K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2017

Những lí do ra đời nhà nước thời Hùng Vương:
- Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư, sự xuất hiện các làng, chạ, bộ lạc.
- Do yêu cầu bảo vệ sản xuất vùng các sông lớn.
- Xã hội có sự phân chia giàu, nghèo.
- Mở rộng giao lưu và tự vệ.

26 tháng 11 2017

Nhà nước Văn Lang ra đời:

-Sản xuất phát triển, mâu thuẩn giữa người giàu nảy sinh và ngày càng gia tăng.

-Giải quyết vấn đề thủy lợi bảo vệ mùa màng

-Để có cuộc sống bình yên cần chấm dứt các cuộc xung đột

20 tháng 11 2016

*Những lí do ra đời nhà nước thời Hùng Vương:
- Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư, sự xuất hiện các làng, chạ, bộ lạc.
- Do yêu cầu bảo vệ sản xuất vùng các sông lớn.
- Xã hội có sự phân chia giàu, nghèo.
- Mở rộng giao lưu và tự vệ.

20 tháng 11 2016

thanks bn nhìuoaoahahaFAIRY TAIL

31 tháng 3 2017

Những lí do ra đời nhà nước thời Hùng Vương:
- Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư, sự xuất hiện các làng, chạ, bộ lạc.
- Do yêu cầu bảo vệ sản xuất vùng các sông lớn.
- Xã hội có sự phân chia giàu, nghèo.
- Mở rộng giao lưu và tự vệ.

31 tháng 3 2017

Lý do:

- Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư, sự xuất hiện các làng, chạ, bộ lạc.
- Do yêu cầu bảo vệ sản xuất vùng các sông lớn.
- Xã hội có sự phân chia giàu, nghèo.
- Mở rộng giao lưu và tự vệ.

5 tháng 6 2019

- Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư, sự xuất hiện các làng, chạ, bộ lạc.

- Do yêu cầu bảo vệ sản xuất vùng các sông lớn.

- Xã hội có sự phân chia giàu, nghèo.

- Mở rộng giao lưu và tự vệ.

23 tháng 7 2018

- Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư, sự xuât hiện các làng, chạ, bộ lạc.

- Do yêu cầu bảo vệ sản xuất vùng các sông lớn.

- Xã hội có sự phân chia giảu nghèo.

- Mở rộng giao lưu và tự vệ.

- Sự liên minh của các cộng đồng người trong việc trị thủy, phục vụ sản xuất nông nghiệp.

18 tháng 5 2021

Tham khảo !

Những lí do ra đời Nhà nước thời Hùng Vương:

- Hình thành những bộ lạc mới, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế. Sản xuất phát triển.

- Do nhu cầu sản xuất, chống lụt lội, bảo vệ mùa màng.

- Xã hội có sự phân chia giàu, nghèo.

- Mở rộng giao lưu và tự vệ.

 

#tham_khảo_dehoctot

Những lí do ra đời nhà nước thời Hùng Vương:
- Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư, sự xuất hiện các làng, chạ, bộ lạc.
- Do yêu cầu bảo vệ sản xuất vùng các sông lớn.
- Xã hội có sự phân chia giàu, nghèo.
- Mở rộng giao lưu và tự vệ.

7 tháng 3 2017

Nhữngdo ra đời nhà nước thời Hùng Vương:

- Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư, sự xuất hiện các làng, chạ, bộ lạc.

- Do yêu cầu bảo vệ sản xuất vùng các sông lớn.

- Xã hội có sự phân chia giàu, nghèo.- Mở rộng giao lưu và tự vệ.

7 tháng 3 2017

- Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư, sự xuất hiện các làng, chạ, bộ lạc.
- Do yêu cầu bảo vệ sản xuất vùng các sông lớn.
- Xã hội có sự phân chia giàu, nghèo.
- Mở rộng giao lưu và tự vệ.

20 tháng 12 2016

Câu 1.

-Các quốc gia cổ đại phương Đông: Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ

-Các quốc gia cổ đại phương Tây: Hi Lạp, Rô-ma

-Thành tựu

+Cư dân cổ đại phương Đông đã có những hiểu biết về khoa học.Người Ai Cập cổ đại đã nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi về hình học và họ đã thính được số Pi bằng 3,16. Người Lưỡng Hà giỏi về số học. Người Ấn Độ là chủ nhân sáng tạo nên cá chữ số ta đang dùng ngày nay, kể cả chữ số 0.

+Cư dân Hi Lạp và Rô-ma có nhiều phát minh về khoa học trên các lĩnh vực như Toán học (Pi-ta-go, Ta-lét, Ơ-cơ-lít), Vật lí (Ác-si-mét), Y học (Hi-pô-crát), Triết học (Pla-tôn, A-ri-xtốt), Sử học (Hê-rô-đốt, Tuy-xi-đít).

25 tháng 4 2021

Trong xã hội hiện đại, các giá trị văn hóa truyền thống là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống của cộng đồng. Lịch sử Việt Nam mở đầu với thời kỳ Hùng Vương lập ra nhà nước Văn Lang. Cùng với việc phát triển kinh tế, xã hội thì đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của cư dân Văn Lang cũng vô cùng phong phú và có nhiều nét đặc sắc. Các giá trị văn hóa  đó đã dần thấm sâu vào tâm hồn con người Việt Nam, là chất keo gắn bó con người với con người và là cái cốt lõi tạo nên bản lĩnh của con người Việt Nam. Những giá trị văn hóa tinh thần ấy đã trở thành tinh hoa văn hóa của cả dân tộc đến nay còn được tồn tại và bảo lưu tới ngày nay.
Thời đại Hùng Vương có một ý nghĩa quan trọng trong lịch sử. Đây là thời đại hình thành nên những giá trị về văn hóa để rồi trở thành những tiền đề cơ bản trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam.
Qua các tài liệu, hiện vật khảo cổ học  và các tư liệu văn hóa dân gian đã cho thấy xã hội thời Hùng Vương là một xã hội đã khá phát triển. Cư dân Hùng Vương có đời sống vật chất và tinh thần phong phú và đa dạng. Thời Hùng Vương cư dân sống trong một ngôi làng. Làng có một đời sống lâu dài – hàng trăm thậm chí hàng ngàn năm như một ngôi làng đào được ở Minh Tân (Vĩnh Phú) hoặc ở Cam Thượng Hà Tây. Nơi xây làng thường là sườn đồi, chân núi và doi đất cao giữa đồng bằng, gần sông hồ, chung quanh là đầm cây ruộng nước.  Người sống và người chết ở gần gũi nhau ngay trong một khu đất của làng. Người sống chung cùng ở kề đó. Thời Hùng Vương về đời sống vật chất đã có nhà cửa khang trang, với kiểu nhà sàn độc đáo, thích hợp với hoàn cảnh rừng rú và lầy lội của thiên nhiên. Trên mặt trống đồng còn khắc những hình ảnh nhà sàn để trang trí. Nhà lúc đó có thể là nhà sàn có cầu thang ở giữa, hoặc có thể là nhà ở mặt đất. Hiện nay chưa tìm được các vật liệu cụ thể để làm nhà vì thời đó vật liệu chủ yếu là gỗ, tre, lá rừng nên theo thời gian đã bị phá hủy hoàn toàn. Tuy nhiên tại các di chỉ khảo cổ học đã tìm thấy các hố chân cột. Cạnh nhà của người Việt cổ thường có những kho dự trữ đồ ăn (lúa, gạo).
Về mặt ẩm thực, cư dân thời này đã biết trồng lúa. , thức ăn chủ yếu là lúa gạo, và chủ yếu là gạo nếp. Dấu vết hạt gạo đã tìm được, các vỏ trấu cũng còn vương lẫn trong đất làm khuôn đúc đồng. Họ cũng không chỉ biết trồng lúa tẻ mà cũng đã biết trồng lúa nếp. Bằng chứng là phát hiện các mảnh chõ đồ xôi trong khu mộ táng Làng Vạc. Chính sự có mặt của hạt gạo nếp cũng phù hợp với một truyền thuyết trong thời Hùng Vương là truyền thuyết bánh chưng, bánh dày. Ngoài ra họ còn ăn các loại củ, quả, thịt, cá, trâu bò, ...Thêm vào đó là các hương liệu như rượu, mắm, muối, ...
Đồ dùng hàng ngày thường thấy là chủ yếu bằng tre, gỗ, đất nung và đồng thau. Một số ít đồ được dùng bằng da và đá.  Đó là các đồ đan như phên, liếp, các đồ dùng lớn như máng, cối, , thuyền độc mộc, thuyền đi sông... Đồ dùng chủ yếu là các đồ đựng như nồi, bình, vò, bát đĩa...
Y phục thời Hùng Vương đặc biệt quan trọng, là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc và là một trong những yếu tố  nhằm chứng tỏ nền văn hiến của Việt Nam, bắt đầu từ thời đại của các vua Hùng. Trang phục của nam giới chủ yếu là đóng khố, cởi trần, nữ giới  mặc váy, nhiều phụ nữ có buộc thêm miếng đệm váy có trang trí ở trước bụng và sau mông.  Ngày hội ngày lễ có thêm chiếc mũ bằng lông vũ cắm bông lau và chiếc váy xòe bằng lông vũ hoặc bằng lá cây, Trang phục được thể hiện khá rõ nét trên mặt trống đồng Đông Sơn. Dưới thời Hùng Vương, ông cha ta đã có những y phục dân tộc tương tự như y phục phổ biến của người Việt còn tồn tại ở các vùng thôn quê Việt Nam .Qua đó chúng ta cũng nhận thức được rằng: Y phục trong xã hội thời Hùng Vương đã mang tính văn hoá đặc thù của dân tộc Việt và xã hội này phải có một nền văn minh phát triển để chế tác ra những cấu trúc y phục đó.
Dưới thời Hùng Vương con người đã rất thành thạo trong việc đúc đồng. Họ đã biết dùng hợp kim để đúc ra những chiếc trống đồng quan trọng nhất là hợp kim đồng-thiếc-chì. Họ đã đúc được những chiếc trống đồng Ngọc Lũ, Cổ Loa khá hoàn thiện, mà cho đến hiện nay, với các thợ thủ công lành nghề cũng vẫn chưa đúc thành công được những trống đồng theo đúng như xưa. 
 
 


Hình tượng cha lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ – 
Tổ tiên chung của người Việt Nam

 
Bên cạnh đời sống vật chất phát triển thời Hùng Vương cư dân Việt cổ có đời sống tinh thần cũng vô cùng phong phú. Xã hội thời Hùng Vương tương đối ổn định do đó đã định hình một số phong tục trong đời sống hàng ngày. Chế độ hôn nhân thời Hùng Vương đã có những phong tục mà sử sách sâu này ghi lại. Trong cuốn Lĩnh Nam chích quái đã viết “Hôn nhân nắm đất và gói muối làm đầu, lấy cơm nếp để nhập phòng cùng ăn” Lấy trầu cau làm sính lễ, tượng trưng cho tình yêu chung thủy.  Qua các câu truyện truyền thuyết còn lưu truyền trong nhân dân và một số ghi chép tuy có nhiều ý kiến trái chiều song chúng ta có thể hình dung về tục lệ cưới hỏi thời Hùng Vương, đó là chế độ hôn nhân một vợ một chồng và chế độ phụ quyền vào cuối thời Hùng Vương. Hình thức hôn nhân gồm hai bước: dạm và cưới.  Ngoài ra thời kỳ này còn có một số phong tục khác như tục ăn trầu cau với vôi được thể hiện trong chuyện “Sự tích trầu cau”. Đến nay tục lệ người Việt ăn trầu vẫn còn được sử dụng đặc biệt trầu cau trong việc cưới, hỏi vẫn được duy trì. Tục kết nghĩa giữa các làng với nhau và có những quy định thành tục lệ ở một số nơi vẫn còn như: một số làng quanh trong xã Hy Cương gần Khu vực Đền Hùng vẫn còn tục kết chạ. Đây chính là cơ sở đặt nền móng cho sự phát triển của phong tục cưới hỏi của người Việt khác với phong tục của các dân tộc khác. Sau này chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Bắc nhưng nét cơ bản trong tục cưới hỏi vẫn được bảo tồn , gìn giữ và phát triển tới ngày nay.
Thời kỳ Hùng Vương  con người không chỉ biết chế tạo ra các đồ dùng mà con biết trang trí cho các sản phẩm của mình và đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật và mỹ thuật tạo dáng. Mĩ thuật thời thời Hùng Vương mà đỉnh cao là giai đoạn văn hóa Đông Sơn với những tác phẩm tạo dáng, tạo hình, những chạm khắc trên các hiện vật bằng đá, gốm, đồ đồng còn lại đến ngày nay là bằng chứng hùng hồn, sinh động giúp chúng ta có thể tìm hiểu về xã hội thời Hùng Vương trên các lĩnh vực chính trị, khoa học, nghệ thuật... Các tác phẩm nghệ thuật rất phong phú về nội dung và hình thức. Người xưa đã biết tạo dáng đồ dùng sau đó mới trang trí mĩ thuật cho vật dụng thêm tinh xảo và đẹp mắt. Các tác phẩm được tạo dáng rất gần gũi gắn bó với thiên nhiên, một bước phát triển ở trình độ cao hơn là tái tạo lại cuộc sống hàng ngày như lao động sản xuất, vui chơi, hội hè...Chặng đường phát triển của mỹ thuật khá dài đến ngày nay vẫn được tiếp nối và phát triển. Mĩ thuật từ những đồ thường nhật hàng ngày như nồi, bình, bát bằng gốm, trên các công cụ bằng đồng cho đến mĩ thuật trang trí trên các công trình xây dựng lớn như nhà sàn, nhà ở có kiểu dáng đep.  Mỹ thuật thời Hùng Vương đã để lại cho các thế hệ sau này những gí trị độc đáo bởi đó là một nền nghệ thuật mang tính gốc rễ, bản địa, không mang dấu vết lai tạp một nền văn hóa nào. Mặc dù nó ra đời song song cùng với các nền văn hóa cổ đại của thế giới như Hy Lạp, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc.... Bên cạnh đó nền nghệ thuật này còn phản ánh sớm về ý thức cộng đồng. Đây chính là yếu tố cốt lõi, là linh hồn quyết định sự sống còn của dân tộc. Điều này đã được thể hiện rõ nét trên trang trí của mặt trống đồng Đông Sơn. Bên cạnh những hình chim, thú, ta còn thấy nổi lên là hình ảnh con người tập hợp thành nhóm. Đó  là cảnh con người cùng hát, múa, chèo thuyền, cùng phóng lao, cùng nhìn về hướng mặt trời...
Ở thời Hùng Vương nhiều loại hình nghệ thuật khác cũng rất phát triển trong đó phải kể đến âm nhạc và múa. Cho đến ngày nay rất nhiều loại hình nghệ thuật này còn để lại nhiều dấu ấn. Trống đồng là loại nhạc cụ độc đáo nhất. Đó là nhạc cụ tiêu biểu và điển hình nhiều mặt của đời sống xã hội. Người Hùng Vương sử dụng trống đồng trong các dịp hội hè hay trong dịp tập hợp bộ lạc.  Trống da là một nhạc cụ được sử dụng từ thời kỳ này. Hình ảnh của nó đã được khắc họa trên mặt trống đồng, những chiếc trống da xuất hiện trong các cuộc đua thuyền giống như trống khẩu ngày nay. Ngoài ra trống da còn sử dụng làm nhạc đệm trong múa hát giao duyên nam nữ và tín ngưỡng trong nhà sàn.
Cồng chiêng cũng là một loại nhạc cụ sử dụng phổ biến thời Hùng Vương, được sử dụng cả bộ gồm từ 6 đến 12 chiếc, cồng chiêng cũng được khắc họa miêu tả trên trống đồng, về sau cồng chiêng được đánh thành dàn nhiều người. Kiểu đánh này hiện nay đồng bào Mường Thanh Sơn ở Phú Thọ còn sử dụng.  Khèn và sáo nhị cũng là những loại nhạc cụ được sử dụng từ thời Hùng Vương. Trên mặt trống đồng  hình ảnh  khèn và sáo cũng được khắc họa. Ngoài ra khèn còn được khắc họa trên các khối tượng tìm được nhiều nơi khác nhau.
Múa hát thời kỳ này đã xuất hiện, ban đầu có thể từ những tiếng hú, tiếng rao gọi bầy sau đó được hình thành những tiếng hát ru, tiếng hát bên bếp lửa gia đình, rồi đến tiếng hát thờ, hát nghi lễ. Hát Xoan Phú Thọ là loại hình dân ca nghi lễ được hình thành từ thời Hùng Vương được thể hiện rõ trong các truyền thuyết liên quan đến Hùng Vương như truyền thuyết của làng Xoan Phù Đức nói về việc vua Hùng dạy trẻ mục đồng hát, đến truyền thuyết Bà Quế Hoa hát cho vợ Vua Hùng sinh nở dễ dàng của làng Cao Mại, làng An Thái. Đến nay hát Xoan đã trở thành di sản phi vật thể độc đáo chỉ có ở Phú Thọ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa cân bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.
Múa là hình thức sinh hoạt nghệ thuật phổ biến thời Hùng Vương . Trong múa có sử dụng nhạc cụ hoặc tay không. Những hình ảnh múa được thể hiện rất rõ trên trống đồng Đông Sơn. Hòa vào tiếng trống tiếng khèn, là những cặp người cùng nhau nhảy múa, thổi khèn. Nghệ thuật âm nhạc và múa đã có một vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt tinh thần và văn hóa của người  cư dân Hùng Vương. Qua đó chúng ta có thể thấy cộng đồng người Việt đã có một trình độ sáng tạo, tư duy thẩm mĩ và thưởng thức nghệ thuật. Những đặc trưng âm nhạc, vũ đạo khác nhau cùng hòa hợp ở thời Hùng Vương và được truyền lại đến sau này.
Hội làng là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian, không chỉ phản ánh các tập tục của làng mà còn là biểu hiện tập trung của các hình thức nghệ thuât truyền thống từ biểu diễn sân khấu tới nghệ thuật ca múa nhạc, nghệ thuật tạo tác thủ công, nghệ thuật trang phục, nghệ thuật ẩm thực cùng các trò chơi, trò thi tài đua khéo…vv. Hầu như các hình thức văn hóa dân gian đều có mặt ở hội làng. Cùng với các di tích đình, đền, miếu,..có thờ các nhân vật truyền thuyết thời Hùng Vương là những hình thức đa dạng phong phú của sinh hoạt văn hóa dân gian như tục lệ, kỵ hèm, hội lễ, diễn xướng sự tích, của kho tàng văn nghệ dân gian như các loại dân ca, dân nhạc, sân khấu, trò chơi, sân khấu dân gian, các trò bách nghệ, thi đấu thể thao...Những sinh hoạt văn hóa dân gian này mang đậm sắc thái của văn hóa thời kỳ Văn Lang. Đáng chú ý là những truyền thuyết, truyện cổ tích những loại sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân gian phản ánh sự nghiệp dựng nước và giữ nước  thời các vua Hùng.  Đó là việc khai phá, việc tập hợp các tộc người ngày càng nhiều hơn để xây dựng nước Văn Lang ngày càng lớn. Đó là việc ý thức về xây dựng ý thức về một cộng đồng lớn có tổ chức khá cao đứng đầu là các vua Hùng lớn có tổ chức cao, đứng đầu là các vua Hùng. Đó là sự hình thành Nhà nước từ buổi phôi thai ban đầu trải qua những bước trưởng thành để cùng dẫn tới việc Nhà nước đích thực Nhà nước An Dương Vương sau này.
Lễ hội dân gian thời Hùng Vương rất phong phú và đã dạng, là nét văn hóa tinh thần không thể thiếu của con người thời Hùng Vương. Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước lễ hội đã mang một giá trị to lớn đó là biểu thị tinh thần đoàn kết cộng đồng dân tộc. Thời kỳ này đã có nhiều hình thức lễ hội đã ra đời như: lễ hội cầu mưa, cầu mùa thể hiện qua các nghi thức rước nước, bơi chải của các làng ven sông Lô, sông Đà, sông Hồng. Đây là các lễ hội với mong ước cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu dân chúng no đủ. Hình ảnh bơi thuyền này hiện còn thấy qua các hình ảnh trang trí trên trống đồng Hùng Vương. Ngoài ra còn có các lễ hội thi tài, thi khéo như: nấu cơm thi, ném lao hoặc các lễ hội cầu thần sấm, thần mặt trời đều là các tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp. Lễ hội này đều được thể hiện qua việc dán giấy đỏ hình tượng mặt trời  các quả hình tròn như quả cầu (trong hội ném cầu giỏ, tục cướp phết ngày nay), quả còn (trong ngày hội ném còn của đồng bào dân tộc Mường vùng Thanh Sơn và Yên Lập ngày nay). Đánh trống đồng là hình thức rõ nét nhất trong tín ngưỡng cầu mặt trời và câu sấm. Trên mặt trống đồng có hình tròn ở giữa và có những tia xung quanh. Trong ngày hội còn có múa hát và cả hóa trang trong trang phục lông chim. Ngoài ra còn có hình thức giã cối, vừa là hình thức biểu diễn vừa là trò chơi, vừa là hình thức  giao duyên nam nữ với mong ước sản sinh , thịnh vượng.
Tiêu biểu nhất cho lễ hội thời Hùng Vương là lễ hội Đền Hùng. Từ bao đời nay, các thế hệ người dân Việt luôn hướng tới một điểm tựa lịch sử và tâm linh đó là thời đại Hùng Vương dựng nước và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên chung của cả dân tộc. Lúc đầu tín ngưỡng của cư dân Việt cổ là tín ngưỡng thờ tự nhiên, vật tổ, với những hình thức ma thuật, sau đó phát triển thêm nhiều hình thức tín ngưỡng khác: Tín ngưỡng tổ tiên, anh hùng với những kỳ tích khai phá trận mạc của họ, tín ngưỡng phồn thực của nền nông nghiệp lúa nước, ...Và tiếp đến sau này là thờ các thủ lĩnh sau khi lập nước Văn Lang sau đó cộng đồng đã tôn thờ các thủ lĩnh của mình là các vua Hùng. Tục thờ cúng tổ tiên nói chung và việc phụng thờ các vua Hùng nói riêng là một hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng tất yếu nảy sinh trong lòng xã hội.  Sự ra đời và tồn tại của lễ hội Đền Hùng đến ngày nay đã khẳng định niềm tin vào truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước, đạo lý cao đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Đền Hùng cúng với lễ hội Đền Hùng trở thành biểu tượng và điểm hội tụ tâm linh biểu hiện tinh thần đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương còn là một nét độc đáo trong văn hoá tinh thần của người Việt, là nguồn tiềm năng văn hoá có giá trị. Trong tâm thức dân gian của cộng đồng, Hùng Vương vừa là vị Thuỷ Tổ, vừa là thánh vương, người lập nước nhưng cũng là người chăm lo cuộc sống cho nhân dân, vừa thiêng liêng, vừa gần gũi. Người dân trong cả nước định kì hàng năm làm lễ giỗ Tổ để  nhớ ơn vị Thuỷ Tổ mở nước chính là nét độc đáo trong văn hoá tinh thần của người Việt Nam qua tín ngưỡng thờ Hùng Vương. Tín ngưỡng thờ Hùng Vương gắn liền với đạo đức của người Việt Nam cũng là tấm gương phản chiếu những niềm tin và phong tục cổ truyền của dân tộc. Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng gốc xuyên suốt quá trình lịch sử Việt Nam, nó là sợi dây tạo mối liên kết, tính thống nhất toàn dân tộc; đồng thời là cội nguồn của các phong tục, tín ngưỡng khác. Cả cộng đồng cư dân Việt Nam được củng cố bởi đức tin chung một cội nguồn, lấy đó làm cội nguồn sức mạnh tinh thần để dân tộc ta vững vàng trước mọi sự đe dọa của thiên tai và ngoại xâm.
Thời đại dựng nước của các Vua Hùng cũng là thời đại của văn hoá Hùng Vương mà đỉnh cao là nền văn minh Đông Sơn rực rỡ. Nền văn hoá thời dựng nước này là cơ sở ra đời của các giá trị văn hoá đặc sắc. Từ nền văn hoá ấy đã kết tinh thành bản sắc và truyền thống của dân tộc Việt Nam. Từ buổi sơ khai dựng nước đến nay, tri ân, tưởng nhớ, thờ cúng tổ tiên luôn là đạo lý, tín ngưỡng truyền thống của người Việt. Từ bao đời nay, nền văn hoá Hùng Vương luôn được các thế hệ nhân dân Việt Nam kế thừa, tiếp nối và trở thành nhân tố cốt lõi, tạo nên sức mạnh to lớn được hun đúc và phát triển đến ngày nay.

1.Hãy nêu những đặc điểm giữa người tinh khôn và người tối cổ thời nguyên thủy(về con người,công cụ sản xuất)?2.Kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây?3.Hãy nêu những thành tự về văn hóa thời cổ đại (phương Đông,phương Tây)?4.Những điểm mới trong đời sống,tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta là gì?5.Thuật luyện kim ra đời có ý nghĩa như thế...
Đọc tiếp

1.Hãy nêu những đặc điểm giữa người tinh khôn và người tối cổ thời nguyên thủy(về con người,công cụ sản xuất)?
2.Kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây?
3.Hãy nêu những thành tự về văn hóa thời cổ đại (phương Đông,phương Tây)?
4.Những điểm mới trong đời sống,tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta là gì?
5.Thuật luyện kim ra đời có ý nghĩa như thế nào?
6.Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu?Và trong điều kiện nào?Có ý nghĩa như thế nào?
7.Xã hội nguyên thủy Việt Nam có những chuyển biến gì?
8.Hãy trình bày những điều kiện (hay lí do) ra đời của nhà nước Văn Lang
9.Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao?
10.Sau khi đánh tan quân Tần xâm lược,Thục Phán đã làm gì?
- P/S:Trả lời nhanh giúp mình nha.

7
25 tháng 12 2016

Câu 10 :

Sau khi đánh thắng quân Tần , Thục Phán đã :

  • Xưng là An Dương Vương
  • Đóng đô ở Phong Khê
  • Tổ chức lại bộ máy nhà nước
26 tháng 12 2016

9.-Ở nhà sàn -Đi lại bằng thuyền -Ăn:Thức ăn chính là cơm nếp,cơm tẻ,rau,ca,thịt,cá. -Mat:nam:đóng khố,minh trần,đi chân đất.nữ:mặc váy,áo xẻ giữa,có yếm che ngực.Tóc nhiều kiểu....