Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Âm thanh tiếng chim tu hú gợi em nhớ đến bài "Bếp lửa" của Bằng Việt
a. "Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tú hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế."
Nội dung: Khổ thơ tiếng vọng thời gian năm tháng của kỉ niệm về gia đình và quê hương đầy thương nhớ của tác giả khi sống với bà.
Âm thanh của tiếng chim tu hú ấy gợi cho em nhớ tới bài thơ "Bếp lửa". Tên tác giả: Bằng Việt
Câu a:
Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
Câu b:
Nội dung chính của đoạn thơ em vừa chép: Gợi kỉ niệm của tác giả khi lên tám tuổi nhóm lửa, ở cùng bà, được bà chăm sóc đồng thời thể hiện sự tự trách của nhà thơ khi rời xa bà mà chưa đền đáp được công ơn của bà qua tiếng chim tu hú kêu tha thiết ở ngoài đồng xa.
Những câu thơ trên của Tố Hữu có nét giống với Ánh trăng của Nguyễn Duy ở hoàn cảnh và những suy ngẫm. Bối cảnh chung vẫn là sự thay đổi môi trường sống, từ gian khổ sang cuộc sống êm đềm đầy đủ tiện nghi hơn. Và lời tâm sự của tác giả là: tự vấn hoặc thể hiện sự thức tỉnh của bản thân về việc liệu bản thân của mình có còn nhớ tới, có còn biết ơn những gì đã gắn bó một thời không. Thông điệp mà hai tác giả gửi gắm đều là nhắc nhở về lối sống ân nghĩa thủy chung và uống nước nhớ nguồn.
1. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận.
2. Đó là khúc ca lao động và tác giả thay lời những người ngư dân.
Câu thơ có từ hát được dùng nghệ thuật ẩn dụ: “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”:
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “câu hát căng buồm” -> tái hiện vẻ đẹp tâm hồn, niềm vui lao động của người dân chài.
-> Đoàn thuyền ra khơi trong niềm vui, tình yêu lao động và mang trong đó mang theo khát vọng về những khoang cá đầy ắp, bội thu.
1. Hoàn cảnh ra đời bài thơ “Bếp lửa”.
– Sáng tác năm 1963, khi nhà thơ đang là sinh viên theo học ngành Luật tại nước Nga
– In trong tập “Hương cây – bếp lửa” – tập thơ đầu tay của Bằng Việt in chung với Lưu Quang Vũ.
– Nhà thơ kể lại: “Những năm đầu theo học luật tại đây tôi nhớ nhà kinh khủng. Tháng 9 ở bên đó trời se se lạnh, buổi sáng sương khói thường bay mờ mờ mặt đất, ngoài cửa sổ, trên các vòm cây, gợi nhớ cảnh mùa đông ở quê nhà. Mỗi buổi dậy sớm đi học, tôi hay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dậy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai, củ sắn cho cả nhà”.
2. “Năm ấy đói mòn đói mỏi” được nhắc đến là trong thời điểm Nạn đói năm 1945 đã khiến bao người phải chịu cảnh lầm than, phải chết đi. Năm ấy, Bằng Việt mới lên bốn tuổi. Sống trong hoàn cảnh ấy thì làm sao tránh được những cơ cực. Từ ghép “mòn mỏi” được chia tách ra, đan xen với từ đói đã gợi cái cảm giác nạn đói ấy vừa kéo dài và còn làm khô cạn sức người lẫn gia súc.
3.
Lời nhắc ấy là lời nhắc cháu đã mang theo từ bếp lửa của bà. Ngọn lửa ấy luôn cháy trong lòng cháu. “Chờn vờn”, “ấp iu” nhưng dai dẳng và bền bỉ dù là “khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” vẫn không thể nào khiến nó bị lụi tàn hay che khuất.
Tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Ngọn lửa bà trao cho cháu đưạc cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt.
4. Một tác phẩm cũng nói về tình cảm bà cháu trong chương trình THCS là ” Tiếng Gà Trưa” của tác giả Xuân Quỳnh.
Lời thơ gợi nhớ tới bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
Sự đồng điệu giữa hai tác phẩm đó là đều nhắc đến đạo lý sống ân nghĩa thủy chung, uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
Có điều, Tố Hữu sử dụng âm hưởng của ca dao như lời tâm tình ngọt ngào tha thiết, thể hiện sự băn khoăn trăn trở của người ở lại với người ra đi: có còn nhớ, còn lưu luyến những tình cảm trong suốt mười lăm năm kháng chiến kia không. Thông qua sự băn khoăn trăn trở ấy là lời nhắc nhở mỗi người về đạo lý sống tốt đẹp của dân tộc: ân nghĩa thủy chung.
Còn Nguyễn Duy lại sử dụng thể thơ tự do, thể hiện sự giật mình thức tỉnh lương tri của người lính đã lỡ lãng quên quá khứ, quên đi vầng trăng tình nghĩa đã gắn bó với mình từ tấm bé cho đến suốt những năm tháng kháng chiến. Sự thức tỉnh này đã nhắc nhở mỗi người đừng lãng quên quá khứ, đừng quay lưng lại với những năm gian khổ, những người đã cùng đồng hành với mình thuở hàn vi mà hãy biết trân trọng, uống nước nhớ nguồn.
Dạ em cám ơn cô