Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
HƯỚNG DẪN
a) Giống nhau
- Mật độ dân số thấp.
- Phân bố dân cư không đều theo lãnh thổ.
- Có sự phân hoá rõ.
- Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn.
b) Khác nhau
- Mật độ: Trung du và miền núi Bắc Bộ (TD&MNBB) cao hơn Tây Nguyên (TN).
- Phân bố không đều theo lãnh thổ:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: rất không đều giữa trung du và miền núi, giữa Tây Bắc và Đông Bắc, giữa nơi giáp với Đồng bằng sông Hồng và những nơi còn lại; giữa nơi ven sông và ngã ba sông với các nơi ven rìa các lưu vực sông...).
+ TN: không đều, nhưng tương đối đều hơn TD&MNBB (so các cao nguyên với nhau, giữa các cao nguyên và khu vực bán bình nguyên xen đồi ở giữa các cao nguyên kề nhau; giữa trung tâm các cao nguyên và ven rìa...).
+ Phân bố giữa thành thị và nông thôn: TD&MNBB có sự tương phản cao (dẫn chứng). Tây Nguyên có sự tương phản thấp hơn (dẫn chứng).
- Phân hoá:
+ TD&MNBB: phân hoá rõ giữa trung du và miền núi, Tây Bắc và Đông Bắc, vùng kề ĐBSH và vùng kề các dãy núi cao...
+ TN: phân hoá rõ giữa trung tâm cao nguyên và ven rìa, giữa các cao nguyên và khu vực bán bình nguyên xen đồi.
Sự phân bố dân cư ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ phù hợp với địa hình chủ yếu do các yếu tố sau:
+ Địa hình: đa dạng, bao gồm các dãy núi, đồng bằng, sông suối và hồ nước. Địa hình đa dạng này tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phân bố dân cư đa dạng và phù hợp với các loại địa hình khác nhau.
+ Tài nguyên tự nhiên: nhiều tài nguyên tự nhiên quan trọng như đất fertile, nước ngọt, rừng phong phú và khoáng sản. Sự phân bố dân cư phù hợp với địa hình giúp tận dụng và khai thác hiệu quả các tài nguyên này.
+ Khí hậu: khí hậu ôn đới và nhiệt đới gió mùa, với mùa hè ẩm và mùa đông lạnh. Điều kiện khí hậu này tạo ra môi trường thuận lợi cho nhiều loại cây trồng và động vật sống. Sự phân bố dân cư phù hợp với địa hình giúp tận dụng khí hậu để phát triển nông nghiệp và chăn nuôi.
+ Giao thông: hệ thống giao thông phát triển, bao gồm các tuyến đường bộ, đường sắt và sân bay. Sự phân bố dân cư phù hợp với địa hình giúp kết nối các khu vực dân cư và tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển và giao thương.
$HaNa$
Tham khảo
Sự phân bố dân cư ở trung du và miền núi Bắc Bộ phù hợp với địa hình:
- Phía Tây Bắc có địa hình cao hơn so với vùng. Có núi cao, bị chia cắt sâu, có thung lũng, đồi núi hiểm trở, khí hậu khắc nhiệt.
=> Gây khó khăn cho việc đi lại và ít tiềm năng phát triển kinh tế, nên dân cư tập trung thưa thớt.
- Phía Đông Bắc va Trung Du có địa hình thấp hơn. Có đồi núi, xen kẻ những cánh đồng, thung lũng bằng phẳng, nhiều sông ngòi.
=> Thuận tiện cho việc sinh sống và phát triển kinh tế, nên dân cư tập trung đông đúc hơn.
HƯỚNG DẪN
a) Nhận xét
- Mật độ dân số vào loại thấp nhất so với cả nước.
- Phân bố chênh lệch
+ Chênh lệch giữa vùng núi với trung du: vùng núi có mật độ dân số thấp, trung du có mật độ dân số cao hơn.
+ Chênh lệch ngay trong mỗi vùng: Núi cao có mật độ dân số thấp hơn nhiều so với vùng núi thấp và núi trung bình; vùng trung du gần đồng bằng Bắc Bộ (ví dụ: Thái Nguyên, Bắc Giang, Hoà Bình...) và kề biển (ví dụ một số nơi ở Quảng Ninh) có mật độ dân số cao hơn nơi gần kề với vùng núi.
+ Chênh lệch giữa khu vực Tây Bắc và khu vực Đông Bắc.
+ Chênh lệch trong từng tỉnh.
- Phân hoá rõ giữa:
+ Tây Bắc và Đông Bắc.
+ Trung du và miền núi.
+ Nơi kề với Đồng bằng sông Hồng và những nơi còn lại.
b) Giải thích
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
+ Những khu vực kinh tế phát triển thường là khu vực dân cư tập trung cao.
+ Những khu vực kinh tế chưa phát triển thì ngược lại.
- Điều kiện tự nhiên
+ Các khu vực núi cao: điều kiện tự nhiên có nhiều khó khăn, địa hình hiểm trở, bị cắt xẻ mạnh, mức độ tập trung dân cư thấp.
+ Các khu vực thấp, điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn, có nhiều mặt bằng tương đối rộng, các ngã ba sông... mức độ tập trung dân cư cao hơn.
Tham khảo
a) Đặc điếm phân bố
- Đây là vùng có mật độ dân số trung bình 207 người/km2 năm 2006 (thấp hơn mức trung bình cả nước 254 người/km2), thấp hơn nhiều so với các vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
- Sự phân bố dân cư không đồng đều:
+ Trong toàn vùng: mật độ dân số dao động từ mức thấp nhất là dưới 50 người/km2 đến mức cao nhất là trên 2.000 người/km2 với 7 cấp độ khác nhau.
· Trên 2000 người/km2: tập trung ở các thành phố lớn nhất trong vùng là Thanh Hoá, Vinh, Huế.
· Từ 1.001 - 2.000 người/km2: tập trung ở ven các đô thị lớn như các thành phố Thanh Hoá, Vinh, Huế.
· Từ 501 - 1.000 người/km2: phân bố tập trung ở các đồng ven biển lớn như Thanh Hoá, Nghệ An và ở các đô thị như Đồng Hới, Đông Hà.
· Từ 201 - 500 người/km2: tập trung ở ven biển, dọc theo quốc lộ 1A như khu vực ven biển phía nam Thanh Hoá, phía bắc Hà Tĩnh, phía bắc Quảng Bình,...
· Từ 101 - 200 người/km2: thuộc vùng đồi trung du trước núi Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế,...
· Từ 50 - 100 người/km2: tập trung trên phần lớn diện tích tỉnh Quảng Bình và phía tây nam các tỉnh Thanh Hoá, Hà Tĩnh.
· Dưới 50 người/km2: chủ yếu là trên các vùng núi cao giáp biên giới Việt - Lào (thuộc Trường Sơn Bắc).
+ Dân cư phân bố không đều giữa các khu vực:
· Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven biển (mật độ dân số phần lớn trên 200 người/km2), vùng đồi núi phía tây có mật độ dân số thấp (phần lớn dưới 100 người/km2).
· Giữa thành thị và nông thôn: dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn, mạng lưới đô thị còn mỏng nên quy mô dân số đô thị ít.
b) Giải thích
- Sự phân bố dân cư không đều là do kết quả tác động của nhiều nhân tố:
+ Nhân tố tự nhiên: địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nước, thiên tai, trong đó chủ yếu là địa hình (khu vực vùng núi cao hiểm trở dân cư thưa thớt hơn vùng đồng bằng ven biển).
+ Nhân tố kinh tế - xã hội: trong đó trình độ phát triển kinh tế, tính chất của nền sản xuất là nhân tố quyết định.
- Khu vực đông dân nhất là các thành phố, thị xã có nền kinh tế với các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển.
- Các khu vực đồng bằng gắn với họat động trồng lúa nước, họat động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản có mức độ tập trung dân đông hơn so với khu vực trồng hoa màu ở vùng đồi núi phía tây.
Chọn: B.
Thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng là một trong các nội dung của chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta liên quan trực tiếp đến khắc phục sự phân bố dân cư chưa hợp lí.
HƯỚNG DẪN
a) Giải thích tại sao việc sử dụng hợp lí đất đai là vấn đề rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của nước ta
- Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được của nông nghiệp, lâm nghiệp; là địa bàn để phân bố các khu dân cư, các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội và các công trình an ninh quốc phòng.
- Sử dụng hợp lí đất đai có ý nghĩa to lớn trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trưòng.
- Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, tài nguyên đất rất dễ bị suy thoái. Trong khi nước ta có bình quân đất tự nhiên trên đầu người vào loại thấp, chỉ khoảng 0,4 ha/người, gần bằng 1/6 mức trung bình của thế giới.
- Trên thực tế, tài nguyên đất của nước ta đã bị thoái hoá một phần do sức ép của dân số và do sử dụng đất không hợp lí kéo dài.
b) Phân tích sự khác nhau cơ bản trong sử dụng đất nông nghiệp ở các đồng bằng và ở trung du, miền núi nước ta
- Đồng bằng sông Hồng: Việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất nông nghiệp gắn liền với việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, phát triển vụ đông sản xuất hàng hoá. Đồng bằng sông Hồng là nơi có mật độ dân số cao nhất cả nước, lại có nhiều công trình cơ sở hạ tầng..., đất nông nghiệp bị thu hẹp do mở rộng diện tích đất chuyên dùng và đất ở. Vì vậy, vấn đề quy hoạch tổng thể sử dụng đất có ý nghĩa hàng đầu.
- Đồng bằng sông Cửu Long: Việc sử dụng đất nông nghiệp liên quan rất mật thiết với việc phát triển thuỷ lợi, sử dụng và cải tạo đất phèn, đất mặn.
- Đồng bằng Duyên hải miền Trung: vấn đề trồng rừng đầu nguồn, rừng ven biển chắn gió, chống cát bay và việc giải quyết nước tưới trong mùa khô lại có ý nghĩa rất quan trọng.
- Miền núi, trung du: Việc sử dụng hợp lí đất nông nghiệp gắn liền với việc phát triển các mô hình nông - lâm kết hợp, phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn. Cần hạn chế nạn du canh, du cư, đốt nương làm rẫy, phá rừng bừa bãi.
a) Sự phân bố dân cư nước ta không đồng đều là do kết quả tác động của nhiều nhân tố.
- Tính chất và trình độ phát triển kinh tế là nhân tố quyết định đến sự phân bố dân cư. Những nơi kinh tế phát triển, dân cư tập trung đông đúc và ngược lại
- Ngoài ra, còn có các nhân tố khác như điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ. ( ví dụ : Đồng bằng sông Hồng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, với nền nông nghiệp lúa nước, có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nên dân cư đông nhất cả nước)
b) Phương hướng
- Đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình
- Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng và trong nội bộ vùng
- Trong nhưng năm tới sẽ tiếp tục di dân, hướng nhiều hơn tới việc phát triền công nghiệp
- Tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho người lao động thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế
* Giải thích:
- Do ở đồng bằg có địa hình bằg phẳng--->thuận lợi về nguồn tài nguyên thiên nhiên, đk tự nhiên và kinh tế xã hội phát triển--->dan cư tập trung đông
- Do ở miền núi có địa hình khó khăn,đk tụ nhiên và kt xã hội cũg kém phát triển,, khí hậu,thời tiêtss khắc nghiệt,...----> ít dân cư
- Do số ng` ở tuổi sinh sản cao
Phương hướng giải quyết
Nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí vì :
- Hiện nay dân cư nước ta có sự phân bố còn chưa hợp lí và đồng đều giữa vùng đồng bằng với trung dù và miền núi, giữa thành thị và nông thôn :
+ Vùng đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số cả nước trong khi diện tích bằng ¼ cả nước. Trung du miền núi là nơi tập trung nhiều tài nguyên quan trọng nhưng mật độ dân số lại thấp, thiếu lao động cho khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên.
+ Sự phân bố chưa hợp lí giữa thành thị và nông thôn: Tỉ lệ dân thành thị mặc dù đang tăng lên nhưng vẫn còn thấp (26,9% năm 2005), tỉ lệ dân nông thôn là 73,1%.
- Sự phân bố này chưa phù hợp với tiềm năng của mỗi vùng, ảnh hưởng rất lớn đến việc khai thác sử dụng lao động và khai thác tài nguyên.
⟹ Cần thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lí
* Một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua :
- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
- Đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương dân số.
- Xây dựng chính sách chuyển cư hợp lí nhằm thúc đẩy phân công lao động và phân bố dân cư giữa các vùng.
- Xây dựng chính sách quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, tăng cường đào tạo tay nghề cho lao động xuất khẩu.
- Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ở nông thôn và vùng trung du miền núi nhằm khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động
1. Dân cư nước ta phân bố đều
a. Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi.
- Mật độ dân số trung bình ở nước ta là 254 người/km2 (năm 2006)
- Vùng đồng bằng có dân cư tập trung đông đúc với mật độ dân số rất cao:
+ Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước từ 501 - 2000 người/km2
+ Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 – 1000 người/km2
- Vùng trung du và miền núi dân cư tập trung thưa thớt với mật độ dân số thấp
+ Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân cư thấp dưới 50 người/km2 và từ 50 – 100 người/km2.
+ Vùng núi Bắc Trung Bộ có mật độ dân cư chủ yếu dưới 100 người/km2
- Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ là những vùng có mật độ dân số trung bình cao hơn mật độ dân số trung bình của cả nước.
- Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc, Tây Nguyên và Tây Bắc là những vùng có mật độ dân số trung bình thấp hơn mật độ dân số trung bình của cả nước.
- Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng,
a) Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số đông nhất cả nước vì :
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất và cư trú
- Đồng bằng được khai thác từ lâu đời
- Các ngành kinh tế : nông nghiệp thâm canh cao với nghề trồng lúa nước; các ngành nghế truyền thống ; tập trung công nghiệp, dịch vụ
- Là một trong hai vùng phát triern nhất của đất nước; có mạng lưới đô thị dày đặc
b) Dân cư phân bố không đồng đều giữa các địa phương
- Do có sự khác biệt giữa các địa phương về các nhân tố liên quan đến phân bố dân cư; điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, lịch sử định cư và khai thách lãnh thổ, cơ cấu kinh tế và trình độ phát triển kinh tế - xã hội
- Vận dụng cho các trường hợp cụ thể
+ Nơi có mật độ dân số rất cao : các thành phố, thị xã, nơi tập trung các hoạt động công nghiệp, dịch vụ; điều kiện sống có nhiều thuận lợi.
+ Nơi có mật độ dân số khá cao : các vùng nông nghiệp thâm canh, có các ngành nghề truyền thống
+ Nơi có mật độ dân số thấp hơn : rìa đồng bằng, ven biển; nơi có các vùng trũng, đất bạc mầu hoặc bị phèn, mặn; xa thành phố , thị xã
- Sự không hợp lí trong phân bố dân cư
+ Ở đồng bằng : tài nguyên thiên nhiên hạn chế, dân số đông, mật độ dân số cao gây khó khăn cho việc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội và gây áp lực với môi trường.
+ Ở Trung du, miền núi : tiềm lực tự nhiên còn lớn nhưng ít dân, mật độ dân số thấp gây khó khăn cho việc sử dụng, bảo vệ tự nhiên, phát triển kinh tế - xã hội.
- Giải pháp :
+ Thực hiện các chiến lược về dân số : chuyển cư, kế hoạch dân số (miền núi, đồng bằng)
+ Phát triển kinh tế - xã hội để khắc phục tình trạng phân bố dân cư chưa hợp lí phù hợp với từng vùng (miền núi, đồng bằng)