Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trung Quốc lớp mình học thầy cho ghi vậy nè
- Tình hình chính trị : hình thành từ thế kỉ III TCN, thời Tần
- Quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng đất, có quyền lực -> địa chủ
- Nông nô mất ruộng -> tá điền
Nộp hoa lợi cho địa chủ-> địa tô
Tồ chức bộ máy nhà nước
- Nhà Tần
- Nhà Hán
- Nhà Đường
- Nhà Nguyên
* Đối ngoại:
- Mở rộng lãnh thổ bằng cách tiến hành chiến tranh xâm lược
( bạn sàn lọc nha )
các quốc gia cổ đại phương đông : ai cập , lưỡng hà , ấn độ , trung quốc .
Các quốc gia cổ đại phương Đông : Ai Cập, vùng Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc.
Trung Quốc được đánh giá là một trong những trung tâm văn hóa rực rỡ của châu Á và thế giới. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, nhân dân đã đạt được những thành tựu quan trọng, những thành tựu đó đã chứng tỏ được rằng nền văn hoá Trung Quốc thời phong kiến là một nền văn hoá lâu đời, rất phong phú đa dạng và có nhiều độc đáo. Nền văn hoá ấy đã có tác dụng nhất định trong truyền thống văn hoá dân tộc Trung Quốc, có ảnh hưởng đáng kể đến nhiều nước ở thế giới, trong đó có Việt Nam.* Thành tựu văn hoá
a/ Trên lĩnh vực văn học :
- Chữ viết :
+ Chữ tượng hình kết hợp với chỉ ý và hình thanh.
+ Chữ giáp cốt xuất hiện sớm nhất (thời Ân Thương).
+ Chữ đại triện (đời Chu). Đến thời tần chỉnh lí, cải biến thành chữ tiểu triện.
+ Chữ Hán (thời Hán).
- Văn học :
+ Thời Xuân Thu – Chiến Quốc : Kinh thi của Khổng tử, Sở từ của Khuất Nguyên, Đạo đức kinh của Lão tử,…
+ Thời phong kiến : Nổi bật là thơ Đường đỉnh cao của thơ ca Trung Quốc và có giá trị quan trọng trong đời sống văn học vì :
* Xác lập được cơ sở về phong cách và nghệ thuật cho thơ ca sau này.
* Phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội đương thời, đạt đến đỉnh cao nghệ thuật, gắn liền với tên tuổi của các đại thi hào như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,…
+ Tiểu thuyết chương hồi : phát triển rực rõ dưới thời Minh, Thanh với các tác phẩm nổi tiếng : Thủy Hử của Thi Nại Am, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân, Nho Lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử, Hồng Lâu mộng của Tào Tuyết Cần,...
- Sử học : Bộ sử kí đồ sộ của Tư Mã Thiên dài hơn 5 vạn chữ đã đặt nền móng cho nền sử học Trung Quốc. Ngoài ra còn một số tác phẩm sử học nổi tiếng như Hán thư của Ban Cố, Tam quốc chí của Trần Thọ,…
b/ Trên lĩnh vực tư tưởng
Có nhiều học thuyết tư tưởng ra đời : Nho giáo, Đạo giáo, Mặc gia, Pháp gia. Song Nho giáo trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc. Người sáng lập là Khổng Tử, về sau có Mạnh Tử và Đổng Trọng Thư.
c/ Trên lĩnh vực khoa học kĩ thuật
- Thiên văn học : Từ thời cổ đại (thời Ân Thương), người Trung Quốc biết đến quan sát thiên văn – 800 tinh tú, ghi chép đúng hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, quan sát vết đen trên Mặt Trời, chế tạo dụng cụ đo bóng mặt trời, đo động đất.
- Lịch pháp : do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, tù thời Tần – Hán đã phát minh ra nông lịch, dựa theo sự vận hành Mặt Trăng.
- Y dược học : Khám bệnh, châm cứu, viết nhiều bộ sách chữa bệnh, gắn liền với các danh y: Hoa Đà, Lý Thời Trân.
- Điêu khắc, kiến trúc :
Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc có từ rất sớm và rất phong phú, chạm khắc tượng Phật, các vị La Hán…trên ngà voi, gỗ,…
Kiến trúc phát triển rực rỡ : Cung điện, thành quách: Vạn Lý trường thành, Cung A phòng, Cố cung, Tử cấm thành,…
- Trên lĩnh vực khoa học kĩ thuậ có bốn phát minh quan trọng là :thuốc súng, la bàn, làm giấy, nghề in.
Những thành tựu văn hóa rự rỡ đó đã đưa Trung Quốc trở thành mộtb trung tâm văn minh của thế giới, ảnh hưởng đến nhiều nước trong đó có Việt Nam.
* Ảnh hưởng trong nước :
- Chữ viết ra đời sớm giúp lưu trữ kiến thức, truyền bá tư tưởng, thống nhất đất nước.
- Đạo Nho : giúp cũng cố ổn định xã hội trật tự phong kiến song càng về sau nó càng bảo thủ lỗi thời, kìm hãm sự phát triểm
- Thiên văn học : nông lịch giúp phát triển nông nghiệp.
Kĩ thật ; có nhiều phát minh lớn hữu ích nhưng ảnh hưởng của nó khá mờ nhạt.
* Ảnh hưởng ngoài nước :
- Tư tưởng, triết học, văn học, chữ viết, kiến trúc : có ảnh hưởng nhiều đến Việt Nam, Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản.
- Những thành tựu khoa học kĩ thuật có ảnh hưởng tới cả châu Âu và trên thế giới.
* Sự tiếp thu nền văn hóa Trung Quốc của nhân dân Việt Nam ta:
Với hơn 10 thế kỉ Bắc thuộc, văn hóa Trung Quốc đã xâm nhập vào nước ta tạo ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực như : Tư tưởng, triết học, chữ viết, văn hóa, sử học, lịch pháp, nghệ thuật, các nghề thủ công, phong tục tập quán,..
Đây là bài mình cô dạy này :
Vương triều Gúp ta từ thế kỉ IV đến thế kỉ VI
Luyện kim phất triển
Nghề thủ công: dệt, chế tạo kim hoàn , khắc trên ngà voi,..............'
Vương quốc hồi giáo Đê li từ thế kỉ XII đến thế kỉ XVI
Chiếm ruộng đất và cấm đoán đạo Hin đu
Vương triều Mô gôn từ thế kỉ 6 đên TK 19
Xóa bỏ kì thị tôn giáo
Khôi phục kinh tế
Phát triển văn hóa
Văn hóa : chữ viết Chữ Phạm ,,,,, Kiến trúc : Hin đu và kiến trúc Phật Giáo
ĐÂy là bài ko có trên mạng đâu nhé 100% luôn đó . Mong bạn tích cho mik
Trung Quốc:
+chế độ phong kiến sớm được hình thành
+nhà Trần đã khởi đầu xây dựng bộ máy chính quyền
+trên cơ sở điều kiện kinh tế xã hội mới,văn hóa Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu
Ấn Độ:
+nghề thủ công,luyện kim phát triển
+xóa bỏ kì thị tôn giáo
+phát triển văn hóa
Xã hội phong kiến hình thành từ thế kỉ III Trước Công Nguyên,Thời Tần.
Quan lại cà nông dân giàu chiếm ruộng đất,có quyền lực trở thành địa chủ.
Nhiều nông dân mất ruộng phải nhận ruộng của địa chủ thành ta điền,phải nộp 1 phần hoa lợi chủ gọi là địa tô.
- Các quốc gia cổ đại phương Đông : Ai Cập, vùng Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc
- Ấn Độ:
+ Chữ Phạn nguồn gốc của chữ Hin - đu
+ Quê hương của phật Bà Đạo La Môn, đạo Hin - đu, đạo Phật
+ Văn học: giáo lí, chính luận, luật pháp, sử thi, kịch thơ
+ Nghệ thuật kiến trúc: Ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo
- Trung Quốc: Mình chưa học ( sorry )
Các tiểu vương quốc đầu tiên đã được hình thành bao giờ và ở khu vực nào trên đất nước Ấn Độ ?
Trả lời:
- Khoảng 2500 năm TCN đến 1500 TCN, dọc theo hai bờ sông Ấn, sông Hằng ở vùng Đồng Bắc Ân đã xuất hiện những thành thị của người Ấn.
- Các thành thị tiểu vương quốc này liên kết với nhau hình thành nhà nước Ma-ga-đa rộng lớn ờ hạ lưu sông Hằng. Đến cuối thế kỉ III TCN, dưới thời vua A-sô-ca, đất nước Ma-ga-đa phát triển hùng mạnh.
- các quốc gia cổ đại phương Đông : Ấn Độ, Ai cập,Lưỡng Hà,Trung Quốc.
- câu 2 ở trong sách giáo khoa cũng có nha mình ngại chép lên lắm.
Trung Quốc:
+ Chế độ phong kiến được hình thành sớm.
+ Nhà Tần đã khởi đầu để xây dựng bộ máy chính quyền.
+ Trên cơ sở kinh tế xã hội mới, văn hóa Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu.
Ấn độ:
+ Nghề thủ công và luyện kim phát triển.
+ Xóa bỏ kì thị tôn giáo.
+ Văn hóa phát triển
+ Khôi phục kinh tế.
+ Chiếm ruộng đất và cấm đoán đạo Hindu
Trung Quốc
Dưới thời phong kiến, nhân dân Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu văn hoá rực rỡ, độc đáo.
Trong lĩnh vực tư tưởng, Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho học là Khổng Tử. Thời Hán Vũ Đế, Nho giáo trờ thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc.
Các quan niệm về quan hệ giữa vua - tôi, cha - con, chồng - vợ là giường mối, kỉ cương của đạo đức phong kiến. Nho giáo, mặc dù sau này có ít nhiều thay đổi qua các thời đại, nhưng vẫn là công cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến. Nho giáo một mặt đề xướng con người phải tu thân, rèn luyện đạo đức phẩm chất ; mặt khác giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận đối với quốc gia là tôn quân (trung thành với nhà vua); đối với gia đình, con phải giữ chữ hiếu và phục tùng cha. Nhưng về sau, cùng với sự suy đổi của giai cấp địa chủ phong kiến, Nho giáo càng tỏ ra bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Phật giáo ở Trung Quốc cũng thịnh hành, nhất là vào thời Đường. Các nhà sư như Huyền Trang, Nghĩa Tĩnh đã tìm đường sang Ân Độ để tìm hiểu giáo lí của đạo Phật. Ngược lại, nhiều nhà sư của các nước Ân Độ, Phù Nam cũng đến Trung Quốc truyền đạo. Kinh Phật được dịch ra chữ Hán ngày một nhiều. Khi Bắc Tống mới thành lập, nhà vua cũng tôn sùng Phật giáo, cho xây chùa, tạc tượng, in kinh và tiếp tục cử các nhà sư đi tìm hiểu thêm về đạo Phật tại Ấn Độ.
Văn học là một trong những lĩnh vực nổi bật nhất của nền văn học; Trung Quốc dưới thời phong kiến. Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội bấy giờ và đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Tên tuổi nhiều nhà thơ Còi sáng mãi đến ngày nay, tiêu biểu nhất là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị...
Tiểu thuyết là một hình thức văn học mới phát triển ờ thời Minh, Thanh Ở Trung Quốc, tại các thành phố lớn thường có những người chuyên làm nghề kể chuyện về sự tích lịch sử. Dựa vào đó, các nhà văn đã viết thành tiểu thuyết. Nhiều tác phẩm lớn, nổi tiếng đã ra đời trong giai đoạn này như Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng cùa Tào Tuyết Cần...
La Quán Trung viết Tam quốc diễn nghĩa dựa vào câu chuyện được lưu truyền trong dân gian về ba người Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi kết nghĩa ở vườn đào. Nội dung cơ bản của tác phẩm miêu tả cuộc đấu tranh về quân sự, chính trị phức tạp giữa ba nước Nguỵ, Thục, Ngô.
Tác phẩm Thuỷ hử của Thi Nại Am tường thuật lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa nông dân do Tống Giang làm thủ lĩnh tại vùng Lương Sơn Bạc. Tác phẩm đã ca ngợi tài mưu lược, lòng quả cảm của những anh hùng áo vải nên đã bị chính quyền đương thời cấm lưu truyền. Nhưng hình ảnh của các anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc vẫn ăn sâu vào lòng dân và đã tạo thêm nguồn sức mạnh tinh thần cổ vũ cuộc đấu tranh chống phong kiến của nông dân Trung Quốc.
Ngô Thừa Ân kể chuyện Sư Huyền Trang và các đồ đệ tìm đường sang Ấn Độ lấy kinh Phật trong các tập Tây du kí nổi tiếng. Tính cách của các nhân vật được biểu hiện trên suốt dọc đường đầy nguy nan trắc trở. Cuối cùng thầy trò Huyền Trang đã đạt được mục đích.
Hồng lâu mộng của Tào Tuyết cần viết về câu chuyện hưng suy của một gia đình quý tộc phong kiến và tình yêu của một đôi trai gái - Gia Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc. Qua đó, tác giả đã vẽ lẽn bộ mặt của xã hội phong kiến trong giai đoạn suy tàn.
Hình 14 — Một đoạn Vạn lí trường thành
Quyển Cửu chương toán thuật thời Hán nêu các phương pháp tính diện tích và khối lượng khác nhau... Tổ Xung Chi (thời Nam - Bắc triều) đã tim ra số Pi đến 7 số lẻ.
Thời Tần, Hán, Trung Quốc phát minh ra nông lịch, chia 1 năm thành 24 tiết để nông dân có thể dựa vào đó mà biết thời vụ sản xuất. Trương Hành còn làm được một dụng cụ để đo động đất gọi là địa động nghi...
Từ rất sớm, Trung Quốc đã có nhiều thầy thuốc giỏi. Nổi tiếng nhất là Hoa Đà (thời Hán), người đấu tiên của Trung Quốc đã biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh. Tác phẩm Bản thảo cương mục của lý Thời Trân là một quyển sách thuốc rất có giá trị.
Về mặt kĩ thuật, Trung Quốc có 4 phát minh quan trọng : giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. Đó là những cống hiến rất lớn của nhân dân Trung Quốc với nền văn minh thế giới.
Trung Quốc có nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc : Vạn lí trường thành, những cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động... còn được lưu giữ đến ngày nay.
Hình 15 - Tượng Phật bẳng ngọc thạch trong cung
Ấn Độ
Ấn Độ là nước có nền văn hoá lâu đời và là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người.
Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn. Chữ Phạn đã trở thành ngôn ngữ-văn tự để sáng tác các tác phẩm văn học, thơ ca, các bộ kinh "khổng lồ", đồng thời là nguồn gốc của ngôn ngữ và chữ viết Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ân Độ.
Kinh Vê-đa được viết bằng chữ Phạn là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất của đạo Bà La Môn và đạo Hin-đu - một tôn giáo phổ biến ở Ân Độ hiện nay.
Gắn liền với đạo Hin-đu, nền văn học Hin-đu với các giáo lí, chính luận, luật pháp, sử thi, kịch thơ v.v... đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội Ấn Độ.
Nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Kiến trúc Hin-đu với những đền thờ hình tháp nhọn nhiều tầng, được trang trí tỉ mỉ bằng các phù điêu ; kiến trúc Phật giáo với những ngôi chùa xây bằng đá hoặc khoét sâu vào vách núi, những tháp có mái tròn như chiếc bát úp. Những công trình kiến trúc độc đáo như thế đến nay vẫn còn được lưu giữ không chỉ ở Ấn Độ mà cả ở nhiều nước Đông Nam Á.
Câu hỏi của Ngoc Dang Ca - Lịch sử lớp 7 | Học trực tuyến