K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 8 2019

Quốc ca là bài ca vĩ đại, là biểu tượng của mỗi quốc gia, gắn với lịch sử đặc biệt, vận mệnh thiêng liêng và ý chí, khát vọng của mỗi dân tộc. ... Máu của những người con nước Việt đã tô thắm màu cờ đỏ sao vàng, để mỗi người dân được hát vang bài hát vĩ đại của dân tộc Việt Nam trên quê hương hòa bình, thống nhất.

nguồn : https://www.google.com/search?q=n%C3%AAu+%C3%BD+ngh%C4%A9a+qu%E1%BB%91c+ca+vi%E1%BB%87t+nam&oq=n%C3%AAu+%C3%BD+ngh%C4%A9a+qu%E1%BB%91c+ca+vi%E1%BB%87t+nam&aqs=chrome..69i57&sourceid=chrome&ie=UTF-8

Quốc ca là bài ca vĩ đại, là biểu tượng của mỗi quốc gia, gắn với lịch sử đặc biệt, vận mệnh thiêng liêng và ý chí, khát vọng của mỗi dân tộc. ... Máu của những người con nước Việt đã tô thắm màu cờ đỏ sao vàng, để mỗi người dân được hát vang bàihát vĩ đại của dân tộc Việt Nam trên quê hương hòa bình, thống nhất.

27 tháng 10 2016
Và cũng từ ngày hôm nay, âm hưởng "Tiến quân ca" hùng tráng sẽ đều đặn vang lên trên thành phố lắng hồn núi sông ngàn năm, mở đầu cho một tuần làm việc tràn đầy xung lực với tinh thần mới, khí thế mới.

Quốc ca là bài ca vĩ đại, là biểu tượng của mỗi quốc gia, gắn với lịch sử đặc biệt, vận mệnh thiêng liêng và ý chí, khát vọng của mỗi dân tộc. Chào cờ và hát Quốc ca là một nghi lễ thiêng liêng, nghi thức quan trọng thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc và trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước, với nhân dân. Do vậy, ở nhiều nước trên thế giới, việc hát Quốc ca được coi là nghĩa vụ, quyền lợi của công dân, được quy định hết sức nghiêm túc và theo thời gian đã trở thành nét đẹp văn hóa trong mỗi người dân và trong toàn xã hội.

"Đoàn quân Việt Nam đi/ chung lòng cứu quốc/ Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa...". Tiếng hát "Tiến quân ca" đã vang lên trên Quảng trường Ba Đình lịch sử trong ngày khai sinh đất nước Việt Nam của chúng ta. "Tiến quân ca" mang theo ước vọng của cả dân tộc đi qua các cuộc trường chinh vệ quốc để non sông ca khúc khải hoàn. Máu của những người con nước Việt đã tô thắm màu cờ đỏ sao vàng, để mỗi người dân được hát vang bài hát vĩ đại của dân tộc Việt Nam trên quê hương hòa bình, thống nhất. Nhiều thế hệ người Việt Nam đã hát Quốc ca với nhiệt huyết từ mỗi trái tim cho dân tộc và đất nước, cho quá khứ, hiện tại và tương lai.

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, vì chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc giáo dục ý thức công dân, về lễ thức trong xã hội, trong đó có việc thực hiện nghi thức chào cờ và hát Quốc ca, nên việc thực hiện ở nhiều nơi, nhiều lúc có phần tùy tiện. Việc sử dụng các băng ghi âm sẵn cả nhạc, cả lời cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng "hát nhép", không hát Quốc ca trong nghi lễ. Thậm chí, nhiều học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước không thuộc lời "Tiến quân ca". Thế nên, việc Thành ủy Hà Nội ra Thông tri về việc hát Quốc ca trong nghi thức chào cờ Tổ quốc và sinh hoạt dưới cờ vào mỗi sáng thứ hai hằng tuần là hết sức cần thiết.

Quốc ca Việt Nam là niềm tự hào của người dân Việt Nam, khi tiếng hát "Tiến quân ca" cất lên từ trái tim mỗi người Việt Nam cũng là lúc niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước trào dâng mạnh mẽ. Và như vậy, mỗi lần hát Quốc ca là một lần người Việt Nam tự bồi đắp tinh thần yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc để nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước. Điều này thật sự cần thiết đối với mỗi công dân Việt Nam, đặc biệt đối với sinh viên, học sinh để từ đó, nâng cao ý thức phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân qua từng việc làm cụ thể ở từng vị trí công việc cụ thể. Nói cách khác, nguyện vọng của cả dân tộc chất chứa trong "Tiến quân ca" phải được chuyển thành hành động để "Nước non Việt Nam ta vững bền".

Từ những vấn đề nêu trên có thể thấy: Việc hát Quốc ca trong nghi thức chào cờ Tổ quốc và sinh hoạt dưới cờ vào mỗi sáng thứ hai hằng tuần có ý nghĩa hết sức quan trọng. Để việc làm đó thật sự trở thành nguyện vọng của mỗi công dân Thủ đô, để tinh thần "Tiến quân ca" trở thành động lực cho mỗi việc làm, mỗi hành động thì việc thực hiện Thông tri của Thành ủy Hà Nội phải trở thành việc làm thường xuyên, phải được triển khai nghiêm túc trong mỗi cơ quan, đơn vị, trường học. Và đương nhiên phải kiểm tra, xử lý những đơn vị không thực hiện hoặc thực hiện thiếu nghiêm túc Thông tri này.

Cảm xúc thiêng liêng, tự hào khi trang nghiêm chào cờ Tổ quốc, khi cất tiếng hát Quốc ca trong ngày đầu tuần sẽ tạo nên một khí thế mới để mỗi công dân Thủ đô hoàn thành trách nhiệm công việc của chính mình.

Chúc bn hok tốt!
27 tháng 10 2016

Bài hát Quốc ca với tính chất hào hùng là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Bài hát Quốc ca là một ngôn ngữ riêng của người dân Việt Nam. Dần dần hình thành thói quen tốt của nhân dân Việt Nam. Nội dung ý chí đấu tranh chống giặc đã thúc đẩy công cuộc học tập của các em học sinh.

Quốc ca Việt Nam là bài Tiến quân ca do Văn Cao sáng tác, bắt nguồn từ lúc phong trào Việt Minh sử dụng bài hát này cho tới khi trở thành quốc ca Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau đó sử dụng cho toàn nước Việt Nam sau khiQuốc hội Việt Nam họp và chính thức thống nhất năm 1976. Bài quốc ca đem lại không khí hào hùng, sôi nổi, vẻ vang của những năm nhân dân ta anh dũng chiến đấu bảo vệ quê hương

Trong quá khứ, Việt Nam chỉ mới bắt đầu có quốc ca từ giữa thế kỷ 20. Trước đó, Việt Nam không có truyền thống chỉ định một bài nhạc làm quốc ca, theo nghĩa được hiểu hiện nay.

Bài làm

Bài hát: Quốc Ca 

Tác giả: Văn Cao
~ Cái này là điều cơ bản ai cx bt khi học môn âm nhạc mà k bt ak. ~
# Học tốt #

18 tháng 8 2016

Ý nghĩa của phong tục làm bánh chưng, bánh giầy của người Việt Nam:

+ Đề cao lao động người nông ,công sức lao động chăm chỉ, cần cù và thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người làm ra

+ Nhớ ơn công lao của chàng trai gắn liền với đồng ruộng Lang Liêu đã sáng tạo ra thứ bánh ý nghĩa này

+ Tưởng nhớ trời, đất thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên trong lối sống

18 tháng 8 2016

Tết Nguyên đán (Tết cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay. Ngày Tết là dịp để mọi người thể hiện sự ấm no hạnh phúc, là ngày gia đình sum vầy, quây quần bên nhau: gói chiếc bánh chưng, trông nồi nước luộc… hay đơn giản chỉ là ngồi với nhau trong bữa cơm gia đình ấm áp. Tết cũng là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, nguồn cội (Cúng lễ tổ tiên, Tết thanh minh…); và cũng là thời gian để giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và tình nghĩa xóm làng… Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Phương Đông nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.

30 tháng 8 2018

Phần nhạc không của bài quốc ca gọi là Quốc Thiều 

Sau Cách mạng tháng Tám, khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thìbài Tiến quân ca được chọn làm quốc ca Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Điều nàyđược ghi vào hiến pháp ngày 9 tháng 11 năm 1946. Trong khi đó, năm 1946, tạiNam kỳ, Pháp thành lập Nam Kỳ quốc.

30 tháng 8 2018

"Tiến quân ca" là tác phẩm vĩ đại…chẳng thua bất cứ nhạc phẩm nào của Tây phương…”, là đỉnh cao nhất của nhạc kháng chiến nói riêng, Tân nhạc Việt Nam nói chung...

Cố nhạc sĩ Văn Cao

Có thể nói, Văn Cao là một người nghệ sĩ đa tài, thử sức trên mọi lĩnh vực: truyện, thơ, tranh vẽ…Nhưng người ta vẫn biết đến nhiều hơn về ông với tư cách là một nhạc sĩ rất mực tài hoa. So với 2 nhạc sĩ Phạm Duy ( có khoảng 1000 ca khúc) và Trịnh Công Sơn (600 ca khúc), Văn Cao sáng tác không nhiều, nhưng những tác phẩm của ông đều được thính giả đón nhận rất say mê nhiệt tình bởi tính lãng mạn và giá trị nghệ thuật sâu sắc trong từng lời ca, điệu nhạc. Sự nghiệp âm nhạc của Văn Cao được chia làm 2 mảng chính: tình ca và hùng ca. Ông còn viết một số tác phẩm khí nhạc dành cho piano như Sông Tuyến, Biển đêm, Hàng dừa xa…tố khúc giao hưởng anh Bộ đội cụ Hồ.

Trong giai đoạn sáng tác đầu tiên, giống như các nhạc sĩ tiền chiến khác, Văn Cao viết nhạc phẩm trữ tình, mang nặng âm hưởng phương Đông như Buồn Tàn Thu, Suối Mơ, Thu cô liêu, Trương Tri, Cung đàn xưa, Bến Xuân, Thiên Thai…được đánh giá là “cực điểm của lãng mạn tính trong ca nhạc Việt Nam”.

Ông thường sử dụng đề tài lịch sử để thể hiện tình ái quốc trong Gò Đống Đa, Hò kéo gỗ Bạch Đằng Giang… Sau đó là lần lượt các tác phẩm Tiến quân ca, Tiến về Hà Nội, Thăng Long hành khúc…ra đời. Trong đó Tiến quân ca đã trở thành Quốc ca Việt Nam và Trường ca sông Lô được nhận xét: “ là tác phẩm vĩ đại…chẳng thua bất cứ nhạc phẩm nào của Tây phương…”, là đỉnh cao nhất của nhạc kháng chiến nói riêng, Tân nhạc Việt Nam nói chung và Văn Cao là “ cha đẻ” của hùng ca Việt Nam.

Mùa đông năm 1944, Văn Cao gặp Vũ Quý, một cán bộ Việt minh, ở ga Hàng Cỏ. Vũ Quý là người từng quen biết Văn Cao và đã động viên ông viết những bài hát yêu nước như Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca… Vũ Quý đề nghị Văn Cao thoát ly hoạt động cách mạng, và nhiệm vụ đầu tiên là sáng tác một bài hành khúc cho đội quân Việt Minh.

Văn Cao viết bài hát đó trong nhiều ngày tại căn gác số 45 Nguyễn Thượng Hiền. Ông có viết lại trong một ghi chép của mình như sau: “…Tôi chỉ đang làm một bài hát. Tôi chưa được biết chiến khu, chỉ biết những con đường Phố Ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen tôi đi. Tôi chưa gặp các chiến sĩ cách mạng của chúng ta, trong khóa quân chính đầu tiên ấy, và biết họ hát như thế nào. Ở đây đang nghĩ cách viết một bài hát thật giản dị cho họ có thể hát được…”

Văn Cao nói rằng, tên bài hát và lời ca của nó là một sự tiếp tục từ ca khúc Thăng Long hành khúc ca trước đó: “Cùng tiến bước về phương Thăng Long thành cao đứng” và bài Đống Đa: “Tiến quân hành khúc ca, thét vang rừng núi xa”… Và ông đã rút lại những ca từ trong bài hát đó thành Tiến quân ca.

Bài hát viết xong, Văn Cao gặp và hát cho Vũ Quý nghe. Vũ Quý rất hài lòng, giao cho Văn Cao tự tay viết bài hát lên đá in. Và lần đầu tiên Tiến quân ca được in trên trang văn nghệ của báo Độc Lập tháng 11 năm 1944 bằng bản in đá do chính Văn Cao viết. Nguyễn Đình Thi khi nghe Văn Cao hát bài hát này, đã xúc động thật sự, và đề nghị mỗi người viết một bài hát nữa về mặt trận Việt Minh. Sau đó Nguyễn Đình Thi viết được bài Diệt phát xít, Văn Cao viết thêm bài Chiến sĩ Việt Nam, cả hai bài hát này đều phổ biến rộng rãi trong công chúng.

Ông Ph.D - người chứng kiến sự ra đời của Tiến quân ca, ông Vũ Quý - người đầu tiên được biết đến bài hát và ông Nguyễn Đình Thi - người đầu tiên xướng âm ca khúc, đã vô cùng xúc động. Họ như được tiếp thêm lòng tin và ý chí.

Có lẽ lúc đó, Văn Cao không ngờ rằng chỉ một thời gian ngắn sau, lần đầu tiên vào ngày 17.8.1945, khi diễn ra cuộc mít-tinh của công chức Hà Nội, bài hát Tiến quân ca được hàng ngàn người hòa nhịp cất cao tiếng hát trước Quảng trường Nhà hát Lớn.

Văn Cao đã kể lại những kỷ niệm của buổi hôm đó: “Bài Tiến quân ca đã nổ như một trái bom. Nước mắt tôi trào ra. Chung quanh tôi, hàng ngàn giọng hát cất vang lên theo những đoạn sôi nổi. Ở những cánh tay áo mọi người, những băng cờ đỏ sao vàng đã thay những băng vàng của chính phủ Trần Trọng Kim. Trong một lúc, những tờ bướm in Tiến quân ca được phát cho từng người trong hàng ngũ các công chức dự mít-tinh. Tôi đã đứng lẫn vào đám đông quần chúng trước cửa Nhà hát Lớn. Tôi đã nghe giọng hát quen thuộc của bạn tôi, anh Ph.D. qua loa phóng thanh. Anh là người đã buông lá cờ đỏ sao vàng trên kia và xuống cướp loa phóng thanh hát. Con người trầm lặng ấy đã có sức hát hấp dẫn hàng vạn quần chúng ngày hôm đó, cũng là người hát trước quần chúng lần đầu tiên, và cũng là một lần duy nhất”.

Tại cuộc mít-tinh ngày 19.8 trước Quảng trường Nhà hát Lớn, bài hát Tiến quân ca đã vang lên - Ảnh: TL

Lần thứ hai, trong cuộc mít-tinh vào ngày 19.8, hàng ngàn người và các em thiếu nhi cùng hát Tiến quân ca. “Hàng chục ngàn giọng hát cất lên, thét lên tiếng căm thù vào mặt bọn đế quốc với sự hào hùng chiến thắng của cách mạng”, Văn Cao đã viết.

Bài hát Tiến quân ca của Văn Cao đã ra đời như thế, trong thời đại lịch sử đánh dấu một “buổi bình minh mới” của dân tộc, đất nước.

Ngày 13 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức duyệt Tiến quân ca làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 17 tháng 8 năm 1945, trong cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội trước Nhà hát lớn, bài Tiến quân ca đã được cất lên. Cũng tại quảng trường Nhà hát lớn, ngày 19 tháng 8 năm 1945, trong cuộc mít tinh lớn, dàn đồng ca của Đội Thiếu niên Tiền phong đã hát bài Tiến quân ca chào lá cờ đỏ sao vàng.

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Tiến quân ca chính thức được cử hành trong ngày Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình bởi Ban nhạc Giải phóng quân do Đinh Ngọc Liên chỉ huy. Trước ngày biểu diễn, nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên và nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu đã bàn với Văn Cao thống nhất sửa hai chữ trong Tiến quân ca, cụ thể là rút ngắn độ dài của nốt rê đầu tiên ở chữ “Đoàn” và nốt mi ở giữa chữ “xác” làm cho bản nhạc khỏe khoắn hơn.

Ca khúc bất hủ của cố nhạc sĩ Văn Cao

Năm 1946, Quốc hội khóa I đã quyết định chọn Tiến quân ca làm quốc ca. Trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam, tại điều 3 ghi rõ: “Quốc ca là bài Tiến quân ca”. Năm 1955, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa I đã quyết định mời tác giả tham gia sửa một số chỗ về phần lời của quốc ca. Văn Cao đã luyến tiếc vì một số chữ sửa đã làm mất khí thế hùng tráng của ca khúc.

Sau năm 1975, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, ngày 2 tháng 7 năm 1976, hai miền Nam Bắc thống nhất thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và quốc ca là Tiến quân ca. Năm 1981, Việt Nam tổ chức sẽ thay đổi quốc ca. Một cuộc thi được mở ra nhưng sau hơn một năm, cuộc thi này không được nhắc tới nữa và cũng không có tuyên bố chính thức gì về kết quả. Tiến quân ca vẫn là quốc ca Việt Nam cho tới ngày nay.

Với “ chữ tâm – chữ tài” nguyện hiến dâng hết thảy cho quê hương, đất nước, Nhạc sĩ Văn Cao xứng đáng là một tác gia lớn của nền âm nhạc nước nhà. Tên tuổi ông mãi là niềm tự hào vô bờ của quê hương, dân tộc, nó trường tồn, bất tử như những khúc khải hoàn ca ngân mãi, vang mãi...

18 tháng 11 2021

Tham khảo!

Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Hình ảnh “biển lúa” rộng mênh mông gợi cho ta niềm tự hào về sự giàu đẹp, trù phú của quê hương. Hình ảnh “cánh cò bay lả dập dờn” gợi vẻ nên thơ, xao xuyến mọi tấm lòng. Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ của “đỉnh Trường Sơn” cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha yêu quý và tự hào về đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi. Đất nước Việt Nam ta hiện ra trong khổ thơ trên của nhà thơ Nguyễn Đình Thi thật giàu đẹp và đáng yêu, thật nên thơ và hùng vĩ. Sự giàu đẹp và đáng yêu đó được thể hiện qua những hình ảnh: biển lúa mênh mông hứa hẹn một sự no đủ, cánh cò bay lả rập rờn thật thanh bình, giản dị và đáng yêu. Sự hùng vĩ và nên thơ được thể hiện qua hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đất nước Việt Nam ta tươi đẹp biết nhường nào!

14 tháng 3 2016

- ý nghĩa văn bản Sông nước cà mau: sông nước cà mau là 1 đoạn trích độc đáo và hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn Đoàn Giỏi với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau

14 tháng 3 2016

ca ngợi Việt Nam có thiên nhiên,con người,truyền thống đẹp

6 tháng 2 2017

mik chịu sori