K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: 

Nghịch cảnh giúp ta thành công

      Một người có nghị lực có thể đổi rủi thành may, chuyển hoạ thành phúc. Tôi không bàn đến lẽ thất bại là mẹ thành công.

      Bạn nào cũng đã biết Edison phải nếm mùi thất bại cả ngàn lần rồi mới chế tạo được ra bóng đèn điện và ông cho những thất bại ấy là những thành công nho nhỏ vì mỗi thất bại ấy là những kinh nghiệm để tiến gần tới mục đích. Ở đây, tôi chỉ xin tiếp tục xét đến sự rủi ro. Những rủi ro lớn và lâu ta gọi là nghịch cảnh; mà nghịch cảnh thường giữ một chức vụ quan trọng trong sự thành công. Bệnh tật liên miên là một nghịch cảnh phải không bạn?

      Nhưng nếu Voltaire không đau vặt, về già phải nằm trên giường quanh năm thì chắc gì ông đã sáng tác được nhiều như vậy? Marcel Proust, nếu không mắc bệnh thần kinh, sợ tiếng động đến nỗi suốt đời tự giam mình trong một phòng kín mịt, cách thanh, thì ông có được cô tịch để suy nghĩ về tâm lý và viết được tác phẩm độc đáo bất hủ, tức cuốn “Đi tìm thời gian đã mất” không?

      Ông Ben Fortson bị tai nạn xe hơi, cụt cả hai chân, mà không cho như vậy là nghịch cảnh, còn mừng là diễm phúc vì nằm liệt một chỗ, ông đọc được rất nhiều sách về chính trị, kinh tế, xã hội, thành một nhà bác học có tài hùng biện rồi được bầu làm thống đốc một tiểu bang ở Mỹ.

      Nếu không bị loà chưa chắc Milton đã thành một thi hào của muôn thuở và nhạc sĩ Beethoven nếu không bị điếc thì tài nghệ của ông chắc gì đã tới mức tuyệt đích?

      Charles Darwin nhờ tàn tật mà lập nên sự nghiệp. Ông nói: “Nếu thân tôi không là cái xác vô dụng, chưa chắc tôi đã có đủ sức mạnh tinh thần để biểu minh lý thuyết của tôi”.

      Bà Hellen Keller hồi hai tuổi, bị bệnh nặng, hoá đui, điếc và câm, lớn lên lại nghèo tới nỗi có hồi phải ngủ trong một nhà xác. Vậy mà bà thắng được nghịch cảnh, học rộng, viết bảy cuốn sách, đi diễn thuyết khắp châu Mỹ và châu Âu, được Mark Twain cho là một người lạ lùng nhất, ngang hàng với Nã Phá Luân ở thế kỷ 19.

      Nhiều bạn trẻ thường phàn nàn với tôi vì cảnh nhà nghèo túng, hoặc không được lâu và làm ăn cũng không được. Nghèo túng là một nghịch cảnh thật, nhưng biết lợi dụng nó thì nó lại là một tay sai đắc lực giúp ta thành công. Chính vì nghèo khổ, người ta mới ham tự học, thấy cần phải tự học, J.J.Rousseau trên mười tuổi đã phải đi lang thang khắp nơi, làm đủ các nghề để kiếm ăn, nhờ có chí, biết tự học trong lúc rảnh mà nổi danh là một triết gia, ảnh hưởng lớn đến thế giới. Một người hỏi ông: “Ông học tại những trường nào mà giỏi như vậy?”. Ông đáp: “Học trong trường nghịch cảnh”. […]

      Trên đường doanh nghiệp cảnh nghèo thường kích thích hoạt động chứ không phải luôn luôn là một trở ngại. Hầu hết những ông vua thép, vua báo, vua dầu lửa, vua xe hơi ở Âu - Mỹ đều xuất thân hàn vi hơn bạn và tôi. Họ đã phải bán báo, đánh giày, lượm rác, làm bồi phòng, … chỉ nhờ hai bàn tay trắng mà làm nên sự nghiệp. Cổ nhân đã nhận xét đúng: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”, vì hễ nghèo thì bị tủi nhục, bị hiếp đáp nên người ta quyết tâm thắng nó, tận lực cải thiện đời sống, đem cả tâm trí ra phấn đấu đến cùng, và sớm muộn gì người ta cũng thắng, cũng hoá giàu. Vả lại, có nghèo người ta mới dám mạo hiểm để làm lớn, không sợ thất bại, thắng thì được tất cả mà thua thì chẳng mất gì. Giàu có sinh nhút nhát, làm biếng; nên một người Pháp đã nói: “Những con ngựa mập không chạy được nhanh” và một nhà doanh nghiệp nọ phàn nàn với bạn như vầy: “Tôi biết thằng con tôi, nó có nhiều đức tính lắm, song nó có một cái bất lợi rất lớn là nó sinh trong một nhà giàu”. Russell H. Conwell trong bài “Hàng mẫu kim cương” nói: “Không có vốn là phước cho bạn đó. Thấy bạn không có vốn, tôi mừng lắm. Tôi thương hại con trai những phú gia. Những cậu Hai, cậu Ba đó ở thời này có một địa vị thực khó khăn. Họ đáng thương. Họ không biết nổi những cái quý nhất trong đời. Theo bảng thống kê ở Massachusetts, trong số 17 cậu con phú gia, không cậu nào khi chết mà giàu. Họ sinh trưởng trong cảnh giàu sang thì chết trong cảnh nghèo hèn”. Vậy bạn đừng phàn nàn không có vốn để làm ăn. Thiếu cái vốn tiền bạc thì bạn đã có cái vốn khác quý báu hơn nhiều, không ai ăn cướp được, đánh cắp được, tịch thâu được của bạn, một cái vốn mà sự phá giá của đồng tiền không hề ảnh hưởng mảy may gì tới cả, cái vốn đó là sự hiểu biết, những kinh nghiệm, sức làm việc, lòng kiên nhẫn, chí quyết thắng của bạn. Trời đã ban cho ta bộ óc, hai bàn tay và 24 giờ mỗi ngày thì ta không thể phàn nàn rằng thiếu tiền, thiếu vốn là một nghịch cảnh. Nghịch cảnh lớn nhất trong đời người có lẽ là sự tù đày. Nhưng biết bao vĩ nhân đã lập nên sự nghiệp bất hủ giữa bốn bức tường đá của nhà giam! Vua Văn Vương nhà Chu bị cùm nơi ngục Dữu Lý mà viết “Chu Dịch” - một cuốn triết lý cao siêu của phương Đông; Hàn Phi bị tù ở Tần mới soạn hai thiên “Thuyết nạn” và “Cô phẫn”; Tư Mã Thiên dùng những ngày sống thừa trong khám để viết bộ “Sử ký”, một tác phẩm bất hủ làm vẻ vang cho dân tộc Trung Hoa; Phan Bội Châu để lại tập “Ngục trung thư” (thư viết trong ngục); Huỳnh Thúc Kháng, Phan Văn Hùm tự học chữ Pháp hoặc chữ Hán trong khi bị đày ở Côn Đảo; Gandhi bảo “vào ngục vui như phòng hoa đêm tân hôn” và trong cái “phòng hoa” ấy, ông đã luyện nhân cách, suy nghĩ về phương pháp bất hợp tác để chống người Anh.

      Không ai cầu nghịch cảnh, nhưng nghịch cảnh tới thì kẻ có chí khí mỉm cười ngâm câu thơ của Nguyễn Công Trứ: “Muốn đại thụ hãy gìm cho lúng túng” và nghĩ như một triết gia Đức: “Người lý tưởng là người khi bị định mạng thử thách, không những đã tỏ ra xuất chúng mà còn luôn luôn thích đương đầu với trở lực”. Sinh trong một gia đình phú quý, được du học bên Tây, bên Mỹ, đậu bằng cấp kỹ sư, bác sĩ, về nước cưới được vợ giàu, mở xưởng máy hoặc phòng khám bệnh rồi mỗi ngày một giàu thêm, như vậy có vẻ vang gì đâu, ai ở trong địa vị đó mà chẳng thành công được như vậy? Phải thắng được nghịch cảnh, dựng nên sự nghiệp mới đáng khen chứ? Mà tâm hồn ta mới cao thượng lên, tài đức ta mới tiến lên chứ?

(Trích Rèn nghị lực để lập thân, Nguyễn Hiến Lê)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Xác định luận đề của văn bản. 

Câu 3. Để làm sáng tỏ cho ý kiến: “nghịch cảnh thường giữ một chức vụ quan trọng trong sự thành công”, tác giả đã sử dụng những bằng chứng nào? Nhận xét về những bằng chứng ấy.

Câu 4. Mục đích và nội dung của văn bản trên là gì?

Câu 5. Nhận xét cách lập luận của tác giả trong văn bản.

1

Chắc chắn rồi, dưới đây là phần trả lời cho các câu hỏi của bạn:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

  • Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là nghị luận.

Câu 2: Xác định luận đề của văn bản.

  • Luận đề của văn bản là: Nghịch cảnh có thể giúp con người thành công.

Câu 3: Để làm sáng tỏ cho ý kiến: “nghịch cảnh thường giữ một chức vụ quan trọng trong sự thành công”, tác giả đã sử dụng những bằng chứng nào? Nhận xét về những bằng chứng ấy.

  • Tác giả đã sử dụng những bằng chứng sau:
    • Những người nổi tiếng như Voltaire, Marcel Proust, Ben Fortson, Milton, Beethoven, Charles Darwin, Hellen Keller, J.J. Rousseau, và nhiều nhà doanh nghiệp thành công khác.
    • Những hoàn cảnh khó khăn như bệnh tật, tai nạn, mù lòa, điếc, câm, nghèo túng, và thậm chí là tù đày.
  • Nhận xét:
    • Những bằng chứng này rất đa dạng, phong phú, và có sức thuyết phục cao.
    • Tác giả đã khéo léo sử dụng những câu chuyện về những người nổi tiếng để chứng minh cho luận điểm của mình.
    • Việc đưa ra nhiều ví dụ từ nhiều lĩnh vực cho thấy tính phổ quát của vấn đề.

Câu 4: Mục đích và nội dung của văn bản trên là gì?

  • Mục đích của văn bản là:
    • Khẳng định vai trò của nghịch cảnh trong việc giúp con người thành công.
    • Truyền cảm hứng và động lực cho người đọc, đặc biệt là những người đang gặp khó khăn.
  • Nội dung của văn bản là:
    • Phân tích và chứng minh rằng nghịch cảnh không phải là rào cản, mà là cơ hội để con người phát triển và thành công.
    • Đưa ra những ví dụ minh họa về những người đã vượt qua nghịch cảnh để đạt được thành công.
    • Khuyến khích người đọc có thái độ tích cực trước khó khăn.

Câu 5: Nhận xét cách lập luận của tác giả trong văn bản.

  • Cách lập luận của tác giả rất chặt chẽ, logic và thuyết phục.
    • Tác giả đưa ra luận điểm rõ ràng, sau đó sử dụng những bằng chứng cụ thể để chứng minh.
    • Tác giả sử dụng nhiều phép tu từ như so sánh, tương phản, và liệt kê để tăng tính sinh động và hấp dẫn cho văn bản.
    • Sử dụng những câu nói của các nhà danh nhân, làm tăng thêm tính thuyết phục.
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:           Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa. Không có ai luôn thành công...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

          Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa. Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói: “Người bị quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn”. Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực.

(Trích Thành công và thất bại, internet)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Theo tác giả, thất bại sẽ giúp con người nhận thức được những điều gì?

Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về lời khuyên “Hãy thất bại một cách tích cực.”

Câu 4: Điều anh/chị tâm đắc nhất qua đoạn trích là gì?

1

Câu 1 :Phương thức biểu đtạ chính là:Nghị luận

Câu 2:Theo tác giả:Thất bại giúp con người ta đúc kết kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và giúp thành công đạt thêm phần ý nghĩa.

Câu 3:Em hiểu câu"Hẫy thất bại một cách tích cực" là:Nếu ta thất bại một lần thì chúng ta có thể nhận được một số bài học và kinh nghiệm nhưng nếu ta thất bại nhiều thì bài học và kinh nghiệm đó sẽ nhân lên,nhân lên rất nhiều.Từ đó,ta có thể thành công với số bài học và kinh nghiệm đó.

Câu 4:Điều em tâm đắc nhất trong đoạn trích chính là:em đã có thêm những phần kiến thức bổ ích,tốt đẹp,nó sẽ giúp em vươn lên towisthanhf công từ những thất bại của mình!

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: HÃY LÀ NGƯỜI VÔ LÝ           Một trong những câu nói tôi thích nhất của George Bernard Shaw là: “Người có lý điều chỉnh bản thân theo thế giới; người vô lý kiên định điều chỉnh thế giới theo bản thân. Vì vậy, mọi tiến bộ đều tùy thuộc vào người vô lý.” Hãy suy nghĩ về ý tưởng này trong chốc lát. Đó là một ý tưởng...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

HÃY LÀ NGƯỜI VÔ LÝ

          Một trong những câu nói tôi thích nhất của George Bernard Shaw là: “Người có lý điều chỉnh bản thân theo thế giới; người vô lý kiên định điều chỉnh thế giới theo bản thân. Vì vậy, mọi tiến bộ đều tùy thuộc vào người vô lý.” Hãy suy nghĩ về ý tưởng này trong chốc lát. Đó là một ý tưởng lớn.

          Tất nhiên, bạn cần thực tế và ứng xử khôn khéo khi làm việc trong môi trường của mình. Tôi đồng ý rằng việc áp dụng các quan niệm phổ biến với người khác cũng quan trọng. Những rủi ro ngu ngốc có thể dẫn đến hậu quả khôn lường. Nhưng như đã nói, đừng nên sợ hãi trước thất bại hay thất vọng để rồi không dám ước mơ.

          Đừng lúc nào cũng tỏ ra có lý và thực dụng, quá nhạy cảm đến nỗi bạn từ chối không chộp lấy cơ hội ngàn vàng khi nó đến. Hãy đẩy xa giới hạn của những gì bạn nghĩ mình có thể thực hiện. Đừng quên rằng những kẻ chỉ trích luôn cười nhạo tầm nhìn của nhiều nhà tư tưởng can trường, nhiều nhà khai phá nổi tiếng. Đừng để ý đến những lời chỉ trích. Luôn ghi nhớ rằng những tiến bộ vượt bậc mà con người đạt tới đều nhờ nỗ lực can trường của một người nào đó từng bị chỉ trích rằng ý tưởng của họ là viễn vông, không thể trở thành hiện thực. Thế giới cần nhiều người biết ước mơ. Cần người vô lý biết đấu tranh chống lại những gì thông thường. Cần người chống lại sự cám dỗ của tính tự mãn và dám hành động theo cách họ vẫn luôn thực hiện. Bạn có thể là một trong những người ấy. Từ ngày hôm nay.

(Trích Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma,

NXB Trẻ, 2014, Tr. 29)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, người có lí và người vô lí khác nhau chỗ nào?

Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào là người vô lí?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm: “thế giới cần nhiều người biết ước mơ” không? Vì sao?

7
15 tháng 5 2021

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Nghị luận.

Câu 2. Theo đoạn trích, người có lí và người vô lí khác nhau ở chỗ:

“Người có lý điều chỉnh bản thân theo thế giới; người vô lý kiên định điều chỉnh thế giới theo bản thân.”

Tức là người có lí thuận theo những điều hiển nhiên đã được thế giới công nhận, còn người vô lí thì ngược lại.

Câu 3.  Dựa vào đoạn trích, người vô lí  được hiểu là người biết phản biện, nghi ngờ những kiến thức sẵn có, biết đẩy xa những giới hạn, biết lật lại những cái mặc định, đương nhiên, biết dũng cảm, can trường khai phá cái mới dù bị chỉ trích, cười nhạo viển vông…

Câu 4.

- Đồng tình vì:

+ Người biết ước mơ dám suy nghĩ đến những điều không tưởng.

+ Người biết ước mơ lớn tưởng như viển vông nhưng có năng lực, ý chí có thể đạt đến những thành tựu…

15 tháng 5 2021

c1; nghị luận

c2; người có lí...... thế giới,người vô lí...bản thân

c3?

c4?

[ e mới học lớp 7 thôi ko biết có đ ko]

k cho e ạ , mong chị thông cảm

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:             Một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng có người đàn ông rất may mắn, ước gì được nấy. Tuy nhiên, đi kèm với sự may mắn đó là điều kiện: Bất cứ điều gì ông ta ước, người hàng xóm sẽ có gấp đôi. Người đàn ông chấp nhận, bởi lẽ mọi ước mơ được toại nguyện phải đi kèm với...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

            Một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng có người đàn ông rất may mắn, ước gì được nấy. Tuy nhiên, đi kèm với sự may mắn đó là điều kiện: Bất cứ điều gì ông ta ước, người hàng xóm sẽ có gấp đôi. Người đàn ông chấp nhận, bởi lẽ mọi ước mơ được toại nguyện phải đi kèm với những điều kiện nào đó.

            Thế là khi ông ta sở hữu ngôi nhà đẹp, người hàng xóm liền có cả dinh thự lộng lẫy. Ông ta ước mình giàu có, người hàng xóm có hẳn một mỏ vàng. Không chịu được sự “bất công” đó, người đàn ông may mắn liền ước mình bị mù một mắt để người hàng xóm bị mù cả hai…

            Chính lòng đố kị đã tạo nên sự nhỏ nhen, biến thành cảm giác hận thù và suy nghĩ mù quáng cho ông ta: thà kém may mắn hơn một chút để người khác đau khổ hơn mình thay vì chọn điều ngược lại.

            Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ.

(Trích Về những câu chuyện ngụ ngôn, nguồn Internet)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên. (0.5 điểm)

Câu 2: Tại sao tác giả ngụ ngôn lại cho rằng: mọi ước mơ được toại nguyện phải đi kèm với những điều kiện nào đó. (0.5 điểm)

Câu 3: Theo anh/chị, vì sao lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục? (1.0 điểm)

Câu 4: Anh/ chị rút ra thông điệp gì tâm đắc nhất từ đoạn ngữ liệu trên? Vì sao? (1.0 điểm)

8
20 tháng 5 2021

hhj

 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:(1) “Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa.(2) Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) “Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa.

(2) Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói, "Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn". Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực.”

(Sưu tầm)

Câu 1: Xác định 2 phép liên kết được sử dụng trong đoạn 2 của văn bản.

Câu 2: Tại sao tác giả lại nói: “thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống”

Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về lời khuyên: “Hãy thất bại một cách tích cực”.

Câu 4: Điều anh chị tâm đắc nhất qua đoạn trích là gì? Tại sao tác giả lại nói: … “thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống

0
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 – 4.Có rất nhiều người đinh ninh rằng hiện tại của mình đã được số mệnh định sẵn, nhưng thực ra không phải như vậy. Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn…Chúng ta vẫn quen đổ lỗi cho những người khác. Có những lúc tôi cũng cho là...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 – 4.

Có rất nhiều người đinh ninh rằng hiện tại của mình đã được số mệnh định sẵn, nhưng thực ra không phải như vậy. Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn…Chúng ta vẫn quen đổ lỗi cho những người khác. Có những lúc tôi cũng cho là mình kém may mắn, nhưng rồi tôi hiểu ra rằng không ai có thể kiểm soát được những biến cố xảy đến, nhưng mỗi người luôn có quyền chọn lựa cách đối phó với chúng. Những người suy sụp tinh thần hay thất bại, thường đưa ra những lý do như là: do không có tiền, không có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản… để biện minh cho việc bỏ qua những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống. Nhưng sự thực chỉ là do họ không biết sử dụng quyền được lựa chọn của mình. Chính vì thế, họ chỉ là đang tồn tại chứ không phải đang sống thực sự. Điều đó cũng giống như việc bạn muốn mở khóa để thoát khỏi nơi giam cầm, nhưng lại không biết rằng chiếc chìa khóa đang ở ngay trong chính bản thân mình, trong cách suy nghĩ của mình. Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi. Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó. Chính điều chúng ta chọn để nghĩ và chọn để làm mới là quan trọng hơn cả. (Theohttps://sachvui.com/doc-sach/nhung-bai-hoc-cuocsong/chuong-4.html)

Câu 1. Khả năng kì diệu của con người được nói đến là gì? (0,5 điểm)

Câu 2. Những người nào được xem là những người đang tồn tại chứ không phải sống thực sự? (0,5điểm)

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả “Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó” (1,0 điểm)

Câu 4. Anh/chị đồng tình với quan điểm “Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi” không? Vì sao? (1,0 điểm)

B. PHẦN LÀM VĂN 3 Từ gợi ý phần Đọc hiểu trên, anh (chị) hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về việc chọn để nghĩ và chọn để làm trong cuộc sống.

giúp mk với mn ơi

1
1 tháng 5 2020

Câu 1:

Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn

Câu 2:

Những người suy sụp tinh thần hay chấp nhận sự thất bại rồi đưa ra những lý do như là: do không có tiền, không có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản… để biện minh cho việc bỏ qua những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống.

Câu 3:

Ý kiến của tác giả là "Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó" có nghĩa là đứng trước bất cứ một biến cố, khó khăn hay sự việc nào, con người có quyền được lựa chọn cách đối mặt, cách giải quyết và đương đầu với nó để mà thành công. Những sự việc, biến cố đến bất cứ lúc nào nhưng việc mà chúng ta sẵn sàng dám đối mặt thay vì lấy lí do để mà buông xuôi, thất bại chính là chìa khóa để chúng ta có thể vượt qua được những khó khăn ấy và sống 1 cuộc sống thực sự.

Câu 4:

Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm "Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi". Vì khi đứng trước một biến cố nào đó, con người có thể lựa chọn cách mà mình đối mặt chứ nó không hề phụ thuộc vào việc mya rủi ra sao. Nếu như ta thực sự cố gắng để mà vượt qua thì chắc chắn sẽ vượt qua được còn khi ta chấp nhận thất bại thì ta sẽ phải nhận thất bại. Đó là do cách chúng ta chọn cách để mà đối mặt chứ ko phải do may rủi.

B.PHẦN LÀM VĂN :

Trong cuộc sống, cách mà mọi người chọn để nghĩ, chọn để làm để đối mặt với mọi vấn đề là yếu tố quyết định thành công. Thật vậy, cuộc sống là khoảng 10% những gì mà xảy đến với con người, còn 90% còn lại là thái độ sống mà chúng ta chọn để mà đối diện với những biến cố đó. Đầu tiên, khi đứng trước một vấn đề khó khăn, người lạc quan và có niềm tin vào bản thân sẽ nhìn thấy cơ hội trong chính những khó khăn đó. Họ sẽ trao cho bản thân quyền được thử, được nghĩ và được làm để mà đương đầu với những khó khăn đó. Họ có tinh thần thép và ý chí, nỗ lực kiên cường vượt qua được mọi gian truân khó khăn. Cuối cùng, khi họ thành công, thành quả mà họ nhận được sẽ tương xứng với những công sức bỏ ra. Họ sẽ nhận thấy rằng quyết định dấn thân tiếp tục vào công việc đó của mình là đúng. Trái ngược lại, những người bi quan và thiếu niềm tin vào bản thân sẽ chỉ nhìn thấy toàn là những ngang trái và trắc trở từ những khó khăn của cuộc sống. Những khó khăn ấy làm cho họ không dám làm gì hết. Họ sẽ chẳng bao giờ thành công; vậy là một cơ hội trong đời lại bị bỏ qua. Trên thực tế, để thành công thì phải thấy được cơ hội từ những khó khăn và nhớ rằng lấy lí do thì bao giờ cũng dễ hơn làm. Tóm lại, con người hoàn toàn có quyền được lựa chọn cách nghĩ, cách làm để mà đương đầu với những khó khăn.
Học tốt!

I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu.      Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu.

     Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Những yếu tố cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0  là trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối  và dữ liệu lớn (Big Data; robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, và công nghệ nano.

     Hiện Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, một phần châu Á. Bên cạnh những cơ hội mới, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt.

     Mặt trái của Cách mạng công nghiệp 4.0 là có thể gây ra sự bất bình đẳng. Đặc biệt là có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm trong lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải.

      Bên cạnh đó, những thay đổi về cách thức giao tiếp trên Internet cũng đặt con người vào nhiều nguy hiểm về tài chính, sức khoẻ. Thông tin cá nhân nếu không được bảo vệ một cách an toàn sẽ dẫn đến những hệ luỵ khôn lường. Cách mạng công nghiệp lần 4 mang đến cơ hội, và cũng đầy thách thức với nhân loại. 

(Theo news.zing.vn 29/05/2017)

Câu 1. Đặt một nhan đề phù hợp với nội dung của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2. Nêu những đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0? Lấy một ví dụ ngoài văn bản về những biểu hiện của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. (1,5 điểm)

Câu 3. “Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp”. Trước thực trạng ấy, anh/chị thấy mình cần phải làm như thế nào để chuẩn bị tốt nhất cho tương lai? (1 điểm)

32
18 tháng 5 2021

Câu 1. Đặt một nhan đề phù hợp với nội dung của văn bản. (0,5 điểm)

              Nhan đề: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

Câu 2. Nêu những đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0? Lấy một ví dụ ngoài văn bản về những biểu hiện của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. (1,5 điểm)

.-  Cuộc cách mạng lần hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt.

-  Cuộc cách mạng lần ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất.

- Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Những yếu tố cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0  là trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối  và dữ liệu lớn (Big Data; robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, và công nghệ nano.

Ví dụ: thẻ CCCD gắn chíp điện tử có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm như: Ứng dụng chữ ký số, ứng dụng sinh trắc học, ứng dụng mật khẩu một lần… có thể được sử dụng và kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân.

             Dùng năng lượng mặt trời để làm nóng nước

 

Câu 3. “Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp”. Trước thực trạng ấy, anh/chị thấy mình cần phải làm như thế nào để chuẩn bị tốt nhất cho tương lai? (1 điểm)

Cần học tập  nhóm kỹ năng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) như năng lực giải quyết vấn đề dựa trên máy tính và các công cụ công nghệ.

Cần rèn nhóm các kỹ năng tư duy như sức sáng tạo, tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định, và khả năng tự học suốt đời.

Các  kỹ năng làm việc như khả năng giao tiếp và hợp tác làm việc theo nhóm.

Cuối cùng là kỹ năng sống (thích nghi) trong xã hội toàn cầu, bao gồm vấn đề ý thức công dân, cuộc sống và sự nghiệp, trách nhiệm cá nhân và xã hội, bao gồm cả vấn đề hiểu biết tính đa dạng văn hóa.

18 tháng 5 2021
Câu 1.     Nhan đề: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC Câu 2.  -  Cuộc cách mạng lần hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. -  Cuộc cách mạng lần ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. - Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Những yếu tố cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0  là trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối  và dữ liệu lớn (Big Data; robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, và công nghệ nano. Ví dụ: thẻ CCCD gắn chíp điện tử có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm như: Ứng dụng chữ ký số, ứng dụng sinh trắc học, ứng dụng mật khẩu một lần… có thể được sử dụng và kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân. - Dùng năng lượng mặt trời để làm nóng nước Câu 3. Cần học tập  nhóm kỹ năng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) như năng lực giải quyết vấn đề dựa trên máy tính và các công cụ công nghệ. Cần rèn nhóm các kỹ năng tư duy như sức sáng tạo, tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định, và khả năng tự học suốt đời. Các  kỹ năng làm việc như khả năng giao tiếp và hợp tác làm việc theo nhóm. Cuối cùng là kỹ năng sống (thích nghi) trong xã hội toàn cầu, bao gồm vấn đề ý thức công dân, cuộc sống và sự nghiệp, trách nhiệm cá nhân và xã hội, bao gồm cả vấn đề hiểu biết tính đa dạng văn hóa.
Đọc đoạn văn bản:           A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799-1837) – “Mặt trời của thi ca Nga”, là niềm vinh quang kiêu hãnh của nhân dân Nga, hiện thân đầy đủ nhất của sức mạnh tinh thần dân tộc Nga. Thiên tài sáng tạo của ông đã khơi dậy sức phát triển phi thường cho văn học Nga thế kỉ XIX và đưa nó trở thành một trong những đỉnh cao của nghệ thuật nhân...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn bản:

          A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799-1837) – “Mặt trời của thi ca Nga”, là niềm vinh quang kiêu hãnh của nhân dân Nga, hiện thân đầy đủ nhất của sức mạnh tinh thần dân tộc Nga. Thiên tài sáng tạo của ông đã khơi dậy sức phát triển phi thường cho văn học Nga thế kỉ XIX và đưa nó trở thành một trong những đỉnh cao của nghệ thuật nhân loại.

          Tài năng văn học của Puskin thể hiện trên nhiều thể loại. Ngoài hơn tám trăm bài thơ trữ tình, ông còn viết tiểu thuyết bằng thơ Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin một kiệt tác của văn học thế giới, nhiều trường ca thơ tầm cỡ (Ru-xlan và Li-út-mi-la, Người tù Cáp-ca-dơ…). Truyện ngắn của ông cũng rất xuất sắc (Con đầm pích, Cô tiểu thư nông dân…). Tác phẩm Con gái viên đại úy là một tiểu thuyết lịch sử mẫu mực. Đồng thời, Puskin còn viết nhiều vở kịch nổi tiếng.

          Puskin trước hết là nhà thơ. Thơ Puskin khơi nguồn cảm hứng từ hiện thực đời sống Nga, con người Nga đường thời với muôn vàn vẻ phong phú, đa dạng của nó. Ngòi bút của ông rất tinh tế khi viết về thiên nhiên, đằm thắm khi viết về nhũ mẫu (1), trong sáng khi viết về tình bạn và hết sức chân thành, cao thượng khi viết về tình yêu. Tôi yêu em (1829) là một trong những bài thơ tình hay nhất của Puskin, được ví như “viên ngọc vô giá trong kho tàng thi ca Nga”.

(Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.165-166)

(1) Nhũ mẫu: người ở nuôi con chủ nhà bằng sữa của mình, còn gọi là vú nuôi.

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Chỉ ra những thể loại thể hiện tài năng văn học của Puskin.

Câu 3. Đọc đoạn văn bản, anh/chị hiểu “Mặt trời của thi ca Nga” nghĩa là gì?

Câu 4. Thơ Puskin cùng bài thơ Tôi yêu em gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về cách ứng xử trong tình yêu?

106
17 tháng 5 2021

Câu 1:

-Phương thức biểu đạt chính của văn bản: thuyết minh.

Câu 2:

-Những thể loại thể hiện tài năng văn học của Puskin: thơ, tiểu thuyết bằng thơ, trường ca thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết lịch sử,kịch...

Câu 3:

        Theo tôi "Mặt trời của thi ca Nga" là cách nói ẩn dụ tôn vinh giá trị thơ và vị trí nhà thơ Puskin.

         Thơ Puskin đánh thức những tình cảm tốt lành trong tâm hồn Nga khao khát tự do và tình yêu, mang sức mạnh tinh thần, có ý nghĩa to lớn trong lịch sử văn chương và lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga.

          Puskin là nhà thơ vĩ đại có vị trí đặc biệt quan trọng - người khơi dậy sức phát triển phi thường cho văn học Nga thế kỉ XIXvaf đưa nó trở thành một trong những đỉnh cao của nghệ thuật nhân loại.

Câu 4:

         "Tôi yêu em" không chỉ đơn thuần là một bài thơ để thể hiện sự chân thành của A.Pu-skin dành cho người mình yêu mà còn đem đến bài học thật sâu sắc về thái độ ứng xử có văn hoá trong tình yêu. Tình yêu là sự rung động mãnh liệt về cảm xúc, về trái tim của con người, thật khó có định nghĩa nào toàn diện về khái niệm này. Tình yêu không chỉ là tình cảm lứa đôi, không phải chỉ xuất phát từ trái tim mà còn đến từ khối óc của con người. Đó là thái độ ứng xử có văn hóa. Vậy điều này được thể hiện như thế nào? Trước hết đó là tôn trọng người mình yêu qua cách xưng hô như A. Pu-skin đã từng nói một cách đầy tình cảm rằng Tôi / em. Cách gọi ấy thể hiện sự trang trọng, dành trọn trái tim cho người mà mình yêu thương. Không những thế, tôn trọng sự lựa chọn của người mình yêu  cũng là việc ứng xử có văn hóa trong tình yêu. Pu-skin đã không phản bác mà tự nguyện chấp nhận sự lựa chọn của người con gái, cũng không hờn dỗi, trách móc hay oán thán, tự nhận về mình trách nhiệm đã làm người con gái phải bận lòng, phải u hoài. Yêu nhưng luôn hướng về đối phương để em không bận lòng vì em nữa, hi sinh vì niềm đam mê, vì hạnh phúc nơi em chọn lựa. Tình yêu không phải là sự ép buộc mà tình yêu là một sự tự nguyện: tự nguyện của những tâm hồn đồng cảm, đồng điệu. Song chia tay không phải để trở thành đối lập, thù địch của nhau mà chia tay để nối thêm, để mở rộng tình đòi. Đó là văn hoá ứng xử trong tình yêu. Nhân vật trữ tình trong bài thơ không thể đến, không có cơ hội trao duyên mong thành đôi thì mong người con gái ấy sẽ hạnh phúc với lựa chọn của mình. Tình yêu cần hướng đến sự đồng điệu, đồng cảm, sự tận tụy hi sinh, cần mãnh liệt để yêu và cần tinh tế để cảm nhận. Đó mới là cách úng xử tuyệt vời nhất, thông minh và có văn hóa.

 
 
              
 

         

 

 

18 tháng 5 2021

C2

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là người đã chèo lái con thuyền Cách mạng Việt Nam đồng thời Người cũng là một nhà thơ lớn, một danh nhân văn hoá thế giới. Tuy văn chương không phải sự nghiệp chính của cuộc đời Bác nhưng Hồ Chủ tịch đã để lại cho nền văn học nước nhà một khối lượng lớn các tác phẩm văn thơ có giá trị. Trong đó, "Nhật kí trong tù" là một tập thơ đặc sắc cả về mặt nội dung và nghệ thuật đặc biệt là bài "Chiều tối" với sự kết hợp hết sức hài hòa giữa nét cổ điển và hiện đại.

18 tháng 5 2021

Câu 1. (2 điểm)

"Cách mạng công nghiệp lần 4 mang đến cơ hội, và cũng đầy thách thức với nhân loại.".

Sử dụng câu văn trên là câu chủ đề, hãy viết tiếp khoảng 10 câu làm rõ cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với nhân loại.

          Cách mạng công nghệ 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các nhà máy thông minh, sự phát triển của internet vạn vật giúp tạo ra bản sao ảo của thế giới vật lý, cho phép mọi người ở khắp nơi trên thế giới kết nối với nhau thông qua mạng internet dịch vụ qua các thiết bị di động ở mọi lúc, mọi nơi. Công nghiệp 4.0 thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số của sản xuất thông qua việc tích hợp các hệ thống và quy trình khác nhau . Có thể mở ra kỷ nguyên mới của đầu tư, giúp quá trình sản xuất nhanh hơn, tốn ít sức người, năng suất và chất lượng cuộc sống của con người được tăng cao: Mặt trái của Cách mạng Công nghiệp 4.0 là nó có thể gây ra sự bất bình đẳng. Đặc biệt là có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm trong lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải. Sau đó, những bất ổn về kinh tế nảy sinh từ Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ dẫn đến những bất ổn về đời sống. Hệ lụy của nó sẽ là những bất ổn về chính trị. Nếu chính phủ các nước không hiểu rõ và chuẩn bị đầy đủ cho làn sóng công nghiệp 4.0, nguy cơ xảy ra bất ổn trên toàn cầu là hoàn toàn có thể. Bên cạnh đó, những thay đổi về cách thức giao tiếp trên Internet cũng đặt con người vào nhiều nguy hiểm về tài chính, sức khoẻ. Thông tin cá nhân nếu không được bảo vệ một cách an toàn sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường. Cách mạng công nghiệp lần 4 mang đến cơ hội, và cũng đầy thách thức với nhân loại.

Câu 2: Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối - Hồ Chí Minh. 

                                                                    Bài làm

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là người đã chèo lái con thuyền Cách mạng Việt Nam đồng thời Người cũng là một nhà thơ lớn, một danh nhân văn hoá thế giới. Tuy văn chương không phải sự nghiệp chính của cuộc đời Bác nhưng Hồ Chủ tịch đã để lại cho nền văn học nước nhà một khối lượng lớn các tác phẩm văn thơ có giá trị. Trong đó, "Nhật kí trong tù" là một tập thơ đặc sắc cả về mặt nội dung và nghệ thuật đặc biệt là bài "Chiều tối" với sự kết hợp hết sức hài hòa giữa nét cổ điển và hiện đại.

                                      "Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

                                   Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không

                                       Cô em xóm núi xay ngô tối

                                       Xay hết lò than đã rực hồng"

"Nhật kí trong tù" là tập thơ gồm 134 bài thơ chữ Hán được sáng tác trong khoảng thời gian Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam và đày ải đi khắp các nhà lao. Tập thơ đã thể hiện một cách sinh động phong cách thơ Hồ Chí Minh với sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại. Trước hết, nói đến màu sắc cổ điển trong thơ là nói đến các yếu tố về mặt nghệ thuật và nội dung có sự ảnh hưởng rõ nét của văn chương phương Đông mà chủ yếu là thơ Đường, còn màu sắc hiện đại là những cách tân về mặt nghệ thuật và nội dung mang tinh thần của thời đại. Lý giải về điều này trong thơ Bác, ta có thể hiểu, Hồ Chí Minh vốn xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học, cha là nhà Nho, mẹ là người rất am hiểu ca dao, dân ca, nên Bác đã có những kế thừa hết sức tự nhiên. Bên cạnh đó với việc từng học trường Tây và có hơn 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác đã học hỏi không ít từ văn học phương Tây và đưa chúng vào trong những tác phẩm của mình. Và với sự tài hoa trong ngòi bút, nét cổ điển và hiện đại ấy đã được kết hợp hết sức hài hoà.

          Trước tiên, nét cổ điển của bài thơ được thể hiện ở văn tự chữ Hán và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt - một thể thơ tiêu biểu và quen thuộc của thơ Đường Trung Quốc, thể thơ đòi hỏi sự hàm xúc cô đọng, đó là lý do vì sao bài thơ với chỉ vỏn vẹn 28 chữ cũng đã miêu tả được cảnh vật thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, thi đề của bài thơ - cảnh vật thiên nhiên - cũng là một thi đề khá quen thuộc và được các thi nhân xưa sử dụng khá nhiều.

                                                   "Chim mỏi về rừng tìm chỗ ngủ

                                                Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không"

          Câu thơ mở ra khung cảnh rừng núi lúc về chiều. Cảnh vật có phần hiu quạnh được tác giả gợi ra qua biện pháp ước lệ quen thuộc của thơ cổ và đã nói lên chính xác hoàn cảnh của Bác. Chỉ bằng hai nét bút và điểm nhìn hướng lên cao, người tù đã dễ dàng thu vào tầm mắt mình hình ảnh "cánh chim bay" và "chòm mây trôi". Hai hình ảnh xuất hiện tự nhiên, hài hòa và đăng đối. Bút pháp chấm phá, nghệ thuật ước lệ tượng trưng được vận dụng sáng tạo. Không có bất kì từ ngữ nào chỉ thời gian nhưng người đọc vẫn cảm nhận được thời gian lúc này là chiều tối. Nhìn chim bay, mây trôi ta cảm thấy bầu trời lúc này bao la hơn, mênh mông, rợn ngợp hơn, nỗi cô đơn cũng vì thế mà tăng theo, cánh chim nhỏ nhoi cũng theo vậy mà nhỏ bé, đơn độc hơn. Bóng tối dường như theo cánh chim phủ lên vạn vật. Câu thơ gợi cho ta nhớ tới hình ảnh cánh chim trong thơ xưa khi tả cảnh chiều tối. Như Nguyễn Du trong Truyện Kiều đã viết:

   "Chim hôm thoi thót về rừng

 Hay bậc nữ lưu tài danh của dân tộc - bà Huyện Thanh Quan cũng viết:

   "Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi". 

Hoặc Lý Bạch - nhà thơ lớn của Trung Quốc viết trong "Độc tọa Kính Đình Sơn":

"Chúng điểu cao phi tận

Cô vân độc khứ nhàn".

          Nếu cánh chim xưa của Lí Bạch như bay vút vào không gian, tan biến vào vĩnh hằng thì cánh chim trong thơ Bác chỉ chuyển trạng thái từ bay sang nghỉ ngơi để rồi lại tiếp tục bay. Đến đây, hình ảnh cánh chim lẻ loi và chòm mây cô đơn dường như đang mang theo nỗi lòng tác giả đi tới khắp mọi nơi mà Người đã đi qua cùng với sự đày ải cơ cực, tuy nhiên Người đã không san sẻ nỗi buồn đau của mình cho cảnh vật mà Người lại đồng cảm, hòa hợp với thiên nhiên tạo vật xung quanh mình. Đằng sau bức tranh phong cảnh ấy hiện lên một phong thái ung dung của một con người tuy bị mất tự do nhưng vẫn làm chủ bản thân trong mọi tình huống. Chính những điều này đã cho thấy vẻ đẹp hiện đại của thơ Bác ẩn chứa và hoà hợp ngay trong những thi liệu đậm chất cổ điển.

Đến hai câu thơ sau, bức tranh sinh hoạt thường nhật của con người nơi xóm núi đã được tái hiện rất chân thực.

"Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò than đã rực hồng"

          Nếu hai câu thơ đầu có phần ảm đạm hiu quạnh thì hai câu thơ sau với hình ảnh "cô em xóm núi xay ngô tối" đã toát lên một vẻ đẹp khoẻ khoắn, trẻ trung. Tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật vẽ mây nẩy trăng truyền thống, dùng hình ảnh lò than để nói về bóng tối của không gian vùng sơn cước khi màn đêm buông xuống. Hình ảnh thơ vừa giản dị vừa độc đáo, làm nổi bật nét mới mẻ, hiện đại của bài thơ. Bên cạnh đó, hình tượng thơ cũng luôn vận động, hướng về tương lai, về ánh sáng: hình ảnh cánh chim bay, hình ảnh chòm mây trôi, hình ảnh người lao động làm việc hăng say, ngay cả thời gian cũng vận động từ chiều tối cho tới tối hẳn. Tâm trạng của nhân vật trữ tình cũng vận động từ cô đơn, buồn bã sang vui tươi, hồ hởi. Cách miêu tả và quan sát của tác giả từ cao đến thấp, từ xa đến gần. Nhãn tự "hồng" của bài thơ có sức lan tỏa lớn. Sắc hồng nóng ấm của lò than đã xua tan đi bóng đêm và sự lạnh lẽo của núi rừng khi chiều tối, nhân lên niềm vui niềm lạc quan của con người, củng cố và mài sắc thêm ý chí của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày nơi xa xứ.

          Bằng sự tài hoa trong ngòi bút của Hồ Chí Minh, vẻ đẹp cổ điển và hiện đại đã được hòa quyện hết sức hài hoà và nhuần nhuyễn, tạo nên phong cách thơ ca độc đáo của Bác và góp phần giúp người đọc hình dung đầy đủ và rõ nét chân dung Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, các biện pháp nghệ thuật được sử dụng rất sáng tạo: bút pháp chấm phá, ước lệ tượng trưng, vẽ mây nẩy trăng, lấy điểm tả diện, tả thực. Đọc bài thơ, chúng ta cũng cảm nhận được rằng, dù trong bất kì hoàn cảnh nào, Hồ Chí Minh vẫn luôn lạc quan, ung dung tự tại, luôn hướng về phía trước, về tương lai, luôn biết làm chủ bản thân trong mọi hoàn cảnh gian khó nhất.

Bài thơ bốn câu thơ vỏn vẹn 28 chữ với sự tài tình trong ngòi bút Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công bức tranh cảnh vật thiên nhiên và chân dung con người lao động nơi xóm núi. Đồng thời vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối đã mang đến cho tác phẩm cả nét truyền thống và mới mẻ, để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc cho đến mãi về sau này.

Tôi đang đọc một cuốn sách của người bạn thân Richard Calson, người vừa mất cách đây không lâu. Cuốn sách có tựa là Don't Get Scooged (Đừng bần tiện) và tôi đọc xong chương "Chấp nhận: giải pháp tối thượng". Nó khiến tôi dừng lại và suy nghĩ.Richard viết: "Chấp nhận nghe có vẻ thụ động, nhưng khi bạn cố gắng chấp nhận, bạn nhận ra nó hoàn toàn không có nghĩa là không làm gì hết....
Đọc tiếp

Tôi đang đọc một cuốn sách của người bạn thân Richard Calson, người vừa mất cách đây không lâu. Cuốn sách có tựa là Don't Get Scooged (Đừng bần tiện) và tôi đọc xong chương "Chấp nhận: giải pháp tối thượng". Nó khiến tôi dừng lại và suy nghĩ.

Richard viết: "Chấp nhận nghe có vẻ thụ động, nhưng khi bạn cố gắng chấp nhận, bạn nhận ra nó hoàn toàn không có nghĩa là không làm gì hết. Đôi khi chấp nhận còn đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn cả than phiền, đối đầu, hoặc ngồi im bất động như bạn vẫn thường làm. Một khi bạn trải nghiệm sự tự do mà việc chấp nhận mang lại - nó trở thành bản chất thứ hai của bạn."

Chấp nhận. Tìm kiếm phúc lành đang giấu mình giữa những nghích cảnh. Thoải mái trong bất cứ hoàn cảnh nào bạn đang lâm vào. Bám vào câu châm ngôn ngàn xưa rằng cuộc đời không cho bạn những gì bạn muốn nhưng sẽ gửi đến bạn những gì bạn cần. Tất cả chúng ta đều có những ngày vất vả, những giai đoạn khắc nghiệt, lúc này hay lúc khác. Đó là vì bạn và tôi đều đang học trường đời. Thử thách, xung đột, mâu thuẫn, bất an, tất cả đều là phương tiện để ta trưởng thành. Ngày sẽ sáng lên, và mùa sẽ luôn thay đổi. Khi chấp nhận "điều phải đến" thì lúc cay đắng sẽ qua nhanh và ngày tươi sáng sẽ dài hơn. Và đó luôn là lời chúc dành cho bạn.

(Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma, NXB Trẻ, 2014, tr38)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Khi chấp nhận "điều phải đến" thì lúc cay đắng sẽ qua nhanh và ngày tươi sáng sẽ dài hơn

Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào những phương tiện để ta trưởng thành theo quan điểm của tác giả?

Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với câu châm ngôn ngàn xưa rằng cuộc đời không cho bạn những gì bạn muốn nhưng sẽ gửi đến bạn những gì bạn cần của tác giả không? Vì sao?

0
Zhihu ask: Tại sao bạn lại ủng hộ tử hình? —————Group: Weibo Việt Nam "( ͡° ͜ʖ ͡°)"Người dịch: Lý Dương————Cảnh báo: Chủ đề này có khả năng sẽ gây ra ý kiến trái chiều, hi vọng mọi người bình tĩnh bình luận. Tôn trọng quan điểm của người khác. ————-1, Năm 2006, có một bé gái tên là Gia Gia (biệt danh) bị lừa đến một công trường, sau đó bị cưỡng hiếp đến...
Đọc tiếp

Zhihu ask: Tại sao bạn lại ủng hộ tử hình? 

—————

Group: Weibo Việt Nam "( ͡° ͜ʖ ͡°)"

Người dịch: Lý Dương

————

Cảnh báo: Chủ đề này có khả năng sẽ gây ra ý kiến trái chiều, hi vọng mọi người bình tĩnh bình luận. Tôn trọng quan điểm của người khác. 

————-

1, 

Năm 2006, có một bé gái tên là Gia Gia (biệt danh) bị lừa đến một công trường, sau đó bị cưỡng hiếp đến chết. Trong mông của cái xác còn bị cắm vào một cái ống nhựa PVC. Vụ án này xảy ra ở Bắc Kinh, bố mẹ của người bị hại là người từ nơi khác đến đây làm công nhân. Bây giờ vẫn tìm được mấy bài báo về vụ án này ở trên mạng. Mẹ của Gia Gia ôm quần áo của cô bé khóc không thành tiếng.

Tôi không hiểu được tại sao hung thủ lại có thể tàn nhẫn đến mức đó. Lúc Gia Gia chết, cô bé mới chỉ 4 tuổi. 

Mở thanh công cụ tìm kiếm, search những vụ án cưỡng hiếp và giết hại trẻ em, bạn sẽ phải kinh ngạc vì những tên tội phạm kia có thể làm được cái loại chuyện này với những đứa bé chỉ mới 4, 5 tuổi. Có những bé gái sau khi bị làm hại, có đến mười mấy centimet phần ruột bị kéo ra ngoài cơ thể. 

Tôi không chấp nhận được loại chuyện này, trong lòng tôi chất đầy lo sợ, kinh hoàng. Tôi không cần biết những quốc gia khác sẽ xử phạt loại tội phạm này như thế nào, tôi chỉ cần biết ở đất nước của chúng ta, loại tội phạm này nhất định phải bị xử bắn. Khỏi cần phải lập luận phân tích nói có sách mách có chứng một là, hai là, ba là, bốn là... gì đó, chỉ cần một cái vụ án này, Trung Quốc có tội phạm cưỡng hiếp và giết hại trẻ em, như vậy, tôi không đồng ý loại bỏ tử hình. 

Nếu như không có tử hình, vậy mấy người định trừng trị những tên tội phạm cưỡng hiếp và giết hại trẻ em này như thế nào? 

Comment: 

 - Tôi từng xem được một bình luận và nhớ mãi đến tận bây giờ: Thực ra tôi ủng hộ việc thi hành tử hình ở Trung Quốc là bởi vì có những người, phạm phải những tội căn bản không xứng dùng thời gian đến để đền bù. 

2, 

Hỏi: Anh có ủng hộ tử hình không? 

Cảnh sát hình sự: Ủng hộ. 

Hỏi: Anh không bị mất ngủ hả?

Cảnh sát hình sự: Có. Tôi đọc hồ sơ các vụ án chưa bị phá xong là không ngủ được.

Hỏi: Ý tôi muốn nói là hành hình phạm nhân. 

Cảnh sát hình sự: À, sau cái ngày mà tôi được tự tay bắn chết những tên chó chết đó, tôi không còn mất ngủ nữa. Ăn được, ngủ được. 

Hỏi: Anh không thương xót cho những tên phạm nhân đó sao? 

Cảnh sát hình sự: Vậy bạn không thương xót cho người nhà của người bị hại à?

3,

Tôi không những ủng hộ tử hình. 

Tôi còn ủng hộ cả việc trẻ vị thành niên phạm tội cũng phải bị trừng trị giống như người lớn. 

Hàng xóm nhà tôi có một cô gái, da trắng mặt mũi xinh đẹp, thành đạt, đa tài. Tính cách ấm áp, nhiệt tình, cũng hay làm từ thiện. Chị ấy còn từng tham gia hoạt động xoá đói giảm nghèo ở địa phương nữa. 

Một con người ấm áp như vậy, thế mà vào một buổi tối của một ngày tháng 6/2009, trên đường tan làm về nhà bị 5 đứa học sinh cưỡng hiếp rồi giết hại. Tên lớn nhất 17 tuổi, nhỏ nhất 13 tuổi. 

3 ngày sau khi vụ việc phát sinh mới tìm được thi thể, cơ thể trần chuồng, trên người toàn là vết tích tình dục, mặt bị đánh đến mức không nhìn ra hình người nữa. Mẹ của chị ấy sau khi xác nhận danh tính xong, trở về nhà tự sát luôn trong ngày. Bố của chị ấy cũng phát điên, đến bây giờ vẫn ở trong bệnh viện tâm thần. 

Thế nhưng mọi người có đoán được kết quả như thế nào hay không? Chỉ có 3 tên tội phạm đã đủ 16 tuổi bị phán tội, còn lại 2 tên chưa đủ 14 tuổi nên không phải chịu trách nhiệm hình sự, chỉ bị theo dõi giám sát và đền tiền là xong chuyện. 

Tại sao lại còn lại 2 tên vô tội, không phải chịu bất cứ trách nhiệm hình sự nào vậy? Có phải vì những tên đấy chưa đủ 14 tuổi? Cái mạng 13 tuổi của bọn nó là mạng người, thế cái mạng của chị gái 26 tuổi kia không phải là mạng người? Mạng của mẹ chị ấy 50 tuổi không phải là mạng người? Mạng của bố chị ấy 52 tuổi cũng không phải là mạng người hả? 

Tôi thật sự là không hiểu nổi, giữ lại cái mạng của những tên đó để làm cái gì? 

Mấy người nghĩ rằng mấy chuyện như thế này đến năm 2018 chắc không còn nữa đâu đúng không? Mấy người sai rồi. Đứa trẻ 12 tuổi giết hại mẹ nó một cách dã man, sau đó còn dám nói: “Tao cũng đâu có giết người khác. Tao giết là mẹ tao cơ mà”. 

Loại trẻ con như thế này có bị trừng trị gì không? Không. Không chỉ như thế, nhà nước còn phải bảo đảm giáo dục cho bọn chúng nữa. 

Có những người, không xứng làm người, càng không xứng sống tiếp. 

4, 

“ Lúc tao giết mày, đến chớp mắt cũng chả buồn chớp lấy một cái. Mặc kệ mày có quỳ xuống khóc lóc cầu xin tao như thế nào. Một bãi cứt đái mà thôi. Tao chỉ cần một dao đâm vào sọ mày. 

Tao làm đéo gì có thời gian mà đi lo nhà mày có còn vợ con hay gia tài bạc triệu hay cuộc sống tươi đẹp chưa kịp hưởng. Tao lấy đi cái mạng của mày, chẳng qua cũng chỉ là tiện tay mà thôi.

Lúc tao bị bắt, bị phán quyết, tao chỉ cần đau khổ khóc lóc chịu nhận tội, cuối cùng tao vẫn được miễn tử hình đấy thôi. Mặc dù tao vẫn bị phán ở tù (20 năm), nhưng mà thực ra thì chỉ cần tao tuỳ tiện biểu hiện tốt một tí, thế là 10 năm gì đấy là tao lại được ra tù. 

Bầu trời mới đẹp làm sao, con đường rộng thênh thang...

Mà mày, sẽ mãi mãi nằm lại trong cái quan tài rách nát”. 

Nói như vậy chắc mọi người cũng hiểu được tại sao nên ủng hộ tử hình rồi đúng không? Thực ra những cái gọi là bảo vệ nhân quyền đều là nói về lợi ích cả. Khi thực ra xảy ra ở trên người của bạn, thế mà lại tính nó là loại hành vi khác. 

(Cho bạn nào không hiểu đoạn này, đầu tiên giả thuyết bạn chính là kẻ giết người, và đây là suy nghĩ của bạn khi giết người. Bạn là hung thủ, bạn cảm thấy mình chẳng qua chỉ tiện tay mà thôi, không phải là tội gì nặng, căn bản không biết hối cải. Người bị bạn giết, chết thì thôi, cũng bình thường, có một mạng người thì có gì phải xoắn.
Sau đó nghĩ ngược lại, nếu bạn là người bị hại thì sao? -> Lí do ủng hộ tử hình). 

5, 

Giam giữ những người phạm tội nặng, chi phí quá cao. 

Là một công dân có nộp thuế, tôi không bằng lòng bỏ tiền ra nuôi bọn họ. 

6, 

Có một lần có một nhóm bạn cùng nhau đi du lịch, bởi vì những người ngồi ở đây đều là luật sư, thẩm phán, cảnh sát, cho nên nói chuyện linh tinh một lúc liền nói đến vấn đề này. 

Đối với việc tử hình, thái độ của mọi người có sự khác nhau rất lớn. Có người cảm thấy nên loại bỏ tử hình, có người lại ủng hộ tử hình. 

Sau đó, có một người bạn là cảnh sát của tôi kể hai câu chuyện. 

 - Một: 

Có một người đàn ông, từ lúc còn là thiếu niên đã thường xuyên trộm cắp ăn cướp, gia đình không thể dạy dỗ được. Sau này trưởng thành càng không có cách nào quản lí. 

Là khách quen của trại cải tạo, trại tạm giam, cũng từng bị phạt ngồi tù 2 năm. 

Sau khi ra tù lại phạm phải tội trộm cướp + cưỡng hiếp nên bị phán ngồi tù chung thân. Lúc vào tù chưa đến 30 tuổi. 

Mọi người đều biết, lúc ở trong tù chỉ cần cải tạo tốt là được giảm án. 

Lúc tên đó ra tù đã 40 tuổi. 

Hai tháng sau, tên đó lại vào tù cũng với hai tên đồng bọn, tội trộm cướp, cưỡng hiếp giết người. 

Lần này, chỉ có tên đó bị phán tử hình. 

Nghe nói tên đó trước khi bị thi hành tử hình từng tán dóc với mấy vị cảnh sát. 

Có người hỏi hắn ta sau khi ra tù tại sao lại không cố gắng làm người mà lại đi làm mấy cái chuyện này. 

Hắn ta nói mấy câu, khiến cho vị cảnh sát kia nhớ mãi đến tận bây giờ: 

“Lúc ra tù tôi cũng hơn 40 tuổi rồi, không biết dùng điện thoại, không biết dùng máy tính, tìm công việc thì không có ai chịu nhận. Tôi không muốn cả đời này phải vất vả làm việc ở công trường. Nghĩ đi nghĩ lại, trừ việc trộm cướp tôi chẳng biết làm gì cả, cũng không muốn làm. Chỉ có thể tiếp tục đi ăn cắp mà thôi”. 

(Cười) “Thực ra tôi không muốn hiếp chết cô ta, mà hơi quá đà. Vốn dĩ muốn chơi cô ta thêm 2 ngày nữa”. (Người bị hại là một cô gái, sống một mình). 

“Chuyện này, sai cũng sai rồi. Đáng ra không nên làm cô ta chết. Thực ra tôi nghĩ rất đơn giản, tôi cảm thấy trong tù vẫn tốt hơn cả, tôi cũng không sợ bị phán tù chung thân. Ở trong tù dưỡng lão so với ở công trường cực khổ làm việc vẫn tốt hơn nhiều”. 

Cuối cùng, người bạn là cảnh sát kia của tôi hỏi mọi người: “Mọi người cảm thấy loại người này có nên bị phán tử hình hay không? Hoặc là đổi cách nói khác, không phán tử hình, để bọn họ ngồi tù 10 năm, 20 năm rồi ra tù, bọn họ sẽ tiếp tục phạm tội lại thôi. Bởi vì bọn họ đã mất đi niềm tin và nhẫn nại đối với cuộc sống bên ngoài xã hội này rồi. Loại bỏ tử hình? Vậy ai sẽ chịu trách nhiệm cho tính mạng của cô gái kia? Còn có lần sau nữa thì sao?”. 

 - Hai: 

Một vụ án của rất nhiều năm về trước. 

Một người phụ nữ ngoại tình bị chồng bắt được cho nên phải li hôn, bởi vì không giành được quyền nuôi hai đứa con (là song sinh), lại còn bị tình nhân bỏ rơi cho nên trở nên điên rồ. 

Tâm lí của người phụ nữ này bắt đầu trở nên vặn vẹo, trong lòng ôm suy nghĩ ngọc nát đá tan. Đầu tiên giả vờ muốn thương lượng, hẹn tình nhân đến nhà ăn cơm. Sau khi đầu độc tình nhân bằng thuốc chuột, còn siết cổ tình nhân đến chết. 

Tối hôm đó, nhân lúc chồng trước chưa đi làm về, cô ta chạy đến nhà cũ quỳ xuống cầu xin mẹ chồng tha thứ, còn xin mẹ chồng cho vào nhà nấu cơm cho mẹ chồng với con nhỏ, sau đó tiếp tục trộn thuốc độc vào thức ăn. 

Đứa con gái bị độc chết, mẹ chồng bởi vì ăn khá ít, sau khi người phụ nữ kia vội vàng bỏ chạy lại đột nhiên tỉnh lại và kêu cứu, cho nên giữ được một mạng. 

Đứa con trai bởi vì đi quán net chơi game với bạn học không về nhà cho nên tránh thoát được lần này. 

Lúc cảnh sát bắt được người phụ nữ kia, cô ta đang ở trong nhà của một bạn học của đứa con trai hỏi thăm con trai cô ta đang ở chỗ nào. Cảnh sát còn tìm thấy một cái búa trong chiếc túi nhựa mà cô ta mang theo. 

Lúc thẩm vấn, người phụ kia cũng rất thẳng thắn: Tìm con trai trước, tìm được rồi thì lấy búa đập chết con trai. Sau đó về nhà đợi trời sáng, chồng trước về thì lấy búa đập chết chồng. Sau đó sẽ uống thuốc độc và treo cổ tự sát. 

Chồng trước, mẹ chồng và đứa trẻ đều không có tội. Tại sao lại muốn độc chết bọn họ? 

Người phụ nữ kia nói: Chồng trước sai ở chỗ đã bắt gian cô ta ngoại tình, mẹ chồng sai ở chỗ ủng hộ chồng trước li hôn, đứa trẻ sai ở chỗ sau khi biết cô ta ngoại tình thì không chịu gọi cô ta là mẹ nữa. 

Hổ dữ không ăn thịt con, tại sao lại nhẫn tâm như vậy? 

Bởi vì cảm thấy sống tiếp không có ý nghĩa gì cả, không muốn sống nữa, muốn con cái cũng chết cùng với cô ta. 

”Chủ nghĩa nhân đạo không phải lúc nào cũng đúng, bởi vì có một số người căn bản còn chẳng phải người, cũng không thể trở lại thành người được nữa”. 

______Đây là câu nói của người bạn cảnh sát kia của tôi. 

————

Hồi xưa bọn tôi có học một bài về tử hình, cô giáo để bọn tôi làm báo cáo về những hình phạt có thể thay thế tử hình.
Mà tôi cảm thấy, tử hình là cách tốt nhất rồi. Bên phương Tây đề cao chủ nghĩa nhân đạo, nói tử hình là vô nhân đạo, tàn nhẫn. Xoá bỏ tử hình còn được tính là một trong những điều kiện để gia nhập liên minh Châu Âu nữa. Bên phương Tây cảm thấy lấy đi tự do của một người là hình phạt nặng nhất. 

Nhưng mà đây là châu Á, tôi cảm thấy trong suy nghĩ của người châu Á, mạng người mới là quan trọng nhất. Giết một mạng nên đền một mạng. Cho nên tử hình vẫn là hình phạt hợp lí. 

————

Nhắc nhở lần hai: Chủ đề này có khả năng sẽ gây ra vài ý kiến trái chiều, hi vọng mọi người bình tĩnh comment. Tôn trọng ý kiến của người khác.

 

0