lát thì tôi tới trường.

Trong lớp, tôi luôn luôn ngồi ở bàn chót. Ngồi bàn chót thì tha hồ tán gẫu, cãi cọ, cấu véo hay giở đủ trò nghịch ngợm mà không sợ bị cô giáo phát hiện, nhưng điều hấp dẫn nhất ở vị trí tối tăm đó là ít khi bị kêu lên bảng trả bài.

Ðiều đó có quy luật của nó. Bạn nhớ lại đi, có phải bạn có rất nhiều bạn bè, yêu quí rất nhiều người nhưng không phải lúc nào bạn cũng nhớ tới họ.

Bộ nhớ chúng ta quá nhỏ để chứa cùng lúc nhiều khuôn mặt hay nhiều cái tên, chỉ khi nào nhìn thấy người đó ngoài phố hay bắt gặp cái tên đó trong một mẩu tin trên báo chẳng hạn thì chúng ta mới chợt nhớ ra và cảm động thốt lên "Ôi, đã lâu lắm mình không gặp nó. Năm ngoái mình kẹt tiền, nó có cho mình vay năm trăm ngàn!".

Cô giáo của tôi cũng vậy thôi. Làm sao cô có thể nhớ tới tôi và kêu tôi lên bảng trả bài khi mà cô không thể nào nhìn thấy tôi giữa một đống đầu cổ lúc nhúc che chắn trước mặt.

Ngày nào cũng như ngày nào, tôi ngồi đó, vừa xì xầm trò chuyện vừa cựa quậy lung tung, và mong ngóng tiếng chuông ra chơi đến chết được.

Trong những năm tháng mà người ta gọi một cách văn hoa là mài đũng quần trên ghế nhà trường (tôi thì nói thẳng là bị giam cầm trong lớp học), tôi chẳng thích được giờ nào cả, từ giờ toán, giờ tập viết đến giờ tập đọc, giờ chính tả. Tôi chỉ thích mỗi giờ ra chơi.

Ra chơi có lẽ là điều tuyệt vời nhất mà người lớn có thể nghĩ ra cho trẻ con. Ra chơi có nghĩa là những lời vàng ngọc của thầy cô tuột khỏi trí nhớ nhanh như gió, hết sức trơn tru. Ra chơi có nghĩa là được tháo cũi sổ lồng (tất nhiên sau đó phải bấm bụng chui vào lại), là được tha hồ hít thở không khí tự do.

Suốt những năm đi học, tôi và lũ bạn đã sử dụng những khoảnh khắc tự do hiếm hoi đó vào việc đá bóng, bắn bi, nhưng thường xuyên nhất và hăng hái nhất là những trò rượt đuổi, đánh nhau hay vật nhau xuống đất cho đến khi không đứa nào còn ra hình thù một học sinh ngoan ngoãn nữa mới thôi, tức là lúc khuỷu tay đã trầy xước, mắt đã bầm tím, chân đi cà nhắc và áo quần thì trông còn tệ hơn mớ giẻ lau nhà.

Tại sao tôi không kể giờ ra về vào đây. Vì ra về có nghĩa là rời khỏi một nhà giam này để đến một nhà giam khác, y như người ta chuyển trại cho các tù nhân, có gì hay ho đâu.

Tôi không nói quá lên đâu, vì ngày nào chào đón tôi ở đầu ngõ cũng là khuôn mặt lo lắng của mẹ tôi và khuôn mặt hầm hầm của ba tôi.

- Trời ơi, sao ngày nào cũng ra nông nỗi thế này hả con?

Ðại khái mẹ tôi nói thế, giọng thảng thốt, vừa nói vừa nắn nót cánh tay rướm máu của tôi như để xem nó sắp rụng khỏi người tôi chưa.

Ba tôi thì có cách nói khác, rất gần với cách rồng phun lửa:

- Mày lại đánh nhau rồi phải không?

- Con không đánh nhau. Tụi bạn đánh con và con đánh lại.

Tôi nói dối (mặc dù nói dối như thế còn thật hơn là nói thật) và khi ba tôi tiến về phía tôi với dáng điệu của một cơn bão cấp mười tiến vào đất liền thì mẹ tôi đã kịp kéo tôi ra xa:

- Ông ơi, con nó đã nát nhừ ra rồi!

Mẹ tôi có cách nói cường điệu rất giống tôi, tôi vừa chạy theo bà vừa cười thầm về điều đó.

Sau đó, không nói thì ai cũng biết là tôi bị mẹ tôi tống vào nhà tắm. Khi tôi đã tinh tươm và thơm phức như một ổ bánh mì mới ra lò thì mẹ tôi bắt đầu bôi lên người tôi đủ thứ thuốc xanh xanh đỏ đỏ khiến tôi chẳng mấy chốc đã rất giống một con tắc kè bông.

Dĩ nhiên là từ đó cho tới bữa cơm, tôi không được phép bước ra khỏi nhà để tránh phải sa vào những trò đánh nhau khác hấp dẫn không kém với bọn nhóc trong xóm, những đối thủ thay thế hết sức xứng đáng cho tụi bạn ở trường.

Ăn trưa xong thì tôi làm gì vào thời tôi tám tuổi?

Ði ngủ trưa!

Trên thế giới rộng lớn này, có lẽ có rất nhiều đứa nhóc trạc tuổi tôi đều bị các bậc phụ huynh cột chặt vào giấc ngủ trưa theo cái cách người ta cột bò vào cọc để chúng khỏi chạy lung tung mà hậu quả là thế nào hàng xóm cũng kéo đến nhà chửi bới om sòm.

Chứ thực ra với một đứa bé tám tuổi thì giấc ngủ trưa chẳng có giá trị gì về mặt sức khỏe. Khi tôi lớn lên thì tôi phải công nhận giấc ngủ trưa đối với một người lớn tuổi đúng là quý hơn vàng. Lớn tuổi thì sức khỏe suy giảm. Làm việc nhiều thì đầu nhức, mắt mờ, lưng mỏi, tay run, giấc ngủ ban đêm vẫn chưa đủ liều để sửa chữa thành công những chỗ hỏng hóc của cơ thể. Buổi trưa phải chợp mắt thêm một lát thì buổi chiều mới đủ tỉnh táo mà không nện búa vào tay hay hụt chân khi bước xuống cầu thang.

Nhưng nếu bạn sống trên đời mới có tám năm thì bạn không có lý do chính đáng để coi trọng giấc ngủ trưa. Với những dân tộc không có thói quen ngủ trưa, như dân Mỹ chẳng hạn, trẻ con càng không tìm thấy chút xíu ý nghĩa nào trong việc phải leo lên giường sau giờ cơm trưa.

Hồi tôi tám tuổi dĩ nhiên tôi không có được cái nhìn thông thái như thế. Nhưng tôi cũng lờ mờ nhận ra khi ba tôi đi ngủ thì tôi buộc phải đi ngủ, giống như một con cừu còn thức thì người chăn cừu không yên tâm chợp mắt vậy.

Tôi nằm cựa quậy bên cạnh ông trên chiếc đi-văng, thở dài thườn thượt khi nghĩ đến những quả đấm mà lũ bạn nghịch ngợm đang vung lên ngoài kia.

- Ðừng cựa quậy! Cựa quậy hoài thì sẽ không ngủ được!

Ba tôi nói, và tôi vờ nghe lời ông. Tôi không cựa quậy nhưng mắt vẫn mở thao láo.

- Ðừng mở mắt! Mở mắt hoài thì sẽ không ngủ được!

Ba tôi lại nói, ông vẫn nằm ngay ngắn nên tôi nghĩ là ông không nhìn thấy tôi mở mắt, ông chỉ đoán thế thôi. Chẳng may cho tôi là lần nào ông cũng đoán đúng.

Tôi nhắm mắt lại, lim dim thôi, mi mắt vẫn còn hấp háy, nhưng tôi không thể nào bắt mi mắt tôi đừng hấp háy được.

Một lát, ba tôi hỏi:

- Con ngủ rồi phải không?

- Dạ rồi.

Tôi đáp, ngây ngô và ngoan ngoãn, rơi vào bẫy của ba tôi một cách dễ dàng.

Tôi nằm như vậy, thao thức một lát, tủi thân và sầu muộn, rồi thiếp đi lúc nào không hay.

Khi tôi thức dậy thì đường đời của tôi đã được vạch sẵn rồi. Tôi đi từ giường ngủ đến phòng tắm để rửa mặt rồi từ phòng tắm đi thẳng tới bàn học để làm một công việc chán ngắt là học bài hoặc làm bài tập.

Thỉnh thoảng tôi cũng được phép chạy ra đằng trước nhà chơi với lũ trẻ hàng xóm nhưng trước ánh mắt giám sát của mẹ tôi (từ một vị trí bí hiểm nào đó đằng sau các ô cửa mà mãi mãi tôi không khám phá được), tôi chỉ dám chơi những trò ẻo lả như nhảy lò cò hay bịt mắt bắt dê, đại khái là những trò dành cho bọn con gái hay khóc nhè. (Về sau, tinh khôn hơn, tôi đã biết cách ỉ ôi để mẹ tôi thả tôi qua nhà hàng xóm, nhờ đó một thời gian dài tôi đã có cơ hội làm những gì tôi thích).

Chơi một lát, tôi lại phải vào ngồi ê a tụng bài tiếp, càng tụng càng quên, nhưng vẫn cứ tụng cho mẹ tôi yên lòng đi nấu cơm.

Từ giây phút này trở đi thì đời sống của tôi tẻ nhạt vô bờ bến.

Tôi uể oải học bài trong khi chờ cơm chín. Cơm chín rồi thì tôi uể oải ăn cơm trong khi chờ tiếp tục học bài.

Tivi tiveo hiếm khi tôi mó tay vào được, trông nó cứ như một thứ để trang trí. Bao giờ cũng vậy, tôi chỉ được rời khỏi bàn học khi nào tôi đã thuộc tất cả bài vở của ngày hôm sau.

Ba tôi là người trực tiếp kiểm tra điều đó. Khác với mẹ tôi, ba tôi là người kiên quyết đến mức tôi có cảm tưởng ông sẽ thăng tiến vùn vụt nếu vô ngành cảnh sát, tòa án hay thuế vụ. Ông không bao giờ lùi bước trước những giọt nước mắt của tôi, dù lúc đó trông tôi rất giống một kẻ sầu đời đến mức chỉ cách cái chết có một bước chân.

- Con học bài xong rồi ba. - Thường thì tôi mở miệng trước.

Ba tôi tiến lại và nhìn tôi bằng ánh mắt nghi ngờ:

- Chắc không con?

- Dạ, chắc!

Tôi mau mắn đáp và khi ba tôi bắt đầu dò bài thì tôi lập tức phủ nhận sạch trơn sự quả quyết của mình bằng cách ngắc ngứ ngay ở chỗ mà tôi nghĩ dù có va đầu phải gốc cây tôi cũng không thể nào quên được.

- Học lại lần nữa đi con!

Ba tôi nhún vai nói và quay đi với tờ báo vẫn cầm chặt trên tay, rõ ràng ông muốn gửi đến tôi thông điệp rằng ông sẵn sàng chờ đợi tôi cho dù ông buộc phải đọc tới mẩu rao vặt cuối cùng khi không còn gì để mà đọc nữa.

Qua cái cách ông vung vẩy tờ báo trên tay, tôi e rằng ẩn ý của ông còn đi xa hơn: có vẻ như nếu cần, ông sẽ bắt đầu đọc lại tờ báo đến lần thứ hai và hơn thế nữa. Nghĩ vậy, tôi đành vùi đầu vào những con chữ mà lúc này đối với tôi đã như những kẻ tử thù, tâm trạng đó càng khiến tôi khó mà ghi nhớ chúng vô đầu óc.

Cho nên các bạn cũng có thể đoán ra khi tôi đã thuộc tàm tạm, nghĩa là không trôi chảy lắm thì cơ thể tôi đã bị giấc ngủ đánh gục một cách không thương tiếc và thường thì tôi lết vào giường bằng những bước chân xiêu vẹo, nửa tỉnh nửa mê trước ánh mắt xót xa của mẹ tôi.

Như vậy, tóm lại là đã hết một ngày.

~ to continue ~

 

0
Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi ThơChương 1: Tóm lại là đã hết một ngày Năm đó tôi tám tuổi.Sau này, tôi cũng nhiều lần thấy cuộc sống đáng chán khi thi trượt ở tuổi mười lăm, thất tình ở tuổi hăm bốn, thất nghiệp ở tuổi ba mươi ba và gặt hái mọi thành công ở tuổi bốn mươi.Nhưng tám tuổi có cái buồn chán của tuổi lên tám.Ðó là cái ngày không hiểu sao tôi lại có ý nghĩ rằng...
Đọc tiếp

Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ

Chương 1: Tóm lại là đã hết một ngày

 

Năm đó tôi tám tuổi.

Sau này, tôi cũng nhiều lần thấy cuộc sống đáng chán khi thi trượt ở tuổi mười lăm, thất tình ở tuổi hăm bốn, thất nghiệp ở tuổi ba mươi ba và gặt hái mọi thành công ở tuổi bốn mươi.

Nhưng tám tuổi có cái buồn chán của tuổi lên tám.

Ðó là cái ngày không hiểu sao tôi lại có ý nghĩ rằng cuộc sống không có gì để mà chờ đợi nữa.

Rất nhiều năm về sau, tôi được biết các triết gia và các nhà thần học vẫn đang loay hoay đi tìm ý nghĩa của cuộc sống và tới Tết Ma Rốc họ cũng chưa chắc đã tìm ra.

Nhưng năm tôi tám tuổi, tôi đã thấy cuộc sống chả có gì mới mẻ để khám phá.

Vẫn ánh mặt trời đó chiếu rọi mỗi ngày. Vẫn bức màn đen đó buông xuống mỗi đêm. Trên mái nhà và trên các cành lá sau vườn, gió vẫn than thở giọng của gió. Chim vẫn hót giọng của chim. Dế ri ri giọng dế, gà quang quác giọng gà. Nói tóm lại, cuộc sống thật là cũ kỹ.

Cuộc sống của tôi còn cũ kỹ hơn nữa. Mỗi đêm, trước khi đi ngủ, tôi đã biết tỏng ngày mai những sự kiện gì sẽ diễn ra trong cuộc đời tôi.

Tôi kể ra nhé: Sáng, tôi phải cố hết sức để thức dậy trong khi tôi vẫn còn muốn ngủ tiếp. Tất nhiên là trước đó tôi vẫn giả vờ ngủ mê mặc cho mẹ tôi kêu khản cả giọng rồi lay lay người tôi, nhưng dĩ nhiên tôi vẫn trơ ra như khúc gỗ cho đến khi mẹ tôi cù vào lòng bàn chân tôi.

Khi đặt chân xuống đất rồi, tôi phải đi đánh răng rửa mặt, tóm lại là làm vệ sinh buổi sáng trước khi bị ấn vào bàn ăn để uể oải nhai chóp chép một thứ gì đó thường là không hợp khẩu vị. Mẹ tôi luôn luôn quan tâm đến sức khỏe và cụ thể hóa mối quan tâm của mình bằng cách bắt tôi (và cả nhà) ăn những món ăn có nhiều chất dinh dưỡng trong khi tôi chỉ khoái xực những món mà bà cho rằng chẳng bổ béo gì, như mì gói chẳng hạn.

Quan tâm đến sức khỏe là điều tốt, và càng lớn tuổi mối quan tâm đó càng tỏ ra đúng đắn. Chẳng ai dám nói quan tâm như vậy là điều không tốt. Tôi cũng thế thôi. Khi tôi trưởng thành, có nhà báo phỏng vấn tôi, rằng giữa sức khỏe, tình yêu và tiền bạc, ông quan tâm điều gì nhất? Lúc đầu tôi nói nhiều về tình yêu, về sau tôi nói nhiều hơn về sức khỏe. Tôi phớt lờ tiền bạc, mặc dù tôi nhận thấy đó là một bất công: tiền bạc chưa bao giờ được con người ta thừa nhận là mối quan tâm hàng đầu dù tiền bạc ngày nào cũng chạy đi mua quà tặng cho tình yêu và thuốc men cho sức khỏe.

Nhưng thôi, đó là chuyện của người lớn - chuyện sau này. Còn tôi, lúc tám tuổi, tôi chỉ nhớ là tôi không thích ăn những món bổ dưỡng. Nhưng tất nhiên là tôi vẫn buộc phải ăn, dù là ăn trong miễn cưỡng và lười nhác, và đó là lý do mẹ tôi luôn than thở về tôi.

Ăn xong phần ăn buổi sáng (chả sung sướng gì), tôi vội vàng truy lùng sách vở để nhét vào cặp, nhặt trên đầu tivi một quyển, trên đầu tủ lạnh một quyển khác và moi từ dưới đống chăn gối một quyển khác nữa, dĩ nhiên bao giờ cũng thiếu một món gì đó, rồi ba chân bốn cẳng chạy vù ra khỏi nhà.

Trường gần nhà nên tôi đi bộ, nhưng thực tế thì tôi chưa bao giờ được thưởng thức thú đi bộ tới trường. Tôi toàn phải chạy. Vì tôi luôn luôn dậy trễ, luôn luôn làm vệ sinh trễ, luôn luôn ăn sáng trễ và mất rất nhiều thì giờ để thu gom tập vở cho một buổi học. Về chuyện này, ba tôi bảo: "Con à, hồi bằng tuổi con, bao giờ ba cũng xếp gọn gàng tập vở vào cặp trước khi đi ngủ, như vậy sáng hôm sau chỉ việc ôm cặp ra khỏi nhà!".

Nhưng hồi ba tôi bằng tuổi tôi thì tôi đâu có mặt trên cõi đời để kiểm tra những gì ông nói, bởi khi tôi bằng tuổi ba tôi bây giờ chắc chắn tôi cũng sẽ lặp lại với con tôi những điều ông nói với tôi - chuyện xếp tập vở trước khi đi ngủ và hàng đống những chuyện khác nữa, những chuyện mà tôi không hề làm.

Chà, với những chuyện như thế này, bạn đừng bao giờ đòi hỏi phải chứng minh. Ðôi khi vì một lý do nào đó mà chúng ta buộc phải bịa chuyện.

Chúng ta cứ lặp lại mãi câu chuyện bịa đó cho đến một ngày chúng ta không nhớ có thật là chúng ta đã bịa nó ra hay không, rồi sau đó một thời gian nữa nếu cứ tiếp tục lặp lại câu chuyện đó nhiều lần thì chúng ta sẽ tin là nó có thật. Thậm chí còn hơn cả niềm tin thông thường, đó là niềm tin vô điều kiện, gần như là sự xác tín. Như các nhà toán học tin vào định đề Euclide hay các tín đồ Thiên Chúa tin vào sự sống lại của Jesus.

Ôi, nhưng đó cũng lại là những vấn đề của người lớn.

Tôi kể tiếp câu chuyện của tôi hồi tám tuổi.

Như vậy, ra khỏi nhà một lát thì tôi tới trường.

Trong lớp, tôi luôn luôn ngồi ở bàn chót. Ngồi bàn chót thì tha hồ tán gẫu, cãi cọ, cấu véo hay giở đủ trò nghịch ngợm mà không sợ bị cô giáo phát hiện, nhưng điều hấp dẫn nhất ở vị trí tối tăm đó là ít khi bị kêu lên bảng trả bài.

Ðiều đó có quy luật của nó. Bạn nhớ lại đi, có phải bạn có rất nhiều bạn bè, yêu quí rất nhiều người nhưng không phải lúc nào bạn cũng nhớ tới họ.

Bộ nhớ chúng ta quá nhỏ để chứa cùng lúc nhiều khuôn mặt hay nhiều cái tên, chỉ khi nào nhìn thấy người đó ngoài phố hay bắt gặp cái tên đó trong một mẩu tin trên báo chẳng hạn thì chúng ta mới chợt nhớ ra và cảm động thốt lên "Ôi, đã lâu lắm mình không gặp nó. Năm ngoái mình kẹt tiền, nó có cho mình vay năm trăm ngàn!".

Cô giáo của tôi cũng vậy thôi. Làm sao cô có thể nhớ tới tôi và kêu tôi lên bảng trả bài khi mà cô không thể nào nhìn thấy tôi giữa một đống đầu cổ lúc nhúc che chắn trước mặt.

Ngày nào cũng như ngày nào, tôi ngồi đó, vừa xì xầm trò chuyện vừa cựa quậy lung tung, và mong ngóng tiếng chuông ra chơi đến chết được.

Trong những năm tháng mà người ta gọi một cách văn hoa là mài đũng quần trên ghế nhà trường (tôi thì nói thẳng là bị giam cầm trong lớp học), tôi chẳng thích được giờ nào cả, từ giờ toán, giờ tập viết đến giờ tập đọc, giờ chính tả. Tôi chỉ thích mỗi giờ ra chơi.

Ra chơi có lẽ là điều tuyệt vời nhất mà người lớn có thể nghĩ ra cho trẻ con. Ra chơi có nghĩa là những lời vàng ngọc của thầy cô tuột khỏi trí nhớ nhanh như gió, hết sức trơn tru. Ra chơi có nghĩa là được tháo cũi sổ lồng (tất nhiên sau đó phải bấm bụng chui vào lại), là được tha hồ hít thở không khí tự do.

Suốt những năm đi học, tôi và lũ bạn đã sử dụng những khoảnh khắc tự do hiếm hoi đó vào việc đá bóng, bắn bi, nhưng thường xuyên nhất và hăng hái nhất là những trò rượt đuổi, đánh nhau hay vật nhau xuống đất cho đến khi không đứa nào còn ra hình thù một học sinh ngoan ngoãn nữa mới thôi, tức là lúc khuỷu tay đã trầy xước, mắt đã bầm tím, chân đi cà nhắc và áo quần thì trông còn tệ hơn mớ giẻ lau nhà.

Tại sao tôi không kể giờ ra về vào đây. Vì ra về có nghĩa là rời khỏi một nhà giam này để đến một nhà giam khác, y như người ta chuyển trại cho các tù nhân, có gì hay ho đâu.

Tôi không nói quá lên đâu, vì ngày nào chào đón tôi ở đầu ngõ cũng là khuôn mặt lo lắng của mẹ tôi và khuôn mặt hầm hầm của ba tôi.

- Trời ơi, sao ngày nào cũng ra nông nỗi thế này hả con?

Ðại khái mẹ tôi nói thế, giọng thảng thốt, vừa nói vừa nắn nót cánh tay rướm máu của tôi như để xem nó sắp rụng khỏi người tôi chưa.

Ba tôi thì có cách nói khác, rất gần với cách rồng phun lửa:

- Mày lại đánh nhau rồi phải không?

- Con không đánh nhau. Tụi bạn đánh con và con đánh lại.

Tôi nói dối (mặc dù nói dối như thế còn thật hơn là nói thật) và khi ba tôi tiến về phía tôi với dáng điệu của một cơn bão cấp mười tiến vào đất liền thì mẹ tôi đã kịp kéo tôi ra xa:

- Ông ơi, con nó đã nát nhừ ra rồi!

Mẹ tôi có cách nói cường điệu rất giống tôi, tôi vừa chạy theo bà vừa cười thầm về điều đó.

Sau đó, không nói thì ai cũng biết là tôi bị mẹ tôi tống vào nhà tắm. Khi tôi đã tinh tươm và thơm phức như một ổ bánh mì mới ra lò thì mẹ tôi bắt đầu bôi lên người tôi đủ thứ thuốc xanh xanh đỏ đỏ khiến tôi chẳng mấy chốc đã rất giống một con tắc kè bông.

Dĩ nhiên là từ đó cho tới bữa cơm, tôi không được phép bước ra khỏi nhà để tránh phải sa vào những trò đánh nhau khác hấp dẫn không kém với bọn nhóc trong xóm, những đối thủ thay thế hết sức xứng đáng cho tụi bạn ở trường.

Ăn trưa xong thì tôi làm gì vào thời tôi tám tuổi?

Ði ngủ trưa!

Trên thế giới rộng lớn này, có lẽ có rất nhiều đứa nhóc trạc tuổi tôi đều bị các bậc phụ huynh cột chặt vào giấc ngủ trưa theo cái cách người ta cột bò vào cọc để chúng khỏi chạy lung tung mà hậu quả là thế nào hàng xóm cũng kéo đến nhà chửi bới om sòm.

Chứ thực ra với một đứa bé tám tuổi thì giấc ngủ trưa chẳng có giá trị gì về mặt sức khỏe. Khi tôi lớn lên thì tôi phải công nhận giấc ngủ trưa đối với một người lớn tuổi đúng là quý hơn vàng. Lớn tuổi thì sức khỏe suy giảm. Làm việc nhiều thì đầu nhức, mắt mờ, lưng mỏi, tay run, giấc ngủ ban đêm vẫn chưa đủ liều để sửa chữa thành công những chỗ hỏng hóc của cơ thể. Buổi trưa phải chợp mắt thêm một lát thì buổi chiều mới đủ tỉnh táo mà không nện búa vào tay hay hụt chân khi bước xuống cầu thang.

Nhưng nếu bạn sống trên đời mới có tám năm thì bạn không có lý do chính đáng để coi trọng giấc ngủ trưa. Với những dân tộc không có thói quen ngủ trưa, như dân Mỹ chẳng hạn, trẻ con càng không tìm thấy chút xíu ý nghĩa nào trong việc phải leo lên giường sau giờ cơm trưa.

Hồi tôi tám tuổi dĩ nhiên tôi không có được cái nhìn thông thái như thế. Nhưng tôi cũng lờ mờ nhận ra khi ba tôi đi ngủ thì tôi buộc phải đi ngủ, giống như một con cừu còn thức thì người chăn cừu không yên tâm chợp mắt vậy.

Tôi nằm cựa quậy bên cạnh ông trên chiếc đi-văng, thở dài thườn thượt khi nghĩ đến những quả đấm mà lũ bạn nghịch ngợm đang vung lên ngoài kia.

- Ðừng cựa quậy! Cựa quậy hoài thì sẽ không ngủ được!

Ba tôi nói, và tôi vờ nghe lời ông. Tôi không cựa quậy nhưng mắt vẫn mở thao láo.

- Ðừng mở mắt! Mở mắt hoài thì sẽ không ngủ được!

Ba tôi lại nói, ông vẫn nằm ngay ngắn nên tôi nghĩ là ông không nhìn thấy tôi mở mắt, ông chỉ đoán thế thôi. Chẳng may cho tôi là lần nào ông cũng đoán đúng.

Tôi nhắm mắt lại, lim dim thôi, mi mắt vẫn còn hấp háy, nhưng tôi không thể nào bắt mi mắt tôi đừng hấp háy được.

Một lát, ba tôi hỏi:

- Con ngủ rồi phải không?

- Dạ rồi.

Tôi đáp, ngây ngô và ngoan ngoãn, rơi vào bẫy của ba tôi một cách dễ dàng.

Tôi nằm như vậy, thao thức một lát, tủi thân và sầu muộn, rồi thiếp đi lúc nào không hay.

Khi tôi thức dậy thì đường đời của tôi đã được vạch sẵn rồi. Tôi đi từ giường ngủ đến phòng tắm để rửa mặt rồi từ phòng tắm đi thẳng tới bàn học để làm một công việc chán ngắt là học bài hoặc làm bài tập.

Thỉnh thoảng tôi cũng được phép chạy ra đằng trước nhà chơi với lũ trẻ hàng xóm nhưng trước ánh mắt giám sát của mẹ tôi (từ một vị trí bí hiểm nào đó đằng sau các ô cửa mà mãi mãi tôi không khám phá được), tôi chỉ dám chơi những trò ẻo lả như nhảy lò cò hay bịt mắt bắt dê, đại khái là những trò dành cho bọn con gái hay khóc nhè. (Về sau, tinh khôn hơn, tôi đã biết cách ỉ ôi để mẹ tôi thả tôi qua nhà hàng xóm, nhờ đó một thời gian dài tôi đã có cơ hội làm những gì tôi thích).

Chơi một lát, tôi lại phải vào ngồi ê a tụng bài tiếp, càng tụng càng quên, nhưng vẫn cứ tụng cho mẹ tôi yên lòng đi nấu cơm.

Từ giây phút này trở đi thì đời sống của tôi tẻ nhạt vô bờ bến.

Tôi uể oải học bài trong khi chờ cơm chín. Cơm chín rồi thì tôi uể oải ăn cơm trong khi chờ tiếp tục học bài.

Tivi tiveo hiếm khi tôi mó tay vào được, trông nó cứ như một thứ để trang trí. Bao giờ cũng vậy, tôi chỉ được rời khỏi bàn học khi nào tôi đã thuộc tất cả bài vở của ngày hôm sau.

Ba tôi là người trực tiếp kiểm tra điều đó. Khác với mẹ tôi, ba tôi là người kiên quyết đến mức tôi có cảm tưởng ông sẽ thăng tiến vùn vụt nếu vô ngành cảnh sát, tòa án hay thuế vụ. Ông không bao giờ lùi bước trước những giọt nước mắt của tôi, dù lúc đó trông tôi rất giống một kẻ sầu đời đến mức chỉ cách cái chết có một bước chân.

- Con học bài xong rồi ba. - Thường thì tôi mở miệng trước.

Ba tôi tiến lại và nhìn tôi bằng ánh mắt nghi ngờ:

- Chắc không con?

- Dạ, chắc!

Tôi mau mắn đáp và khi ba tôi bắt đầu dò bài thì tôi lập tức phủ nhận sạch trơn sự quả quyết của mình bằng cách ngắc ngứ ngay ở chỗ mà tôi nghĩ dù có va đầu phải gốc cây tôi cũng không thể nào quên được.

- Học lại lần nữa đi con!

Ba tôi nhún vai nói và quay đi với tờ báo vẫn cầm chặt trên tay, rõ ràng ông muốn gửi đến tôi thông điệp rằng ông sẵn sàng chờ đợi tôi cho dù ông buộc phải đọc tới mẩu rao vặt cuối cùng khi không còn gì để mà đọc nữa.

Qua cái cách ông vung vẩy tờ báo trên tay, tôi e rằng ẩn ý của ông còn đi xa hơn: có vẻ như nếu cần, ông sẽ bắt đầu đọc lại tờ báo đến lần thứ hai và hơn thế nữa. Nghĩ vậy, tôi đành vùi đầu vào những con chữ mà lúc này đối với tôi đã như những kẻ tử thù, tâm trạng đó càng khiến tôi khó mà ghi nhớ chúng vô đầu óc.

Cho nên các bạn cũng có thể đoán ra khi tôi đã thuộc tàm tạm, nghĩa là không trôi chảy lắm thì cơ thể tôi đã bị giấc ngủ đánh gục một cách không thương tiếc và thường thì tôi lết vào giường bằng những bước chân xiêu vẹo, nửa tỉnh nửa mê trước ánh mắt xót xa của mẹ tôi.

Như vậy, tóm lại là đã hết một ngày.

1
7 tháng 1

Tuổi thơ êm đẹp

Trong cuộc sống có nhiều người vừa mới gặp khó khăn đã từ bỏ, nản chí,mà cuộc đời thì khó khăn thường nhiều hơn thuận lợi. Song bên cạnh đó còn có những người có ý chí, quyết tâm để đạt mục đích chính đáng của mình. Chính họ đã nhận ra rằng: “Có chí thì nên”. “Có chí thì nên”: một bài học giáo dục rất hay từ thời xưa, đặc biệt là đối với những người muốn...
Đọc tiếp

Trong cuộc sống có nhiều người vừa mới gặp khó khăn đã từ bỏ, nản chí,mà cuộc đời thì khó khăn thường nhiều hơn thuận lợi. Song bên cạnh đó còn có những người có ý chí, quyết tâm để đạt mục đích chính đáng của mình. Chính họ đã nhận ra rằng: “Có chí thì nên”. 
“Có chí thì nên”: một bài học giáo dục rất hay từ thời xưa, đặc biệt là đối với những người muốn làm giàu. Đôi khi chính chúng ta phải nhìn nhận rằng số người thiếu sự quyết tâm, ý chí phấn đấu ngày càng nhiều trong xã hội. Dường như chính bản thân họ, đúng hơn là sự tự giác, tự thân vận động đã bị mất đi trong cuộc sống tiện nghi đầy đủ. Vì lẽ đó mà họ sống một cách an nhàn, thiếu sự nỗ lực, ý chí cầu tiến. Và sẽ tai hại hơn khi chính họ chưa được rèn luyện, được dạy cách thích ứng với mọi tình huống bất ngờ xảy đến. Mặt khác còn có những người lại bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc trước mắt là đùn đẩy, có suy nghĩ là sẽ không làm được, từ bỏ tất cả mọi thứ. Những con người ấy chỉ nhìn sự việc qua một khía cạnh, một khía cạnh bó hẹp trong cái khuôn khổ mà họ từ tạo ra. Một cái vỏ bọc của sự bi quan. Họ chỉ thấy cái bất lợi trước mắt nhưng lại quên đi lợi ích lâu dài. Bên cạnh đó lại có những người mới vừa gặp thử thách đầu tiên là lại tự bỏ cuộc. Chuyện này đã quá quen thuộc. Việc từ bỏ nhanh chóng ấy là do người đó thiếu sự tự tin, cầu tiến, họ sợ thất bại, họ không dám nhìn nhận sự thật dù có thể là phũ phàng. Và cũng đôi khi có nhiều người đã nỗ lực hết sức mình để vượt qua thử thách nhưng lại không đạt được kết quả mong muốn. Điều đó lại càng dẫn đến việc người ấy sẽ bị áp lực đè nặng, để rồi nản chí, dừng cuộc đua nửa chừng trong khi bản thân họ chỉ mới đi một phần ba chặng đường. Thậm chí có người leo cây gần đến ngày hái quả vẫn bỏ cuộc.Thật ra chẳng có gì mới lạ cả. Con người từ cổ chí kim vẫn chạy đường trường trên cái lối mòn, ngặt nghèo này. Bù lại-và cũng chính từ đó mà ra?- xã hội loài người vẫn luôn trọng vọng những ai đạt được mục đích của mình, và mục đích càng cao lại càng thêm vinh dự. Cái chính yếu và được đề cao vẫn là cái quyết tâm, chừng nào còn bền gan trên đường; cho dù đã thất thểu, hay chỉ còn thoi thóp; thì tệ lắm cũng vẫn được người đời khen tặng là có chí hướng, có nghị lực. Vì vậy, chúng ta cứ cố gắng hết sức của mình, hãy sử dụng chính khả năng, con người thật của ta thì dù có thất bại đi chăng nữa, chúng ta cũng vui lòng. Điều đó đâu đáng để ta buồn, có thất bại mới có thành công, có nghị lực mới đạt được kết quả. 
Văn hóa con người vẫn chỉ quảng bá và đề cao sự kiên cường. Chúng ta đều được dạy từ lúc nằm nôi là một khi đã quyết định hướng đi và mục tiêu thì nhất định phải vững lòng theo đuổi đến cùng. Phải theo đuổi cho đến khi thắng lợi vẻ vang hay thất bại hào hùng, nhưng chúng ta tuyệt không được dạy cách rút lui kịp thời, cách bỏ cuộc đúng lúc. Sa lầy trong cuộc chiến, bám trụ một cách bền gan, chôn vùi thêm bao sinh mạng cũng mặc kệ. 

Nhưng để lập trường bị lung lạc hay mất niềm tin là tệ hại, xét lại mục tiêu hay đường hướng đặt ra-cho dù trên cơ sở nào cũng vậy- thì quả phạm vào tối kị. Điều này nghe chừng như chỉ là một sự ràng buộc về văn hóa hay xã hội, song thực sự lại có vẻ được đóng khuôn sẵn trong tâm trí, tư duy con người. Theo đó, chính những con người có khả năng lí luận sâu sắc lại là những người ít sẵn sàng tự chuyển đổi cách nhìn. Trái lại, họ là thành phần bám víu mạnh mẽ nhất vào đường hướng đã từng lựa chọn. Lẽ nào, con người ta lại tâm niệm cuộc sống chỉ là những quãng đường việt dã nối tiếp và đã lên thì không thể dừng hay quay lại. Nói thẳng ra là chính chúng ta cần phải biết lượng sức mình, đừng lấy cái tính bền chí của mình mà lại lạm dụng nó vì mục đích thiếu thiết thực. 

Nếu nói một vận động viên chỉ cần tính bền bỉ, kiên cường là có thể chinh phục đường đua 100km thì quả là một sai lầm. Họ hiểu rằng chỉ một yếu tố “ý chí” thì không thể giúp họ hoàn thành chặng đường nếu thiếu “sức lực”. Chúng ta cũng như học nhưng thay vào đó là “cơ hội”. Chính chúng ta tạo nên cơ hội và cần phải khôn ngoan trong việc tận dụng nó. Đừng ngồi đó mà há miệng chờ sung, một việc ngu xuẩn, phung phí thời giờ. Và khi biết cách tạo ra cơ hội cho bản thân mình thì ắt hẳn người ấy sẽ có được lợi thế. 

Việc để có được ý chí bền bỉ cần phải dựa vào chính chúng ta. Nó dễ có, nhưng cũng dễ mất nếu như không biết gìn giữ và di dưỡng nó hằng ngày. Đừng cố tạo ra áp lực cho ta, điều đó sẽ gây ra việc phản tác dụng trong việc hình thành tính “kiên trì”. Mối quan hệ giữa “chí” và “cơ hội” là sự liên kết chặt chẽ mà một người muốn thành công sẽ có. 

Xét cho cùng, mọi người trong chúng ta cần tu dưỡng đức tính của mình, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Có như vậy, nó mới trở thành một nếp sống đẹp trong mỗi con người.

3
28 tháng 1 2018

Lưu gì mà gửi lên 

Mik biết bài ày chép mạng mà

28 tháng 1 2018

Chép mạng chứ gì 

Mới đây các giáo sư tâm lí học ở Trường Đại học York và Toronto đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn.Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại những cá...
Đọc tiếp

Mới đây các giáo sư tâm lí học ở Trường Đại học York và Toronto đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn.

Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc.

Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ được đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành những đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn.

(Trích Đọc sách văn học giúp chúng ta thông minh hơn - Dân trí)

 

1. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? 

2. Trong phần trích trên, theo nghiên cứu của các giáo sư tâm lí học, việc đọc sách văn học có tác dụng gì với con người? 

3. Em có nhận xét gì về văn hóa đọc sách của học sinh trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay? 

 

 

3

TL: 

Tham khảo nhé: 

Câu 1:

-Phương thức biểu đạt chính:Nghị luận

Câu 2:

-Trong đoạn trích trên,theo nghiên cứu của các giáo sư tâm lý học,việc đọc sách văn hóa có những tác dụng với con người:

+Có khả năng thấu hiểu

+Cảm thông chân thành

+Nhìn nhận sự việc đa chiều

+Trẻ nhỏ có cách ứng xử ôn hòa,thân thiện

+Được yêu mến

Câu 3:

-Nhận xét về văn hóa đọc sách của giới trẻ Việt Nam trong thời đại thông tin hiện nay:

+Trong thời đại 4.0 hiện này các bạn có rất nhiều phương tiện hiện đại phục vụ cho nhiều thứ.Trong đó cũng có những ứng dụng đọc sách.Tuy nhiên,đa số các bạn trẻ ở Việt Nam lại chẳng mấy hào hứng với những quyển sách thực sự có giá trị.Hoặc là không đọc hoặc là đọc những lại truyện chưa phù hợp với lứa tuổi của các bạn.May thay,cũng có những tấm gương đọc sách rất đáng khen,các bạn đã đọc,chọn lọc ra những câu nói hay đăng lên MXH để mời gọi mọi người cùng hưởng ứng việc đọc sách. 

@tuantuthan 

HT

Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản trên là: Nghị luận

Câu 2:

-Trong đoạn trích trên,theo nghiên cứu của các giáo sư tâm lý học,việc đọc sách văn hóa có những tác dụng với con người:

+Có khả năng thấu hiểu

+Cảm thông chân thành

+Nhìn nhận sự việc đa chiều

+Trẻ nhỏ có cách ứng xử ôn hòa,thân thiện

+Được yêu mến

Câu 3:

-Nhận xét về văn hóa đọc sách của giới trẻ Việt Nam trong thời đại thông tin hiện nay:

+Trong thời đại 4.0 hiện này các bạn có rất nhiều phương tiện hiện đại phục vụ cho nhiều thứ.Trong đó cũng có những ứng dụng đọc sách.Tuy nhiên,đa số các bạn trẻ ở Việt Nam lại chẳng mấy hào hứng với những quyển sách thực sự có giá trị.Hoặc là không đọc hoặc là đọc những lại truyện chưa phù hợp với lứa tuổi của các bạn.May thay,cũng có những tấm gương đọc sách rất đáng khen,các bạn đã đọc,chọn lọc ra những câu nói hay đăng lên MXH để mời gọi mọi người cùng hưởng ứng việc đọc sách.

Câu 4:

     Có thể thấy nền văn học Việt Nam có một khối lượng tác phẩm văn học đồ sộ,trong số đó tác phẩm "Chiếc lược ngà"của nhà văn Nguyễn Quang Sáng để lại cho tôi nhiều xúc cảm nhất.Có lẽ bản thân là một người khá nội tâm nên khi đọc tác phẩm viết về tình phụ tử-một tình cảm ,thiêng liêng,cao cả nên tôi đã không kìm được lòng mình.Nhất là đoạn bé Thu nhận ông Sáu là cha của mình.Tình cảm cha con sâu sắc của cha con ông Sáu đã vượt qua bom đạn của chiến tranh để ngày càng thiêng liêng, ngời sáng và gắn bó chặt chẽ với tình yêu quê hương, đất nước.Nguyễn Quang Sáng như muốn nói rằng trong cuộc kháng chiến gian khổ chống ngoại xâm vừa qua của dân tộc ta, tình nghĩa con người Việt Nam, nhất là tình cha con, đồng đội, sự gắn bó thế hệ già với thế hệ trẻ, người chết và người sống… mãi mãi bất diệt. Như chiếc lược ngà ba tặng lại không bao giờ có thể mất, tình cha con của bé Thu cũng sẽ mãi mãi bất diệt!.

(1) En-ri-cô yêu dấu của bố! Việc học quả là khó nhọc đối với con. Như mẹ đã nói, con vẫn chưa đến trường với thái độ hăm hở và vẻ mặt tươi cười. Nhưng con hãy nghĩ xem, một ngày sẽ trống trải biết bao nếu con ko đến trường. Và chắc chắn chỉ 1 tuần lễ thôi, thế nào con cũng xin trở lại lớp học. Hiện nay tất cả thiếu niên đều đi học, En-ri-cô yêu dấu ạ. Con hãy nghĩ...
Đọc tiếp

(1) En-ri-cô yêu dấu của bố! Việc học quả là khó nhọc đối với con. Như mẹ đã nói, con vẫn chưa đến trường với thái độ hăm hở và vẻ mặt tươi cười. Nhưng con hãy nghĩ xem, một ngày sẽ trống trải biết bao nếu con ko đến trường. Và chắc chắn chỉ 1 tuần lễ thôi, thế nào con cũng xin trở lại lớp học. Hiện nay tất cả thiếu niên đều đi học, En-ri-cô yêu dấu ạ. Con hãy nghĩ đến những người thợ tối tối vẫn đến trường sau khi đã lao động vất vả suốt ngày; hãy nghĩ đến những cô gái đã đi học vào ngày chủ nhật vì cả tuần lễ phải bận rộn trg các xưởng thợ, đến những người lính ở thao trường trở về là đã viết viết, đọc đọc. Con hãy nghĩ đến những cậu bé câm và mù vẫn phải học (.....). Hãy can đảm lên con, người lính nhỏ của đạo quân mênh mông ấy. Sách vở là vũ khí của con, lớp học là đơn vị của con, trận địa là cả toàn cầu và chiến thắng là nền văn minh nhân loại.........

(2) Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mính trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!.... Nhớ lại điều ấy, bố ko thể nén được cơn tức giận đối với con. Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư? Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con

a) Xác định nội dung chính và đặt nhan đề cho mỗi đoạn văn trên.

b) Nội dung hai đon trên có gì giống với văn bản Cổng trường mở ra của Lý Lan?

c) Em hãy viết từ một d9en61 hai câu và đầu hoặc mỗi đoạn văn để khái quát lại nội dung của đoạn

2
19 tháng 8 2016

a) -Nội dung đoạn 1:Vai trò của việc học tập mà người bố giảng dạy cho En-ri-cô.Nhan đề:Vai trò của việc học

  -Nội dung đoạn 2:Người bố đã nói về sự to lớn của tình yêu thương mà mẹ dành cho En-ri-cô thuở trước.Nhan đề:Tình thương của mẹ

b)Nội dung của 2 đoạn trên giống với vân bản cổng trường mở ra ở điểm:Văn bản Cổng trường mở ra và 2 đoạn văn này cùng nói về vai trò của việc học và tình mẹ

c)-Câu mở đầu cho đoạn 1:En-ri-cô à con phải hiểu việc học quan trọng như thế nào đối với chúng ta

  -Câu mở đầu cho đoạn 2:Người mẹ nào cũng yêu thương con mnhf hết mực.Mẹ của con cũng vậy.

Lần sau đăng từng câu thôi bn mệt quá

 

26 tháng 8 2016

cau tra loi that tuyet voi

nho no ma toi da hoan thanh xong bai tap

 

 Một cô gái ngồi trên tàu vào đêm nọ để ý thấy người phụ nữ ngồi đối diện mình cứ nhìn chằm chằm vào cô. Bà ta ngồi bất động giữa hai người đàn ông trung niên. Cô gái cố đưa mắt đi chỗ khác, nhưng bà ta vẫn nhìn chằm chằm vào cô. Ở bến kế tiếp, một hành khách mới đi lên tàu. Ông ta mặc chiếc áo màu đen và ngồi xuống bên cạnh cô gái. Nhưng người phụ nữ kia không thèm...
Đọc tiếp

 Một cô gái ngồi trên tàu vào đêm nọ để ý thấy người phụ nữ ngồi đối diện mình cứ nhìn chằm chằm vào cô. Bà ta ngồi bất động giữa hai người đàn ông trung niên. Cô gái cố đưa mắt đi chỗ khác, nhưng bà ta vẫn nhìn chằm chằm vào cô. Ở bến kế tiếp, một hành khách mới đi lên tàu. Ông ta mặc chiếc áo màu đen và ngồi xuống bên cạnh cô gái. Nhưng người phụ nữ kia không thèm để ý đến người khách mới vào. Bà ta vẫn cứ nhìn chằm chằm vào cô. Hai người đàn ông ngồi bên cạnh bà không hề nhìn về hướng cô. Khi tàu dừng lại ở ga tiếp theo, người đàn ông mặc áo đen ngồi cạnh cô gái đứng dậy. Bỗng nhiên, ông ta cầm lấy tay cô gái, kéo cô ra khỏi tàu dù đây không phải là bến đỗ của cô bé và cô cũng không hề muốn xuống tàu. Khi chỉ còn 2 người trên sân ga, cô gái hoảng hốt la hét nhưng người đàn ông chỉ nói:“Bình tĩnh đi. Tôi vừa mới cứu mạng cô xong đấy. Tôi không muốn làm cô sợ nhưng tôi phải đưa cô ra khỏi con tàu”.Tại sao ông ta lại làm như vậy?câu này no khó

4
27 tháng 9 2018

vì ổng bị điên

27 tháng 9 2018

vì bả chưa ổn định tâm lý(bị điên)