K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2019

Bạn ơi, "không sống được" có nghĩa là không thể tồn tại được trên thế gian, còn "không tự sống được" có nghĩa là không có khả năng tự lực cánh sinh, không thể tự nuôi sống bản thân, có thể phải nhờ đến sự hỗ trợ của những cái khác.

Nếu ghép vào câu trên, ta sẽ thấy bằng cách sử dụng thêm phụ từ "tự", nghĩa câu văn hoàn chỉnh và đúng hơn so với sử dụng như ban đầu.

Theo mình là như vậy, nếu có gì không đúng mong bạn thông cảm!

banhqua

21 tháng 11 2021

so sánh ạ

Tác dụng là gợi lên trong đầu người đọc , người nghe liên tưởng được hình ảnh đó ạ

21 tháng 11 2021

BPTT: So sánh

Tác dụng: Làm cho câu văn thêm sinh động

Cho người đọc thấy tác hại của lối sống thụ động và những điều tệ hại nó gây ra.

ai thấy cảm động thì trả lời"Tuổi thơ tôi không được may mắn như bao đứa trẻ khác. Từ khi sinh ra tôi đã mồ côi cha. Một mình mẹ nuôi tôi khôn lớn, mẹ là người cha, người mẹ tuyệt vời nhất trên đời này. Nhưng khi tôi lên chín tuổi, thời gian quá ngắn giữa mẹ và tôi thế nhưng mẹ đã bỏ tôi một mình bơ vơ trên cõi đời này mà ra đi. Chỉ chín tuổi tôi còn quá nhỏ để hiểu...
Đọc tiếp

ai thấy cảm động thì trả lời

"Tuổi thơ tôi không được may mắn như bao đứa trẻ khác. Từ khi sinh ra tôi đã mồ côi cha. Một mình mẹ nuôi tôi khôn lớn, mẹ là người cha, người mẹ tuyệt vời nhất trên đời này. Nhưng khi tôi lên chín tuổi, thời gian quá ngắn giữa mẹ và tôi thế nhưng mẹ đã bỏ tôi một mình bơ vơ trên cõi đời này mà ra đi. 

Chỉ chín tuổi tôi còn quá nhỏ để hiểu được sâu sắc việc mãi mãi không có mẹ bên cạnh. Như hình ảnh ngày nào của mẹ thì không bao giờ phai trong tôi, mỗi bước chân tôi đi như có bóng mẹ soi đường, chỉ tôi. Mẹ là người sống mãi mãi trong lòng tôi. Mẹ tôi là người phụ nữ mạnh mẽ, mẹ luôn sống vì tôi. 

Tuy cuộc sống vất vả và phải sống chung với căn bệnh hiểm nghèo nhưng mẹ sống rất lạc quan, yêu đời. Mẹ tôi cao, làn da xám đen vì nắng gió. Khuôn mặt phúc hậu, hiền từ. Mẹ luôn dạy bảo tôi những điều tốt nhất. 

Mẹ động viên tôi những khi tôi buồn, tôi thất bại. Mẹ luôn lo lắng, mang những điều tốt đẹp đến cho tôi còn tôi thì chỉ biết làm mẹ buồn, mẹ khóc. Mẹ dạy tôi rất nhiều điều "Phải sống trung thực, ngay thẳng. Phải biết ơn nhưng không được nhớ oán. 

Phải biết tha thứ yêu thương người khác. Nhất định chị em phải đoàn kết với nhau mà sống, đừng để mọi người chê cười con không có dạy". 

Đó là tất cả những gì mẹ để lại cho tôi trước lúc ra đi. Lúc đó, tôi chẳng hiểu gì cả, tôi sống vô tư có mẹ cũng như không có mẹ. Nhưng Mẹ ơi? Giờ con mới hiểu mồ cô mẹ là gì? 

Bài văn tả mẹ đạt điểm 10 của nữ sinh Kiểu Vân. (Ảnh chụp màn hình)

Giờ con mới biết những lời nói đó là tài sản quý giá nhất mà mẹ đã dành cho con. Con nhớ me nhiều lắm, nhất định cn sẽ làm theo những gì mẹ dạy. 

Mẹ tôi đã vượt qua khó khăn để sống và tôi cũng sẽ thế. Mẹ luôn là một vầng ánh sáng soi dẫn đường tôi. Những nụ cười của mẹ sao nó cứ hiện mãi trong đầu tôi cả lúc mẹ ra đi nữa. 

Giờ tôi muốn được nắm tay mẹ, muốn được ngồi vào mẹ nhưng tôi không thể! Mẹ tôi rất thương yêu tôi, mẹ đã hi sinh cuộc đời mình để tôi được sống tốt hơn. Ngày ấy, lúc mẹ đau đớn giữa đêm khuya, thấy mẹ đau tôi chẳng biết làm gì mà chỉ biết khóc. Mẹ nắm tay tôi và cười trong những giọt nước mắt "Mẹ không sao đâu con. 

Thế là tôi đã ngủ thiếp đi, sao tôi lại khờ dại đến ngu ngốc thế chứ? Tôi hiểu mẹ yêu tôi nhường nào và tôi cũng vậy. Tuy giờ không có mẹ bên cạnh nhưng mẹ vẫn sống trong tâm trí tôi. Tôi sẽ sống thật tốt để mẹ được vui lòng, giờ tôi chỉ có thể làm được thế thôi. 

Mẹ tôi là người thế đó, tôi chỉ có thể nói là mẹ tôi rất tuyệt. Mẹ là người tôi yêu quý nhất trên đời và dù me đi xa nhưng mẹ vẫn như còn đó đứng bên cạnh tôi. 

Giá như, tôi được sống với mẹ dù chỉ là một ngày. tôi sẽ chăm sóc cho mẹ, việc mà tôi chưa từng làm, tôi sẽ làm mẹ vui, không làm mẹ phải khóc. 

Và điều tôi muốn nói với mẹ là "Mẹ ơi! Con yêu mẹ rất nhiều, con rất muốn được sống và lo cho mẹ. Mẹ ơi! Con rất muốn". Hỡi những ai còn mẹ thì đừng làm mẹ mình phải khóc, dù chỉ là một lần!".

3
17 tháng 1 2020

Huhu, Cảm động muốn khóc luôn ấy!

* bạn là người rất hiếu thảo ba mẹ bạn rất xứng đáng khi có bạn

* Nghĩ vậy ^_^

25 tháng 4 2020

cảm động quá

hu hu hu hu (<_>)

muốn khóc quá hu hu u

chúc  bạn học tốt

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích; tôi kể lại những...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích; tôi kể lại những truyện bà tôi đã kể, và nếu quên chỗ nào, tôi bảo chúng đợi, rồi chạy về nhà hỏi lại bà tôi. Thấy thế bà tôi thường rất hài lòng.
Tôi cũng kể cho chúng nghe nhiều về bà tôi; một hôm thằng lớn thở dài nói:
– Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt…
Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời… dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm.

(M. Go-rơ-ki, Thời thơ ấu)

a, Trong số nững từ ngữ hoặc câu được in đậm, đâu là lời dẫn trực tiếp, đâu là lười dẫn gián tiếp, đâu không phải là lời dẫn?

b, Vận dụng những phương châm hội thoại đã học, giải thích vì sao nhân vật "thằng lớn" phải dùng từ có lẽ trong lười nhận xét của mình.

1
28 tháng 7 2019

- Trong đoạn chỉ có một lời dẫn trực tiếp là phần lời thoại (được thể hiện bằng những gạch đầu dòng)

- Lời dẫn gián tiếp đặt sau dấu hai chấm

- Các phần in đậm còn lại là lời kể, không phải lời dẫn

- Nhân vật “thằng lớn” phải dùng từ có lẽ để thông báo cho người đọc biết những ý nghĩ, suy đoán khi không chắc chắn

"... Có lẽ văn nghệ rất kị "trí thức hóa" nữa. Một nghệ thuật đã trí thức hóa thường là trừu tượng, khô héo. Nhưng văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc, nơi đụng chạm của tâm hồn với cuộc sống hằng ngày. Vì văn nghệ không thể sống xa lìa cuộc sống và sống là gì, nếu không phải trước hết là hành động, là làm lụng, là cần lao...Tôn-xtôi vắn tắt:Nghệ thuật là tiếng nói...
Đọc tiếp

"... Có lẽ văn nghệ rất kị "trí thức hóa" nữa. Một nghệ thuật đã trí thức hóa thường là trừu tượng, khô héo. Nhưng văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc, nơi đụng chạm của tâm hồn với cuộc sống hằng ngày. Vì văn nghệ không thể sống xa lìa cuộc sống và sống là gì, nếu không phải trước hết là hành động, là làm lụng, là cần lao...Tôn-xtôi vắn tắt:Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm ..."
a. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên
b. Xét về mục đích nói, câu văn:"Vì văn nghệ không thể sống xa lìa cuộc sống và sống là gì, nếu không phải trước hết là hành động, là làm lụng, là cần lao." thuộc loại câu nào ?
c. Phần sau dấu phẩy trong câu văn:" Nhưng văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc, đụng chạm của tâm hồn với cuộc sống hàng ngày." thuộc thành phần nào của câu?

1
3 tháng 4 2020

a. Nghị luận

b. Câu nghi vấn.

c. Vị ngữ.

Đọc đọc trích dưới đây và trả lời câu hỏi:Chị Dậu càng tỏ ra bộ đau đớn:- Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u, thì con đi ngay bây giờ cho u. Nếu con chưa đi, cụ Nghị chưa giao tiền cho, u chưa có tiền nộp sưu thì không khéo thầy con sẽ chết ở đình, chứ không sống được. Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u thì con đi ngay bây giờ cho u.(Ngô Tất Tố,...
Đọc tiếp

Đọc đọc trích dưới đây và trả lời câu hỏi:

Chị Dậu càng tỏ ra bộ đau đớn:

- Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u, thì con đi ngay bây giờ cho u. Nếu con chưa đi, cụ Nghị chưa giao tiền cho, u chưa có tiền nộp sưu thì không khéo thầy con sẽ chết ở đình, chứ không sống được. Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u thì con đi ngay bây giờ cho u.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

a) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ gì? Có nên tách mỗi vế câu thành một câu đơn không? Vì sao?

b) Thử tách mỗi vế trong câu ghép thứ nhất và thứ ba thành một câu đơn. So sánh cách viết ấy với cách viết trong đoạn trích, qua mỗi cách viết, em hình dung nhân vật nói như thế nào?

1
29 tháng 4 2019

a) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ điều kiện. Để thể hiện rõ mối quan hệ này, không nên tách mỗi vế câu thành một câu đơn.

b) Trong các câu ghép còn lại, nếu tách các vế câu thành một câu đơn thì hàng loạt câu ngắn đứng cạnh nhau như vậy có thể giúp ta hình dung là nhân vật nói nhát gừng hoặc nghẹn ngào. Trong khi đó cách viết của Ngô Tất Tố gợi ra cách nói kể lể, van vỉ thiết tha của chị Dậu.