K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 12 2017

Trả lời:

Truyện ngụ ngôn: Thầy bói xem voi.

Ý nghĩa:
Khi giao tiếp, nói chuyện, vấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thì không nên khẳng định quan điểm của mình là đúng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế... chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi. Qua truyện, người xưa còn ngầm phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng lại hay tỏ ra thông thái.

Liên hệ bản thân: Khi kết luận một vấn đề, một điều gì đó thì cần tìm hiểu thật thấu đáo qua nhiều góc cạnh. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn sẽ dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc và những kết luận sai. Truyện còn phản ánh sự phê phán về những người hiểu biết nông cạn nhưng lại luôn tỏ ra mình thông thái hơn người.Khi giao tiếp, nói chuyện, vấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thì không nên khẳng định quan điểm của mình là đúng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế... chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi. Qua truyện, người xưa còn ngầm phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng lại hay tỏ ra thông thái.

13 tháng 12 2017

Thanks bn nhaeoeo

19 tháng 12 2018

Ngôi thứ nhất : 

Tối thứ bảy hàng tuần, tôi đều được bà kể cho nghe truyện ngày xưa. Trong đó có những câu chuyện ngụ ngôn tuy ngắn nhưng thật hay và bổ ích, giúp con người thấy được nhiều bài học trong cuộc sống. Hôm nay, bà đã kể cho tôi chuyện "Ếch ngồi đáy giếng".

Bà nội tôi thuộc rất nhiều ca dao, tục ngữ, thành ngữ... Vì thế khi nói chuyện bả hay chêm vào đó những câu tục ngữ lạ mà tôi không hiểu. Những lúc như thế bà lại cặn kẽ giảng giải. Hôm nay, bà nói về câu tục ngữ "Ếch ngồi đáy giếng" chỉ những kẻ dù hiểu biết rất cạn hẹp nhưng lúc nào cũng huyênh hoang, tự đắc. Rồi để giải thích cho tôi hiểu hơn, bà kể lại cho tôi nguồn gốc câu thành ngữ ấy.

Ngày xưa, có một chú ếch sống trong một cái giếng nhỏ. Vì sống ở đó lâu ngày nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh nó chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên tưởng rằng mình là to là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi nó kêu làm vang động cá cái giếng nhỏ, khiến những con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, nó thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ểch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng nó cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huyênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, nó cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Nó đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng nó thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của nó. Nó đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đã bị giẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.

Nghe câu chuyện bà kể, tôi thấy chú ếch con thật đáng chê trách. Những người trẻ, ít kinh nghiệm, hiểu biết nhưng lại là những người có tính cách hung hăng, huyênh hoang, ngông nghênh nhiều nhất. Có lẽ vì còn chưa hiểu biết nhiều nên họ mới làm những việc kém hiểu biết. Vì thế, những người trẻ tuổi phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa.

Bao giờ kể chuyện xong bà cũng giúp tôi rút ra những bài học quí báu, không cao sang, xa vời mà rất thực tế, gần gũi. Tôi luôn lắng nghe những điều bà dặn để áp dụng vào cuộc sống. Bản thân tôi cũng như tất cả mọi người, không ai là hoàn hảo nên luôn phải học hỏi lẫn nhau, những khiếm khuyết của mình sẽ được tri thức của người khác bổ sung và ngược lại. Do đó, không được giấu điểm yếu kém. Bà còn bảo tôi phải học thật chăm để không bị kém hiểu biết, có như thế mới không suy nghĩ hay hành động thiếu hiểu biết. Quả thực những điều bà dặn dò tôi đòi hỏi một sự cố găng nỗ lực và tự giác rất lớn nhưng dù thế nào tôi cũng không thể để mình như chú ếch ngồi đáy giếng được.

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng của ông cha ta thật sâu sắc: Nói chuyện của loài vật nhưng mục đích là nói chuỵện loài người. Bất kì ai khi đọc truyện cũng sẽ tự rút ra được cho mình bài học cần thiết và bổ ích.

Ngôi thứ 3 : 

Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Từ dưới đáy giếng nhìn lên, ếch ta chỉ thấy một khoảng trời bé bằng cái vung. Nó nghĩ: Tất cả vũ trụ chỉ có vậy, vì thế ếch tự coi mình là chúa tể. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.

Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.

Quen thói cũ, ếch nhâng nháo nhìn lên trời, nó bỗng thấy cả một bầu trời rộng lớn hơn nhiều so với cái khoảng trời nó vẫn thấy. Ếch ta không tin và thấy bực bội vì điều đó. Để ra oai, nó cất tiếng kêu ồm ộp. Vị chúa tể hy vọng là sau những tiếng kêu của mình, mọi thứ phải trở lại như cũ. Nhưng bầu trời vẫn là bầu trời. Còn con ếch vì mải nhìn lên trời đã không chú ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

Từ câu chuyện kể về cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện ngầm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại hay huênh hoang, khoác lác. Đồng thòi khuyên nhủ mọi người phải cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo.

Tuy ngắn nhưng bố cục của truyện cũng chia thành hai phần rõ rệt. Phần đầu kể về hoàn cảnh sống và trình độ hiểu biết ít ỏi của con ếch. Phẩn hai kể về hậu quả tai hại của thái độ chủ quan kiêu ngạo. Từ đó rút ra bài học cho mọi người.

Nội dung truyện có thể tóm tắt như sau: Vì sống lâu trong một cái giếng nhỏ hẹp nên ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung, còn nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to, nước giếng tràn bờ, đưa ếch ra ngoài. Quen thói cũ, nó nhâng nháo đưa mắt nhìn lên bầu trời, chẳng thèm để ý gì đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

Tác giả dân gian đã khéo léo tưởng tượng ra bối cảnh của truyện và tâm lí nhân vật. Tại sao con ếch lại có những suy nghĩ thiển cận như vậy? Bởi ếch sống dưới đáy một cái giếng nhỏ nên từ dưới giếng nhìn lên, nó thây bầu trời bé xíu như cái vung nồi. Ngày nào cũng thấy như vậy nên nó khẳng định bầu trời chỉ to bằng ngần ấy mà thôi.

Dưới giếng lâu nay cũng chỉ có một vài loài vật nhỏ bé tầm thường như nhái, cua, ốc... Mỗi khi ếch cất tiếng kêu Ồm ộp vang đông, các loài vật kia đều hoảng sợ.

Chi tiết này vừa có ý nghĩa hiện thực vừa có ý nghĩa tượng trưng. Giếng nhỏ lại sâu, khi có tiếng động thi âm vang rất lớn. Giống như ở nông thôn xưa, hễ nhà ai có việc gi thì cả xóm, cả làng đều biết. Làng lại xa vua, xa quan nên bọn cường hào ác bá tha hổ tác oai tác quái, nhũng nhiễu dân lành.

Trong thế giới quá nhỏ bé ấy, ếch tự cho mình là chúa tể nên chẳng coi ai ra gì. Chưa bao giờ nò được biết thêm về một môi trường khác, một thế giới khác, cho nền tầm nhìn của nó rất hạn hẹp, trình độ hiểu biết ít ỏi, thấp kém. Thế nhưng ếch lại chủ quan, kiêu ngạo, tự cho là mình tài giỏi hơn tất cả. Điều đó đã thành thói quen, thành tật xấu của nó.

Sau một cơn mưa lớn, nước giếng đầy tràn, đẩy ếch ra ngoài. Hoàn cảnh sống của ếch đã đột ngột thay đổi, từ một phạm vi rất hẹp là đáy giếng tới một phạm vi rất rộng là không gian mênh mông. Lúc đầu, ếch cứ tưởng mặt đất cũng giống như đáy giếng kia, bầu trời trên đầu nó lúc này cũng chỉ là bầu trời mà nó đã quen nhìn qua miệng giếng bấy lâu nay và nó vẫn là chúa tể.

Muốn tồn tại, ếch phải thay đổi cách nhìn, cách sống. Nhưng quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu Ồm ộp.

Cơn mưa lớn chỉ làm thay đổi hoàn cảnh sống chứ không phải là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ếch mà nguyên nhân chính là thói kiêu ngạo, chủ quan của nó.

Thông qua truyện, người xưa khuyên chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào thì vẫn phải cố gắng học tập để mở rộng tầm nhìn và tầm hiểu biết. Chúng ta không chỉ học tập ở nhà trường, mà còn phải học nhiều điều trong cuộc sống. Bên cạnh trường học còn có trường đời. Trường đời là biển cả bao la về tri thức và kinh nghiệm. Chúng ta phải biết khắc phục những hạn chế của mình và không ngừng học hỏi để có được trình độ học vấn cao và tầm nhìn xa rộng; không nên chủ quan, kiêu ngạo vì chủ quan! kiêu ngạo dễ dẫn đến thất bại trong sự nghiệp và trong cuộc đời. Chúng ta nên suy ngẫm kĩ về những bài học mà truyện đặt ra, chớ nên tự biến minh thành Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung.

tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.

11 tháng 4 2021

tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. 

Bài Thánh Gióng:

a) Chủ đề:

Gióng là con của người nông dân lương thiện:

Gióng gần gũi với mọi người

Gióng là người anh hùng của nhân dân.

b)  - Từ đầu đến “nằm đấy”: sự ra đời của Gióng.

     - Tiếp đến “những việc chú bé dặn”: Gióng đòi đi đánh giặc.

     - Tiếp đến “giết giặc cứu nước”: Gióng được nuôi lớn để đánh giặc.

     - Tiếp đến hết: Gióng đánh thắng giặc và trở về trời.

c) Có thể đặt tên khác ví dụ: "Người anh hùng làng Gióng" chẳng hạn

So sánh:Tên trước hay hơn vì nó nói lên được nhiều ý nghĩa sâu sắc hơn tên mới đặt

8 tháng 5 2016

HELP ME!

8 tháng 5 2016

ngu bo ma hoi cai deo j

 

6 tháng 4 2016

 Câu 1:

- Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là không được kiêu căng trước ưu điểm của mình đối với khuyết điểm của người khác .

- Không nên học theo những việc làm của Dế Mèn vì có là 1 đức tính xấu , do nông nổi nhất thời mà đã hại chết Dế Choắt . Làm cho mọi người có cái nhìn không tốt về phía mình 

Câu 2:

-Tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh

 +Ngỡ ngàng -> hãnh diện -> xấu hổ

- Nếu có 1 người em gái như vậy , em sẽ động viên tinh thần để giúp em mình tiếp tục phát huy tài năng hội họa này .

Câu 3 :

So sánh 

- Sau trận bão , chân trời , ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi 

- Mặt trời nhú lên dần dần như lòng đỏ của 1 quả trứng thiên nhiên 

Nhân hóa 

-  Chú cá heo đang tập bơi cùng mẹ

-Ông mặt trời đang từ từ leo lên đỉnh núi 

Ẩn dụ 

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

- Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Hoán dụ

Ngày Ngày Dòng người di trong thương nhớ 
Kết tràn Hoa dâng 79 mùa xuân 

--Ngày ngày mặt trời đi qua trong lăng 
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ 

6 tháng 4 2016

 1. - Bài học đường đời đầu tiên là một bài học nói về sự kiêu ngạo và trịch thượng của Dế Mèn cùng nhiều tính cách khác là gây ra cái chết cho Dế Choắt.

     - Theo em, thì có cái nên học và cái không nên học. Những điều nên học là: ăn uống điều độ,........................ Còn những việc không nên làm là: kiêu căng, trịch thượng,.............................

  2. - Khi nhìn vào bức tranh thì người mà mình hay cáu gắt, ghen tị lại là một người thương yêu mình nhất. Anh còn không ngờ rằng bức tranh em gái vẽ không phải là mình mà là một người khác.

     - Em sẽ luôn yêu quý anh và tôn trọng anh nhưng khi anh cáu gắt hay giận dỗi gì với mình thì mình không cần trách móc anh vì mình biết là anh sẽ mãi yêu thương đứa rm nhỏ này.

  3.    - So sánh :

             + Từ các lớp, học sinh ùa ra như bầy ong vỡ tổ

             + Ngoái vườn, các bạn nữ đang choi nhảy dây, những bước nhảy uyển chuyển như những nghệ sĩ múa chuyên nghiệp.

         - Nhân hóa :

              + Ngoài đồng, các anh chị cây lúa ngả vào nhau như đang thì thầm trò chuyện

              + Những anh chào mào đởm dáng.

         - Ẩn dụ

              + Những hàng râm bụt nảy lên những đốm lủa hồng.

              + Mặt trời đi qua những hàn cây xanh.

          - Hoán dụ :

               + Anh ta là một tay súng trong quân đội.

                + Anh ấy là có chân trong đội tuyển bóng đá.

25 tháng 10 2018

ý nghĩa chi tiết niêu cơm thần trong truyện cổ tích thạch sanh

-Sự tài giỏi của Thạch Sanh

-Thể hiện tấm lòng nhân đạo,tư tưởng yêu chuộng hòa bình

25 tháng 10 2018

-Niêu cơm thần có khả năng phi thường khiến quân giặc phải ngạc nhiên,khâm phục

-Niêu cơm thần chứng tỏ sự tài giỏi của Thạch Sanh -> sự thần kì trong vũ khí đánh giặc

-Niêu cơm thần tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo,yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta

Chúc bạn học tốt

25 tháng 10 2018

 Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
- Niêu cơm thần của Thạch Sanh có khả năng phi thường cứ ăn hết lại đầy làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên khâm phục.
Niêu cơm thần kì với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân sĩ 18 nước chư hầu chứng tỏ thêm tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh.
- Niêu cơm thần tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.
+ Niêu cơm thần tượng trưng cho lòng nhân đạo yêu hoà bình.

25 tháng 10 2018

Niêu cơm thần của Thạch Sanh có khả năng phi thường cứ ăn hết lại đầy làm quân 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên khâm phục.
Niêu cơm thần kì với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân sĩ 18 nước chư hầu chứng tỏ thêm tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh.
Niêu cơm thần tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.
Niêu cơm thần tượng trưng cho lòng nhân đạo yêu hoà bình.

  Hok tốt

13 tháng 11 2017

- Truyền thuyết và truyện cố tích:

+ Giống nhau: Đều có yếu tố tưởng tượng, kì ảo; chi tiết (mô típ) giống nhau (sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường, v.v...).

+ Khác nhau: Truyền thuyết kê về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể; truyền thuyết được cả người kế lẫn người nghe tin đó là những câu chuyện có thật (mặc dù trong đó có những chi tiết tưởng tượng, kì ảo). Còn truyện cổ tích kế về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thế hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, v.v...; truyện cổ tích được cả người kể lẫn người nghe coi lả câu chuyện không có thật (mặc dù trong đó có những yếu tố thực tế). Nếu truyền thuyết có nội dung đấu tranh chống ngoại xâm (Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm,...), đấu tranh chống thiên nhiên (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh), sáng tạo ra sản phẩm văn hóa (Bánh chưng, bánh giầy) thì truyện cố tích có nội dung chủ yếu là cuộc đâu tranh giai cấp giữa hai lực lượng: chính nghĩa và phi nghĩa (Thạch Sanh, Sọ Dừa, Cây bứt thẩn, Ông lão đánh cá và con cá vàng).

- Truyện ngụ ngôn và truyện cười:

+ Giống nhau: Truyện ngụ ngôn thường chế giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với điều truyện muôn răn dạy người ta. Vì thế, truyện ngụ ngôn cũng có yếu tố gây cười như truyện cười.

+ Khác nhau: Mục đích của truyện cười là để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự vật, hiện tượng, tính cách đáng cười. Còn mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống.

 

13 tháng 11 2017

1/- Điểm giống nhau : 
* Cả hai đều thuộc bộ phận Văn học dân gian và cùng nhóm "truyện dân gian". 
* Cả hai đều có cấu tạo ngắn gọcn, mang nghĩa hàm ẩn 
2/ Điểm khác nhau : 
* Truyện cười : 
- Dùng yếu tố gây cười , thú vị , kết thúc bất ngờ. 
- Có mục đích : cười cợt, mỉa mai, châm biếm những thói hư tật xấu, những quan niệm cổ hủ, ...của con người trong xã hội cũ 
* Truyện ngụ ngôn : 
- Mượn hình ảnh, lời nói, hành động,... của loài vật để ngụ ý chỉ con người 
- Có mục đích giáo dục, khuyên răn, hướng con người tới cái chân, thiện, mỹ,...