Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Rêu không gây hại trực tiếp cho cây rau, hoa như các loại sâu bệnh, nhưng chúng có khả năng làm giảm năng suất và phẩm chất cây trồng bằng cách cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng và nước.
Rêu hại trong hồ thủy sinh được định nghĩa cơ bản là loài rêu tự phát trong hồ thủy sinh trong một điều kiện nhất định. Chúng sẽ bám vào các cây thủy sinh, đá, thậm chí là những rêu trong hồ thủy sinh của mình. Với tốc độ phát triển khá nhanh và khả năng làm mất mỹ quang chung của hồ cá thủy sinh, các loài rêu hại không mời mà đến ấy có khi phá hỏng hết tất cả hồ thủy sinh chỉ trong thời gian ngắn.
Có lẽ vì kích thước nhỏ bé nên nhóm thực vật này khó lọt vào đôi mắt của chúng ta. Tuy nhiên nhóm thực vật này cũng không kém phần rực rỡ, chúng có những nét đẹp và những đặc điểm rất kỳ thú mà có lẽ khi đã biết rồi chắc hẳn sẽ ngạc nhiên khen ngợi. Nhóm thực vật này chính là Rêu.
Khác với các loài thực vật to lớn, từ những cây gỗ cho đến các loài thân thảo nhỏ, nước và chất dinh dưỡng được dẫn trong các mô dẫn. Ở Rêu, thân, rê, lá đều là những bộ phận giả. Đó chỉ là tập hợp của một khối tế bào duy nhất chưa có sự chuyên hoá rõ rệt về chức năng, thiếu các mô dẫn nước và chất dinh dưỡng chuyên biệt nên chúng lấy nước, chất dinh dưỡng trực tiếp qua tế bào. Tùy vào mỗi loài mà chúng khác nhau về hình dạng, kích thước cơ thể.
Thi thoảng, bạn cũng có thể thể thấy những cọng tơ mọc lên từ đỉnh của thân Rêu mà phần đầu cọng phù to lên. Đó chính là phần làm nhiệm vụ sinh sản của cây Rêu, một cấu trúc khác biệt, đặc trưng nhất để phân biệt giữa nhóm thực vật này với các nhóm thực vật khác.Tùy những loài khác nhau mà phần này có hình dạng, màu sắc khác nhau, kết hợp với toàn cây Rêu tạo nên những nét đẹp riêng mà duy nhất chỉ có ở nhóm Rêu.
Một đặc điểm đặc sắc khác của chúng cũng có thể nhận ra nếu tinh mắt. Khi thấy những mảng Rêu trên thềm vào những ngày nắng nóng thu mình co quắp, sẫm màu lại, bỗng nhiên sau một trận mưa, chúng trở nên xanh mượt và đẩy sức sống. Điều kỳ lạ đó là do khả năng sống tiềm sinh của Rêu. Là nhóm thực vật sống cần độ ẩm cao, khả năng giữ lại nước trong cơ thể không tốt, do đó khi môi trường trở nên khô, lá Rêu co quắp lại chuyển sang trạng thái sống tiềm sinh và chờ đến khi điều kiện môi trường thuận lợi, chúng lại tiếp tục chu kỳ đời sống. Với đặc điểm này, Rêu trở thành loài chỉ thị các biến đổi vể độ ẩm vi môi trường trong tự nhiên. Đối với người làm vườn, cũng có thể lợi dụng đặc điểm này để nhận biết vườn đang thiếu độ ẩm hay không tại các thời điểm trong ngày, từ đó kiểm soát độ ẩm trong vườn tốt hơn.
Bạn có thể làm một thí nghiệm vui để hiểu rõ về điều này, hãy tách lấy một mảng Rêu trên tường, thềm nhà, sau đó đặt chúng tại một nơi khô ráo. Sau một thời gian ngắn, bạn sẽ thấy chúng co quắp sẫm màu lại như đã chết. Sau đó, bạn dùng nước tưới lên chúng và nhớ đừng rời mắt khỏi chúng vì sau khoảng khắc thật ngắn bạn sẽ thấy điều kỳ diệu xảy ra.
Không chỉ dừng lại đó, Rêu còn có vai trò và các ứng dụng quan trọng. Bạn sẽ hết sức ngạc nhiên khi biết Rêu là nhóm thực vật xuất hiện đầu tiên trên mặt đất. Chúng tồn tại lâu hơn cả những nhóm Thực Vật Có Hoa và Không có Hoa khác. Chúng được xem là nhóm thực vật tiên phong, mở đường cho sự bành trướng của các nhóm thực vật trên cạn từ thuở xa xưa khi sự sống trên cạn dần bắt đầu.
Trong tự nhiên, tại một khu vực mới hình thành, Rêu cũngđược xem là loài tiên phong xâm chiếm khu vực đó, tạo điều kiện thuận lợi để các loài động, thực vật từ nơi khác xâm chiếm đến. Rêu điều hòa nhiệt độ, độ ẩm vi môi trường tại nơi chúng tồn tại, chống xói mòn tại các sườn dốc, tích trữ chất hữu cơ và khoáng chất cho đất, tạo điều kiện thuận lợi cho hạt của các loài cây khác nảy mầm. Chính nhờ các đặc điểm này, nhiều nước trên thế giới, nhất là Nhật, đã ứng dụng Rêu trong nghề làm vườn.
Rêu còn được sử dụng như một sinh vật chỉ thị cho sự ô nhiễm trong môi trường nước và không khí dựa vào cấu tạo cơ thể đơn giản và biểu bì thiếu lớp cutin, Rêu có khả năng hấp thụ các chất trực tiếp qua tế bào nên Rêu nhạy cảm với các biến đổi môi trường hơn các loài Thực Vật Có Mạch. Và cùng với một giới hạn sinh thái hẹp về nước, chắc hẳn Rêu sẽ là nhóm thực vật chỉ thị hữu hiệu trong vấn đề nóng dần lên của trái đất.
Trong đời sống, ngoài nghề vườn, phần lớn các nước Ấn Độ, Đức, Mỹ, Nhật, Pháp, Trung quốc… Rêu còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác. Nhờ khả năng hấp thụ tốt những chất độc hại và thấm nước tốt, than làm từ Rêu được sử dụng như một chất lọc hiệu quả, dùng xử lý nước thải chứa nhiều kim loại nặng hay xử lý các sự cổ tràn dầu, điển hình là nhóm Rêu Sphagnum. Rêu còn được sử dụng như một nguồn nhiên liệu sản xuất các khí đốt như hydro, etylen, methanol,khí gas thiên nhiên,..
Ở những nơi cây gỗ trở nên hiếm hôi, Rêu được ứng dụng cả trong xây dựng, tạo các sản phẩm gia dụng như chiếu, tấm cách điện, nệm, làm chất bảo quản thực phẩm, diệt công trùng.
Ngoài ra, nhiều loài Rêu được phát hiện chứa nhiều chất có hoạt tính sinh học cao , nên Rêu được ứng dụng nhiều trong y dược, dùng phổ biến ở Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc. Như ở Trung quốc, khoảng 30-40 loài Rêu được dùng làm thuốc, trong đó phổ biến như loài Rhodobryum giganteum được sử dụng trị các bệnh thần kinh và tim mạch. Hay loài Polytrichum commune được sử dụng để giảm viêm và sốt, điều trị sỏi thận. Và đâu đó trong lĩnh vực cây cảnh, Rêu cũng được ứng dụng. Rêu được dùng làm giá thể trồng Lan như Sphagnum trong trồng Lan Hồ Diệp, hoặc như nhóm thực vật tạo phông nền, trồng làm lớp phủ mặt đất trên chậu Bonsai, Non bộ, Tiểu cảnh,… thay vì để đất trống hay dùng đá sỏi rãi phía trên. Rêu sẽ làm tăng thêm vẻ tự nhiên, tôn thêm nét đẹp của cây chủ thể. Ngoài ra, Rêu sẽ điều hòa nhiệt độ bề mặt, giúp giữ ẩm cho lớp đất bên dưới, giúp lớp phủ bề mặt không bị cuốn trôi khi tưới nước. Bạn cũng đừng quá lo ngại Rêu sẽ cạnh tranh chất dinh dưỡng với cây chủ thể, Rễ rêu là rễ giả chỉ làm nhiệm vụ giúp cây Rêu bám vào giá thể, không có nhiệm vụ chính lấy chất dinh dưỡng trong đất, nên không cạnh tranh với cây chủ thể, không làm xáo trộn đất.
Thật đơn giản để trồng được Rêu, bạn có thể gỡ từng mảng Rêu trên đất, đá, tường củ, rồi áp lên vị trí bạn muốn trồng. Hoặc dựa vào đặc điểm sinh sản sinh dưỡng của Rêu, bạn để Rêu khô, rồi bóp vụn và gieo trên mặt đất thật ướt, sau đó, bạn phủ một lớp nilong trong bên trên để giữ ẩm. Sau một thời gian ngắn, sẽ thấy Rêu mọc.
Rêu, một nhóm sinh vật nhỏ bé nhưng những lợi ích Rêu đem lại cũng không kém những loài thực vật khác. Tuy nhiên, hiện nay nhóm Rêu vẫn ít được quan tâm hơn các nhóm thực vật khác trong nhiều lĩnh vực, nhiều quốc gia. Phải chăng đó là một thiếu sót lớn? Một số trong chúng ta cũng tìm cách diệt Rêu vì nghĩ chúng làm dơ môi trường sống!
Hãy đem Rêu đến gần với cuộc sống, bằng cách trồng chúng. Rêu dễ trồng, dễ chăm sóc, bạn chỉ cần tưới nước cho mảng Rêu của bạn mỗi ngày, chúng sẽ làm sạch môi trường, tô điểm thêm nơi bạn sống và làm việc.
- Khi thực hiện quá trình hô hấp, thực vật lấy đi khí O2 (Ôxi) «Khí mà con người cần để thở, để sống» và thải ra khí Co2 (Cacbônic) khiến con người không thể thở được trong quá trình đó
- Nhiều loại thực vật có độc
- Nhiều loại thực vật gây bẩn nhà, làm trơn trượt đường đi khiến cho người đi vào trượt chân và ngã
- Các loại thực vật như tảo quấn vào cây lúa khiến lúa khó phát triển, năng suất thu nhập kém, không cao
- ...
Tác hại của động vật không xương sống:
* Ruột khoang: Một số loài sứa gây ngứa và độc cho người. Đảo ngầm san hô gây cản trở giao thông đường thủy.
* Giun:
- Sán lá máu: kí sinh trong máu người. Ấu trùng xâm nhập vào cơ thể qua da.
- Sán dây: kí sinh trong ruột non người và cơ bắp động vật (trâu, bò, lợn). Trâu, bò, lợn ăn phải thức ăn có ấu trùng của sán dây. Người ăn phải thịt trâu, bò, lợn có nang sán sẽ mắc bệnh sán dây.
- Giun đũa: kí sinh ở ruột con người.
- Giun móc câu: kí sinh ở tá tràng của người.
- Giun kim: kí sinh trong ruột già người.
* Thân mềm:
- Có hại cho cây trồng: các loại ốc sên.
- Làm vật chủ trung gian truyền bệnh: ốc ao, ốc mút.
* Chân khớp:
- Sống bám vỏ tàu, thuyền làm giảm tốc độ giao thông: con sun.
- Làm vật chủ trung gian truyền bệnh: con ruồi, con muỗi.
Các tác nhân từ môi trường ảnh hưởng đến độ mở khí khổng sẽ ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước:
- Nước:
+ Điều kiện cung cấp nước càng cao sự hấp thụ nước càng mạnh, thoát hơi nước càng thuận lợi
+ Độ ẩm không khí thấp dẫn tới thoát hơi nước càng mạnh
- Ánh sáng:
+ Ánh sáng làm tăng nhiệt độ của lá → khí khổng mở (điều chỉnh nhiệt độ) → tăng tốc độ thoát hơi nước
+ Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối, ban đêm khí khổng vẫn hé mở.
- Nhiệt độ: ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của rễ → rễ hấp thụ nhiều nước → thoát hơi nước nhiều
- Ion khoáng: Các ion khoáng ảnh hưởng đến hàm lượng nước trong tế bào khí khổng → gây điều tiết độ mở của khí khổng (Ví dụ: ion K+ làm tăng lường nước trong tế bào khí khổng, tăng độ mở của khí khổng dẫn đến thoát hơi nước.)
6. Cây hô hấp suốt ngày đêm . Tất cả các bộ phận của cây đều tham gia hô hấp
2. - Rễ của cây có hai chức năng: hấp thụ chất dinh dưỡng và bám xuống lòng đất đễ cây đứng vững. Rễ hấp thụ nước, chất dinh dưỡng và chất khoáng như đồng, sắt, kẽm, mangan, v.v. để cây tăng trưởng.
Các miền của rễ :
- miền trưởng thành
- miền hút
- miền chóp rễ
- miền sinh trưởng
Các chức năng của từng miền :
- miền trưởng thành : dẫn truyền
- miền hút : hấp thụ nước và muối khoáng
- miền chóp rễ : che chở cho đầu rễ
- miền sinh trưởng : giúp cho rễ dài ra
- Giao phấn là hạt phấn của hoa khác rơi và đầu hạt của hoa khác( khác cây).
- Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn:
+ Hạt phấn hút chất nhầy ở đầu nhụy, trương lên và nảy mầm thành ống phấn.
+ Tế bào sinh dục đực chuyển đến phần đầu của ống phấn.
+ Ống phấn mang tế bào sinh dục đưc chui vào noãn.
Những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác gọi là hoa giáo phận
-Hạt phấn hút chất nhầy ở đầu nhụy, trương lên và nảy mầm thành ống phấn.
-Tế bào sinh dục đực chuyển đến phần đầu của ống phấn.
-Ống phấn mang tế bào sinh dục đưc chui vào noãn.
- Thụ tinh là quá trình giao tử đực (tinh trùng) kết hợp vs giao tử cái (trứng) tạo thành hợp tử. (lớp 6 trả lời vậy là được).
- Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm: Hoa thường ở ngọn cây hay ngọn cành, chỉ nhị dài, hạt phấn nhiều nhỏ, nhẹ. Hạt phấn to, dính và thường có gai, đầu nhụy có chất dính.
- Thụ Tinh là : Quá trình giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành tế bào mới gọi là HỢP TỬ.
- Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm:
+ Hoa thường ở đầu ngọn cây, ngọn cành.
+ Chỉ nhị dài, hạt phấn nhiều nhỏ nhẹ.
+ Hạt phấn to, dính và thường có gai.
+ Đầu nhụy thường có chất dính.
Cây 1 lá mầm gồm:
Phôi:
+ Lá mầm chứa chất dinh dưỡng dự trữ.
+Chồi mầm
+Thân mầm
+Rễ mầm
Cây lá mầm gồm:
Phôi:
+Lá mầm
+Chồi mầm
+Thân mầm
+Rễ mầm
Phôi nhũ chứa chất dinh dưỡng
Tác hại của thuốc lá là: Chất nicôtin thấm vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến bộ máy hô hấp, dễ gây ung thư phổi.
- thuốc lá là cây công nghiệp lá được chế biến làm hút thuốc trong lá có nhiều chất độc, đặc biệt là chất nicotin được dùng để chế biến thuốc trừ sâu. Nếu hút nhiều thuốc lá thì chất nicotin sẽ thấm vào cơ thể → ảnh hưởng đến bộ máy hô hấp → gây ung thư phổi