Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
EM MỚI LỚP 3 NHƯNG EM SẼ TRẢ LỜI: EM CÓ SUY NGHĨ LÀ KO PHẢI VIỆC NÀO MÌNH CŨNG TỰ LÀM ĐƯỢC MÀ KO CẦN MỘT SỰ GIÚP ĐỠ NÀO, NẾU MỘT VIỆC MÀ MÌNH KO THỂ LÀM MÀ MÌNH CỨ BẮT NGƯỜI KHÁC PHẢI HIỂU Í CỦA MÌNH MÀ GIÚP
NẾU SAI THÌ MONG CHỊ THÔNG CẢM CHO EM Ạ
TẠI EM HƠI NGẠI MÀ VẪN MUỐN TRẢ LỜI .HÌ HÌ
1. Vì sao cậu bé òa khóc?
a. Vì cậu bé chơi một mình cảm thấy buồn.
b. Vì chân cậu ta va phải tảng đá rất đau
c. Vì cậu không thể nhấc được tảng đá lên.
2. Bố cậu đã giúp cậu như thế nào ?
a. Ông nhờ người đến giúp đỡ
b.Ông nhấc hòn đá ra chỗ khác
c. Ông tìm một chiếc gậy cứng để bẩy hòn đá đi
3. Vì sao người bố lại nói cậu bé chưa dùng hết sức của mình ?
a. Vì cậu chưa nhờ đến sự giúp đỡ của người thân và bạn bè.
b. Vì cậu không thể dục nên không dùng được hết sức của mình
Vì cậu chưa biết cách dùng hết sức của mình.
4. Em hiểu câu nói của người cha :"Chỉ với sức mạnh ấy , nhiều điều không thể sẽ trở thành có thể "có ý nghĩa gì ?
a. Sức mạnh của mỗi người luôn tiềm ẩn bên trong.
b. Việc khó đến đâu nếu biết phát huy sức mạnh xung quanh ta sẽ đạt được thành công.
c. Muốn làm được mọi việc , bản thân phải có sức mạnh kì diệu
Bài 2: Gạch dưới những câu văn miêu tả hành động ý chí sắt đá của Xtac-đi:
…Vì thế, tất cả học trò đều gọi cậu là thằng “đầu gỗ”. Nhưng, về phần mình thì Xtac-đi tự nhủ: “Hoặc là mình chết, hoặc là mình thành công”. Và cậu ta bắt đầu học: học đêm, học ngày, học ở nhà, học trong lớp, học khi đi dạo, cần cù chịu khó như một con bò, gan lì như một con la. Và thế, vì hết lòng siêng năng, cậu ta vượt lên tất cả mọi người, cái cậu rắn đầu ấy!
Trước đây, cậu ta không biết một tí gì về phép tính; bài văn thì cậu cho rằng toàn những điều nhảm nhí, không thể nhớ nổi một ngày tháng nào, thế mà bây giờ cậu giải được các bài học không chút nhầm lẫn. Mỗi khi có được mười xu là cậu mua ngay một quyển sách: cậu đã lập được một tủ sách nhỏ rồi. Và trong một lúc phấn chấn, cậu đã hứa sẽ cho tôi xem khi nào tôi đến chơi nhà cậu. Xtac-đi luôn tựa cằm vào hai bàn tay nắm chặt nghe thầy giảng giải.
… Cái cảnh đẹp nhất là lúc tan học bố cậu đến đón cậu. Ông ta không hề ngờ rằng con mình lại được huy chương, nên nghe chuyện, ông ta vẫn không tin. Phải có thầy giáo đến xác nhận, và thế là ông đã phá lên cười khanh khách, vỗ đánh bốp một cái vào gáy con và nói: “Giỏi lắm, giỏi hết sức! Cái đầu to thân yêu này!”. Ông ta lại nhìn con, rất đỗi ngạc nhiên. Những người có mặt chung quanh đều mỉm cười vui vẻ.
1. Vào những ngày giáp Tết, đường quê lúc nào cũng tấp nập người qua lại.
2. Các gian hàng mứt, kẹo, hoa quả / luôn đông khách.
3. Tối Giao thừa, vài nhà còn đỏ lửa với nồi bánh chưng.
4. Mình / thấy thật ấm lòng khi nhìn ngọn lửa hồng bập bùng trong đêm.
5. Sáng mùng một, mình / ra sân hít thở không khí mùa xuân và ngắm nhìn hoa đào đỏ thắm trước sân nhà.
6. Mùa xuân / đã về.
NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG
Cuộc đua ma-ra-thon hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người, chờ tiếng súng lệnh vang lên.
Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “Người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy.
Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị , rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Tôi nửa muốn cho chị dừng lại nửa cầu mong chị tiếp tục. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.
Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.
Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “Người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi.
Trả lời các câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Nhiệm vụ của nhân vật “Tôi” trong bài là
A. Lái xe cứu thương.
B. Chăm sóc y tế cho vận động viên.
C. Bắn tiếng súng lệnh cho cuộc đua .
D. hò reo cổ vũ cho cuộc đua.
Câu 2: Không khí của cuộc thi ma-ra-thon thế nào?
A. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon sôi nổi.
B. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon buồn tẻ.
C. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon bình thường.
D. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon yên lặng.
Câu 3: Trong giải ma-ra-thon tác giả chú ý đến nhân vật nào nhất?
A. Chú ý đến những người xuất phát đầu tiên.
B. Chú ý đến những người chạy theo để cổ vũ.
C. Chú ý đến người xuất phát cuối cùng.
D. Chú ý đến những người trên xe cứu thương.
Câu 4: Giải Ma-ra-thon là giải:
A. Giải ma -ra -thon dành cho người thích bơi lội.
B. Giải ma-ra-thon dành cho người thích đi xe đạp.
C. Giải ma-ra-thon dành cho người thích chạy bộ.
D. Giải ma-ra-thon dành cho người thích leo núi
Câu 5: “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua là ai? Có đặc điểm gì? : Người chạy cuối cùng có đôi chân tật nguyền.
Câu 6: Đoạn cuối bài : “Kể từ hôm đó,…nhẹ nhàng đối với tôi” tác giả muốn khuyên em điều gì? Theo mình là tác giả muốn khuyên chúng ta phải sống có nghị lực để vượt qua mọi khó khăn thách thức.
Câu 7: Câu “Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra.”
A. Câu khiến . B. Câu kể Ai làm gì ?
C. Câu kể Ai là gì ? D. Câu kể Ai thế nào?
Câu 8: Dòng nào sau đây chỉ toàn là từ láy ?
A. Xanh um, lộng lẫy, ngay ngáy, rực rỡ, mênh mông.
B. Rực rỡ, lộng lẫy, xanh um, ngay ngáy, bờ bến.
C. Rực rỡ, lộng lẫy, xanh um, ngay ngáy, ấm áp
D. Rực rỡ, lộng lẫy, xúm xít, ngay ngáy, ấm áp
Câu 9: Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu: “( Bàn chân chị ấy ) ( cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra.)”
Chủ ngữ Vị ngữ
Câu 10: Em đặt câu kể “Ai là gì?” để khen chị vận động viên đã chiến thắng.
Chị đúng là một nhà vô địch thực thụ.
1. B
2.A
3.C
4.C
5. Người chạy cuối cùng là một phụ nữ. Người phụ nữ có đôi bàn chân tật nguyền.
6 Khi gặp công vc khó khăn, chúng ta quyết tâm thì mọi việc sẽ thành công tốt đẹp.
7 D
8 D
9. Chủ ngữ: "Bàn chân chị ấy"
Vị ngữ: "cứ chụm vào mà đầu gối lại đưa ra"
10. Chị ấy là người rất kiên trì.
Chị ấy là người đáng quý.
Chị ấy là người chiến thắng.
Chúc bạn học tốt.