Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
"Mẹ" tiếng gọi thiêng liêng mà ai trong mỗi chúng ta đều làm và muốn được mãi có trong cuộc đời.Với tôi tiếng gọi ấy không chỉ đơn thuần là tiếng phát ra từ cổ họng mà nó còn là tiếng gọi từ sâu thẳm lòng tôi,Khi nghe một ai đó gọi mẹ nó lại không khỏi làm lòng tôi xa xuyến. Mẹ đưa tôi đến vơi cuộc sống này.Bên tôi khi tôi cất tiếng khóc đầu tiên và cũng là người tôi mong gặp lại sau mỗi ngày học tập.Bước chân và xã hội bon chen vấp ngã nhiều lần cảm giác chán nản và tuyệt vọng luôn bao quanh tôi.Nhưng không mẹ luôn bên cạnh luôn an ủi và luôn là người cho tôi nghị lực. Mẹ như một điểm đích để lòng tôi vươn tới là cách nhìn khác về cuộc sống này.Bàn tay nhỏ nhắn ấy tuy đã trai sần theo thời gian nhưng nó lại trở nên mềm mại vô cùng xoa vào những cảm xúc nóng bỏng trong tôi.Mẹ-tôi may mắn khi được gọi nó vậy nên bạn cũng thế hay chân trọng và làm tât cả nhưng điều có thể để níu giữ nó bạn nhé!
chúc bạn hok tốt
Bố – sao tiếng gọi lại tha thiết, thân thương đến vậy? Người bố, đó là người đã sinh thành ra chúng ta, đã nuôi dưỡng chúng ta. Bố là mái ấm che chở, bảo vệ cho chúng ta, là trụ cột vững chắc trong gia đình.Em cũng có một người bố mẫu mực. Dáng bố trông thật to cao và em cũng rất hãnh diện vì cái dáng đó của bố đối với bạn bè. Bố là một người rất yêu thương em. Có một câu chuyện mà em còn nhớ mãi. Chả là thế này, ngày xưa, nhà em nghèo lắm. Tết đến, cả gia đình em ra phố chơi xuân như mọi gia đình khác. Thấy con người ta, tay đứa nào cũng cầm quà do bố mẹ tặng mà con mình lại không có. Bố thương em quá, nghĩ em tủi thân liền bỏ ngay chiếc áo mới được cho để đi đổi lấy tiền mua quà cho em vui. Khi nhận được món quà ấy, em cảm thấy rất vui mừng, hạnh phúc. Nhưng sau đó, em lại thấy chạnh lòng thương bố, vì em mà bố đã đánh đổi cả cái áo quý giá nhất cho em để em được hạnh phúc. Em cảm thấy rất xấu hổ vì đã có nhiều lần không nghe lời như không làm bài tập, cãi lại lời bố mẹ.Dù rất chiều em như vậy đó. Thế nhưng chiều thì chiều nhưng bố vẫn luôn luôn nghiêm khắc dạy bảo em. Những lần đi chơi không xin phép là những trận đòn nhừ tử đau đến chết. Bố rất tâm lý, bố luôn dùng những lời lẽ phải trái để khuyên răn cho em mỗi khi em mắc lỗi. Chỉ đến lần thứ hai thì bố mới dùng đến roi vọt.Bố luôn luôn hướng đến cái tốt cho em, tránh điều xấu xa cho con mình. Chỉ một biểu hiện bất bình thường nhất thôi là: trong bữa ăn, bố chỉ toàn gắp thức ăn sang bát em và mẹ mà chẳng bao giờ cho mình. Những gì tốt đẹp là bố mình dành cho em hết.Bố thương em nên rất lo đến tương lai học hành của em. Bố không bao giờ tiếc một thứ gì để cho em được học. Đối với em, bố cho rằng chẳng có nhiệm vụ nào khác ngoài ăn học. Tuy nhiên, bố không chỉ cho em học mà còn nhắc nhở em cả về thể thao nữa. Nghĩ là làm, thế là trong thời gian biểu của em có thêm một hoạt động nữa, đó là vào sáng sớm, cả hai bố con cùng dậy đi chạy bộ quanh hồ. Cũng có khi, vào buổi chiều, nếu rỗi, em có thể theo bố đi tập cử tạ. Nhờ thế mà em cũng có một sức khỏe, thể lực khá tốt. Bố có lúc còn dạy em đánh ghi ta nữa. Nhìn những ngón tay điêu luyện lướt trên dây đàn, em cảm thấy quá thán phục và cảm ơn ông trời đã ban cho em một người bố rất tốt và tâm lý với em.
Đối với em, cứ nhắc đến quê hương là lòng em lại dâng trào biết bao niềm tự hào. Quê hương em là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi đã nuôi nấng em thành người. Nơi đây đã ghi lại bao kỷ niệm ngọt ngào, vui buồn của tuổi thơ em. đó là những ngày em được sống bên bố mẹ được bố mẹ yêu thương. Ngày nắng chói chang mẹ vừa quạt vừa ru em ngủ. Mùa đông lạnh già bố ủ ấm cho em bằng tình yêu thương của người. Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn hiền, bạn tốt. Những người bạn cùng em học tập, cùng em chăn trâu cắt cỏ trên bờ đê. Những người bạn đã cùng em sẻ chia bao nỗi buồn vui. Em còn nhớ những thầy cô đã dạy dỗ em. Những lời giảng, những nét bút, tiếng nói, đã khắc sâu trong trái tim em. Làm sao em có thể quên được những con người đáng yêu đáng quý ở nơi yêu dấu của mình? Quê hương còn cho em những hàng cây xanh mướt ,những bãi nương dâu,màu xanh tươi của đồng lúa. Chao ôi! biết ơn và tự hào biết mấy quê hương yêu dấu của em.
tham khảo nha.
Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta được lưu truyền và phát huy từ đời này qua đời khác. Lòng yêu nước chính là lòng yêu quê hương, xóm làng, yêu núi sông, yêu Tổ quốc hay yêu những thứ nhỏ bé, bình dị nhất xung quanh cuộc sống của mỗi chúng ta. Lòng yêu nước còn là khát vọng dựng xây, phát triển đất nước ngày một giàu mạnh hơn, rạng rỡ hơn. Lòng yêu nước giúp con người xích lại gần nhau hơn, đoàn kết và tạo nên sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. nghìn năm lịch sự, chúng ta đã phải bỏ ra biết bao mồ hôi xương máu của những người con yêu nước để có thể giành lại độc lập tự do. Trang sử hào húng ấy đã chứng minh cho tình yêu nước mạnh liệt của nhân dân Việt Nam ta.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
2, Câu đặc biệt được lý giải rất ngắn gọn đó là kiểu câu thường chỉ có 1 hoặc cụm từ, cấu tạo không theo mô hình chủ vị.
Câu đặc biệt được sử dụng có các mục đích cụ thể như:
– Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.
– Bộc lộ cảm xúc trong câu nói.
– Chức năng để gọi đáp.
– Dùng liệt kê hoặc thông báo của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ về câu đặc biệt
Đặt các câu đặc biệt:
– Bố ơi ? (dùng hỏi đáp).
– Mừng quá ! Lại đạt điểm 10 môn Toán rồi. (bộc lộ cảm xúc).
– Thành phố Hồ Chí Minh. Mùa thu năm 1975. (xác định thời gian, địa điểm).
1,
là loại câu bị lược bỏ đi một số thành phần phụ trong câu. Giúp câu trở nên ngắn gọn, súc tích.
Tác dụng của câu rút gọn: khi rút gọn giúp câu ngắn gọn (tránh lặp từ), súc tích.
Ví dụ câu rút gọn:
– Học sinh chúng ta cần học ăn, học nói, học gói, học mở.
Lược bỏ thành phần chữ ngữ sẽ thành: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
– Khi nào cậu thi học kỳ môn Toán.
Lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ: “Sáng mai”.
Cách dùng câu rút gọn
Câu rút gọn không phải lúc nào cũng sử dụng, tùy theo hoàn cảnh giao tiếp mà nên hoặc không nên rút gọn câu. Chú ý khi rút gọn câu:
– Không rút gọn khiến người khác hiểu sai nội dung hoặc ý nghĩa của câu.
– Không rút gọn khiến câu nói trở nên cụt ngủn, mất lịch sự.
Ví dụ:
– Hôm nay môn Toán con được mấy điểm?
– 7 điểm
#Tham khảo
Câu 1
Khái niệm về câu rút gọn được giải thích rõ ràng đó là loại câu bị lược bỏ đi một số thành phần phụ trong câu. Giúp câu trở nên ngắn gọn, súc tích.
Tác dụng của câu rút gọn: khi rút gọn giúp câu ngắn gọn (tránh lặp từ), súc tích.
Ví dụ câu rút gọn:
– Học sinh chúng ta cần học ăn, học nói, học gói, học mở.
Lược bỏ thành phần chữ ngữ sẽ thành: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
– Khi nào cậu thi học kỳ môn Toán.
Lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ: “Sáng mai”.
Tác dụng câu rút gọn
Trong khi nói hoặc viết, ta có thể lược đi các phần trong câu, đó gọi là câu rút gọn. Câu rút gọn có một số tác dụng chính như sau:
– Giúp câu trở nên ngắn gọn hơn.
– Giúp chuyển tải thông tin đến người đọc/người viết nhanh chóng, đồng thời tránh việc lặp từ ngữ ở phía trước.
Cách dùng câu rút gọn
Câu rút gọn không phải lúc nào cũng sử dụng, tùy theo hoàn cảnh giao tiếp mà nên hoặc không nên rút gọn câu. Chú ý khi rút gọn câu:
– Không rút gọn khiến người khác hiểu sai nội dung hoặc ý nghĩa của câu.
– Không rút gọn khiến câu nói trở nên cụt ngủn, mất lịch sự.
Ví dụ:
– Hôm nay môn Toán con được mấy điểm?
– 7 điểm
Không nên rút gọn câu bằng cách lược bỏ chủ ngữ, vị ngữ khiến câu nói trở nên ngắn gọn và cộc lốc.
Câu 2
Khái niệm
Câu đặc biệt được lý giải rất ngắn gọn đó là kiểu câu thường chỉ có 1 hoặc cụm từ, cấu tạo không theo mô hình chủ vị.
Tác dụng câu đặc biệt là gì
Câu đặc biệt được sử dụng có các mục đích cụ thể như:
– Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.
– Bộc lộ cảm xúc trong câu nói.
– Chức năng để gọi đáp.
– Dùng liệt kê hoặc thông báo của sự vật, hiện tượng.
Câu đặc biệt có nhiều chức năng và sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Rất nhiều bạn nhầm lẫn câu đặc biệt và câu rút gọn, làm thế nào để phân biệt chúng với nhau, chúng tôi sẽ có phần phân loại bên dưới, các em đón xem.
Ví dụ về câu đặc biệt
Đặt các câu đặc biệt:
– Bố ơi ? (dùng hỏi đáp).
– Mừng quá ! Lại đạt điểm 10 môn Toán rồi. (bộc lộ cảm xúc).
– Thành phố Hồ Chí Minh. Mùa thu năm 1975. (xác định thời gian, địa điểm).
– Gió. Mưa. Lạnh (liệt kê, thông báo của sự vật, hiện tượng). Câu 3Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).
Câu bị động là câu mà trong đó chủ từ không thực hiện hành động mà ngược lại bị tác động lên bởi một yếu tố khác
Mục đích: Nhằm liên kết các câu trong trong đoạn thành một mạch văn thống nhất
Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động:
- Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị, được vào sau cụm từ ấy.
- Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
VD:Thầy giáo khen Nam
C1:=>Nam được thầy giáo khen
C2:=>Nam được khen
Câu 4
Dùng cụm chủ-vị để mở rộng câu hiểu đơn giản tức là dùng các cụm c-v để mở rộng các thành phần trong câu
* Có thể mở rộng nhiều thành phần trong câu: chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ, trạng ngữ...
+ Mở rộng thành phần chủ ngữ: biến câu có chủ ngữ không là một kết cấu c-v thành câu có chủ ngữ là một kết cấu c-v ( Gọi là câu mở rộng thành phần chủ ngữ)
VD: Con chuột /làm vỡ lọ hoa ( con chuột- chủ ngữ, làm vỡ lọ hoa-vị ngữ => Kết cấu c-v làm nòng cốt)
-> Con chuột chạy /làm vỡ lọ hoa ( Con chuột-chủ ngữ, chạy-vị ngữ=kết cấu c-v - >chủ ngữ đươc cấu tạo bởi một kết cấu c-v bằng cách thêm từ mới)
+ Mở rộng thành phần vị ngữ: biến câu có vị ngữ không là một kết cấu c-v thành câu có vị ngữ là một kết cấu c-v
VD: Cái bàn này/ đã gãy ( vị ngữ đã gãy- cụm động từ)
-> Cái bàn này /chân đã gãy ( vị ngữ đã được cấu tạo bởi một kết cấu c-v, chân-cn, đã gay-vị ngữ)
+ Mở rộng thành phần bổ ngữ: biến bổ ngữ không là kết cấu c-v thành câu có bổ ngữ là một kết cấu c-v ( gọi là câu mở rộng thành phần bổ ngữ)
VD: Em /thích quyển sách ( bổ ngữ trong câu đơn này là quyển sách)
-> Em /thích quyển sách mới mua ( bổ ngữ là quyển sách mới mua- là một kết cấu c-v)
Chú ý: bổ ngữ đúng sau động từ, tính từ bổ sung ý nghĩa ch
Câu 5
Khái niệm liệt kê
Theo SGK liệt kê là sắp xếp, nối tiếp nhau các từ hoặc cụm từ cùng loại với nhau nhằm diễn tả các khía cạnh hoặc tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc hơn đến với người đọc, người nghe.
Như vậy, phép liệt kê có thể thấy trong nhiều văn bản khác nhau. Để nhận biết có phép liệt kê được sử dụng có thể thấy trong bài viết có nhiều từ hoặc cụm từ giống nhau, liên tiếp nhau và thông thường cách nhau bằng dấu phẩy “,” hoặc dấu chấm phẩy “;”.
Để hiểu rõ hơn các bạn nên xem các ví dụ phép liệt kê bên dưới nhé.
Các kiểu liệt kê
– Dựa vào cấu tạo chia ra thành:
+ Liệt kê theo từng cặp.
+ Liệt kê không theo từng cặp.
– Dựa vào ý nghĩa chia ra thành:
+ Liệt kê tăng tiến
+ Liệt kê không theo tăng tiến.
Ví dụ về biện pháp liệt kê
Nhận biết phép liệt kê không khó nhưng phân loại chúng phải cần thêm kĩ năng. Hãy xem thêm ví dụ để hiểu hơn biện phép này nhé.
– Ví dụ về liệt kê theo từng cặp:
Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loài hoa đẹp nào là hoa lan với hoa cúc, hoa mai với hoa đào, hoa hồng và hoa ly.
Cũng với ví dụ trên ta sẽ liệt kê không theo từng cặp:
Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loài hoa đẹp nào là hoa lan, hoa cúc, hoa mai, hoa đào, hoa hồng, hoa ly.
Dựa theo cấu tạo có thể tìm ra phép liệt kê đang sử dụng, rất dễ dàng.
– Ví dụ về liệt kê tăng tiến
Gia đình em gồm có nhiều thành viên gắn bó với nhau gồm có em gái, em, anh trai, bố, mẹ và ông bà.
Đây là phép liệt kê tăng tiến, thứ tự trong phép liệt không thể đảo lộn.
– Ví dụ về liệt kê không tăng tiến
Trên con đường trung tâm có rất nhiều loại phương tiện khác nhau như xe ô tô, xe đạp, xe tải, xe cứu thương đang chạy ngược xuôi.
Trong ví dụ các thứ tự các loại xe có thể thay đổi mà không làm thay đổi ý nghĩa câu.
cảm ơn bản nhưng mình ko thể sao chép được để soạn thành đề cương ôn thi nên bạn có cách nào cho mình ao chép được thì mìn cảm ơn
CẬU TỰ VIẾT ĐI CHỨ , CÁC BẠN VIẾT THÌ CẬU CHÉP VÀO À SAO CẬU LƯỜI THẾ
Sách ghi những hiểu biết của con người là nhu cầu của con người và nhu cầu của xã hội, để nó bảo đảm cho sự hiểu biết không bị mất đi, và được phát triển thêm. Nó giúp cho những người sau này không phải mò mẫm đề tìm ra những phương thức sống đã được phát hiện, vì tất cả phương thức đó đều được tìm thấy trong sách. Sự phát triển của khoa học là một quá trình dài và liên tục, trong đó có sự đóng góp của hết thế hệ này đến thế hệ khác, hết người này đến người khác, sách chính là cầu nối giữa họ để những người đi sau không phải mò mẫm đi tìm con đường khoa học mà những người khác đã đi trên đó. Người ta đọc sách để có thêm kiến thức, củng cố và phát triển sự hiểu biết của mình. Ngày nay, sách còn là nơi để con người truyền tải những cảm xúc của mình, những quan niệm nhân văn và xã hội ... nó là phương tiện hữu hiệu để giúp con người nhận ra và thực hiện tính nhân bản của mình, giúp con người được khai sáng. Chừng nào con người còn tồn tại thì sách (được coi như là một phương thức ghi lại sự hiểu biết, cảm xúc, quan niệm,... của con người) cũng sẽ cùng tồn tại với họ, soi sáng cho trí tuệ của họ ...
Giúp mik vs ạ
Câu mở rộng thành phần có thể là mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ. Chủ ngữ ( hoặc vị ngữ ) của câu là 1 cụm DT, cụm ĐT hoặc cụm TT, trong đó phần phụ ngữ có hình thức giống 1 câu đơn, đc gọi là cụm C - V ( chủ - vị ).