
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Quyền cơ bản của công dân là những lợi ích cơ bản mà công dân được hưởng, được Nhà nước bảo vệ và đảm bảo theo Hiến pháp và pháp luật.
Một số quyền cớ bản quyền lao động, quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, quyền xây dựng nhà ở, quyền bình đẳng nam nữ, quyền hôn nhân và gia đình, quyền được hưởng chế độ bảo vệ về sức khoẻ, quyền được học tập, lao động, giải trí của thanh niên, quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục của trẻ em, quyền được ưu đãi của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, quyền được giúp đỡ của người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa.

THAM KHẢO
* Pháp luật nước ta quy định:
- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm tới thân thể người khác. Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật.
Ví dụ : Không ai được bắt giam người tùy tiện trừ có quyết định của Viện kiểm sát và tòa án.
- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Điều đó có nghĩa là: Mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác... đều bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc.
Ví dụ : Không được đánh người tùy tiện ; không được mắng chửi người khác tùy tiện.
có gì bên Tham khảo ở học 24 nhé
https://hoc24.vn/ly-thuyet/bai-16-quyen-duoc-phap-luat-bao-ho-ve-tinh-mang-than-the-suc-khoe-danh-du-va-nhan-pham.3023
Tham khảo nha em:
- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm tới thân thể người khác. Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật.
Ví dụ : Không ai được bắt giam người tùy tiện trừ có quyết định của Viện kiểm sát và tòa án.
- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Điều đó có nghĩa là: Mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác... đều bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc.

1. Trẻ em có quyền được tôn trọng đặc điểm và giá trị riêng của bản thân phù hợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc;được thừa nhận các quan hệ gia đình
2.Trẻ em có quyền dùng tiếng nói, chữ viết,giữ gìn bản sắc phát huy truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình
`-` Quyền trẻ em năm 1989 : Tham khảo
`+` Quyền về không phân biệt đối xử đối với trẻ em
`+` Quyền được có họ tên và quốc tịch
`+` Quyền được bảo vệ và chăm sóc
`+` Quyền không bị cách ly khỏi cha mẹ
`+` Quyền được chăm sóc sức khoẻ
`+` Quyền được học hành
`+` Quyền trẻ em trong trường học
`+` Quyền được sống trong môi trường lành mạnh
`+` Quyền được giải trí
`+` Quyền được thông tin
`+` Quyền được tổ chức hội họp
`+` Quyền được tự do bày tỏ ý kiến
`+` Quyền được bảo vệ chống lại sự ngược đãi
`+` Quyền được bảo vệ chống lại sự lạm dụng tình dục
`+` Quyền được nhận làm con nuôi
`+` Quyền được nhận sự chăm sóc đặc biệt
`+` Quyền được bảo vệ chống lại sự bóc lột
`+` Quyền được bảo vệ khỏi bị bóc lột về kinh tế
`+` Trẻ em và cuộc sống nội trú
`+` Bảo vệ trẻ em chống mọi hình thức tra tấn và đối xử tàn tệ
`+` Khi trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật
`+` Bảo vệ trẻ em trước nạn ma tuý
Nguồn : https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1120#:~:text=%C4%91%E1%BB%99ng%20tr%E1%BA%BB%20em%22.-,Ng%C3%A0y%2020%2F11%2F1989%2C%20%C4%90%E1%BA%A1i%20h%E1%BB%99i%20%C4%91%E1%BB%93ng%20Li%C3%AAn%20h%E1%BB%A3p,ng%C3%A0y%2002%2F9%2F1990.
______________________________________
`-` Luật trẻ em năm 2016 được chia làm bốn nhóm quyền cơ bản :
`+` Nhóm quyền được sống còn
`+` Nhóm quyền được bảo vệ
`+` Nhóm quyền được phát triển
`+` Nhóm quyền được tham gia

Tham khảo
Công dân theo quy định thì công dân sẽ có các nghĩa vụ sau đây: công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, có nghĩa vụ tham gia bảo vệ tổ quốc, có nghĩa vụ tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân; công dân có nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật; tham gia vào việc bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã
Tham khảo
Công dân theo quy định thì công dân sẽ có các nghĩa vụ sau đây: công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, có nghĩa vụ tham gia bảo vệ tổ quốc, có nghĩa vụ tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân; công dân có nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật; tham gia vào việc bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã

-Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể . Không ai được xâm phạm tới thân thể người khác . Việt bắt giữ người theo đúng quy định của pháp luật
- công dân có quyền được pháp luật bảo vệ tính mạng , sức khỏe , danh dự và nhân phẩm . Điều đó có nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng , sức khỏe , danh dự và nhân phẩm của người khác . Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật .
Theo tôi là vậy đó !

có 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em googm quyền sống còn,tham gia,bảo vệ và phát triển

tham khảo
Tiếp thu tinh thần về quyền con người của các bản Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1954, Hiến pháp 1980, bản Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định các quyền cơ bản, như quyền bầu cử và quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân; quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình, quyền và ...
refer:
Tiếp thu tinh thần về quyền con người của các bản Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1954, Hiến pháp 1980, bản Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định các quyền cơ bản, như quyền bầu cử và quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân; quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình, quyền và ...

Trả lời
Quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm là quyền cơ bản của công dân. Quyền đó gắn với mỗi người và là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất của công dân.
a)Đối với con người tính mạng,sức khỏe,danh dự và nhân phẩm là quý giá nhất:
-Mọi việc làm xâm hại đến thân thể,tính mạng của con người khác đều là phạm tội và đều xử phạt nghiêm khắc.
b)Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng,sức khỏe,danh dự và nhân phẩm:
-Là quyền cơ bản của công dân.Quyền đó gắn liền với mỗi con người và là quyền quan trọng nhất và đáng quý nhất của mỗi công dân.
- Quyền được sống:
Điều 19 Hiến pháp 2013 đã quy định mọi người đều có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.
- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được bảo vệ sức khỏe, danh dự, nhân phẩm:
Theo Điều 20 Hiến pháp 2013 ghi nhận:
+ Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
+ Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.
+ Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.
- Quyền bất khả xâm phạm đời sống riêng tư, được bảo vệ danh dự, uy tín:
Điều 21 Hiến pháp 2013 quy định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
Đồng thời, mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
- Quyền có nơi ở hợp pháp, bất khả xâm phạm về nơi ở:
+ Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
+ Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
+ Việc khám xét chỗ ở do luật định.
(Căn cứ Điều 22 Hiến pháp 2013)
- Quyền tự do đi lại, cư trú:
Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo:
Hiến pháp 2013 quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như sau:
+ Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
+ Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
- Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí:
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
- Quyền được bình đẳng về giới tính:
Theo Hiến pháp 2013, công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.
Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.
- Các quyền bầu cử, ứng cử, tham gia quản lý nhà nước, biểu quyết khi trưng cầu dân ý:
+ Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.
+ Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
+ Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
- Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
- Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội.
- Quyền được làm việc:
+ Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.
+ Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi.
+ Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu.
- Một số quyền khác của công dân Việt Nam:
+ Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.
+ Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó.
+ Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa.
+ Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.
+ Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường…
-Quyền chính trị: Bầu cử, ứng cử, tự do ngôn luận, biểu tình…
-Quyền dân sự: Bảo vệ thân thể, chỗ ở, thư tín, đi lại, tôn giáo…
-Quyền kinh tế: Sở hữu tài sản, kinh doanh, thừa kế…
-Quyền văn hoá, xã hội: Học tập, tham gia văn hóa, sáng tạo…
-Quyền lao động, an sinh: Làm việc, chọn nghề, bảo hiểm, y tế…