Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Những cọng rơm to, vàng óng được nhúng vào một chiếc lọ nhỏ xíu chứa đầy nước xà phòng. Bọn trẻ thích thú đưa lên môi thổi. Ồ! Bao nhiêu là bong bóng bay ra.
2.Những cái bong bóng nhỏ xíu, xinh xinh như những hòn bi ve, trông thật đẹp mắt. Có một cậu bé cẩn thận, thổi từ từ từng tí một nhẹ nhàng và khe khẽ. Kì diệu thay, một quả bóng thật lớn, to gấp bốn lần những quả bóng kia dần dần xuất hiện và bứt mình ra khỏi cọng rơm vàng, cứ dần bay lên cao, cao mãi…
3.Dưới nắng vàng mong manh của buổi sớm bình minh, Bong Bóng bỗng trở nên rực rỡ, lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Thật tuyệt vời! Đây là lần đầu tiên Bong Bóng bay được lên cao, ngắm nhìn dòng sông, cánh đồng, bờ bãi…Tất cả với nó tuy lạ lẫm song đều trở nên hết sức đáng yêu! Nó thích thú với thảm cỏ xanh mênh mông, bát ngát và lũy tre làng bình yên ca hát trong gió lao xao. Một con chuồn chuồn ớt lướt qua suýt nữa thì va vào khiến Bong Bóng giật mình.
4.Một mùi hương lạ dìu dịu đưa đến. Bong Bóng ngây ngất đưa mắt nhìn quanh và phát hiện một khóm hoa trắng muốt bên bờ sông. Trên mặt nước, dập dềnh những khóm lục bình xanh ngắt với những đóa hoa mỏng manh, tim tím dịu dàng. Một tàu lá sen to rộng như một chiếc ô, mở lòng ra đón ánh dương rực rỡ. Ở giữa chiếc ô ấy có một giọt nước long lanh, trong suốt và cũng hội tụ bao nhiêu là sắc màu, y như Bóng Bóng vậy. Bóng Bóng thích quá định sà xuống nhưng một chú ếch từ dưới mặt nước nhảy chồm lên tàu lá khiến “hạt ngọc” tan ra thành những tia nước nhỏ bắn tung tóe. Rồi chú đưa đôi mắt tròn xoe nhìn xung quanh ngơ ngác.
5.Bỗng nhiên Bong Bóng ao ước cho phút giây này sẽ kéo dài mãi bởi nó biết rằng cũng như giọt nước kia, chỉ ít phút nữa thôi nó sẽ tan ra, biến mất giữa không gian mênh mông.
Và rồi nó bỗng thấy toàn thân mình cứ nhẹ dần, nhẹ dần và xa vời của nó không trở thành sự thực song nó cũng cảm thấy mãn nguyện lắm rồi. Nó đã có mặt ở trên đời này, dù chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi nhưng cũng đủ để nó cảm nhận được điều kì diệu của cuộc sống tươi đẹp. Bong Bóng khẽ thì thầm nho nhỏ bài ca của lòng mình: “Những gì ta quý ta yêu, đến khi nhắm mắt vẫn yêu trọn đời. Những gì đẹp đẽ bạn ơi, cả khi tàn héo vẫn ngời vẻ xưa!”
6.Lời ca cứ nhỏ dần, nhỏ dần rồi vụt biến mất, chìm vào trong im lặng. Những tia nước bé nhỏ li ti rơi xuống, bay nhè nhẹ như mưa bụi, đậu trên những cánh lục bình tim tím mong manh.
MB:
Tuệ Tĩnh là một danh y nổi tiếng trong lịch sử dân tộc. Câu chuyện dưới đây ca ngợi ông vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay.
TB:
– Nguyễn Bá Tĩnh, tức Tuệ Tĩnh, tuy đỗ tiến sĩ nhưng không ra làm quan.
– Một lần, ông dẫn các học trò lên hai ngọn núi hiểm trở. Dọc hai bên đường lên núi là những cây cỏ.
– Ông nói với học trò về ý định của mình.
– Các học trò chưa hiểu được ý thầy.
– Nguyễn Bá Tĩnh giải thích về giá trị của những của những cây cỏ.
– Câu chuyện về các thái ý thời Trần sử dụng cây cỏ để làm tăng sức mạnh của quân đội.
– Sự quý trọng của Nguyễn Bá Tĩnh đối với cây cỏ nước Nam.
– Tất cả học trò của tiến sĩ Nguyễn Bá Tĩnh tình nguyện theo con đường của người thầy.
– Cho đến bây giờ, có hàng trăm vị thuốc được lấy từ cây cỏ nước Nam, tổng hợp được hàng trăm vị thuốc dân gian để trị bệnh cứu người rất hữu hiệu.
KB:
Câu chuyện ca ngợi danh y Tuệ Tĩnh đã yêu quý cây cỏ trên đất nước mình, hiểu giá trị của chúng và biết dùng chúng để chữa bệnh. Đồng thời cho thấy cây cỏ thiên nhiên mang lại cho chúng ta bao điều quý giá, chúng ta nên giữ gìn và phát triển chúng.
Soạn bài: Kể chuyện: Chiếc đồng hồ
Câu 1 (trang 9 sgk Tiếng Việt 5): Dựa theo lời kể của cô giáo (thầy giáo) và các tranh vẽ dưới đây, hãy kể lại từng đoạn câu chuyện.
Trả lời:
- Tranh 1: Các cán bộ đang dự hội nghị bàn tán sôi nổi khi hay tin Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi.
- Tranh 2: Giữa lúc đó, Bác Hồ đến thăm hội nghị. Các đại biểu ùa ra đón Bác.
- Tranh 3: Nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi ra một chiếc đồng hồ quả quýt. Mượn câu chuyện về chiếc đồng hồ, Bác đả thông tư tưởng cán bộ một cách hóm hỉnh.
- Tranh 4: Câu chuyện về chiếc đồng hồ của Bác khiến cho ai nấy đều thấm thía.
Câu 2 (trang 9 sgk Tiếng Việt 5): Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Trả lời:
Năm 1954, các cán bộ đang dự hội nghị tổng kết ở Bắc Giang thì có lệnh Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi. Nhất là những người quê Hà Nội. Bao năm xa nhà, nhớ Thủ đô, nay được dịp trở về công tác, anh em bàn tán sôi nổi. Nhiều người đề nghị cấp trên chiếu cố nỗi niềm riêng đó và cho được toại nguyện. Tư tưởng cán bộ hội nghị có nhiều phân tán…
Giữa lúc đó Bác Hồ đến thăm hội nghị. Các đại biểu ùa ra đón Bác. Bác bước lên diễn đàn, mồ hôi ướt đãm hai bên vai áo nâu. Khi tiếng vỗ tay đã ngớt, Bác hiền từ nhìn khắp hội trường và nói chuyện về tình hình thời sự. Nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này. Bác bỗng rút trong túi áo ra một chiếc đồng hồ hình quả quýt hỏi:
- Các cô chú có trông thấy cái gì đây không?
Mọi người đồng thanh:
- Cái đồng hồ ạ.
- Thế trên mặt đồng hồ có những chữ gì?
- Có những con số ạ.
- Cái kim ngắn, kim dài để làm gì?
- Để chỉ giờ, chỉ phút ạ.
- Cái máy bên trong dùng để làm gì?
- Để điều khiển cái kim ạ.
Bác mỉm cười, hỏi tiếp:
- Thế trong cái đồng hồ bộ phận nào là quan trọng?
Mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi:
- Trong cái đồng hồ, bỏ đi một bộ phận thì có được không?
- Thưa không được ạ.
Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ chiếc đồng hồ lên cao và kết luận:
- Các bộ phận của chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan của một nhà nước, như các nhiệm vụ cách mạng. Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì đều là quan trọng, đều cần phải làm. Các cô chú thử nghĩ xem: trong chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ…, cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì còn là cái đồng hồ được không?
Chỉ trong ít phút ngắn ngủi, câu chuyện chiếc đồng hồ của Bác Hồ đã khiến cho ai nấy đều thấm thía, tự đánh tan được những thắc mắc riêng tư.
Câu 3 (trang 9 sgk Tiếng Việt 5): Câu chuyện khuyên ta điều gì?
Trả lời:
Câu chuyện khuyên mỗi người lao động trong xã hội đều phải gắn bó với một công việc, công việc nào cũng quan trọng, cũng đáng quý.
- Tranh 1: Các cán bộ đang dự hội nghị bàn tán sôi nổi khi hay tin Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi.
- Tranh 2: Giữa lúc đó, Bác Hồ đến thăm hội nghị. Các đại biểu ùa ra đón Bác.
- Tranh 3: Nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi ra một chiếc đồng hồ quả quýt. Mượn câu chuyện về chiếc đồng hồ, Bác đả thông tư tưởng cán bộ một cách hóm hỉnh.
- Tranh 4: Câu chuyện về chiếc đồng hồ của Bác khiến cho ai nấy đều thấm thía.
Đề bài: Dựa vào lời kể của thầy (cô) và tranh minh họa, em hãy kể lại toàn bộ câu chuyện “Pa-xtơ và em bé”.
Bài làm
1- Đoạn 1: Ngày 6-7-1885 chú bé Giô-dép chín tuổi bị chó dại cắn đã hai ngày. Mẹ của Giô-dép đã đưa cậu từ vùng quê xa xôi lên thủ đô Pa-ri nhờ Pa-xtơ cứu chữa. Cậu bé bị mười bốn vết cắn ở tay vì che mặt khi chó xông đến. Tính mạng của cậu chỉ được tính bằng từng ngày. Nhìn vẻ mặt đau đớn của cậu bé và nỗi lòng của người mẹ, Pa- xtơ vô cùng đau khố khi nghĩ đến một ngày kia cậu bé phát bệnh rồi đau đớn ra đi...
2- Đoạn 2: Đêm đã khuya, vậy mà Pa-xtơ không tài nào chợp mắt được. Vắc-xin chữa bệnh dại ông đả tìm ra nhưng chỉ mới thí nghiệm có kết quả trên loài vật. Còn trên cơ thể người thì chưa. Ông rất muốn cứu cho cậu bé nhưng không thể lấy em làm vật thí nghiệm. Bởi, nếu có tai biên gì thì sao?
3- Đoạn 3: Sáng hôm sau, ông thảo luận với đồng nghiệp và quyết định tiêm cho Giô-dép, hi vọng có thể cứu được em. Và thế rồi, ngay chiều hôm ấy 7-7-1885, ông đã tiêm vắc-xin cho Giô-dép. Những ngày sau, ông tiếp tục tiêm vắc-xin có độc tố tăng dần. Chín ngày trôi qua, đối với ông dằng dặc như chín tháng. Phát tiêm thứ mười với thứ vắc-xin có độc tính rất cao. Đây là phát tiêm quyết định tính mạng của Giô-dép. Bởi vậy mà suốt cả đêm Pa-xtơ đã thức trắng. Sáng ra, ông quyết định tiêm phát thứ mười.
4- Đoạn 4: Sau khi tiêm xong, Pa-xtơ tự tay dắt Giô-dép lên giường, an ủi em. Thêm bảy ngày nữa chờ đợi làm cho Pa-xtơ tóc càng bạc trắng hơn. Dù chân trái bị bại liệt, Pa-xtơ vẫn thường xuyên chống gậy đến thăm Giô-dép.
5- Đoạn 5: Qua được ngày thứ bảy, cậu bé vần mạnh khỏe, bình yên. Lúc này, ông mới thơ phào nhẹ nhõm. Như vậy ông đã thành công trong việc chữa bệnh dại.
6- Đoạn 6: Sau thành công vang dội ấy, người ta liên tiếp gửi đến phòng thí nghiệm của ông những người bị chó dại cắn. Phòng thí nghiệm của ông trở thành Viện Pa-xtơ - viện chống dại đầu tiên trên thế giới.
Nguồn Kể chuyện Pa-xtơ và em bé
Ngày 6 tháng 7 năm 1885, chú bé Giô-dép chín tuổi bị chó cắn trước đó hai ngày đã được mẹ đưa từ miền quê xa xôi đến thủ đô Pa-ri, nhờ bác sĩ Lu-i Pa-xtơ cứu chữa.
Cậu bé bị tới mười bốn vết cắn ở tay vì đã lấy tay che mặt. Cuộc sống của em chỉ tính từng ngày. Nếu không cứu chữa kịp thời, cậu bé sẽ bị chết như những người bị chó dại cắn từ trước tới nay.
Nhìn vẻ đau đớn của cậu bé và đôi mắt đỏ hoe của người mẹ, Pa-xtơ xúc động nghĩ đến lúc cậu bé lên cơn điên dại và nghẹt thở vì một cơn giật dữ dội, rồi chết! Ông tự nhủ phải cứu bằng được cậu bé đáng thương.
Đêm đã khuya, Pa-xtơ vẫn ngồi trước bàn làm việc, những vết nhăn hằn sâu trên vầng trán ưu tư. Câu hỏi: “Ta có thể làm gì cho cậu bé?” cứ trăn trở hoài trong óc ông. Vắc-xin chữa bệnh dại ông đã thí nghiệm có kết quả trên loài vật, nhưng chưa lần nào thử nghiệm trên người. Dù rất muốn chữa cho cậu bé khỏi bệnh nhưng ông vẫn ngại ngần, không dám lấy Giô-dép ra làm thí nghiệm vì sợ tai biến. Nghĩ đi nghĩ lại, ông thấy không còn cách nào khác. Bệnh dại đang đe doạ cướp đi tính mạng của cậu bé.
Ngày hôm sau, trao đổi với các cộng sự, Pa-xtơ quyết định phải tiêm vắc-xin mới có hi vọng cứu Giô-dép. Đến chiều, mấy giọt vắc-xin phòng dại đã được tiêm vào dưới da bụng cậu bé. Loại vắc-xin này không độc vì đã để trong không khí khô 14 ngày.
Các lần tiêm sau, độc tính trong vắc-xin dần dần tăng lên. Chín ngày trôi qua, Pa-xtơ có cảm giác như chín tháng trời đằng đẵng. Mũi tiêm thứ mười mới là mũi quyết định nhất nhưng vì nó có độc tính rất cao nên có thể gây ra những cơn co giật nguy hiểm. Có bắt buộc phải tiêm cho cậu bé mũi thứ mười không? Pa-xtơ bóp trán, đi đi lại lại trong phòng làm việc. Cuối cùng ông quyết định phải tiêm. Ông chăm chú nhìn người ta tiêm cho Giô-dép và an ủi cậu, dắt tay cậu lên giường.
Bảy ngày chờ đợi và lo lắng, Pa-xtơ không chợp mắt. Mặc dù bị liệt chân trái nhưng đêm nào ông cũng chống gậy, lần xuống cầu thang để thăm cậu bé. Ông chỉ sợ cậu lên cơn dại ghê gớm bất thường. Nhưng tai hoạ đã qua, cậu bé vẫn bình yên, khoẻ mạnh. Quá sung sướng, đêm ấy Pa-xtơ ngủ một giấc ngon lành.
Tiếng lành đồn xa, từ đó về sau, người ta đã liên tiếp gửi đến phòng thí nghiệm của ông những bệnh nhân bị chó dại cắn, nhờ ông cứu chữa. Phòng thí nghiệm của ông trở thành Viện Pa-xtơ - Viện chống bệnh dại đầu tiên trên thế giới.
@ Dương Thị Lan Hương
Gọi tên tắt là M.A nhé
Tớ học văn cảm thụ nhiều chán rồi
Bạn tham khảo nhé !
Bài này mk tự nghĩ nên sẽ ko hay lắm
Tiếng Việt - ngôn ngữ của đất nước Việt Nam ta.Tiếng Việt đã được lưu truyền bao đời nay từ đời này qua đời khác.Trong quá khứ, dân tộc phải đấu tranh để giành lấy độc lập, tự do, để dưới ách cai trị của ngoại xâm không làm mất đi hồn cốt của dân tộc cũng bởi có tiếng Việt soi sáng.Tiếng Việt cũng là chủ đề không bao giờ với cạn trong thơ ca Việt Nam.Trong đó,tôi ấn tượng nhất bài thơ " Tiếng Việt " của nhà thơ Bùi Đình Khôi.Trong đó có đoạn :
Tiếng Việt giàu
Của mẹ cha trao
Ta trân trọng
Nâng niu từng tiếng một...
Những dòng thơ trên mới đầy cảm xúc làm sao ! Tiếng Việt sinh ra trong lòng dân tộc, được nuôi lớn, được làm giàu đẹp hơn bởi chính những người chân đất vô danh, mà kho tàng văn học dân gian là minh chứng sáng ngời cho điều đó.Đó là thứ tiếng mẹ đẻ,tiếng của dân tộc,tiếng của đất nước,chúng ta cần phải trân trọng và nâng niu và giữ gìn nói.Tiếc thay, nếu trong xã hội có những người coi trọng và giữ gìn nó thì lại có những người sẵn sàng quên đi tiếng mẹ đẻ của mình chỉ để hòa nhập với cộng đồng quốc tế.Có những người mang dòng máu Việt Nam nhưng lại sẵn sàng lên mạng nói xấu nước của mình,bênh vực nước khác.Nếu nói nặng thì đó sẽ là PHẢN QUỐC .
Tôi mong chúng ta có thể giữ gìn,trân trọng tiếng mẹ đẻ của mình .Hiện nay, cần có thái độ trân trọng hơn với ngôn ngữ của dân tộc mình mà trước tiên cần phải hiểu sự giản dị, trong sáng của tiếng Việt có đủ khả năng từ ngữ, đủ năng lực để diễn tả mọi điều trong cuộc sống.
Nội dung: Bài văn ca ngợi Muốn có rừng gỗ quý, phải tìm hạt cây để gieo trồng, chăm sóc.
Câu 1
Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
Phương pháp giải:
Con đọc đoạn văn thứ nhất.
Lời giải chi tiết:
Bé Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối, nghe ông kể chuyện từng loài cây trồng ở ban công.
Câu 2
Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có điểm gì nổi bật?
Phương pháp giải:
Con đọc đoạn văn thứ hai.
Lời giải chi tiết:
Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu đều có những đặc điểm nổi bật như: cây quỳnh lá dày giữ được nước, cây hoa ti-gôn thò những cái râu theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu, cây hoa giấy bị vòi ti-gôn quấn nhiều vòng, cây đa Ấn Độ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xòe những lá nâu rõ to.
Câu 3
Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
Phương pháp giải:
Chim đậu ở ban công chứng tỏ điều gì?
Trước đó, bạn Hằng đã nhận xét gì về ban công nhà Thu?
Lời giải chi tiết:
Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.
Câu 4
Em hiểu “Đất lành chim đậu” là như thế nào?
Phương pháp giải:
Nghĩa đen: Những nơi đất tốt, yên bình, an toàn thì chim thường lui tới.
Lời giải chi tiết:
“Đất lành chim đậu” là nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu hoặc trú ngụ, sẽ có người tìm đến để làm ăn sinh sống.
Bài đọc
Chuyện một khu vườn nhỏ
Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.
Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó quấn chặt một cành. Những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng, rồi một chùm ti gôn hé nở. Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. Khi đủ lớn, nó xòe ra thành chiếc lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra cái búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng... Có điều Thu chưa vui: Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn!
Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé mây nhìn xuống, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu. Thu vội xuống nhà Hằng mời bạn lên xem để biết rằng: Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi! Chẳng ngờ, khi hai bạn lên đến nơi thì chú chim đã bay đi. Sợ Hằng không tin, Thu cầu viện ông:
- Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!
Ông nó hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa:
- Ừ, đúng rồi! Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu?
Săm soi: ngắm đi ngắm lại kĩ càng, tỉ mỉ
Cầu viện: xin được trợ giúp
#Mai
huyện Một Khu Vườn Nhỏ
Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.
Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó cuốn chặt một cành. Những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng, rồi một chùm ti gôn hé nở.
Cây đa Ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. Khi đủ lớn, nó xòe ra những chiếc lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra cái búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng… Có điều Thu chưa vui: Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn!
Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé mây nhìn xuống, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu. Thu vội xuống nhà Hằng mời bạn lên xem để biết rằng: Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi! Chẳng ngờ, khi hai bạn lên đến nơi thì chú chim đã bay đi. Sợ Hằng không tin, Thu cầu viện ông:
Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!
Ông nó hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa:
-Ừ, đúng rồi! Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu?
Theo Vân Long
Chú thích:
- Săm soi: ngắm đi ngắm lại kĩ càng, tỉ mỉ
- Cầu viện: Xin được trợ giúp
2. Nội dung bài Chuyện một khu vườn nhỏ
Chuyện về bé Thu và ông nội yêu thiên nhiên. Ông trồng một ban công toàn cây cảnh, hoa lá. Thu thích nghe ông nói về các loài cây. Em còn muốn chứng minh cho bạn thấy ban công của ông là vườn, vì có chim về đậu.
Vẻ đẹp của cây cối, hoa lá trong vườn và tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài.
3. Cách đọc bài Chuyện một khu vườn nhỏ
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài.
- Diễn cảm giọng nhẹ nhàng, ngắt nghỉ đúng chỗ, nhấn giọng Ở các từ gợi tả (khoái, rủ rỉ, ngọ nguậy, bé xíu, đỏ hồng, nhọn hoắt...). Đọc đúng giọng hồn nhiên nhí nhảnh của bé Thu, giọng hiền từ, thâm trầm của người ông.
4. Soạn bài Chuyện một khu vườn nhỏ
Câu 1 (trang 103 sgk Tiếng Việt 5)
Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
Trả lời:
Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.
Câu 2 (trang 103 sgk Tiếng Việt 5)
Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật?
Trả lời:
Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm
- Cây quỳnh lá dày, giữ được nhiều nước.
- Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Những cái vòi ấy đã quấn chặt nhiều vòng cây hoa giấy, rồi một chùm ti gôn hé nở.
- Cây đa Ấn Độ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, về sau nó xòe ra thành chiếc lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra cái búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng…
Câu 3 (trang 103 sgk Tiếng Việt 5)
Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
Trả lời:
Khi tiếng con chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu, bắt sâu, rỉa cành, hót lên mấy tiếng líu ríu, bé Thu vội xuống nhà Hằng, mời bạn lên xem. Lâu nay, Hằng cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn. Bé Thu mời Hằng lên xem để biết rằng: Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi…
Câu 4 (trang 103 sgk Tiếng Việt 5)
Em hiểu "Đất lành chim đậu" là như thế nào?
Trả lời:
Câu tục ngữ "Đất lành chim đậu" có nghĩa đen là vùng đất nào bình yên, yên lành, có nhiều mồi ăn, không bị bắn giết thì chim kéo về làm tổ, trú ẩn. Nghĩa bóng khuyên mọi người biết tránh xa những nơi loạn lạc, tìm đến những nơi bình yên để sinh sống, cũng chỉ nơi có điều kiện thuận lợi, nhiều người tìm đến sinh sống. Câu tục ngữ thể hiện ước vọng sống yên vui hòa bình của nhân dân.
động từ: nâng niu, dìu dắt, nâng đỡ, té ngã, nghịch ngợm
tính từ: cảm nhận, lo lắng, chập chững, nhẹ nhàng
Viện nghiên cứu của ông Lương Định Của bất ngờ nhận được một món quà do một người bạn của ông gửi tặng. Đó là mười hạt giống lúa quý. Đang lúc trời rét đậm kéo dài, ông Của chia mười hạt giống lúa ra làm hai. Một nửa gieo ở phòng thí nghiệm, còn một nửa ông đem về, dùng nước ấm để ngâm, rồi gói vào khăn. Tối tối, ông ủ vào trong người để nhờ nhiệt độ cơ thể giúp giống nảy mầm. Quả nhiên sau đợt rét, chỉ có năm hạt giống ủ trong người là nảy mầm xanh tốt.
Ông là một nhà khoa học đã tạo ra được nhiều giống lúa quý cho nền nông nghiệp Việt Nam.