K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 8 2023

Thực hiện nhiệm vụ 1:

- Tư liệu về Ô-li-vơ Crôm-oen (lãnh đạo cách mạng tư sản Anh)

+ Ô-li-vơ Crôm-oen (1599 - 1658) là đại diện tiêu biểu cho tầng lớp quý tộc mới, có nhiều công lao đưa cuộc cách mạng đến thắng lợi và đã nắm quyền độc tài quân sự trong những năm 1653 - 1658.


+ Năm 1640, Ô. Crôm-oen được bầu làm đại biểu Quốc hội. Trong Quốc hội, ông đã hăng hái chống lại nhà Vua và Giáo hội Anh. Khi cách mạng Anh nổ ra (1642), ông đã tổ chức đạo quân kiểu mới, làm hạt nhân cho quân đội của Quốc hội. Dưới sự lãnh đạo của Ô. Crôm-oen, quân đội Quốc hội đã đánh bại quân đội của nhà vua.

+ Sau khi vua Sác-lơ I bị xử tử (1649), chế độ Cộng hoà được thiết lập. Chính phủ Cộng hoà đã phái Crôm-oen mang quân đội sang chinh phục và đàn áp những cuộc khởi nghĩa của nhân dân Ai-len.

+ Năm 1650, Crôm-oen dẫn quân đội lên Xcốt-len và mau chóng thu được thắng lợi. Hai năm sau, Crôm-oen lại tiến hành chiến tranh với Hà Lan, buộc nước này phải chấp nhận Luật Hàng hải của Anh. Khi trong nước xảy ra nhiều biến động do quần chúng lớp dưới không thoả mãn với những chính sách của Chính phủ Cộng hoà, bọn sĩ quan cao cấp và bọn đại tư sản ở Luân Đôn đã ủng hộ Crôm-oen thực hiện chế độ độc tài quân sự.

+ Năm 1653, Hội đồng Sĩ quan bầu Crôm-oen làm người đứng đầu Chính phủ và phong cho ông chức vụ suốt đời làm bảo hộ công. Lúc đầu, Crôm-oen còn chia sẻ quyền lợi với Hội đồng Quốc gia, nhưng từ năm 1655, ông nắm tất cả mọi quyền hành, thậm chí không triệu tập cả Quốc hội. Chính vì vậy, lịch sử nước Anh gọi thời kì do ông nắm quyền là Chế độ độc tài quân sự Crôm-oen.

+ Ngày 3/9/1658, Ô. Crôm-oen qua đời, chế độ Bảo hộ công cũng nhanh chóng sụp đổ.

- Tư liệu về Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn (lãnh đạo chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ)

+ G. Oa-sinh-tơn (1732 - 1799) sinh trưởng trong một gia đình chủ nô giàu có ở bang Viếc-gi-ni-a. Ông có thân hình cao lớn, khuôn mặt dài với đôi gò má cao, mũi thẳng, cặp mắt xanh xám ẩn dưới hàng lông mày rậm và mái tóc nâu sẫm. Oa-sinh-tơn là người vô cùng trầm lặng, về cơ bản ông là người tốt bụng nhưng nóng nảy.

+ Năm 16 tuổi, ông đã trở thành kĩ sư và được nhận danh hiệu Thiếu tá quân đội. Trước khi diễn ra cuộc đấu tranh giành độc lập, ông đã từng là chỉ huy quân đội ở bang Viếc-gi-ni-a, tích cực đấu tranh chống lại các chính sách cai trị hà khắc của chính quyền Anh.


+ Ngay từ đầu cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, Đại hội đã bầu Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang của nghĩa quân (15/6/1775). Ở chức vụ này, ông đã thể hiện những phẩm chất đạo đức cao cả, lòng dũng cảm, tài chỉ huy quân sự của mình. Với ông, “gươm đao là giải pháp cuối cùng để bảo vệ tự do của chúng ta, vì thế nó phải là vật đầu tiên cần dỡ bỏ khi tự do ấy được thiết lập vững vàng”. Quốc hội đã nhiều lần trao cho ông những quyền hạn lớn, thậm chí quyền độc tài. Ông rất có uy tín trong quần chúng nhân dân và là người có vai trò thúc đẩy cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ giành thắng lợi. Vào cuối cuộc chiến tranh, một nhóm sĩ quan phản động âm mưu tổ chức xây dựng chế độ quân chủ và đề nghị trao ngai vàng cho Oa-sinh-tơn. Ông đã từ chối lời đề nghị đó. Trong quá trình diễn ra cuộc chiến tranh, ông dựa vào thế hiểm trở của rừng núi, tạo ra cách đánh du kích, bắn tỉa từ xa. Quân Anh chỉ quen cách đánh dàn trận hàng ngang và đánh giáp lá cà, nên bị thất bại nhanh chóng.

+ Tháng 10/1777, quân khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của G. Oa-sinh-tơn đã giành thắng lợi lớn tại Xa-ra-tô-ga. Tiếp đó, nghĩa quân giành thắng lợi ở nhiều trận khác, buộc Anh phải kí Hiệp ước Véc-xai năm 1783.

+ Với Hiệp ước Véc-xai năm 1783, cuộc Chiến tranh giành độc lập kết thúc, các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ được giải phóng và thực dân Anh phải công nhận nền độc lập ở nơi này. Năm 1787, Hiến pháp của Mĩ được soạn thảo dưới sự chủ trì của G. Oa-sinh-tơn. Năm 1789, G. Oa-sinh-tơn được bầu làm tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và được tái cử nhiệm kì hai vào năm 1792. Với những đóng góp to lớn đó, tên của ông đã được đặt cho thủ đô của nước Mĩ - Thủ đô Oa-sinh-tơn.

- Tư liệu về M. Rô-be-spi-e (lãnh đạo tiêu biểu trong cách mạng tư sản Pháp)

+ M. Rô-be-spie, nhà cách mạng tư sản cánh tả trong thời kì Cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1794), người lãnh đạo chủ chốt của phái Giacôbanh - phái đã đưa cuộc cách mạng lên đỉnh cao nhất.


+ M. Rô-be-spie sinh năm 1758 ở An-rát, trong một gia đình luật sư. Trước năm 1789, ông từng làm luật sư ở An-rát và nổi tiếng ở quê hương qua những vụ kiện chính trị, những tác phẩm triết học và những bài báo đả kích chế độ phong kiến. Rô-be-spie chịu ảnh hưởng sâu sắc những tư tưởng triết học của Rut-xô.

+ Năm 1789, đẳng cấp thứ ba ở An-rát đã cử Rô-be-spie làm đại biểu tham gia Hội nghị ba đẳng cấp và ông được bầu vào Quốc hội. Ông đứng đầu cánh tả, còn gọi là phái Núi, đấu tranh kiên quyết chống lại phái hữu để bảo vệ quyền lợi của bình dân và đòi đưa vua Lu-i XVI ra xét xử.

+ Ban đầu, những bài phát biểu của ông ở Quốc hội lập hiến không có kết quả gì. Người ta không chú ý đến ông và không nghe những gì ông nói. Họ buồn cười vì điệu bộ có vẻ khoa trương mà giọng nói lại nhỏ nhẹ của ông. Song, chẳng có gì khiến Rô-be-spie sợ hãi và bối rối. Ông yêu cầu được phát biểu về mọi vấn đề quan trọng và bất chấp thái độ của phần lớn đại biểu trong Quốc hội lập hiến, kiên quyết, nhẫn nại bảo vệ quyền lợi của nhân dân, đòi thi hành quyền phổ thông đầu phiếu, quyền bình đẳng chính trị. Những đề nghị của Rô-be-spie bao giờ cũng bị đại đa số dại biểu trong Quốc hội lập hiển bác bỏ. Nhưng có điều lạ là những lời phát biểu của ông tuy không có kết quả gì, nhưng lại buộc những người nghe dần dần thay đổi thái độ của mình. Khi Rô-be-spie bước lên diễn đàn, không còn có sự thờ ơ, không có tiếng cười mà chỉ có sự im lặng thù địch, cảnh giác bao trùm cả phòng họp. Điều này chứng tỏ người ta phải chú ý lắng nghe giọng nói của ông.

+ Trong những năm 1790 - 1791, ông trở thành nhà hoạt động chính trị chung của cả nước. Năm 1793, là lãnh tụ xuất sắc của phái Giacôbanh. Mỗi khi ông xuất hiện ở các cuộc họp của phái Giacôbanh, thì người ta vỗ tay nồng nhiệt đón tiếp.


+ Cuộc khởi nghĩa ngày 31/5/1793 do nhân dân Pa-ri tiến hành, đưa phái Giacôbanh - đứng đầu là Rô-be-spie lên nắm chính quyền. Quân đội cách mạng dưới sự lãnh đạo của phái Giacôbanh đã liên tiếp đánh bại và đẩy lùi quân đội can thiệp của các nước châu Âu ra ngoài biên giới. Nhưng rồi trong nội bộ của phái Giacôbanh có sự phân hoá: một bộ phận giàu có muốn dừng cuộc cách mạng lại, còn đa số những người nghèo khổ muốn thúc đẩy cách mạng tiến lên hơn nữa. Mặt khác, những chính sách của phái Giacôbanh không đáp ứng đầy đủ quyền lợi cho quần chúng nghèo khổ, cho nên nhiệt tình cách mạng của họ không được như trước nữa.

+ Ngày 9 tháng Téc-mi-do (tháng nóng), năm thứ II của nền Cộng hoà (27/7/1794), bọn phản động và thoái hoá trong Quốc hội đã tấn công và bắt giam Rô-be-spie. Sáng ngày 10 tháng Téc-mi-do (28/7), Rô-be-spie cùng các bạn chiến đấu của mình đã bị đưa lên máy chém không qua xét xử.

4 tháng 8 2019

Đáp án: B

Giải thích: Mục…1 (phần II)….Trang…82…SGK Lịch sử 11 cơ bản

11 tháng 11 2021

Tham khảo

 

* Nguyên nhân sâu xa:

- Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh (Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga).

- Duyên cớ: Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo-Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát. Quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội này để gây chiến tranh.

 

7 tháng 4 2018

a. Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai

   - Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ trước hết là do những mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa.

   - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, dẫn đến việc lên cầm quyền của các thế lực phát xít ở Đức, I-ta-lia, Nhật Bản,... Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên kết với nhau thành liên minh phát xít (còn được gọi là Trục Béc-lin – Rô-ma – Tô-ki-ô). Khối này tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác trên thế giới.

   - Thái độ thỏa hiệp, nhượng bộ, dung dưỡng của Anh, Pháp, Mĩ đối với các nước phát xít hòng đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô, đã tạo điều kiện thuận lợi cho phe phát xít tăng cường các hoạt động xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng.

   b. Có đúng hay không khi cho rằng “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai ”?

   * Phát biểu về nhận định: “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai” là nhận định chính xác.

   * Chứng minh nhận định

   - Các nước Anh, Pháp, Mĩ có chung một mục đích là giữ nguyên trạng hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, nhưng vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Do đó, Anh, Pháp, Mĩ không có thái độ quyết liệt trong việc chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, mà ngược lại, họ lại dung dưỡng, thảo hiệp với phát xít. 

   + Giới cầm quyền các nước Anh, Pháp đã không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để cùng chống phát xít. Trái lại, họ thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít, hòng đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô với âm mưa làm suy yếu cả hai kẻ thù (Liên Xô và chủ nghĩa phát xít). 

   + Mĩ là nước giàu mạnh nhất, nhưng lại theo “chủ nghĩa biệt lập”, tháng 8/1935, Quốc hội Mĩ thông qua “Đạo luật trung lập” – thực hiện không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ. Hành động này của Mĩ đã gián tiếp tiếp tay cho chủ nghĩa phát xít tăng cường bành trướng ảnh hưởng. 

   - Thái độ dung dưỡng, thỏa hiệp với của các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tạo điều kiện thuận lợi cho phe phát xít tăng cường các hoạt động xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng, thúc đẩy sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai. 

    => Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa phát xít, mà đại diện là ba nước: Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản; nhưng các nước Anh, Pháp, Mĩ cũng phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc chiến tranh này. 

16 tháng 3 2017

Đáp án là B

31 tháng 5 2018

Dưới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản, phong trào dân tộc ở các nước Đông Nam Á diễn ra sôi nổi, quyết liệt, nổi bật là cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Inđônêxia (1926-1927) và phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ- Tĩnh

Đáp án cần chọn là: B

11 tháng 1 2018

Bạn tham khảo nhé:

theo mình là vì hai lí do:
- do thái độ trung lập của các nước tư bản lớn như Mĩ, Anh, Pháp... trước hành động của "trục phát xít"

-do một mình nước Nga không đủ sức mạnh quân sự để "dẹp" hết các nước phát xít

12 tháng 4 2019

Hội nghị Vécxai- Oasinhtơn không giải quyết được mâu thuẫn cơ bản giữa các nước đế quốc, mầm mống một cuộc chiến tranh mới vẫn còn tồn tại nên quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong thời gian sau chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ là tạm thời và mong manh. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa tiếp tục là nguyên nhân dẫn đến bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai sau đó.

Đáp án cần chọn là: A

23 tháng 7 2021

A Tamj thời và mong manh

22 tháng 10 2020

* Mĩ tham gia chiến tranh muộn vì:

- Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe và khi chiến tranh kết thúc dù thắng hay bại, các nước tham chiến đều bị suy yếu, còn Mĩ sẽ khẳng định ưu thế của mình.

- Đến năm 1917, Mĩ tham gia chiến tranh và đứng về phe Hiệp ước với mục đích:

+ Được chia lợi nhuận nhiều hơn sau khi chiến tranh kết thúc.

+ Ngăn chặn phong trào cách mạng thế giới đang lan rộng.