Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Dố là vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của những người anh hùng cứu nước trước hết ở khí phách ngang tàn lẫm liệt ngay cả khi bị đe dọa đến tính mạng. Họ xem việc phải vào tù như một bước dừng chân tạm nghỉ. Vẻ đẹp ấy còn biểu hiện ở ý chí chiến đấu sắt son .
Bạn thi học kì I Văn chưa ? Nếu rồi thì cho mình xin cái đề để tham khảo nhé !

Tham khảo :
Hai bài thơ đều nói về chí làm trai, thể hiện khẩu khí của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ, lỡ bước rơi vào vòng tù ngục.Họ là những người yêu nước sâu sắc, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước. Hình tượng người chí sĩ hiện lên thật hào hùng, khí phách ngang tàng, lẫm liệt ngay cả trong thử thách, gian nan có thể đe dọa đến tính mạng. Coi thường những thử thách, gian nan trước mắt và lạc quan tin tưởng vào tương lai phía trước.Họ là những người yêu nước sâu sắc, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước, khôngCó khí phách hiên ngang, lẫm liệt, có ý chí dời non lấp biển.=> Họ là những biểu tượng đẹp, là niềm tự hào của các thế hệ của dân tộc. Đó là sự kết tinh vẻ đẹp anh hùng và lãng mạn của các nhà nho đầu thế kỉ XX.

Những tác phẩm của họ đã thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc, ý chí đấu tranh để giải phóng dân tộc, phát triển đất nước. Tác phẩm của họ còn khắc họa hình tượng người chiến sĩ yêu nước trong hoàn cảnh tù đày gian khổ nhưng vẫn hiên ngang, giữ vững ý chí kiên định với khí phách hào hùng. Tiêu biểu trong số đó là bài thơ ‘Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu và bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh.
Hai tác phẩm trên đã khắc họa rõ nét hình ảnh người chiến sĩ dù lâm vào cảnh tù đày vẫn giữ tư thế hiên ngang, giữ vững khí phách của người chiến sĩ cách mạng, làm nên một phong thái ung dung giữa muôn trùng khó khăn của cuộc sống. Giọng thơ trong hai bài thơ này thể hiện sự coi thường khó khăn gian khổ pha lẫn chút tự hào:
Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù.
Chỉ có một ý chí kiên định, một bản lĩnh vững vàng thì mới dám coi thường gian khổ nơi chốn tù đày, coi ở tù như một chuyện bình thường, là chốn trú ngụ khi đường đời mệt mỏi. Từ suy nghĩ ấy đã toát lên tư thế của người chiến sĩ cách mạng, họ không bị phụ thuộc mà vẫn làm chủ bản thân mình, sự nghiệp cách mạng vẫn được họ theo đuổi cho dù có trắc trở, gian truân. Coi những thử thách của nhà tù là cơ hội cho người chiến sĩ rèn luyện bản thân, biến nhà tù thành nơi học tập, thể hiện khí phách của người làm trai:
Làm trai đứng giữa đắt Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Người tù thể hiện tư thế oai hùng, hiên ngang. Hành động đập đá biểu hiện sức mạnh và khí thế của con người. Đó là hình ảnh biểu tượng cho việc phá tan xiềng xích nô lệ của kẻ thù, thể hiện ý chí quyết tâm vì độc lập tự do của đất nước.
Chí khí lớn lao, hành động dũng mãnh nên không ngại gì khó khăn, không kể đến tấm thân phong trần. Dù có bị vùi dập chốn lao tù họ vẫn một lòng kiên trung với lí tưởng cách mạng:
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Khí phách hào hùng, tư thế hiên ngang và ý chí kiên định của hai nhà cách mạng họ Phan xứng đáng tiêu biểu cho hình tượng người chiến sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX. Yêu nước, bất khuất khi còn được tự do là điều thường gặp nhưng khi rơi vào tay giặc vẫn thể hiện bản chất ấy thì thật đáng khâm phục và tự hào. Truyền thống dân tộc ta đã góp phần tôi luyện thêm tinh thần sắt đá không chỉ của hai nhà thơ họ Phan mà còn biết bao nhiêu người khác nữa.

- Hai bài thơ đều nói về chí làm trai, thể hiện khẩu khí của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ, lỡ bước rơi vào vòng tù ngục.
- Họ là những người yêu nước sâu sắc, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước. Hình tượng người chí sĩ hiện lên thật hào hùng, khí phách ngang tàng, lẫm liệt ngay cả trong thử thách, gian nan có thể đe dọa đến tính mạng. Coi thường những thử thách, gian nan trước mắt và lạc quan tin tưởng vào tương lai phía trước.
- Họ là những người yêu nước sâu sắc, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước, không
- Có khí phách hiên ngang, lẫm liệt, có ý chí dời non lấp biển.
=> Họ là những biểu tượng đẹp, là niềm tự hào của các thế hệ của dân tộc. Đó là sự kết tinh vẻ đẹp anh hùng và lãng mạn của các nhà nho đầu thế kỉ XX.

So sánh Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn
Giống nhau:
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật. ( 8 câu, 7 chữ/ câu )
- Cấu trúc: theo trình tự. ( Đề, thực, luận, kết )
- Hai bài thơ đều nói về chí làm trai, thể hiện khẩu khí của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ, lỡ bước rơi vào vòng tù ngục.
- Lối nói: khoa trương, phóng đại ⇒ Khẩu khí của một bậc anh hùng hào kiệt.
Khác nhau:
- Cách gieo vần ở hai bài thơ có khác nhau:
+ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác": tiếng cuối câu 2 ( câu đề ) hiệp vần với câu 6 ( câu luận ), câu 4 ( câu thực ) hiệp vần với câu 8 ( câu kết ).
+ "Đập đá ở Côn Lôn": tiếng cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 hiệp vần với nhau.
- Trình tự:
+ Câu đề: ( ghi rõ 2 câu đề của cả 2 bài )
+ Câu thực: ( ... )
+ Câu luận: ( ... )
+ Câu kết: ( ... )
* Giống :
+ Mỗi bài đều có 8 câu - mỗi câu 7 chữ.+ Cấu trúc bài thơ cũng theo các trình tự: Đề, thực, luận, kết với 2 cặp câu thực, luận đối nhau rất chỉnh về ý và lời.
- Khác:
+ Cách gieo vần ở hai bài thơ có khác nhau. Bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác: tiếng cuối câu 2 (câu đề) hiệp vần với câu 6 (câu luận) ; câu 4 (câu thực) hiệp vần với câu 8 (câu kết). Bài Đập đá ở Côn Lôn: tiếng cuối các câu 1,2,4,6,8 hiệp vần với nhau.
Hai câu đề
Ca dao, thơ việt Nam có nhiều câu nói về chí làm trai
- Làm trai cho đáng nên trai
Xuống Đông, Đông tĩnh lên Đoài, Đoài yên
(Ca dao)
Chí làm trai Nam , Bắc, Tây, Đông.
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn biển.
(Chí anh hùng - Nguyễn C«ng Trø)
Làm trai trong cõi thế gian
Phò đời cứu nước phơi gan anh hïng.
(Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
Phan Chu Trinh tiếp nối vào mạch cảm xúc ấy:
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Hai câu đề mở ra ý của đầu bài: đó là hình ảnh trang nam nhi có chí lớn, hiên ngang trước cảnh núi non, biển rộng quyết lấp sông, phá núi để đạt được mục đích của cuộc đời. Đối diện với đá, đập đ á mà như chút hờn căm vào xã hội cũ.
“Đứng giữa đất Côn Lôn” “Lừng lẫy lở núi non” biện pháp nghệ khoa trương này thể hiện khẩu khí mạnh mẽ ngang tàng, sống hiên ngang, sẵn sàng chấp nhận thử thách.
Hai câu thực:
“Sách búa đánh tan”; “Dang tay đập bể” thể hiện khí phách, ý chí quyết tâm, sức mạnh phi thường của người chiến sĩ cách mạng.
Phép đối - Cách dùng số từ “năm bảy đống – “mấy trăm hòn”
Hai câu luận:
hình ảnh “Tháng ngày thân sành sỏi” “Mưa nắng không sờn” khắc hoạ được chí khí bền vững, lòng son sắt thủy chung với dân với nước của đấng nam nhi.
(Phép đối - Hình ảnh ẩn dụ “tháng ngày; mưa nắng”)
Hai câu kết:
-Sử dụng điển tích làm nổi bật ý thức của tác giả về sự nghiệp cách mạng cứu nước. Đó là một sự nghiệp to lớn và vô cùng gian nan.
Hình ảnh “kẻ vá trời” và “việc con con” thể hiện dũng khí hiên ngang và lòng tự tin, lạc quan của nhà chiến sĩ.
Tổng k ết
Nghệ thuật:
-Thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Ngôn ngữ hàm súc, độc đáo.
-Kết hợp tả thực với tượng trưng, sử dụng phép ẩn dụ khoa trương nhấn mạnh bức chân dung người đập đá ở những câu thơ trên đồng thời khẳng định việc lưu đày ở Côn Lôn cũng chỉ như một bước lỡ nhỏ trên con đường cách mạng cứu nước, cứu dân.
2. Nội dung:
- Bài thơ thể hiện một hình tượng đẹp lẫm liệt , ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp gian nguy vẫn không sờn lòng đổi chí.