Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
một một bữa no là một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nam caokể về cuộc đời của một bà lão nghèo khổ đối với nhiều người có lẽ câu chuyện sâu xa được truyền tải còn thắm thiết hơn nhiều chuyện khác của Nam Cao
một bữa no kể về một bà lão nuôi con khôn lớn cứ nhớ được ăn dưỡng tuổi già như cuộc đời lại trớ trêu con trai bà ra đi khi còn sớm chưa kịp đâu buồn thì con dâu sau khi chịu tan chồng cũng bỏ Mẹ bỏ con theo tình mới bà Đán đằng nuôi cháu bảy năm dòng nhưng cuối cùng do không còn đồng nào nữa nên phải bán cháo cho bà phó để lấy người đồng tiền câu chuyện phản ánh sự thật phũ phàng của nhiều năm đó khi cái đó nhiều làm con người trở nên mất hết tình thâm và nhân tính khi đếm biết đường cùng con đường mà nhiều người chọn chính là hi sinh đi thử máu mủ tưởng chừng phủ tráng cần thiết nhưng cuối cùng lại chính vì một bữa no mà người phụ nữ đó lại phải tìm đến nơi đó chỉ để mua một bữa no trong chuyện ta có thể khai thác nhân vật chính đó là bà lão bà lão là một người phụ nữ nghèo của ta không thể phủ nhận được điều đó. con trai mất sớm con dâu bỏ nhà Ra đi cái đó bắt bà phải bán đi đứa cháu móng mồm cứ nói lúc này cuộc sống sẽ dễ dàng hơn nhưng ai ngờ một trận úm đã khiến người đàn bà đó kiệt quệ và mất trắng tất cả và là người đáng thương cũng là người đáng sợ bởi không sinh ra trong hoàn cảnh đó chẳng có ai thể dễ dàng đưa ra được quyết định vừa lo cuối cùng bà được ăn no như lại là cái no sao kimbap đã đổi hết sự sợ xấu hổ của đời người
có lấy bà vẫn sẽ là nhân vật lớn nhất là trong nhiều bài phân tích sau này chúng ta có thể đánh giá được khi chưa thực sự trải qua cuộc sống này
Hoàng Lê Nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết chương hồi do một nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái ghi chép về sự thống nhất vương triều nhà Lê khi quân Tây Sơn diệt chúa Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê đến khi Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn thống nhất đất nước.
Ngô gia văn phái: một nhóm tác giả dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, trong đó tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753 - 1788) làm quan thời Lê Chiêu Thống và Ngô Thì Du (1772 – 1840) làm quan triều nhà Nguyễn.
Bảy hồi đầu là phần chính biên do Ngô Thì Chí viết, mười hồi tiếp theo là phần tục biên trong đó có 7 hồi là do Ngô Thì Du viết, 3 hồi cuối là sự chắp vá, ghép nối những sự việc từ thời Tự Đức, tương truyền do Ngô Thì Thuyết viết.
Mở đầu của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" đã miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước cũng chính là khổ thơ mà em tâm đắc nhất. Khung cảnh mùa xuân dần dần được hiện ra với một vẻ đẹp thật bình dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Đó là mùa xuân rất qune thuộc với hình ảnh của " dòng sông xanh, bông hoa tím biếc ". Nghệ thuật đảo ngữ trong câu thơ thứ hai đã làm nổi bật vẻ đpẹ của bông hoa mọc lên từ giữa dòng sông như tâm điểm của 1 bức tranh đầy ấn tượng. Bông hoa ấy như phát sinh, khởi nguồn từ cái sức sống dồi dào của dòng sông xanh để vươn lên bất tử. Về đường nét, bức tranh mùa xuân ấy thật giản đơn: nền xanh của nước( của trời) hiện lên một bông hoa tím biếc giản dị, khiêm nhường. Và sự hòa điệu của gam màu đơn giản lại làm nên vẻ đẹp ngây ngất của mùa xuân: màu hồ thủy của dòng sông, màu tím biếc hơi trầm của bông hoa nhỏ… Độ lắng của sắc màu cũng là độ lắng của cảm xúc. Mùa xuân đơn sơ, dịu nhẹ, làm nao lòng người… Có thể nói chỉ qua vài nét phác họa nhưng tác giả đã vẽ lên một không gian cao rộng của bầu trời, dòng sông, màu sắc xanh hài hòa của sông cùng màu tím- màu tím đặc trưng của xứ Huế.
Nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí
- Chí là thể loại ghi chép lại sự vật, sự việc
- Nhan đề được viết bằng chữ Hán ghi chép quá trình thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Tác phẩm còn tái hiện được giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào 30 năm cuối thế kỉ XVIII, mấy năm đầu thế kỉ XIX. Tiểu thuyết có 17 hồi.
Nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí
- Chí là thể loại ghi chép lại sự vật, sự việc
- Nhan đề được viết bằng chữ Hán ghi chép quá trình thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Tác phẩm còn tái hiện được giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào 30 năm cuối thế kỉ XVIII, mấy năm đầu thế kỉ XIX. Tiểu thuyết có 17 hồi.
"Truyện Kiều" của Nguyễn Du là một tác phẩm văn học Việt Nam nổi tiếng và có giá trị về cả nội dung và nghệ thuật. Tác phẩm kể về cuộc đời bi thảm của Kiều, một cô gái trẻ xinh đẹp và tài năng, bị ép buộc vào những hoàn cảnh khó khăn và đau khổ. Từ đó, tác giả đã khắc họa một cách tinh tế những nỗi đau, sự hy sinh và lòng trung thành của nhân vật chính. "Truyện Kiều" cũng được coi là một tác phẩm nghệ thuật với những câu thơ uyển chuyển, sắc sảo và ý nghĩa sâu sắc. Tác phẩm đã góp phần làm nên văn học Việt Nam và được coi là một biểu tượng văn hóa của dân tộc.
Âm điệu thơ tự bao giờ cứ ngân vang mãi trong trái tim tôi. Khúc hát ca văn chương mang một sức mạnh diệu kỳ đi sâu vào tiềm thức nơi trái tim người đọc để lại biết bao rung cảm sâu sắc trong lòng những kẻ phiêu lưu du ngoạn cùng ngôn từ. Vì vậy khi nhắc đến một tác phẩm nghệ thuật tôi yêu thích nhất tôi luôn nhớ đến thơ đầu tiên. Đặc biệt gây ấn tượng sâu sắc trong trái tim tôi là "Sang Thu" của Hữu Thỉnh. Với câu thơ ngắn gọn, hàm súc nhưng đầy sự tinh tế trong việc chọn lọc từ ngữ của tác giả, người đọc cảm nhận trọn vẹn hơn vẻ đẹp của buổi chớm thu ở một làng quê thanh bình. Kết hợp những hình ảnh thân thuộc gợi ra màu sắc thu cùng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, tác giả đã thổi hồn vào thiên nhiên với những cảm xúc rất con người. Qua đó ta thấy được những quan sát tinh tế của thi nhân trước sự chiến chuyển của. Bức tranh chuyển mùa qua lời thơ Hữu Thỉnh thực sự mềm mại, nhẹ nhàng và uyển chuyển để lại trong trái tim người đọc biết bao nhung nhớ. Qua đó ta càng thêm yêu quý, trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước mình.
1/Viết đoạn văn làm rõ tâm trạng nhân vật: - Hai câu đầu: cảnh cánh buồm thấp thoáng trên cửa bể chiều hôm => Gợi lên trong lòng Kiều nỗi cô đơn, nhớ nhà. - Câu 3, 4: Cảnh hoa trôi giữa dòng nước chảy ẩn dụ cho thân phận chìm nổi của Kiều => Tâm trạng lo lắng của nàng trước tương lai mịt mờ. - Câu 5, 6: Cảnh nội cỏ rầu rầu và chân mây mặt đất cùng một màu xanh héo úa => nỗi chán ngán, vô vọng của Kiều trước cuộc sống tẻ nhạt, bế tắc - Câu 7, 8: Cảnh thiên nhiên dữ dội với gió cuốn mặt duềnh và tiếng sóng ầm ầm => Dự cảm về một tương lai đầy sóng gió. - Những đặc sắc nghệ thuật: + Bút pháp tả cảnh ngụ tình. + Phân tích được giá trị của các biện pháp nghệ thuật như từ láy, câu hỏi tu từ, điệp ngữ, hình ảnh mang nhiều tầng ý nghĩa.
STT | Tên văn bản | Tác giả | Nội dung chính | Đặc sắc nghệ thuật |
---|---|---|---|---|
1 | Chuyện người con gái Nam Xương | Nguyễn Dữ | Phẩm chất tốt đẹp và số phận oan trái của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến | Khắc hoạ quá trình tâm lí và tính cách nhân vật, nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn |
2 | Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh | Phạm Đình Hổ | Cuộc sống xa hoa của vua chúa, quan lại phong kiến | Nghệ thuật viết tuỳ bút chân thực, hấp dẫn |
3 | Hoàng Lê nhất thống chí | Ngô gia văn phái | Vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận bi thảm của lũ vua quan phản nước, hại dân. | Lối văn trần thuật đặc sắc kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động |
4 | Truyện Kiều | Nguyễn Du | Cảm hứng nhân văn, nhân đạo, sự trân trọng sắc đẹp, tài năng, phẩm cách con người | Bút pháp nghệ thuật ước lệ, nghệ thuật miêu tả và khắc hoạ hình tượng đặc sắc |
5 | Truyện Lục Vân Tiên | Nguyễn Đình Chiểu | Khát vọng cứu đời, giúp người, ca ngợi tinh thần trọng nghĩa, khinh tài | Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, lối kể chuyện tự nhiên, sinh động |
mik có trả lời câu hỏi của bạn rồi bạn xem lại nhé
Trong bài "Những bông hoa hình trái tim" của Võ Thu Hương, tác giả đã khéo léo thể hiện chủ đề về tình yêu và lòng kiên trì của con người. Câu chuyện kể về những bông hoa nhỏ bé nhưng lại mang trong mình ý nghĩa lớn lao, giống như tình yêu của con người luôn ẩn chứa những giá trị sâu sắc và mạnh mẽ. Tác giả sử dụng hình ảnh "những bông hoa hình trái tim" để tượng trưng cho tình yêu, khát vọng và sự hi sinh, đồng thời gợi lên sự quý giá của những điều bình dị trong cuộc sống. Về mặt nghệ thuật, bài viết sử dụng các biện pháp so sánh, ẩn dụ và hình ảnh sinh động để làm nổi bật chủ đề. Hình ảnh "hoa hình trái tim" không chỉ đẹp mà còn rất ý nghĩa, thể hiện sự kết nối giữa tình cảm và thiên nhiên. Ngoài ra, việc lặp lại một số từ ngữ giúp tạo nhịp điệu và làm nổi bật cảm xúc của tác giả.